tiểu luận Nghề làm gốm, sành ở xã Hương Canh (Vĩnh Phúc)

26 1.4K 4
tiểu luận Nghề làm gốm, sành ở xã Hương Canh (Vĩnh Phúc)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B MỎ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp điển hình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, Châu Á nói chung với những tổ chức xã hội rất riêng, mang đặc trưng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước: Đó là các làng xã. Vì thế, lịch sử phát triển của các làng xã Việt Nam trở thành một bộ phận. một thành tố quan trọng luôn gắn liền, song hành cùng sự phát triển của lịch sử dân tộc trong các giai đoạn khác nhau. Lịch sử của các làng xã Việt Nam không chỉ bao hàm lịch sử chính trị, lịch sử xã hội mà còn bao hàm cả lịch sử kinh tế. Trong đó, bên cạnh nền nông nghiệp trồng lúa nước đóng vai trò chủ đạo và quan quan trọng nhất thì các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp, các hoạt động trao đổi buôn bán cũng chiếm một vị trí thiết yếu trong cơ cấu kinh tế của các lãng xã Việt Nam. Dù không thực sự nhận được coi trọng của cư dân làng xã Việt Nam như nghề nông trồng lúa, nhưng do những điều kiện nhất định chi phối, ở một số lãng xã ở nước ta, các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp lại đóng vai trò chủ yếu trong đời sống kinh tế ở địa phương, làm xuất hiện những “làng nghề” thủ công nổi tiếng, cung cấp những sản phẩm tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày của người dân như: Quần áo, công cụ lao động, đồ dùng trong gia đình… Vì vậy, trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc ta, đã xuất hiện rất nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Bát Tràng, làng trạm bạc Đồng Sâm, làng tranh Đông Hồ… Trong số rất nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng của cả nước, làng gốm sành Hương Canh (Vĩnh Phúc) cũng là một làng thủ công nghiệp có truyền thống lâu đời, với những nét đặc sắc rất riêng trong kĩ thuật sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân địa phương nói riêng và cư dân cả nước nói chung, được Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 1 - Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B phản ánh qua trong “Đại Nam thực lục chính biên” và nhiều tác phẩm thơ ca khác như: “Ai về mua vại Hương Canh Ai lên cho mình gửi cho anh với nàng” Tố Hữu Từ khi ra đời cho đến nay, nghề gốm sành ở Hương Canh đã trải qua những bước phát triển thăng trầm, những thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, làng nghề này đang gặp phải những khó khăn và thử thách nhất định do sự “tràn lan” của các sản phẩm công nghiệp, dẫn đến tình trạng “mai một” dần dần nghành nghề cổ truyền quý báu này. Trong khi ấy, trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước ta hiện nay, có một nội dung quan trọng là giữ gìn và phát huy những nghành nghề thủ công truyền thống, làm cho nó có những đóng góp nhất định trong sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân để qua đó vừa thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vừa lưu giữ được một nền văn hóa Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử và chỉ ra những giải pháp nhằm lưu giữ, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống nói chung, làng nghề gốm sành Hương Canh (Vĩnh Phúc) nói riêng vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là lí do chủ yếu để em quyết định lựa chọn đề tài “Nghề làm gốm, sành ở xã Hương Canh (Vĩnh Phúc)” làm đề tài kết thúc học phần của mình. Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 2 - Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B NỘI DUNG 1. Một vài nét tổng quan về xã Hương Canh. Hương Canh vốn là một trong ba làng Canh, bao gồm Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh thuộc tổng Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Thái Nguyên dưới triều Nguyễn. Khi thực dân Pháp xâm lước, đặt ách thống trị của chúng tại khu vực này, Hương Canh trở thành lị sở chính của đạo Vĩnh Yên. Năm 1946, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ba làng Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh sáp nhập trở thành xã Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc như hiện nay. Hương Canh có diện tích gần 10km 2 , phía nam giáp xã Đạo Đức, phía bắc giáp xã Quất Lưu với chiều dài khoảng 4km; phía đông giáp xã Sơn Lôi, phía tây giáp xã Tân Phong với chiểu rộng gần 3km. Từ Hương Canh đi thêm 9km về hướng Tây Bắc là tới Vĩnh Yên, 7km về hướng Đông Nam là tới Phúc Yên là những trung tâm kinh tế chủ yếu của tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, Hương Canh có điều kiện khá thuậ lợi cho việc phát triển các sản phẩm thủ công phục vụ thị trường địa phương và các vùng khác trong cả nước. Một tài nguyên khác đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của nghề làm gốm, sành ở Hương Canh chính là đất đai. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 1011.78 ha. Trong đó, phân bổ như sau: Đất nông nghiệp chiếm 596,33 ha; đất lâm nghiệp chiếm 7.10 ha; đất chuyên dùng chiếm 182.27 ha; đất thổ cư chiếm 69,32 ha; đất chưa sử dụng chiếm 172.54 ha. Chất lượng đất ở đây rất tốt, phù hợp với việc sản xuất gốm và sành. Đặc biệt là diện tích đất sét và đất cao lanh, những loại đất chuyên dùng trong việc làm gốm và sành có rất nhiều ở xã, chỉ cần gạt bỏ lớp đất thị dày khoảng 5 đến 7 cm trên bề mặt là đã có thể khai thác được. Ngoài ra, tại vùng đầm Vạc của thành phố Vĩnh Yên, cách xã Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 3 - Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B không xa cũng chứa một lượng đất sét tương đối lớn, có thể sử dụng vào trong quá trình sản xuất của địa phương. Chính điều này đã bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu đầy đủ, thường xuyên cho sự phát triển của nghề gốm tại địa phương. 2. Quá trình phát triển của nghề gốm, sành ở Hương Canh. 2.1 Nghề gốm, sành ở Hương Canh trong các giai đoạn lịch sử. Nghề gốm ở Hương Canh theo tư liệu dân gian được Manh nha xuất hiện từ thời văn hoá Phùng Nguyên. Với văn hoá Phùng Nguyên, cư dân nguyên thuỷ nước ta đã từng bước đưa đồ gốm lên đến đỉnh cao của nghề gốm nguyên thuỷ. Họ đã biết tạo hình và trang trí hoa văn bằng phương pháp bàn xoay và nung gồm trong những “lò gốm” không phải là lò. Tuy công nghệ chế tạo gốm lúc bấy giờ còn thô sơ, nhưng người thọ gốm nơi đây đã làm ra những sản phẩm có kiểu dáng hài hoà, cân đối, trang trí hoa văn bằng những phương pháp khác nhau, từ in dập, chải đến khắc vạch chấm giải. Người thợ gốm chỉ bằng những que tre vót nhọn, với tâm hồn nghệ sĩ và đôi bàn tay khéo léo, họ đã khắc vạch kết hợp với chấm giải tạo nên những đồ án hoa văn phức tạp đối xứng với những hoạ tiết hình chữ S, hình chữ A, hình tam giác cực kỳ sinh động. Với sự hài hoà giữa kiểu dáng và hoa văn, đồ gốm lúc bấy giờ như những đồ mỹ nghệ vừa có giá trị sử dụng vừa có thể thưởng ngoạn. Đồ gốm giai đoạn Phùng Nguyên ở địa bàn Hương Canh, tuy chủng loại chưa thật đa dạng như đồ gốm ngày nay, công nghệ chế tạo còn thôn sơ, nhưng phong cách và hoa văn trang trí thì rất độc đáo, không có thời nào có được, tạo ra cơ sở cho sự phát triển của các giai đoạn sau này. Có thể nói, với văn hoá Phùng Nguyên, từ kiểu dáng đến hoa văn trang trí đã hình thành một phong cách riêng, mở đầu cho truyền thống gồm Hương Canh nói riêng và gốm Việt Nam thời dựng nước nói chung. Từ “trên đỉnh cao” Phùng Nguyên đó, qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 4 - Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B Mun, gốm Hương Canh cũng như cả khu vực đồng bằng Bắc Bộ không ngừng được cải tiến, từ kỹ thuật bàn xoay, lò nung gốm đến nâng cao chất lượng đất nguyên liệu, chất phụ gia theo hướng thực dụng để đồ gốm ngày càng chắc bền thoả mãn nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của cư dân. Sản phẩm chủ yếu của những giai đoạn này vẫn là những đồ đun nấu, đồ dùng trong nhà nhưng đồ gốm luôn có những thay đổi nhỏ trong chi tiết về kiểu dáng và hoa văn trang trí. Cũng vẫn là nồi vò bình bát nhưng đồ gốm có khuynh hướng thấp dần, tạo dáng khoẻ khoắn. Đặc biệt những hoa văn trang trí, nơi người nghệ sĩ gốm có điều kiện thể hiện tình cảm, cảm hứng của mình, có những chuyển biến khá tinh tế nhưng rõ ràng. Từ những đường nét mềm mại, uyển chuyển, những đồ án phức tạp đối xứng trong giai đoạn Phùng Nguyên chuyển sang những đồ án chắc khoẻ kiểu chải khuông nhạc trong giai đoạn Đồng Đậu. Rồi tiếp đến là những đồ án hoa văn khắc vạch đậm chất kỷ hà trong giai đoạn Gò Mun. Đến giai đoạn văn hoá Đông Sơn, thời đại đồng thau phát triển đến giai đoạn cuối cùng và bước sang thời đại sắt sớm, nhiều đồ gốm được thay thế bằng đồ đồng. Tuy vậy, đồ gốm vẫn được sử dụng rộng rãi. Phần lớn đồ đun nấu và những đồ đựng lớn vẫn được làm bằng gốm để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh những nồi, niêu, chảo, chõ, chum, vại, vò, choé, bình, bát… là những đồ gia dụng, đã có một số dụng cụ lao động phục vụ cho nghề luyện kim như nồi nấu đồng, khuôn đúc đồng bằng đất nung. Đáng chú ý là đến lúc này, đồ gốm rất ít được trang trí hoa văn, hoa văn phần lớn được chuyển sang trang trí cho đồ đồng. Trên cơ sở một truyền thống đã được định hình sớm và không ngừng phát triển, trong mười thế kỷ đầu công nguyên, mặc dầu bị phong kiến phương Bắc thống trị, nghề làm đồ gốm, sành ở Hương Canh vẫn tiếp tục phát triển và có những yếu tố mới. Trong thời gian này, với vị trí Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 5 - Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B cận kề các huyện trị quận trị, và là nơi trung tâm của đất nước, thuận đường giao thông thuỷ bộ, nghề gốm Hương Canh tiếp tục có những bước phát triển mới. Những khu lò gốm cổ ở Lũng Hoà và Thanh Lãng với quy mô tập trung hàng chục, hàng mấy chục lò một nơi cho thấy quy mô lớn cùng cấu trúc khá hoàn chỉnh của lò gốm lúc bấy giờ. Lò đã được cải tiến đáng kể, có đủ đỉnh lò, cửa lò và ống khói. Nhiệt độ trong lò nung được nâng cao, cho phép ra đời kỹ thuật tráng men trong giai đoạn này. Ngoài việc sản xuất đồ gốm, sành gia dụng phục vụ đại bộ phận các tầng lớp nhân dân, trong giai đoạn này đã hình thành những khu lò chuyên sản xuất đồ gốm, sành theo phong cách và kiểu dáng đồ gốm Trung Quốc ở Hương Canh, phục vụ cho quan lại Trung Quốc và tầng lớp trên giàu có lúc bấy giờ. Nhiều nơi trên đất Vĩnh Phúc ngày nay đã phát hiện được những nồi vò bình bát đỉnh tráng men, một số trang trí văn in ô vuông có con triện tròn hoặc vuông, những mô hình nhà lớp ngói ống, chuống lợn, giếng nước v.v…có nguồn gốc từ Hương Canh, là những đồ gốm điển hình tương tự đồ gốm của thời Đông Hán ở Trung Quốc, hay những hình vò miệng thẳng thành dày, bụng sâu, có nhiều núm ở vai, những bình có hình đầu gà,v.v tiêu biểu cho đồ gốm, sành thời Lục Triều, Tuỳ, Đường. Bên cạnh đó, cũng chính trong thời này, đồ gốm kiến trúc ra đời ở Hương Canh với các loại gạch thường, gạch múi bưởi để xây dinh thự và mộ táng. Đến thời Lý Trần, đồ gốm, sành trên đất Hương Canh cũng như cả nước bước sang một giai đoạn mới, được sự cổ vũ bởi tinh thần độc lập dân tộc sau những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi, đã có một bước phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của đồ gốm men ngọc và đồ gốm hoa nâu. Thời Lý Trần, đặc biệt là thời Lý, với việc Phật giáo được xem là quốc giáo, chùa chiền được xây dựng khắp nơi. Cùng với chùa, nhiều ngọn tháp cao tầng đã được xây dựng cùng với biết bao tượng Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 6 - Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B Phật bằng đất nung đã thúc đẩy nghề gốm thời này phát triển mạnh. Những ngọn tháp nổi tiếng trên đất Vĩnh Phúc như tháp Bình Sơn, tháp chùa Chò, tháp chùa Vũ Di là niềm tự hoà của người thợ gốm Hương Canh nói riêng và các địa phương khác nói chung. Bên cạnh đó là những sản phấm có chất lượng cao, trang trí tinh xảo như: Gốm men ngọc với lối trang trí khắc chìm đã cho ra lò những sản phẩm tuy có phần dày dặn, nhưng với nước men trong bóng lung linh màu ngọc thạch đã tạo cho đồ gốm một vẻ quý phái đặc biệt; Gốm hoa nâu thể hiện một bước tiến dài về kỹ thuật và nghệ thuật. Với gốm hoa nâu, lần đầu tiêu đất sét trắng và cao lanh được sử dụng ở Hương Canh để sản xuất ra những đồ gốm chất lượng cao, và cũng là lần đầu tiên những hoa văn mang đậm đà phong cách dân gian được tô màu hẳn hoi như trong hội hoạ; Gốm men ngọc và gốm hoa nâu với hai phong cách khác nhau, nhưng đều là những đỉnh cao của đồ gốm thời trung đại nước ta. Đến thời Lê Nguyễn, nghề gốm nước ta nói chung và ở Hương Canh nói riêng lại có bước phát triển mới cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Nhiều trung tâm sản xuất gồm có tính chất chuyên môn hoá được hình thành ở khắp nơi như Bát Tràng ở Hà Nội, Thổ Hà, Phù Lãng ở Bắc Ninh, Vân Đình ở Hà Tây, Hợp Lễ, Chu Đậu, Làng Cậy ở Hải Dương v.v…. Riêng trên đất Hương Canh nhiều khu lò gốm cũng đã ra đời trong giai đoạn này và cũng có tiếng vang trong vùng, thậm chí khắp nước như Lò Cánh, lò ở xóm Hoa, ở xóm Lá … Đỉnh cao tiêu biểu nhất cho đồ gồm thời Lê Nguyễn ở Hương Canh là gốm hoa lam. Với những đồ gốm thành mỏng, có lớp men sáng bóng, hoa văn đẹp được trang trí trên men và dưới men với nhiều chủng loại khác nhau, gốm hoa lam đánh dấu một thời kỳ phát triển huy hoàng của đồ gốm ở Hương Canh trong quá trình tồn tại của mình. Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 7 - Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B Đồ gốm Hương Canh trong giai đoạn này khá đa dạng nhưng chiếm số lượng không nhiều, các sản phẩm chủ yếu là đồ sành gia dụng như chum, vại, chĩnh, nồi đình, ấm, chõ, chảo rang và cả tiểu sành…. Gốm sành nâu ở đây tuy không tráng men như gốm Phù Lãng nổi tiếng nhưng với chất đất nguyên liệu dẻo quánh lại được nung trong lò có nhiệt độ cao nên sản phẩm làm ra chắc khoẻ, chống ẩm, chống thấm tốt, thậm chí có thể dùng để đựng axit nên đã tồn tại và phát triển suốt mấy trăm năm và trở thành những làng nghề truyền thống. Và gốm Hương Canh từ lâu đã đi vào tục ngữ thơ ca như: “Sứ Mông Cái, vại Hương Canh” “Ai về mua vại Hương Canh, Ai lên mình gửi cho anh với nàng” (Tố Hữu) Nghề làm gốm, sành ở Hương Canh đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn tiếp tục phát triển mạnh, cả xóm Lò Cang hầu như sống về nghề gốm. Người giàu có thì làm đủ các khâu từ làm đất, chuốt gốm, sửa gọt hàng mộc đến đun lò. Những gia đình ít vốn chỉ làm được ba khâu đầu, làm xong hàng mộc rồi đem gửi lò nung. Những người quá nghèo, không có lò, không có cả dụng cụ lao động thì đi làm thuê cho các chủ lò. Những người thợ kỹ thuật cũng như những người thợ gốm bình thường đều theo nghề gốm cha truyền con nối từ đời này sang đời khác nên tay nghệ điêu luyện, làm ra những sản phẩm tốt, có chất lượng, nổi tiếng khắp nơi. Chính nhờ có làng nghề gốm truyền thống này mà Hương Canh trở thành trung tâm của huyện lỵ Bình Xuyên. Thế rồi nạn đói năm 1945 và tiếp theo 9 năm kháng chiến chống Pháp làm cho các làng gốm, trong đó có làng gốm Hương Canh sa sút chao đảo. Không ít gia đình phải chuyển nghề; song cũng không ít gia đình vẫn sống chết với nghề để rồi sau ngày giải phóng năm 1954, nghề gốm Hương Canh mới có điều kiện phục hồi và phát triển. Đến năm Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 8 - Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B 1958, các lò gốm ở Hương Canh cũng như cả nước đi vào làm ăn tập thể. Được sự bao cấp của nhà nước, bên cạnh việc sản xuất những mặt hàng truyền thống nổi tiếng như chum vại, chĩnh, chậu và những đồ gia dụng khác, Lò Cang bắt đầu sản xuất một số mặt hàng cho xây dựng, cho công nghiệp như ống thoát nước nhà cao tầng, bình đựng axit v.v Và các lò gốm Hương Canh ngày đêm đỏ lửa. Cuộc sống trong hợp tác xã ngày một ổn định, phát triển, thu nhập của xã viên được cải thiện. Những người thợ gốm lâu năm có tay nghề cao không những lo cho công cuộc làm ăn của các lò gốm hợp tác xã mà còn đi truyền nghề cho nhiều địa phương khác mở mang và phát triển nghề gốm. Có thể nói, với miền đất giàu nguồn đất sét pha cát, đất sét trắng, và nhất là sẵn cao lanh, lại ở vào vị trí thuận lợi có thể giao lưu khắp mọi miền đất nước, nghề sản xuất gồm Hương Canh ngay từ lúc mới ra đời đã đạt tới đỉnh cao với văn hoá Phùng Nguyên và liên tục phát triển qua các giai đoạn lịch sử. Trong quá trình phát triển của mình, nghề gốm trên đất Hương Canh có lúc lên lúc xuống, có lúc thuận lợi lúc gặp khó khăn, nhưng người thợ gốm nơi đây luôn tìm tòi sáng tạo, cải tạo công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm trong ngoài nước để sản xuất ra những sản phẩm đặc hữu như vại, tiểu sành, chum vại… có tiếng vang khắp nước. Và cũng từ đó hình thành nên một làng gồm truyền thống, có lịch sử hình thành và phát triển liên tục trên đất Vĩnh Phúc hàng mấy trăm năm cho đến tận ngày nay. 2.2 Nghề gốm, sành ở Hương Canh trong giai đoạn hiện nay (từ năm 1986 đến nay). Cùng với việc chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới được Đảng ta đề ra từ Đại hội VI tháng 12/1986, đất nước ta đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Với việc chúng ta đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; mở cửa hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới… đã tạo ra những Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 9 - Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B thay đổi đáng kể với các nghành thủ công nghiệp truyền thống nói chung và làng gốm Hương Canh nói riêng. Người dân Hương Canh đã từng tự hào với truyền thống của làng gốm, sành Hương Canh với một bề dày lịch sử, với những giai đoạn phát triển rực ỡ trong quá khứ. Nhưng hôm nay, với sự phát triển nhanh chóng của những sản phẩm công nghiệp như đồ nhôm, đồ nhựa, vật liệu tổng hợp có thể thay thế đồ gốm, sành; cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật gốm sứ hiện đại dễ dàng lấn át đồ gốm sản xuất theo phương pháp thủ công về số lượng cũng như chất lượng; Đó là những đồ gốm sứ đẹp giá rẻ từ nước ngoài ồ ạt tràn vào nước ta được bày bán khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, xâm nhập vào tận các hang cùng ngõ hẻm, lên tận các làng bản xa xôi hẻo lánh nơi sơn cước. Trước tình hình đó, nghề gốm truyền thống Hương Canh cũng như nhiều làng gốm khác trên nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Vấn đề trước mắt là làm thế nào để tồn tại trước khi nói đến phát triển. Nỗi lo âu trăn trở này không những có trong những người trực tiếp sản xuất gốm mà còn là những lo nghĩ khắc khoải mất ăn mất ngủ của các nhà lãnh đạo các cấp cũng như những người chỉ đạo các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ở địa phương. Vấn đề này không phải đến bây giờ mới được đặt ra, mà từ bao đời nay, trong cộc sồng thực tế, việc sản xuất gốm đã không ít lần gặp khó khăn và người dân làng gốm đã tìm cách vượt qua. Vì vậy, muốn tìm được lối thoát cho những làng nghề gốm truyền thống như Hương Canh, chúng ta cần phải tìm hiểu tâm tư nguyện vọng cùng những giải pháp mà những người dân làng gốm nơi đây đã thực hiện trong những bước thăng trầm trước đây. Nhìn lại quá trình phát triển các làng nghề gốm nước ta nói chung có thể thấy, không tính đâu xa, chỉ mấy chục năm gần đây thôi, nghề gốm đã mấy phen lao đao. Song trước những bức bách của cuộc sống Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 10 - [...]... gốm Hương Canh đợi chờ những người tâm huyết, Báo Văn nghệ Vĩnh Phúc, số ra ngày 18/6/2002 5 Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành tỉnh ủy Vĩnh Phúc khóa IX năm 2001 6 Trang Wed http:// vinhphuc.com của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - - 23 Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B Phô lôc Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - - 24 Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc). .. động lực phát triển kinh tế xã hội” để đưa đất nước ta “hoa Rồng” trong một tương lai không xa Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - - 22 Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B Tài liệu tham khảo 1 Lịch sử đảng bộ xã Hương Canh, Ban tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phúc, NXB Vĩnh Phúc 1988 2 Phan Đại Doãn, Một số làng gốm ở miền Bắc, NXB Sử học, Hà Nội 1970 3 Nguyễn Quý Đôn, Nghề gốm sành ở Hương Canh, Bào Vĩnh Phúc số ra... công thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với các cơ quan chức năng như: Bộ Công nghiệp, Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cùng nhiều chuyên gia, nghệ nhân và các doanh nghiệp ở Hương Canh tổ chức buổi hội thảo nhằm Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - - 12 Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B đánh giá lại và tìm giải pháp khôi phục nghề gốm Hương Canh Đây là buổi Hội thảo có quy mô lớn nhất ở Vĩnh Phúc... hóa, hiện đại hóa ngày nay” Việc khôi phục và phát triển nghề gốm, sành ở Hương Canh không những đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, bảo đảm cho cuộc sống của cư Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - - 21 Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B dân địa phương mà còn góp phần tực hiện chủ trưng của Đảng, chính phủ ta về việc lưu giữ và phát triển các nghành nghề thủ công truyền thống nhằm xây dựng nên một nền văn... phát triển của nghề trong một thời gian dài, tránh tình trạng “ăn nóng” của việc làm gạch ngói trước kia Sống trong một xã hội ngày một văn minh như hiện nay, những đồ sành gia dụng dân giã như chum vại, chĩnh, chậu và cả tiểu sành, tuy Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - - 14 Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B vẫn có đối tượng yêu cầu, nhưng rõ ràng không nhiều Không thể cả làng gốm Hương Canh chỉ chuyên... chức năng của Tỉnh về sự phục hưng của nghề gốm, sành Hương Canh Trên đây chỉ là một vài ví dụ có tính chất gợi cho hướng sản xuất đa năng của các làng nghề truyền thống Tìm hướng đi cho sự thành công của một vài lò gốm đã khó thì việc tìm hướng phát triển cho cả một làng nghề càng khó gấp bội Sự phát triển của làng nghề gốm trong Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - - 18 Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B... phần quảng bá thương hiệu gốm nơi đây rất tốt Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - - 15 Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B Đấy là những kinh nghiệm của “người ta” Nhưng ở ngay làng gốm Hương Canh, trong quá trình mầy mò tìm lối thoát cho làng nghề cũng đã có những kết quả tốt đẹp bước đầu rất đáng khích lệ Đó là sự yêu nghề, quyết tâm với nghiệp nhà của vợ chống bác Nguyễn Thanh cùng sự hợp tác làm ăn với nghệ... có than nâu ở Lập Thạch, than bùn ở Hoàng Đan, Hoàng Lâu huyện Tam Dương Bên cạnh đó, lực lượng kĩ thuật của xã cũng rất đông đảp có thể đáp ứng được nhu cầu khôi phục và phát triển của nghề thủ công truyền thống của địa phương Những người thợ cũ như cụ Tụ 80 tuổi, bà Mão Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - - 13 Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B 85 tuổi, bà Tý Lai 78 tuổi…vẫn rất tâm huyết với nghề; thợ... chiếm được sự chấp nhận của thị trường, Hương Canh trở thành nơi cung cấp ngói cho nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, từ miền xuôi đến miền ngược, từ miến Bắc đến miền Nam Dân Hương Canh giàu lên bằng nghề làm gạch ngói nhưng nghề gốm, sành truyền thống nơi đây lại sa sút nghiêm trọng, có thể nói là thoi thóp, bị chính những người dân địa phương “bỏ quyên” Nghề sản xuất gạch ngói thủ công cũng chỉ... KẾT LUẬN Nhìn lại quá trình phát triển của nghề gốm, sành ở Hương Canh qua các giai đoạn lịch sử từ trước đến nay, chúng ta thấy ngay từ khi mới xuất hiện đã có những snr phẩm nổi tiếng, có mặt ở nhiều nơi nhưng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm khác nhau, có lúc tưởng chừng như làng nghề đã biến mất Tuy nhiên, đến ngày nay nó vẫn tiếp tục tồn tại, tiếp tục làm ra những sản phẩm gốm, sành . yếu để em quyết định lựa chọn đề tài Nghề làm gốm, sành ở xã Hương Canh (Vĩnh Phúc) làm đề tài kết thúc học phần của mình. Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 2 - Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B NỘI. phát triển của nghề gốm tại địa phương. 2. Quá trình phát triển của nghề gốm, sành ở Hương Canh. 2.1 Nghề gốm, sành ở Hương Canh trong các giai đoạn lịch sử. Nghề gốm ở Hương Canh theo tư liệu. khu vực này, Hương Canh trở thành lị sở chính của đạo Vĩnh Yên. Năm 1946, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ba làng Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh sáp nhập trở thành xã Hương Canh thuộc

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan