luận văn thạc sĩ Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

95 741 3
luận văn thạc sĩ Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, sự tiến bộ của con người được xem là tiêu chuẩn cao nhất của phát triển xã hội. Sự phát triển xã hội đòi hỏi phải đem lại công bằng, bình đẳng cho mọi người (cả nam và nữ) trong cơ hội và điều kiện cống hiến cũng như hưởng thụ các thành quả của phát triển. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cuộc cách mạng được xem là triệt để nhất trong lịch sử nhân loại. Trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, việc chăm lo phát triển nguồn lực con người là một nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chăm lo phát triển nguồn lực con người hướng vào cả nam và nữ với các tiêu chí: phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tình cảm, đạo đức. Nông thôn là đơn vị hành chính, vùng cư trú từ rất lâu trong lịch sử. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế đất nước thì nông thôn ngày nay cũng có những thay đổi khá mạnh mẽ về cả đời sống vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, nó cũng làm cho nông thôn xuất hiện những vấn đề nổi cộm mang tính cấp thiết và cần được xem xét để giải quyết. Một trong những vấn đề đáng quan tâm đó là Bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn. Bất bình đẳng giới là vấn đề xuất hiện rất lâu trong lịch sử loài người. Do đó, cũng đã rất lâu cuộc đấu tranh của phụ nữ đấu tranh giành quyền bình đẳng đối với nam giới đã xuất hiện và phát triển. Đặc biệt ở nước ta bất bình đẳng giới diễn ra mạnh mẽ ở các vùng nông thôn, chủ yếu là với phụ nữ. Thực trạng này đã và đang trở thành bài toán nan giải đặt ra với các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách, các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các chính quyền địa phương. Đồng thời cũng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống kinh tế xã hội nói chung. Xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh 1 Thanh Hóa cũng là một vùng nông thôn như bao vùng nông thôn khác của Việt Nam, nên cũng không nằm ngoài vòng của vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình. Trong xã hội người phụ nữ luôn là đối tượng yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi, bất công trong cuộc sống gia đình cũng như trong quan hệ xã hội. Họ là người có nhiều cống hiến, hy sinh cho gia đình, xã hội nhưng công lao đó không được công nhận, tôn vinh, mà phải chịu sự bất công, bất bình đẳng. Chính sự bất công bằng đó là rào cản làm hạn chế năng lực phát triển của người phụ nữ nói chung và đặc biệt là người phụ nữ nông thôn nói riêng. Dường như những quy định, lễ giáo phong kiến, nề nếp gia phong của dòng tộc, làng quê đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Và người phụ nữ nông thôn từ khi mới sinh ra đã bị giáo dục theo kiểu áp đặt bất công, nên họ luôn cam chịu số phận, coi điều đó là điều tất nhiên phải tuân theo. Và cứ như thế, những người phụ nữ nông thôn trở nên nhỏ bé trong gia đình và ngoài xã hội; họ bị những quan niệm, thành kiến truyền thống đó đè nặng mà không sao thoát ra được, hết thế hệ này đến thế hệ khác chấp nhận sự bất bình đẳng đó. Xã hội hiện đại - xã hội chủ nghĩa cộng sản là xây dựng một xã hội không còn bất công, không còn bất bình đẳng giới. Nhưng để thực hiện được điều đó không phải điều đơn giản có thể thực hiện trong một sớm một chiều được. Nó cần có sự nỗ lực, hợp tác của tất cả các thành viên trong xã hội, các cơ quan tổ chức có thẩm quyền cùng tham gia giải quyết. Đây chính là vấn đề quan tâm của toàn xã hội và là đối tượng nghiên cứu của ngành công tác xã hội. Với tư cách là sinh viên ngành công tác xã hội tôi xin nghiên cứu vấn đề: Vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng nhằm làm giảm bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Để từ đó giúp nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ của mọi người trong xã hội, đặc biệt là những người ở nông thôn để lấy lại công bằng, khẳng định vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. 2 Bài làm của tôi không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về tài liệu tham khảo, kiến thức chuyên môn và thời gian nghiên cứu hạn hẹp rất mong nhận được sự quan tâm, bổ sung và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài làm của tôi được hoàn thiện hơn. 2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài Vấn đề giải phóng phụ nữ được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê Nin đề cập rất sớm trong nhiều tác phẩm. Ở Việt Nam, vấn đề giải phóng phụ nữ cũng được Đảng cộng sản Việt Nam quan tâm ngay từ khi mới thành lập (năm 1930). Từ góc độ nghiên cứu lịch sử, trong tác phẩm "Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại" (1975), của giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội (tái bản lần thứ hai) đã đề cập khá sâu sắc vị thế người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội suốt chiều dài lịch sử, từ khi khai phá nền văn minh của dân tộc cho đến những năm 60. Song, có lẽ việc nghiên cứu về phụ nữ và gia đình ở Việt Nam chỉ được đặt ra và giải quyết như một bộ môn khoa học mới từ năm 1987 với sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ (sau đổi thành Trung tâm Nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ năm 1993). Cho đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều trung tâm nghiên cứu về phụ nữ và gia đình như: - Trung tâm Nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia. - Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển. - Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. - Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo về phụ nữ - Đại học Quốc gia Việt Nam. - Khoa Phụ nữ học - Trường đại học Mở, thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù thời gian chưa nhiều nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và sự tâm huyết của nhiều nhà khoa học, một số vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu phụ nữ và gia đình Việt 3 Nam đã được đặt ra, xem xét và có hướng giải quyết đúng đắn, trong đó có những chủ đề nghiên cứu về phụ nữ, gia đình nông thôn. Nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành độc lập hoặc tổ chức theo liên ngành mà kết quả đã được công bố trên các sách, báo, tạp chí. Nhiều cuộc hội thảo được tổ chức đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu sự bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn. Nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu và xuất bản nhiều tác phẩm có giá trị như: "Phụ nữ, giới và phát triển" (1996) của tiến sĩ Trần Thị Vân Anh và tiến sĩ Lê Ngọc Hùng, NXB Phụ nữ, Hà Nội; "Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam" (1998) của giáo sư Lê Thi, NXB Phụ nữ, Hà Nội; là những tác phẩm đặt cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phụ nữ và gia đình theo phương pháp tiếp cận giới - một phương pháp nghiên cứu mới mẻ nhưng rất hiệu quả. Nhiều đề tài nghiên cứu cấp bộ đã được tiến hành và nghiệm thu như: "Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng" (1996 - 1997) và "Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở một số xã vùng đồng bằng sông Hồng" (1995 - 1996) là hai đề tài cấp Bộ của Trung tâm Nghiên cứu khoa học về phụ nữ và gia đình. Nhiều công trình được đăng trên các sách và tạp chí đã đề cập một phần thực trạng sự bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, nhiều tác phẩm đã đề cập tới việc xây dựng các chính sách như: "Chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn" (1998) của tiến sĩ Lê Thị Vinh Thi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; "Gia đình Việt Nam ngày nay" (1996) do giáo sư Lê Thi chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; đã đặt cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu giới. Thời gian gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về phụ nữ và gia đình cũng đang tiến hành các điều tra cơ bản về gia đình ở đồng bằng sông Hồng, một số công trình đã được công bố trên các sách báo và tạp chí của trung tâm. Các công trình nghiên cứu kể trên là những tư liệu tham khảo hết sức quan trọng để tôi thực hiện đề tài của khóa luận. Nhưng nhìn chung, các 4 nghiên cứu mới đặt vấn đề trên diện rộng, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn trong công cuộc đổi mới. Trước tình hình đó, tôi chọn đề tài này mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu "Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa" cả về phương diện lý luận và thực tiễn dưới góc độ chuyên ngành công tác xã hội. Vì vậy đã có nhiều các chương trình, dự án nghiên cứu đề ra các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề này. Có một số chương trình, dự án đã mang lại kết quả và được áp dụng rộng rãi trong thực tế. Tiêu biểu như: - Chương trình bất bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ của Liên Hiệp Quốc. - Chương trình thúc đẩy bất bình đẳng giới để chống buôn bán phụ nữ và trẻ em. - Chiến lược quốc gia về bất bình đẳng giới. - Quy định về các biện pháp bảo đảm về bất bình đẳng giới. - Chương trình hành động quốc gia nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao năng lực cho phụ nữ. - Luật bình đẳng giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Hội thảo tham vấn dự thảo chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. - Huấn luyện bình đẳng giới tại cộng đồng. - Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo luật phòng chống bạo hành gia đình. - Bất bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong thực tế, đã có nhiều người nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này. Cụ thể như: - Vấn đề bình đẳng giới của gia đình nông thôn ven đô thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa – Nguyễn Thị Uyên. 5 - Vấn đề giới trong gia đình, nghiên cứu tại xã Chuế Lưu, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ - Lê thế Nam. - Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay- Nhóm sinh viên trường Đại học Đà Lạt. Những nghiên cứu trên là cơ sở, nền tảng để tôi có thể tham khảo và phát triển khóa luận của mình hoàn chỉnh hơn. 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu * Mục đích Mục đích khi nghiên cứu vấn đề này là khai thác, tìm hiểu sâu vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từ đó nhằm nâng cao nhận thức của người dân nói chung, người phụ nữ nông thôn nói riêng về vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình. Thông qua đó áp dụng các biện pháp, mô hình của phát triển cộng đồng để giảm thiểu thực trạng bất bình đẳng trong gia đình ở nông thôn, cũng như làm thay đổi nhận thức của mọi người dân trong xã hội về vấn đề này. * Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu lịch sử đấu tranh về bất bình đẳng giới trong gia đình ở trên thế giới, ở Việt Nam. - Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng. - Tìm hiểu đặc trưng của vùng nông thôn xã Nga Giáp, huyện Nga sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình tại nông thôn. - Trình bày thực trạng bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Tìm ra các nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 6 - Đưa ra những hậu quả do bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn gây ra. - Đề xuất các biện pháp, xây dựng mô hình của phương pháp phát triển cộng đồng để nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ của người dân như: + Nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở nông thôn. + Khẳng định vị trí của người phụ nữ trong gia đình. + Tôn trọng ý kiến của người phụ nữ trong gia đình trong việc ra quyết định quan trọng như: chuyện học hành của con cái, chuyện cưới xin của con… + Thu hút sự tham gia của người phụ nữ vào các công hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. + Nâng cao nhận thức của người nam giới cũng như thái độ, suy nghĩ của họ về vai trò của người phụ nữ. + Thu hút sự tham gia của người nam giới vào các công việc đồng áng, chăm sóc con cái, … - Vai trò của nhân viên công tác xã hội. + Áp dụng các biện pháp trợ giúp về tham vấn tâm lý cho phụ nữ và nam giới ở nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. + Tổ chức các buổi tập huấn, giao lưu, tuyên truyền về vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình tại địa phương. + Kết nối, khai thác các nguồn lực trong gia đình, tại địa phương để giúp đỡ giải quyết vấn đề. + Tham mưu cùng với các cơ quan chức năng liên ngành trong việc hoạch định các chính sách và đề ra các biện pháp giải quyết mang lại hiệu quả cao. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 05 năm 2011. - Về không gian: Tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 7 4.2. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ thể nghiên cứu: Phụ nữ trong gia đình ở nông thôn. - Khách thể nghiên cứu: Các gia đình nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát: quan sát cách tổ chức, sinh hoạt của từng gia đình trong địa phương; quan sát không khí của gia đình; quan sát thái độ của các thành viên trong gia đình… - Phương pháp phỏng vấn: cá nhân(nam giới, phụ nữ, con cái);gia đình; hàng xóm láng giềng; chính quyền địa phương… - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: được thực hiện đối với từng đối tượng, từng gia đình trong địa bàn. Có phân tích, xử lý các số liệu cụ thể. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dựa trên các tài liệu liên quan, các báo cáo, chương trình, dự án có liên quan đến bất bình đẳng giới. 6. Những đóng góp về mặt khoa học của khóa luận - Từ góc độ triết học, chuyên ngành công tác xã hội, bước đầu khóa luận đã kết hợp chặt chẽ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam với phương pháp công tác xã hội trong xem xét, lý giải vấn đề bình đẳng giới. Sự kết hợp này được coi là bước phát triển lôgíc của quá trình nhận thức, làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ. - Từ việc khảo sát thực tiễn quan hệ về giới trong gia đình ở nông thôn xã Nga Giáp, khóa luận đề xuất phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sự bình đẳng về giới trong gia đình, coi đây như một điều kiện, tiền đề quan trọng nhằm phát huy nguồn nhân lực ở nông thôn hiện nay. 8 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài nhằm khái quát sơ lược bức tranh về sự bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ trong việc phân công lao động, tiếp cận nguồn lực về y tế, giáo dục và vấn đề quyền lực trong gia đình. Cho thấy sự bất bình đẳng về mức độ đóng góp và thụ hưởng giữa hai giới. Đề ra một số biện pháp nhằm góp phần giảm thiểu bất bình đẳng, nâng cao nhận thức của người phụ nữ về vị thế, vai trò, quyền lợi và tự khẳng định chính mình trong bối cảnh xã hội hiện nay. Giúp nam giới có cách nhìn khác về phụ nữ, đem lại sự công bằng cho người phụ nữ. Việc nghiên cứu đề tài là một cơ hội để em được trải nghiệm thực tế, áp dụng những kiến thức đã được học, đặc biệt là kiến thức chuyên ngành công tác xã hội. Qua đó, thu được nhiều kinh nghiệm và bài học bổ ích, cần thiết cho bản thân. Và em mong rằng những kết luận, nhận định của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu vấn đề này sâu hơn và mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các bạn để đề tài của em hoàn thiện hơn. 8. Kết cấu của đề tài khóa luận Ngoài phần lời nói đầu thì khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 chương: - Chương 1: Tổng quan chung về vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn - Chương 2: Thực trạng bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay - Chương 3: Vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng vào trợ giúp giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN 1.1. Khái niệm chung 1.1.1. Giới Là một khoa học nghiên cứu sự khác biệt về sinh học và mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ về mặt xã hội. Nói về giới là nói về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam và nữ. 1.1.2. Giới tính Là khái niệm khoa học chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất con người, di truyền nòi giống. 1.1.3. Phụ nữ Phụ nữ là một lực lượng cơ bản, nhân tố phát triển của xã hội, có chức năng xã hội cao quý, đóng góp to lớn vào sự phát triển nhân loại song họ được hưởng rất ít những thành quả vật chất và tinh thần do họ làm ra. Lịch sử luôn ghi nhận người phụ nữ là nguồn hạnh phúc, chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu, là chỗ dựa cho gia đình trong nhiều phương diện cuộc sống. Phụ nữ có vai trò kép, nhưng trước đây, nói đến phụ nữ người ta thường nghĩ đến trách nhiệm của họ trong gia đình. Ngày nay người ta đã thừa nhận một hiện thực là phụ nữ tham gia công việc xã hội không chỉ ngày càng nhiều mà còn rất thông minh sáng tạo, vị trí quan trọng của phụ nữ đang ngày càng được khẳng định, song khoảng cách giới vẫn còn là một thách thức đối với toàn thế giới trong đó có Việt Nam. 1.1.4. Bình đẳng giới Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 10 [...]... bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn Qua đó, khẳng định Đảng và Nhà nước ta đã và đang rất quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội nói chung và vấn đề bất bình đẳng giới nói riêng hiện nay 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN TẠI XÃ NGA GIÁP, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY 2.1 Tổng quan chung về xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. .. có 8 xã vùng biển): Thị trấn Nga Sơn (huyện lị) và các xã Ba Đình, Nga Vịnh, Nga Văn, Nga Thiện, Nga Tiến, Nga Lĩnh, Nga Nhân, Nga Trung, Nga Bạch, Nga Thanh, Nga Hưng, Nga Mỹ, Nga Yên, Nga Giáp, Nga Hải, Nga Thành, Nga An, Nga Phú, Nga Điền, Nga Tân, Nga Thuỷ, Nga Liên, Nga Thái, Nga Thạch, Nga Thắng, Nga Trường 33 * Kinh tế Cơ cấu kinh tế: + Nông nghiệp: 51,4% + Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ... người Xã Nga Giáp nằm ở phía bắc huyện Nga Sơn Địa giới hành chính như sau: + Phía Đông giáp các xã Nga An và Nga Thành; + Phía Nam giáp các xã Nga Hải, Nga Yên và Nga Trường; + Phía Tây giáp xã Nga Thiện; + Phía Bắc giáp các xã Nga Thiện và Nga Điền Năm 1977, huyện Nga Sơn sáp nhập với huyện Hà Trung thành huyện Trung Sơn, xã Nga Giáp thuộc huyện Trung Sơn Năm 1982 huyện Trung Sơn chia tách thành hai huyện. .. các cán bộ nhà nước về bình đẳng giới và lồng ghép giới, tăng cường trách nhiệm giải trình của các cán bộ nhà nước về bình đẳng giới, xây dựng các mô hình thí điểm về thực hiện bình đẳng giới tại một số địa phương, triển khai các hoạt động giáo dục và truyền thông về Luật phòng chống bạo lực gia đình và thiết lập các chỉ số nhạy cảm giới để đánh giá việc thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực như... trấn Nga Sơn 2.1.2 Tổng quan chung về xã Nga Giáp Nga Giáp Tỉnh/ Thành phố Thanh Hóa Quận /Huyện/ Thị xã Nga Sơn Diện tích 6,89 km² Số dân 5.857 người (1999)[1] Mật độ dân số 850 người/km² Mã đơn vị hành chính 16135[2] Mã bưu chính 44384 và 44385 Nga Giáp là một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá 2.1.2.1 Điều kiện tự nhiên Xã Nga Giáp có diện tích: 6,89 km² Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, xã Nga. .. chính 1 thị trấn và 26 xã Trụ sở Thị trấn Nga Sơn Dân tộc Kinh Nga Sơn là một huyện của tỉnh Thanh Hoá Địa danh Nga Sơn gắn liền với sự tích quả dưa hấu với Mai An Tiêm, khởi nghĩa Ba Đình và chiếu cói * Vị trí địa lý 32 Huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa và cách thành phố Thanh Hóa khoảng 42 km, phía Bắc và Đông giáp tỉnh Ninh Bình, phía Tây giáp huyện Hà Trung, phía Nam giáp huyện Hậu Lộc Địa hình... lực đều nằm trong tay người chồng, người phụ nữ chỉ là người thực thi quyết định hoặc nếu có thì cũng chỉ là người được tham gia một phần ý kiến Nếp sống gia trưởng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các gia đình ở nông thôn 1.5 Các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước để giải quyết bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn 1.5.1 Chủ trương, chính sách và pháp luật trên thế giới Văn bản của... thành hai huyện như cũ, xã Nga Giáp lại thuộc huyện Nga Sơn 35 Xã Nga Giáp ngày nay gồm các làng (thôn) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tên thôn/ xóm/ấp/khu phố Thôn Hanh Gia Thôn Ngoại 1 Thôn Ngoại 2 Thôn Ngoại 3 Thôn Nội 4 Thôn Nội 3 Thôn Nội 1 Thôn Nội 2 Thôn Lục Sơn Thôn Lục Hải Mã bưu chính 443841 443842 443843 443844 443845 443846 443847 443848 443849 443850 2.1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội * Tình hình dân... Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao Động, Thương Binh, Xã hội nói “Chương trình hành động này cũng xây dựng nền tảng luật pháp cho Bộ Lao Động, Thương Binh, Xã hội và các Bộ, ban ngành liên quan trong việc cùng nhau xây dựng Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới cho giai đoạn 2011-2020 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia cho giai đoạn 2011-2015 nhằm giúp Việt Nam trở thành một trong các quốc gia trong. .. thể về bình đẳng giới Mặt khác, Nghị định số 48 ngày 19 tháng 5 năm 2008 quy định cụ thể yêu cầu, nội dung và cách thức cung cấp thông tin, giáo dục và truyền thông về giới và bình đẳng giới Bên cạnh đó, Nghị định này còn quy định mọi văn bản pháp quy của trung ương và địa phương đều phải được lồng ghép giới Nghị định yêu cầu phải có sự tham gia của các Bộ, ban ngành liên quan về bình đẳng giới trong . nhân dẫn đến bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 6 - Đưa ra những hậu quả do bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn gây ra. - Đề. bình đẳng giới trong gia đình nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ thể nghiên cứu: Phụ nữ trong gia đình ở nông thôn. - Khách thể nghiên cứu: Các gia đình nông thôn tại. giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình tại nông thôn. - Trình bày thực trạng bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Tìm ra các nguyên

Ngày đăng: 18/04/2015, 15:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Dân số

  • * Hành chính

  • * Kinh tế

  • * Lịch sử

  • 2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan