tiểu luận Nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình từ năm 1986 đến nay

27 770 2
tiểu luận Nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình từ năm 1986 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch sử PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời, gắn liền với sản xuất nông nghiệp lúa nước. Nó gúp phần tạo nên bản sắc kinh tế, văn hoỏ riờng trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Chạm khắc đá cũng là một trong số rất nhiều nghề thủ công truyền thống Việt Nam như thế, đã và đang còn tiếp tục phát triển ở xã Ninh Vân , Hoa Lư, Ninh Bình. Nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân là hoạt động kinh tế mang ý nghĩa lịch sử văn hoá, đã và đang góp phần tạo nên một diện mạo mới cho kinh tế địa phương trong thời kỳ đổi mới, tỡm hiểu về nghề này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu sắc, toàn diện hơn về lịch sử của nghề truyền thống của Hoa Lư cũng như nghề thủ công ở nhiều nơi khác trong cả nước. Là một làng nghề thủ công truyền thống nhưng cho đến nay nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân vẫn chưa thực sự được sự quan tâm tìm hiểu một cách khoa học. Nghiên cứu nghề thủ công chạm khắc đá một cách hệ thống, hoàn chỉnh từ quá trình hình thành đến các hoạt động tổ chức sản xuất , tiêu thụ là việc làm thiết thực. Nhằm đánh giá những giá trị kinh tế, văn hoá, xã hội của nghề trong lịch sử của huyện, tỉnh, đất nước. Đồng thời có thể thấy từ các sản phẩm thủ công những giá trị nghệ thuật độc đáo, nét tài hoa khéo léo của thợ thủ công, nghệ nhân. Nghiên cứu vấn đề này còn là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ cho giảng dạy, học tõp mụn lịch sử ở nhà truờng ở các cấp học, giáo dục tư tưởng, tình cảm, truyền thống cho thế thệ trẻ ở địa phương. Nghiên cứu nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn vì vậy em đã chọn đề tài “ Nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình từ năm 1986 đến nay”. Bài tiểu luận Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch sử PHẦN NỘI DUNG Chương 1 VÀI NÉT VỀ XÃ NINH VÂN VÀ NGHỀ THỦ CÔNG CHẠM KHẮC ĐÁ TRƯỚC 1986 1. Vài nét về xã Ninh Vân Ninh Vân là một vùng đầm phá ngập mặn, dấu vết núi đá bị súng biển bào mòn ở nhiều núi như: Núi Ngang, Núi Am, Núi Vang,… vùng núi xã Ninh Vân lại gần kề với vùng đồng bằng của tỉnh Ninh Bình , những khu vực này đã phát hiện được nhiều hiện vật thời Hùng Vương dựng nước. Năm 1972 và 1991 đã phát hiện thấy rỡu đỏ cú vai ở núi Phong Phú và núi Dưỡng (Ninh Giang, Hoa Lư) thuộc hậu kỳ đá mới, sơ kỳ đồ đồng cách đây 4000-5000 năm, một số quả núi phía Nam Ninh Vân tiếp giáp với cụm di tích lịch sử, văn hoá ba đền (Kê Thượng , Kê Hạ , Miêu Sơn) cũng tìm thấy rỡu đỏ cú vai, mũi tên đồng ở núi Hang Một, đồi Quang Sơn. Điều này chứng tỏ lúc đó đồng bằng châu thổ Sông Hồng dần dần được hình thành, con người đã chuyển xuống sinh sống ở đồng bằng ven biển. Ninh Vân nằm ở phía Nam huyện Hoa Lư, cách thị xã Ninh Bình khoảng 6 km về phía Nam, thuộc vùng đồng chiêm trũng, ven núi đá. Phía tây Nam xã Ninh Võn cú dãy núi đá voi chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam dài khoảng 2000 m (từ thôn Hải Nham, Ninh Hải đến xã Yên Bình, Tam Điệp): phía Tây Nam giáp 2 xó Yờn Sơn, Yên Bình; phía Đông, Đông Nam giáp Ninh An (Hoa Lư), Khánh Thượng, (Yờn Mô). Phía Bắc giáp Ninh Thắng, Ninh Hải (Hoa Lư). Núi đá xã Ninh Vân trữ lượng lớn chiếm 450 ha, đá núi Ninh Vân nói riêng và ở khắp vùng Hoa Lư, Ninh Bình nói chung là loại đỏ cú màu xanh (đá xanh), với trữ lượng lớn hàng tỷ m 3 . Đây chính là nguồn nguyên liệu cơ bản của nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá ở Ninh Vân. Bài tiểu luận Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch sử Thời Pháp thuộc đã xác định đá ở đây tốt và tiến hành khai thác. Xã Ninh Vân nằm bên cạnh quốc lộ 1A có ga Cầu Yên trên tuyến đường xe lửa Bắc Nam thuận tiẹn cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá với các địa phương trông cả nước. Về đường thuỷ Ninh Vân có nhiều sông ngòi nhất là sông Hệ bắt nguồn từ hạ lưu sông Bến Đang đến xóm Vạn Lê chia thành 2 nhóm đổ về ghềnh và đổ về Cầu Yên là những con đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu và các sản phẩm của nghề với các địa phương khác. 2. Nghề thủ công chạm khắc đá truyền thống ở Ninh Vân trước năm 1986 Đồng bằng bắc bộ là cái nôi của rất nhiều nghề thủ công truyền thống Việt Nam với nhiều làng nghề và nghề nổi tiếng như ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, … Nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá thuộc nhóm nghề thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Trên phạm vi cả nước nghề chạm khắc đá truyền thống được điểm đến, có không nhiều ở các địa phương. Đối với Ninh Bình thì nghề chạm khắc đá cũng đó cú từ lâu đời.Nhưng chưa có công trình nào xác định được thời gian xuất hiện của nghề này. Từ thế kỷ X đã có kinh đô Hoa Lư được mệnh danh là “ kinh đô đỏ” với những núi non, tường thành, công trình kiến trúc cũng như sản phẩm bằng đá nổi tiếng như. Năm 1980 tìm thấy cột kinh đá – do Đinh Liễn là con trai của vua Đinh cho chạm khắc để “sỏm hối”. Tác phẩm Long sàng (sập rồng) bằng đá ở cửa đền thờ vua Đinh là sản phẩm bằng đá nổi tiếng và độc đáo. Các nhà khoa học cho rằng đõt là tác phẩm đỏ cú niờn đaij khá sớm (khoảng thời Lý - Thế kỉ XI trở đi). Những sản phẩm bằng đá ở núi Thiờn Tụn – tương truyền rằng khi đương thời vua Đinh vẫn vào đây để tế lễ long trọng trước khi đánh dẹp hay đi giao bang, nó còn mang dấu ấn nghệ thuật chạm khắc thời Đinh và tiền Lờ khỏ rừ: đụi rồng đá ở hai bên tả và hữư tượng thần Thiờn Tụn Trấn Vũ … Bài tiểu luận Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch sử Như vậy chúng ta tìm thấy nghề chạm khắc đá ra đời ở Ninh Vân dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, xã hội: xuất phát từ yêu cầu của lao động sản xuất và đời sống con người về vật chất, tinh thần, kết hợp điều kiện tự nhiên sẵn có của địa phương, nguồn nguyên liệu đỏ nỳi dồi dào, người thợ thủ công Ninh Vân sớm lưu giữ và phát triển được nghề truyền thống của cha ông. Từ năm 1954 đến 1986, hợp tác xã Thạch Sơn được thành lập và sản xuất các mặt hàng bằng đá. Tại đây các thợ thủ công cũng bầu ra một ban chủ nhiệm điều hành tổ chức và quản lí toàn bộ công việc của hợp tác xã với nhà nước. Từ việc tổ chức khai thác nguyên vật liệu (đá tại núi của xã) đến kế hoạch sản xuất, phân phối sản phẩm. Ngoài ra hợp tỏc xó cũn tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡg nâng cao tay nghề cho thợ đá. Các sản phẩm của hợp tác xã nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như con lăn, cối giã, cối xay đá. Một số sản phẩm trang trí xây dựng nhà cửa , đỡnh, chựa… Những người thợ thủ công Ninh Vân vẫn lấy nông nghiệp làm hoạt động chủ yếu, ngoài ra một số ít thợ lành nghề thường xuyên, còn lại chủ yếu vào lúc mùa vụ nông nhàn, họ tập trung nhau trong một số gia đình(vốn là nghề cha truyền con nối) đảm nhận tổ chức sản xuất. Sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng (1975), nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân có điều kiện khôi phục sản xuất. Các sản phẩm của nghề chạm khắc đá Ninh Vân thời kì này phong phú, đa dạng hơn về số lượng và loại hình. Bao gồm cỏc nhóm sản phẩm như: các sản phẩm phục vụ sản xuất gồm có cối giã các loại, mỏng đỏ, các sản phẩm phục vụ đời sống vật chất và tinh thần như: Chậu cảnh bằng đá, lư hương, ấm chén, tượng thờ Đảng và nhà nước quan tâm chú trọng hơn đến sự phát triển của nghề chạm khắc thủ công truyền thống thì nghề chạm khắc đá ở Ninh Võn cú những bước khởi sắc. Bài tiểu luận Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch sử Chương 2 NGHỀ CHẠM KHẮC ĐÁ Ở NINH VÂN TỪ 1986 ĐẾN NAY Bước vào thời kì đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn đã đặt ra những đòi hỏi thách thức lớn với các nghề thủ công truyền thống nói chung và nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân nói riêng. Những đòi hỏi đó thể hiện rõ ở các mặt: tổ chức quản lí sản xuất, đội ngũ thợ thủ công, trang thiết bị, sản phẩm và thị trường tiêu thụ chạm khắc đá. Đồng thời cũng tạo ra những cơ hội thuận lợi mới cho nghề chấn hưng, phát triển. 1- Về tổ chức quản lý. Tổ chức sản xuất là một vấn đề cần thiết đối với sự phát triển kinh tế. Nếu như giai đoạn trước đổi mới 1954 -1986 tổ chức hợp tác xã là mới mẻ, phù hợp, qua hình thức này Đảng và nhà nước có thể huy động được lực lượng quần chúng lao động trực tiếp đảm đương lấy nhiệm vụ cải biến quan hệ sản xuất cũ. Biện pháp này không những có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Những kết quả mà tổ chức hợp tác xã mang lại ở thời gian đó là có thật. Nhưng sang giai đoạn sau 1986 đã bộc lộ nhiều hạn chế không còn phù hợp. Vì hợp tác xã không phát huy hết khả năng của người lao động, mà vô hình chung lại tạo cơ sở cho thói dựa dẫm và ỷ nại trong cơ chế quan liêu. Vì vậy mà việc thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp là một tất yếu đáp ứng những đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn này. Ở Ninh Vân, trong hai làng, làng Hệ và làng Xuân Vũ hầu như gia đình nào cũng có thợ chế tác đá tập trung hành nghề trong các cơ sở, các doanh nghiệp tư nhân địa phương. Hoạt động sản xuất chạm khắc đá diễn ra hầu như quanh năm kể cả lúc mùa vụ nông nghiệp, theo hướng ngày càng chuyên môn hoá. Nhịp độ hoạt động của các cơ sỏ chế tác đá (hay còn gọi là lỏn đỏ) nhiều Bài tiểu luận Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch sử khi cả ngày và đêm do số lượng lớn hàng đá kí nhập hợp đồng với các tổ chức cỏ nhõn ở các nơi trong và ngoài nước. Hình thức tổ chức hợp tác xã Thạch Sơn ở Ninh Vân dần không còn phù hợp với cơ chế thị trường năng động. Năm 1993, hợp tác xã Thạch Sơn chuyên làm đá mỹ nghệ giải thể.Thay vào đó là các hình thức sản xuất như: các cơ sở hộ gia đình, tổ hợp sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân lớn hình thành, làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội Ninh Vân. Tính đến cuối năm 2006 toàn xó cú 30 cơ sở sản xuất chạm khắc đá của các hộ gia đình, 10 tổ hợp sản xuất và 7 doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp gồm có: Doanh nghiệp Hoàn Hảo, Doanh nghiệp Đoàn Khánh, Doanh nghiệp Tiến Đạt, Doanh nghiệp Tiến Đạt, Doang nghiệp khánh tín, Doanh nghiệp Hệ Dương, Doanh nghiệp Ninh Vân, Doanh nghiệp Thụy Thành. Với các hình thức tổ chức kinh tế tư nhân, trong tiểu thủ công nghiệp nói chung và trong nghề chạm khắc đá nói riêng là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động trong quá trình sản xuất, hàng thủ công chạm khắc đá từ khâu nguyên liệu đến việc sản xuất tạo sản phẩm của người thợ thủ công trực tiếp chạm khắc đá, đến phân phối tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và trả công cho người lao động (lương). Đây là ưu thế hơn hẳn so với thời kỳ bao cấp, do công cuộc đổi mới đã và đang mang lại trog sản xuất của các nghề thủ công truyền thống nói chung và nghề chạm khắc đá nói riêng. Sự tồn tại các hình thức tổ chức quản lý sản xuất này đều dưới sự quản lý trực tiếp của uỷ ban nhân dân xã Ninh Vân. Như vậy nghề chạm khắc đá Ninh Võn với các loại hình tổ chức mới, góp phần phát huy sức lao động và tinh thần sáng tạo của người thợ thủ công. Cũng từ đây vai trò chính quyền nhà nước được phát huy, không bị gạt ra khỏi sản xuất, mà quản lý việc đóng thuế cũng như bảo vệ quyền lợi cho các hộ sản xuất, thợ thủ công. Đây cũng là ưu điểm nổi bật trong quản lý kinh tế của uỷ ban nhân dân xã Ninh Vân, mà không phải địa phương nào cũng làm được. Bài tiểu luận Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch sử Tuy vậy, sự song song tồn tại của các loại hình sản xuất này dễ dẫn đến tình trạng sản xuất lao động, giá cả của sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm … mặc dù đã được sự can thiệp của uỷ ban nhân dân xã. 2. Thợ thủ công Như chúng ta đã biết ở nghề thủ công truyền thống, đặc biệt trong các làng nghề có một sức sống mạnh mẽ và trường tồn cùng lịch sử dân tộc hàng vài thế kỷ đến hàng chục thế kỷ. Bởi chúng được đảm bảo bằng một số nhân tố quan trọng như: nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường đối với hàng thủ công truyền thống, kỹ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời của các làng nghề ở nước ta, vị trí địa lý và môi trường của làng nghề, một nhân tố quan trọng nữa đó là trình độ của nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Cần phải khẳng định rằng, vai trò của nghệ nhân đối với nghề và làng nghề thủ công truyền thống là rất to lớn. Không có nghệ nhân thì không có làng nghề, hay ít nhất cũng không có làng nghề lừng danh chớnh tài năng của các nghệ nhân, với “đụi bàn tay vàng” của họ đã tạo nên những sản phẩm quý giá tinh xảo và độc đáo, những sản phẩm sống mãi với thời gian, góp phần làm vẻ vang cho dân tộc và cho mỗi làng nghề. Nghệ nhân và thợ cả đã giữ cho làng nghề tồn tại, đã tạo ra những nhóm thợ mà truớc hết là con cháu của họ, những người trong gia đình,dòng tộc rồi đến các con em trong làng theo phương phỏp” vừa học vừa làm” cứ như vậy các thế hệ thủ công nối tiếp, đan xen nhau, đời sau nối tiếp đời trước. Một đặc điểm của nghề thủ công của gia đình từ ông bà, anh em, con cháu đều cùng làm nghề, mỗi người một việc, cho nên cùng một lúc trong làng nghề đó vài ba thế hệ cùng sản xuất kinh doanh. Nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân tồn tại theo nối gia truyền, từ đời trước đến đời sau trong gia đình họ tộc là chính, thứ đến là sự truyền nghề (có mức độ nhất định) trong xóm giềng. Đó chính là quá trình bảo lưu những bí quyết kinh nghiệm, tất cả công đoạn chu trình chế tác các sản phẩm đá. Bài tiểu luận Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch sử Sau đại hội VI của trung ương Đảng, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, bảo đảm các thành phần kinh tế được tham gia hoạt động và từ sau khi tỉnh Ninh Bình được tái lập (1992) cũng như nhiều nghề truyền thống khác, nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân được phục hồi và phát triển ngày càng mạnh nhờ thông qua các giải pháp chính sách phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp cụ thể của địa phương. Các thợ thủ công, nghệ nhân chạm khắc đá Ninh Vân đang làm việc với nhịp độ sôi động hơn bao giờ hết. Làng Xuân Vũ, làng Hệ hầu như đa số các hộ gia đình ở đây đều có người biết nghề chạm khắc đá. Họ có thể làm việc ngay tại cơ sở của nhà mình, hay trong làng xã, hoặc có thể đến trực tiếp nơi đặt hàng ở các địa phương trong tỉnh và các tỉnh ngoài. Theo số liệu thống kê năm 2000 nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân là làng nghề có số lao động tham gia đông nhất, trong các nghề thủ công truyền thống của tỉnh, cả xó cú khoảng 2200 lao động biết làm nghề (lao động chủ yếu là nam giới). Vì đõy là nghề đòi hỏi sức lao động nhiều mà chỉ có nam giới mới đáp ứng được. Trong đó thợ thủ công làm tại các hộ gia đình trung bình khoảng 10 người, phần lớn là con em của chính gia đình đó và số ít là người trong làng xóm. Tại các tổ hợp sản xuất và các doanh nghiệp, thu hút số lượng lớn thợ thủ công và người dân trong xã đên làm việc. Lao động sử dụng trong một doanh nghiệp trung bình 10 – 50 người. Lao động thuê ở thời điểm cao nhất là có tới hàng trăm người, ở thời điểm thấp nhất khoảng 20 người. Người dân trong xã có thể học nghề, giúp phu việc từ nhỏ (tuỳ theo việc của sản phẩm). Độ tuổi có thể làm nghề từ 16 đến 65 tuổi, tuy nhiên trình độ văn hoá của người thợ nhìn chung còn thấp, chủ yếu là hết cấp II, số không nhiều học hết cấp III. Song trong nghề họ lại thể hiện mình là người hết sức tài hoa, từ khâu chọn đỏ nỳi đến những kĩ thuật chạm khắc đá tinh xảo. “Những thợ đá Ninh Vân, họ rất giỏi để phân loại, để chọn đá dùng làm hàng, trong quả núi họ chia ra từng cấp từng bậc, biết độ rắn chắc hay mềm của Bài tiểu luận Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch sử từng cấp, từng tầng… Nếu tính từ chõn nỳi trở lên thì có thể chia ra lớp 9 thước, lớp 5 thước, lớp 4 thước, những lớp đá này thường là mềm dễ khai thác và khi làm hàng ít bị hư hỏng. Phía trên thường là đá rắn hơn, khó khai thỏc”. Qỳa trình làm đá người ta chỉ cần nhìn bằng mắt, tay để gõ, tai lắng nghe để phát hiện ra mỏch đỏ, gõn đỏ, tiếng rạn nứt, cũng như cường độ rắn hay mềm. Nhờ những biện pháp, chính sách đúng đắn và cơ chế quản lý mới đã khuyến khích và tạo điều kiện cho người thợ thủ công Ninh Võn phát huy tinh thần hăng say lãnh đạo, yêu nghề, năng động, sáng tạo điều kiện cho mọi tài năng của họ. Cũng như các nghề thủ công truyền thống Việt Nam, số ít thợ chế tác đá Ninh Vân xưa và nay chỉ chuyên làm nghề chạm khắc đá. Đại đa số họ là nông dân kiêm thợ thủ công và chủ yếu làm nghề trong lúc nông nhàn. Vì vậy, thời gian gần đây để nâng cao chõt lượng đội ngũ thợ làm đá hiện có và bồi dưỡng thợ làm đá kế cận cho tương lai. Trung tâm giáo dục cộng đồng xã Ninh Vân thành lập(2002), đã mở các lớp truyền dạy nghề cho con em địa phương và người nơi khác đến có nhu cầu học nghề. Do đó đội ngũ thợ thủ công của nghề ngày càng mở rộng hơn rất nhiều. Năm 2002, Ninh Võn đó mở một lớp dạy nghề chạm khắc đá với khoảng 100 học viên, vừa học vừa hành. Giáo viên là một số thợ chạm khắc đá địa phương, phối hợp với cán bộ điêu khắc có uy tín trong cả nước.Thời gian học nghề là 24 tháng theo chương trình của Bộ xây dựng. Với truyền thống sẵn có và đội ngũ thợ thủ công ngày một nhiều, nghề chạm khắc đá Ninh Võn đó và đang có tiềm năng ngáy càng phát triển lớn mạnh. 3. Về vấn đề vốn sản xuất Vốn là một trong những vấn đề quan trọng trong bất cứ một loại hình sản xuất nào, của lĩnh vực kinh tế nào, công nghiệp, nông nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ. Để bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì có hiệu quả đòi hỏi các thành phần kinh tế cần phải có một số vốn nhất định. Bài tiểu luận Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch sử Chúng ta nhận thấy một thực tế, thời kỳ trước đổi mới với cơ chế bao cấp, trong các hợp tỏc xó sản xuất theo kế hoạch, đến nay bước vào thời kỳ đổi mới, sản xuất của các hộ gia đình, tổ hợp sản xuất, doanh nghiệp tự đảm nhận trách nhiệm trong mọi khâu sản xuất. Điều này đã tạo nên cho họ những thuận lợi, song họ cũng gặp những khó khăn về vấn đề nguồn vốn cho sản xuất. Nghề thủ công chạm khắc đá ở Ninh Vân cũng như các nghề truyền thống khác trong tỉnh đã được chú trọng phát triển. Do đó người làm nghề có được những thuận lợi nhất định trong việc hưởng chính sách tài chính và tín dụng. Trong “báo cáo quy hoạch phát triển nghề nông thôn đến năm 2010”, của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình năm 2003 đã chỉ ra: “ Có chính sách ưu tiên đúng mức cho phát triển mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tăng mức vốn cho vay và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho vay đối với người sản xuất và các tổ chức kinh tế ở nông thôn, không phải thế chấp tài sản để vay vốn tại các cơ sở tín dụng. Hộ nông dân được vay 30 triệu đồng, các hợp tác xã sản xuất nghề thủ công được vay tối đa 500 triệu đồng không phải thế chấp tài sản. Các cơ sở ngành nghê nông thôn không đủ điều kiện đảm bảo tài sản vay bằng cầm cố, thế chấp thì được vay vốn theo quy định về hoạt động bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba”. Đối với người thợ đá Ninh Võn, cỏc nguồn vốn bao gồm: nguồn vốn chủ yếu do người chủ tổ chức sản xuất tự có. Ngoài ra còn huy động các nguồn vốn khác như: vốn tự vay để mở rộng sản xuất nghề truyền thống của địa phương. Thông qua ba loại hình sản xuất chính của nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân, chúng ta có thể thấy số vốn hoạt động như sau: Đối với sản xuất của một hộ gia đình vốn trung bình là 50 triệu đồng, cao nhất là 100 triệu đồng. Đối với một tổ hợp số vốn tối thiểu là khoảng 100 triệu đồng, cao nhất là 500 triệu đồng. Với một doanh nghiệp số vốn tối thiểu là 500 triệu đồng. [...]...Bài tiểu luận sử Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch Trong thực tế, nguồn vốn cho nghề chạm khắc đá Ninh Vân chưa được huy động tốt, chưa tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, kể cả cá nhân việt kiều 4- Cơ sở vật chất của nghề chạm khắc đá Do đặc trưng của nghề, có thể nói về quy mô cơ sở vật chất để làm nghề, phát triển nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá ở Ninh Vân đơn giản hơn nhiều so với các nghề. .. xã hội ở xã Ninh Vân Đõy còn là nghề thủ công truyền thống chỉ duy nhất có ở Ninh Võn trờn toàn tỉnh Ninh Bình Cũng như nhiều nghề thì nghề chạm khắc đá Ninh Vân đã trải qua nhiều bước thăng trầm vào những năm tháng đổi mới Ngày nay, nghề đang có nhiều điều kiện tốt để hồi sinh, phát triển Đặc biệt, nó đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo tỷ trọng hướng về phát triển tiểu thủ công -... nhàn, các nghề phụ đã ra đời Tiêu biểu trong số đó là nghề chạm khắc đá Nghề này thu hút nhiều lao động tham gia học nghề và làm nghề Bài tiểu luận sử Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch Năm 1998, mới chỉ có 120 lao động, nhưng đến năm 2000 đã có sự tham gia của 1200 lao động Đõy là nghề có số lao động đông nhất trong các nghề thủ công toàn tỉnh Tình hình phát triển nghề truyền thống chạm khắc đá Ninh Vân năm 2000... nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân, làm cho nghề khó phát triển rộng rãi như các nghề thủ công truuyền thống khác Cùng với những vấn đề trên, công tác chính trị tư tưởng, an ninh trật tự, các vấn đề xã hội cũng đặt ra, cần được chú ý, quan tâm, giải quyết kịp thời trên địa bàn xã Ninh Vân 4 Một số hiện vật bằng đá trong cụm di tích lịch sử văn hoá đền Kê Thượng, Kê Hạ và Miễu Sơn ở xã Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh. .. Chạm khắc đá trở thành nghề mũi nhọn trong đường lối phát triển kinh tế cảu địa phương, nó phản ánh một đặc điểm riêng độc đáo mang giá trị kinh tế, văn hoá (vật chất và tinh thần) của người dân Ninh Vân thời kì đổi mới Với sự phát triển như hiện nay nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân đang ngày càng làm đa dạng phong phú thêm ngành nghề ở nông thôn nói chung và nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá ở Ninh. .. thợ thủ công So với thời kỳ trước đổi mới công cụ lao động của người thợ đá Ninh Vân ngày càng được cải tiến và hiện đại hoá dần Để đầu tư trang thiết bị, dụng cụ làm nghề của một thợ chạm khắc đá ở Ninh Vân hiện nay mất khoảng 4 triệu đồng 5 Nguồn nguyên liệu cho chạm khắc đá ở Ninh Vân Ngay trên địa bàn Ninh Vân có rất nhiều nỳi đỏ Đú chớnh là nguồn nguyên liệu rất dồi dào cho nghề chạm khắc đá từ. .. Đạo ở Kinh Môn Hải Dương là công trình xuất sắc của bác Nguyễn Xuân Lương, tượng Bác Hồ ở Quảng Trường thành phố Nghệ AN, tượng đài mẹ Suốt ở Quảng Bỡnh… Bài tiểu luận sử Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch Chương 3 TÁC ĐỘNG CỦA NGHỀ CHẠM KHẮC ĐÁ TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG 1 Làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở xã Ninh Vân - Nghề thủ công chạm khắc đá được xác định là nghề mũi nhọn, trong phát triển kinh tế xã hội... độc đáo của chạm khắc đá Ngoài ra chúng ta còn thấy những kỹ năng đặc biệt trong chạm khắc đá ở Ninh Vân như : chạm “thụng phong ”và chạm “lốo kộp”, chế tác ảnh trên đá - Các sản phẩm chạm “thụng phong ” và chạm “lốo kộp ” là những tác phẩm kỳ công của nghệ nhân và thợ lành nghề Bài tiểu luận sử Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch Chạm lốo kộp khác với chạm thông phong là : chạm lốo kộp có thể hiện các lớp hoa. .. chạm hình mặt rồng hổ phù Một bát hương bằng đá, hình chữ nhật, cao 0,3mét, đường kính miệng 0,18x 0,15 mét, chạm hoa lá cách điệu, mặt trước khắc chữ Hán “ cung tiến” (cung kính tiến cúng), mặt sau khắc chữ “Bớnh Thõn niờn” (năm Bớnh Thõn) Bài tiểu luận sử Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch PHẦN KẾT LUẬN Nghề chạm khắc đá ở xã Ninh Vân là một nghề thủ công truyền thống, ra đời và phát triển khá sớm dựa trên... phương trong giai đoạn mở cửa đã phát triển mạnh mẽ, nghề thủ công nói chung và nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu trong thời đổi mới, tạo ra sự chuyển biến tích cực ở nông thôn Năm 2003, Ninh Vân bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội với nhiều thuận lợi, do được kế tiếp thành quả của các năm trước đó Kinh tế tiểu thủ công nghiệp có đóng góp đáng kể trong thắng . “ Nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình từ năm 1986 đến nay . Bài tiểu luận Đỗ Thị Thiện - K54B Lịch sử PHẦN NỘI DUNG Chương 1 VÀI NÉT VỀ XÃ NINH. về lịch sử của nghề truyền thống của Hoa Lư cũng như nghề thủ công ở nhiều nơi khác trong cả nước. Là một làng nghề thủ công truyền thống nhưng cho đến nay nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân vẫn chưa. làng xã Việt Nam. Chạm khắc đá cũng là một trong số rất nhiều nghề thủ công truyền thống Việt Nam như thế, đã và đang còn tiếp tục phát triển ở xã Ninh Vân , Hoa Lư, Ninh Bình. Nghề chạm khắc đá

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan