SKKN Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học địa lý lớp 12 - cơ bản

24 2.7K 13
SKKN Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học địa lý lớp 12 - cơ bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC.  &  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12- CƠ BẢN. Người thực hiện: Phạm Thị Bình Chức vụ: Giáo viên Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn: Địa lí. THANH HÓA- NĂM 2013 1 MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3 VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 4 1. Thực trạng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy và học Địa lí ở Trường THPT 4 2. Giải pháp khắc phục 5 III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 5 1. Một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí cấp THPT 5 2. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bài giảng cụ thể: Bài 14 “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”, Địa lí 12- Cơ bản 8 3. Kết quả nghiên cứu 12 C. KẾT LUẬN 14 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết mục tiêu của nền Giáo dục là đào tạo ra những con người phát triển hài hòa về nhiều mặt: Đức, trí, thể, mỹ và bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Mục tiêu này lại được cụ thể hóa trong mục tiêu của các môn học, trong chương trình dạy học ở trường Trung học phổ thông. Để thực hiện tốt mục tiêu này, bên cạnh việc nắm vững hệ thống kiến thức của chương trình, nội dung kiến thức và mục tiêu của từng phân môn, thì cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình công tác, tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp giảng dạy trong từng bài, từng phần sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh, để giúp các em nắm vững kiến thức và tạo sự say mê trong học tập môn Địa lí. Từ thực tiễn của việc Đổi mới chương trình, Sách giáo khoa Địa lí và thực tiễn của việc giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT trong các năm vừa qua, nhằm góp phần nâng cao khả năng và giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức. Tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí là rất cần thiết. Thông qua đó, tạo cho học sinh có kĩ năng học tập hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ và tôn trọng nhau, tăng cường sự tham gia và nâng cao hiệu quả học tập. Ngoài ra còn có thể trang bị cho học sinh có đủ kiến thức, kĩ năng trong học tập, trong giao tiếp và trong cuộc sống hàng ngày. Từ những lí do thực tế trên, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí lớp 12- Cơ bản”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Thông qua đề tài nghiên cứu nhằm: 3 - Phát huy tính tích cực của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, bằng các cuộc trao đổi, thảo luận. - Tạo cho các em có tính năng động, tự lực, sáng tạo và chủ động hơn trong quá trình học tập. - Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và nắm vững kiến thức, tự hoàn thiện kiến thức trong và sau bài học. - Góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Xuất phát từ nhiệm vụ được giao trong năm học 2012-2013, tôi đã đảm nhiệm giảng dạy chương trình Địa lí 12- Cơ bản. - Với việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong quá trình dạy và học môn Địa lí là rất cần thiết. - Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, trong năm học 2012-2013, tôi mới chỉ thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy chương trình Địa lí 12, mà chưa thể áp dụng cho toàn bộ các khối lớp ở cấp THPT. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp kháo sát, thống kê. - Phương pháp phân nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm. - Phương pháp đàm thoại, gợi mở, phát vấn. - Phương pháp báo cáo và đánh giá kết quả. - Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan. V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Để thực hiện được bài dạy theo thiết kế của mình, tôi chọn các lớp 12- Cơ bản, tại Trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc, năm học 2012-2013 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy để thực nghiệm, đó là các lớp 12A5, 12A6, 12A7. VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 4 - Đề tài nghiên cứu tập trung trong việc phát huy tính tích cực của học sinh, thông qua phương pháp thảo luận nhóm, được lấy dẫn chứng từ bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” Địa lí 12- Cơ bản. - Nghiên cứu đề tài, có liên quan đến việc sử dụng các phương tiện dạy học cần thiết như: Hình ảnh, bản đồ, bảng số liệu, vi deo clip, máy chiếu , để học sinh có thể khai thác kiến thức trong sách giáo khoa đầy đủ và đạt hiệu quả cao nhất. - Đề tài được tiến hành trong thời gian của năm học: 2012-2013. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Để có thể giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí trong trường phổ thông có hiệu quả, thông qua việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, thì cả giáo viên và học sinh cần phải hiểu phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp như thế nào, thực hiện ra sao, kết quả thu được là gì? Phương pháp thảo luận nhóm, thực chất đây là phương pháp thể hiện sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa học sinh và giáo viên, cũng như giữa người học với nhau. Phương pháp này được hiểu cụ thể là giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động trong những nhóm nhỏ để học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định. Trong nhóm dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ học tập giao cho học sinh cần phải khuyến khích sự phối hợp của các thành viên trong nhóm (nhóm trưởng, thư kí, người quản lí thời gian ). Cần hình thành thói quen học tập hợp tác cho học sinh. 5 Trong học tập theo phương pháp thảo luận nhóm, học sinh học cách tư duy sáng tạo, học tập chủ động. Còn giáo viên là người định hướng cho học sinh trong quá trình học tập. Để đạt được các yêu cầu đó, đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo trong các bài giảng, cần phải tham khảo thêm các tài liệu có liên quan để đưa ra được hệ thống câu hỏi chính xác và trọng tâm nhất. Có chuẩn bị tốt được các yêu cầu trên thì mới điều hành học sinh thảo luận nhóm một cách chủ động và đạt kết quả cao trong việc lĩnh hội tri thức từ các bài học Địa lí. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, phương pháp thảo luận nhóm cũng phải được sử dụng đúng bài, đúng phần, đúng mục thì mới phát huy được tính tích cực của học sinh, tránh việc sử dụng tràn lan, không đúng yêu cầu sẽ làm giảm sự hứng thú và phân tán tư tưởng của học sinh trong quá trình học tập và lĩnh hội tri thức. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1.Thực trạng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy và học địa lí ở Trường Trung học phổ thông: a. Về phía giáo viên: Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong các bài giảng đã và đang được áp dụng.Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này vẫn chưa thường xuyên và đồng bộ, nên việc dạy và học Địa lí vẫn chưa đạt kết quả cao. Có nhiều nguyên nhân giải thích tình hình này: Có thể do thời gian eo hẹp, sự sắp xếp thời khóa biểu chưa hợp lí hoặc cơ sở vật chất thiếu thốn. Nhưng nguyên nhân chính là do phương pháp này chưa được chú trọng đúng mức, chưa được coi như phương pháp dạy học chính thức. Vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp thảo luận nhóm để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên dạy Địa lí có một ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn. Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lí cấp THPT trong những năm qua và thực hiện Đổi mới chương trình, sách giáo khoa Địa lí, thì việc thực hiện 6 phương pháp thảo luận nhóm trong các bài giảng, đặc biệt trong một số phần của bài 14: “ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”- Địa lí 12- Cơ bản, tôi đã thực hiện có hiệu quả. Đây không phải là một đề tài mới, nhưng trong quá trình dạy và học môn Địa lí, thì ở một số bài, một số phần, nếu không áp dụng phương pháp này thì kết quả dạy và học sẽ không cao. b. Về phía học sinh: Do quan niệm đây là bộ môn phụ, nên học sinh chưa quan tâm, đầu tư thời gian thích đáng cho việc học tập bộ môn. Phần vì kiến thức Địa lí khá trừu tượng, nhất là phần Địa lí tự nhiên, và bản chất vẫn xem đây là một môn học khô khan nên học sinh chưa thực sự say mê với môn học. Đề tài có thể dùng cho học sinh nghiên cứu và học tập để hình thành kĩ năng và phương pháp học tốt hơn. Khi bắt đầu nghiên cứu đề tài giảng dạy ở một số lớp khối 12, xuất phát từ cơ sở lí luận và yêu cầu của thực tiễn, để bổ sung kiến thức cho chính bản thân mình, để giúp các em học sinh học tập môn Địa lí đạt kết quả cao, đồng thời tạo hứng thú học tập của học sinh với bộ môn Địa lí được tốt hơn, tôi mạnh dạn chon đề tài “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí” và lấy dẫn chứng cụ thể trong bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”- Địa lí 12 để nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với phương pháp này chưa thực hiện được ở một số lớp vì có những hạn chế như lớp học quá đông, thời gian eo hẹp, một số học sinh chưa có tính tự giác trong quá trình học tập, nên để thực hiện được đồng bộ ở tất cả các lớp là rất khó. 2. Giải pháp khắc phục: Trong điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường và một số chủ quan và khách quan. Do vậy, người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng mọi biện pháp, khả năng có thể để áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong các bài giảng cần thiết. 7 Như vậy, để chuẩn bị tốt buổi thảo luận, giáo viên cần quan tâm đến hai khâu công việc rất quan trọng là: chuẩn bị nội dung thảo luận và tổ chức việc thảo luận. - Chuẩn bị nội dung thảo luận: Tức là chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận. Giáo viên nhắc nhở học sinh nghiên cứu trước ở nhà, để chuẩn bị ý kiến phát biểu. - Tổ chức thảo luận: chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.Yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo, các nhóm còn lại bổ sung. Cuối cùng giáo viên bổ sung kiến thức, giải thích thêm và kết luận. Ra bài tập, câu hỏi có liên quan đến bài học để học sinh về nhà làm. III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí cấp THPT: Để việc thảo luận đạt kết quả tốt, giáo viên cần quan tâm đến các khâu quan trọng sau: - Chuẩn bị nội dung thảo luận. - Tiến hành thảo luận. 1.1.Chuẩn bị nội dung thảo luận: - Trước hết giáo viên cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận. Những bài cho học sinh thảo luận thường là những bài không khó về mặt nội dung, nhưng được nhiều người quan tâm, có nhiều cách giải quyết khác nhau, đặc biệt phải gần gũi với học sinh. Nhất thiết không nên chọn những vấn đề mà cách giải quyết đã rõ. Việc thảo luận trong trường hợp này, sẽ biến thành một cuộc tham gia minh họa, làm rõ thêm vấn đề. Vấn đề thứ hai cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải nghiên cứu xem học sinh đã biết gì, cảm thấy gì, sẽ suy nghĩ gì về chủ đề sẽ nêu ra. Nội dung thảo luận có thể lấy từ sách giáo khoa Địa lí. Đó là các vấn đề về tài nguyên, môi trường, dân số, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, của 8 đất nước. Phương pháp này sẽ thúc đẩy, nảy sinh sự hứng thú và sự tò mò giữa các học sinh. Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, giáo viên cần báo cho học sinh chuẩn bị, ý kiến phát biểu của học sinh phải được ghi ra giấy. Từ đó, học sinh sẽ ý thức được yêu cầu, nội dung của đề tài, các nguồn tài liệu chính, phương pháp tiến hành, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân. Học sinh cần nghiên cứu sách báo và tài liệu có liên quan, nếu cần thì phải tiến hành quan sát, tham quan các đối tượng cần thiết, phải thí nghiệm, phải đàm thoại với những người có thể cung cấp những thông tin có ích, phải thu thập hiện vật có thể minh họa khi thảo luận. Trước khi tiến hành thảo luận, giáo viên phải kiểm tra tới từng chi tiết: Học sinh chuẩn bị nội dung như thế nào? Tâm, thế đã sẵn sàng tham gia thảo luận hay chưa? Các điều kiện khác đã được chuẩn bị ra sao? Ví dụ: Việc kê bàn ghế, ánh sáng 1.2. Tiến hành thảo luận: - Khi tiến hành thảo luận, giáo viên nên thông báo về chủ đề, nội dung cần thảo luận, quy trình và thủ tục thảo luận. - Giáo viên phân công nhóm học tập và bố trí vị trí hoạt động của nhóm phù hợp theo thiết kế: Nhóm trưởng, thư kí và các thành viên. Tùy theo nhiệm vụ có thể có các cách tổ chức khác nhau: Cặp hai học sinh, nhóm 3 học sinh hoặc nhóm đông hơn 6- 10 học sinh. Trong hoạt động nhóm, học sinh ngồi đối diện nhau để tạo ra sự tương tác trong quá trình học tập, tránh trường hợp chia 2 dãy bàn một nhóm, học sinh bàn sau chỉ nhìn vào lưng của học sinh bàn trước. Nên chú ý tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có thể tham gia vai trò là nhóm trưởng, thư kí qua các hoạt động, để tạo cơ hội phát triển kĩ năng học tập và kĩ năng lãnh đạo, điều khiển cho tất cả học sinh. - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm học sinh: có thể giao cho mỗi nhóm học sinh một nhiệm vụ riêng biệt trong gói nhiệm vụ chung hoặc tất cả các nhóm 9 cùng thực hiện một nhiệm vụ. Giáo viên cần nêu rõ thời gian thực hiện và yêu cầu rõ sản phẩm của mỗi nhóm. - Hướng dẫn hoạt động của nhóm học sinh: Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm. Học sinh hoạt động cá nhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận, thống nhất kết quả chung của nhóm, thư kí ghi kết quả của nhóm, phân công đại diện trình bày kết quả trước lớp. * Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên cần phải chú ý: + Làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận, không cắt ngang lời học sinh, không phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên, để nhằm tăng thêm hứng thú của cuộc thảo luận, giáo viên cũng có thể đưa ra các câu hỏi hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi cho buổi thảo luận (nếu cần). + Nên tiếp xúc với học sinh bằng ánh mắt, nụ cười và có cử chỉ thân mật với những học sinh đang trả lời hoặc với học sinh nêu câu hỏi để khuyến khích học sinh. Nhạy cảm đối với thái độ của lớp học, tạo sự thích nghi dễ dàng với buổi thảo luận đó. + Khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân học sinh, biểu thị sự hài lòng hoặc thích thú với những câu trả lời hoặc bình luận chính xác, tập trung vào những đóng góp tích cực của học sinh. + Một số học sinh cố tình đưa ra những thông tin ngoài lề hoặc những sự kiện không thích hợp, hoặc hỏi những câu hỏi ngờ nghệch, giả vờ thú vị. Giáo viên nên nhanh chóng làm cho học sinh nhận thức được sự không phù hợp của những hành động đó mà không làm tổn thương đến cảm xúc của học sinh. + Khi thảo luận, giáo viên phải chú ý nghe những điều học sinh nói để họ hiểu họ định nói gì. Nếu không sẽ rất khó nhớ để tổng kết các ý kiến thảo luận của học sinh. Nên ghi chép lại những điểm cơ bản của mỗi ý kiến để phát hiện những mâu thuẫn trong các ý kiến phát biểu, kịp thời nêu vấn đề cho học sinh giải quyết, tránh được tình trạng thảo luận miên man ngoài lề. - Tổ chức học sinh báo cáo kết quả và đánh giá: 10 [...]... áp dụng phương pháp thảo luận nhóm, để đem lại kết quả cao nhất b Tổ chức thực hiện: * Giáo viên nêu ngắn gọn về mục đích, yêu cầu và nội dung cần thảo luận * Tiến hành hoạt động dạy và học theo phương pháp thảo luận nhóm: Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Địa lí 12 Cơ bản, nội dung cho học sinh thảo luận nhóm là phần 1 (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật) -Hoạt động 1: Thảo luận. .. KHẢO 1 Kĩ thuật dạy học Địa lí ở Trường THPT - Đặng Văn Đức; Nguyễn Thị Thu Hằng Nhà xuất bản Giáo dục năm 1999 2 Lí luận dạy học Địa lí - Nguyễn Dược; Nguyễn Trọng Phúc - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội- 1998 3 Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học - Nguyễn Lăng Bình- Đỗ hương Tr - Nguyễn Phương Hồng- Cao Thị Thặng - Nhà xuất bản Đại học sư phạm- 2010 4 Dạy học theo chuẩn... sinh trường, 19 lớp, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cảnh quan xung quanh nơi mình đang sinh sống và học tập Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đã được tôi áp dụng trong vài năm học, bắt đầu từ khi thực hiện theo phương pháp mới: Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm Nhưng cho đến năm học này, năm học 2 01 2- 2013, tôi mới áp dụng triệt để phương pháp thảo luận nhóm trong bài 14: Sử dụng và bảo vệ... nhiên - Địa lí 12, ở các lớp 12A5, 12A6, 12A 7 và kết quả đạt được thông qua bài kiểm tra đạt kết quả khả quan hơn, số học sinh khá giỏi nhiều hơn so với những lớp mà tôi không áp dụng phương pháp thảo luận trong các phần của bài học như lớp 12A8, 12A9 Kết quả cụ thể như sau: Bảng tổng hợp điểm kiểm tra của học sinh Lớp Sĩ số Lớp 12A8 40 Điểm Giỏi SL % 0 0 chứng 12A9 Tổng số Lớp thực 12A5 12A6 12A7... biệt là khối lớp cuối cấp giáo viên cần đề cao vai trò trong việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm phù hợp với từng nội dung bài giảng thật thường xuyên, nghiêm túc, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học b Về phía Ban giám hiệu Nhà trường: Trong điều kiện Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là rất cần thiết Để thực hiện tốt được phương pháp này trong mỗi bài... a Chuẩn bị nội dung thảo luận: - Trong bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”, giáo viên không áp dụng phương pháp thảo luận cho cả bài, mà chỉ áp dụng phương pháp 12 này trong một số phần cụ thể như phần 1 (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật) và phần 3 (Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác), còn phần 2 (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất) cho học sinh hoạt động cả lớp thích hợp hơn, mặt... năng phân tích bảng số liệu, bản đồ, kĩ năng nhận xét các hình ảnh và vi deo clip Để minh chứng cho những điều nói trên, tôi có thể đưa ra một số kinh nghiệm về việc thực hiện phương pháp thảo luận nhóm ở một số lớp khối 12, năm học: 2 01 2- 2013 tại Trường THPT Vĩnh Lộc, cụ thể trong bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Địa lí 12 Cơ bản * Các bước thảo luận nhóm được tiến hành trong bài giảng... pháp thảo luận nhóm trong bài giảng cụ thể: Bài 14 “ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Địa lí 12 Cơ bản Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bài: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” là rất cần thiết và phù hợp Bởi thông qua buổi thảo luận sẽ giúp học sinh chủ động, sáng tạo hơn trong việc lĩnh hội tri thức Qua bài học, giúp học sinh biết được tình trạng, nguyên nhân, hậu quả... hiệu quả học tập Giúp cho các em có một buổi thảo luận sôi nổi, hào hứng và đạt hiệu quả giáo dục cao * Ý kiến đề xuất: a Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy Địa lí ở các khối lớp, cần quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm Trong giảng dạy, giáo viên cần xem đây là phương pháp không thể thiếu, phương pháp cần thiết, được ứng dụng trong các bài, các phần ở tất cả các khối lớp, đặc... kĩ năng - Lê Thông- Đỗ Anh Dũng- Vũ Đình Hòa- Trần Thị Tuyến - Nhà xuất bản Đại học sư phạm- 2009 23 5 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí lớp 12 - Phạm Thị Sen- Nguyễn Hải Châu- Nguyễn Đức Vũ - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam- 2009 6 Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí cấp THPT - Đỗ Anh . buổi thảo luận. 2. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bài giảng cụ thể: Bài 14 “ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Địa lí 12. Cơ bản. Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong. TIỄN: 1.Thực trạng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy và học địa lí ở Trường Trung học phổ thông: a. Về phía giáo viên: Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong các bài giảng. cần thảo luận. * Tiến hành hoạt động dạy và học theo phương pháp thảo luận nhóm: Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Địa lí 12. Cơ bản, nội dung cho học sinh thảo luận nhóm

Ngày đăng: 18/04/2015, 09:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan