phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn

17 1.9K 3
phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn

MỤC LỤC A.Lời Mở đầu……………………………………………………………… 1 B.Nội Dung………………………………………………………………… 1 I- Vài nét về việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn…………………………………………………………………………. 1 1. Tài sản chung của vợ chồng………… 1 2. Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng… …………………… 2 II. Ba vụ việc tranh chấp về việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn…………………………………………… . 2 1.Vụ việc chia tài sản sau ly hôn có yếu tố nước ngoài………………… 2 2.Chia tài sản chung sau ly hôn có liên quan tới căn nhà đang thuê của nhà nước…………………………………………………………………… 6 3.Vụ việc chanh chấp về tài sản chung vợ chồng khi li hôn có liên quan tới gia đình…………………………………………………………………. 9 III.Nhận xét của nhóm về những quy định của pháp luật hiện hành… 13 1. Nhận xét…………………………………………………………………. 13 2. giải pháp………………………………………………………………… 14 C. Kết Luận……………………………………………………………… . 15 Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………… 16 1 A.Lời Mở đầu Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất - một trong những lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật dân sự. Điều 219, Bộ luật Dân Sự (BLDS) 2005 quy định: "1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất . 4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.". Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh việc phân chia tài sản chung của vợ chồngkhi vợ, chồng ly hôn. Hiện nay, khi gia đình hiện đại đang phải đối diện với nhiều vấn đề, các giá trị và chuẩn mực thay đổi khiến tình trạng ly hôn có xu hướng tăng mạnh, thì việc phân chia tài sản chung của vợ chồng càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Pháp luật hiện nay nghiên cứu và đề ra rất nhiều những văn bản luật mới để phù hợp với hiện tại. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng các quy định trên vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản ở các cấp Tòa án. Là sinh viên năm thứ nhất được học tập tại trường thì chúng em muốn nghiên cứu việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng sau ly hôn để thấy được thực tiễn áp dụng các điều luật vào thực tế xét xử. B.Nội Dung I- Vài nét về việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn. 1.Tài sản chung của vợ chồng. Tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng có chủ sở hữu chung hợp nhất. Điều 27, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: " Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sảnvợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoản thuận là tài sản chung" . Tài sản chung của vợ chồng được dùng vào việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh của cả gia đình. Vợ chồng đều có quyền ngang nhau đối với tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Khi một trong hai người thực hiện giao dịch mà tài sản có giá trị lớn phải được sự đồng ý của bên kia. Tài sản chung của vợ chồng không bao gồm tài sản của vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được tặng, cho riêng, thừa kế riêng . Khối tài sản vừa liệt kê trên được Luật Hôn nhân và gia đình xác định là tài sản riêng của vợ hoặc 2 chồng. Chúng chỉ có thể trở thành tài sản chung khi chủ sở hữu của tài sản đó là vợ hoặc chồng tự nguyện nhập khối tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của gia đình. 3. Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng được phân chia trong nhiều trường hợp. Mỗi trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng đều có những nguyên tắc riêng. Tuy nhiên, vì giới hạn của đề bài nên trong bài tiểu luận này chúng em xin phép được chú trọng đến những nguyên tắc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng trong trường hợp vợ, chồng ly hôn. Căn cứ Điều 95, Luật Hôn nhân và gia đình 2000; Trong trường hợp vợ chồng ly hôn thì việc phân chia tài sản khi ly hôn theo các nguyên tắc sau: 1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó; 2. Việc chia tài sản chung được giải quyết trên các nguyên tắc sau: a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. 3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. II. Ba vụ việc tranh chấp về việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn. 1.Vụ việc chia tài sản sau ly hôn có yếu tố nước ngoài. a.Tóm tắt nội dung vụ việc. Nguyên đơn là anh Nguyễn Huy Ngữ, sinh năm 1952 trú tại ba Lan, tạm trú tại công ty da Đại Lợi, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Bị đơn là chị Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1958, trú tại nhà số 116/10/38 đường Hoàng Hoa Thám, phường 12, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Người có quyền lợi và 3 nghĩa vụ liên quan là anh Tạ Đình Nam, trú tại khu tập thể Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trước đó tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã giải quyết cho anh Nguyễn Huy Ngữ và chị Nguyễn Thị Minh ly hôn. Về phần tài sản, tòa án ghi nhận hai bên tự thỏa thuận không yêu cầu tòa án xem xét. Do anh chị không tự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản chung nên anh khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết .Trong đơn anh Ngữ trình bày trước đây anh và chị Minh có thỏa thuận là chị Minh giao cho anh số tiền là 20.000 USD thì toàn bộ tài sản tại Hà Nội sẽ thuộc sở hữu của chị Minh, nhưng sau khi ly hôn chị Minh không chuyển cho anh số tiền thỏa thuận nên anh viết đơn yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chia tài sản chung của hai người là căn nhà 3 tầng, 1 tum trên diện tích đất 56,5 m 2 tại số 38B Nam Ngư, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ( thuộc thửa đất số 177, tờ bản đồ số 7, khu F đứng tên chị Nguyễn Thị Minh tại giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất ở ngày 31-12- 1998, nhà ở này chị Minh đang cho anh Tạ Đình Nam thuê ). Anh đề nghị được hưởng 1/2 giá trị căn nhà và được hưởng toàn bộ hiện vật đồng thời yêu cầu chị Minh phải thanh toán cho anh 1/2 số tiền thu được từ việc cho anh Tạ Đình Nam thuê nhà với giá 7.000.000 đồng/ tháng. Về phần mình chị Nguyễn Thị Minh trình bày: chị xác nhận tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn còn lại ngôi nhà 38B Nam Ngư nhưng trong quá trình giải quyết anh Ngữ đã viết “giấy cam kết” ngày 16/12/1995 với nội dung “hẹn muộn nhất 6 tháng sau sẽ phải trả 500.000.000 đồng anh lấy từ chị Minh nếu không trả sẽ mất căn nhà ở số 38B Nam Ngư”. Đồng thời tại đơn đề nghị ngày 25/5/2003 anh Ngữ và chị có thỏa thuận: chị đưa cho anh Ngữ 20.000 USD sau này anh sẽ trả còn lại toàn bộ tài sản hiện có ở Việt Nam (gồm cả căn nhà 38B Nam Ngư) thuộc sở hữu của chị. Mặc dù khoản vay 20.000 USD chị chưa giao cho anh Ngữ. Chị và hai con đã vào thành phố Hồ Chí Minh ở từ năm 2002. Nhà 38B Nam Ngư chị cho anh Nam thuê từ tháng 10/2002 đến tháng 10/2007. Chị đã nhận đủ tiền thuê nhà của anh Nam . Chị cũng nói thêm nhà số 38B Nam Ngư thuộc quyền sở hữu của chị nên chị không đồng ý chia cũng như thanh toán cho anh Ngữ 1/2 số tiền thu được từ việc cho thuê nhà. Anh Nam là người thuê căn nhà đã nêu trên, trong quá trình thuê anh có thực hiện sửa chữa một số chỗ trong căn nhà và chị Minh đồng ý thanh toán cho anh hai khoản chi phí gồm ốp lát nhà vệ sinh và chống thấm bể nước có giá trị là 12.000.000 đồng. Anh Nam cũng đồng ý các khoản sửa chữa khác anh tự chịu. Định giá tài sản theo biên bản định giá tài sản ngày 02/7/2007 cho thấy tổng giá trị nhà và đất là 4.581.288.000 đồng. Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ cũng 4 như qua quá trình tranh tụng của luật sư hai bên, Hội đồng xét xử xét thấy: chính xác là khi ly hôn hai anh chị chỉ còn căn nhà số 38B Nam Ngư là tài sản chung, tất cả các tài sản khác đã được giải trình và hai bên không có thắc mắc. Về phần “giấy cam kết” giữa anh Ngữ và chị Minh, mặc dù đã cam kết nếu chị Minh gửi đủ số tiền 20.000 USD sang Ba Lan cho anh Ngữ thì toàn bộ tài sản hiện có ở Việt Nam sẽ thuộc sở hữu của chị Minh nhưng do chị Minh chưa giao số tiền (cả anh Ngữ và chị Minh đều xác nhận) trên nên anh Ngữ không có nghĩa vụ phải thực hiện cam kết trên. Xét thấy chị Minh sau khi bán căn nhà tại 12 Nguyễn Quang Bích đã trả hết số nợ 500 triệu và mua căn nhà 27C VĨnh phúc III và được hưởng một mình toàn bộ khối tài sản ở 27C Vĩnh Phúc III mà trước đây chị Minh đã mua của chị Tuyết với giá 125 cây vàng. Anh Ngữ cũng không yêu cầu chia căn nhà này, như vậy chị Minh đã được hưởng về tài sản nhiều hơn anh Ngữ nên đối với khối tài sản còn lại là ngôi nhà 38B Nam Ngư thì chia đôi mỗi người 1/2 là hợp lý. Cả anh Ngữ và chị Minh đều yêu cầu được chia bằng hiện vật. Như đã nói ở trên tổng giá trị nhà và đất là 4.581.288.000 đồng. Chia tài sản chung anh Ngữ, chị Minh mỗi người được hưởng 1/2 giá trị tài sản tương đương với 2.290.644.000 đồng. Về hiện vật, chia cụ thể như sau: giành một lối đi chung về phía tay phải đứng từ cửa nhà vào kéo dài đến chân cầu thang của tầng 1 với chiều rộng 1m, chiều dài 7,92m, có diện tích 7,92 m 2 . Tổng giá trị xây dựng và giá trị sử dụng đất là 401.985.900đồng. Chia cho anh Ngữ 1 phòng mặt phố Nam Ngư có chiều rộng 3,02 m, chiều dài 6,72m (đến hết tường, sát chân cầu thang) về phía tay trái đứng từ cửa nhìn vào có tổng giá trị xây dựng và sử dụng là 1.092.573.102 đồng. Chị Minh được chia các diện tích sau: tầng 1 gồm phòng cầu thang 13,1 m 2 , bếp 14,59 m 2 có tổng giá trị là 1.165.783.612 đồng. Toàn bộ tầng 3 và cầu thang từ tầng 2 lên tầng 3 có giá trị xây dựng và giá trị sử dụng đất là 798.636.125 đồng. Toàn tầng 4 và cầu thang lên tầng 4, tum, phòng thờ, sân có giá trị xây dựng là 38.920.387 đồng. tổng cộng chị Minh được chia (kể cả 1/2 lối đi chung) là 2.204.332.577 đồng. Anh Ngữ phải thanh toán chênh lệch về tài sản cho chị Minh số tiền là 86.310.926 đồng. Về các công trình phục vụ sinh hoạt. Trên phần đất chị Minh được chia (phần phía trong) có bể nước ngầm và bể thoát nước thải ngầm chị được sở hữu còn chị phải tự làm đường nước và dẫn nước thải ngầm trên phần ngõ đi chung. Anh Ngữ phải tự làm hệ thống thoát nước và dẫn nước ngầm trên phần đất được chia. Hai bên cùng có trách nhiệm xây ngăn ngõ đi chung nếu bên nào không xây bên còn lại xây và sẽ được sở hữu bức tường ngăn. Hai anh chị cùng được sử dụng chung ngõ đi và cầu thang từ tầng 1 lên tầng 2. Ghi nhận sự thỏa thuận giữa anh Nam và chị Minh. 5 Về phần tiền thuê nhà chị Minh đã quản từ tháng 10/2002 đến tháng 6/2007 là 392.000.000 đồng, chấp nhận 1 phần yêu cầu của anh Ngữ. Buộc chị Minh phải thanh toán tiền cho thuê nhà cho anh Ngữ là 130.670.000 đồng. b.Một số nhận xét của nhóm. Theo ý kiến nhận xét, đánh giá của nhóm em thì quyết định giải quyết vụ việc trên của tòa án là hoàn toàn chính xác và đầy đủ căn cứ, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Thứ nhất, việc anh Ngữ khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của anh và chị Minh là căn nhà số 38B Nam Ngư là có căn cứ. Đúng là có việc “cam kết” giữa anh và chị Minh về khoản tiền 20.000 USD nhưng nay chị Minh vẫn chưa thực hiện giao cho anh khoản tiền trên nên anh không cần thực hiện như đã cam kết là sẽ để chị Minh sở hữu toàn bộ tài sản chung của hai người ở Hà Nội trong đó có căn nhà 38B Nam Ngư. Cả anh và chị đều thừa nhận đây là tài sản chung do công sức của cả hai người tạo ra trong thời kì hôn nhân. Cả hai người đều muốn chia bằng hiện vật nhà. Lại xét thấy, hiện tuổi đã cao anh Nguyễn Huy Ngữ muốn trở về Việt Nam sinh sống nhưng không có nhà ở, chị Minh đã có nhà ở ổn định trong thành phố Hồ Chí Minh nhà 38B Nam Ngư chị Minh không ở mà chỉ cho thuê. Căn cứ vào điều 169, Bộ luật dân sự 2005 “quyền sở hữu của cá nhân được pháp luật công nhận, bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình”. Như vậy việc chị Minh, anh Ngữ đều có nguyện vọng chia nhà là chính đáng, được chấp nhận. Thứ hai, căn cứ áp dụng điều 95 về việc áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng, khoản 4 Điều 100 “ Các quy định của Chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài” khoản 3 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 “Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài, xem xét việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam”. Việc giải quyết vụ việc của anh Nguyễn Huy ngữ khi anh đang định cư ở nước ngoài nhưng có tranh chấp về tài sản sau ly hôn cũng được giải quyết bằng các điều luật chung tài sản được chia đôi không có sự phân biệt là hoàn toàn hợp lý. 6 Thứ ba, áp dụng điều 175, Bộ luật dân sự 2005 quy định về hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại. Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2002 đến tháng 10/2007 ngôi nhà 38B Nam Ngư vẫn thuộc khối tài sản chung của anh Ngữ và chị Minh nên khoản tiền mà chị Minh thu được từ việc chị cho anh Tạ Đình Nam thuê nhà chính là lợi tức phát sinh từ khối tài sản chung đó và như vậy với tư cách là đồng sở hữu chủ anh Ngữ có quyền được hưởng khoản lợi tức này. Việc chị Minh phải chia cho anh 1 phần tiền này là hoàn toàn chính đáng. Thứ tư, việc Tòa án phân chia rõ ràng về quyền sở hữu, sử dụng đối với các công trình khác như hệ thống điện, cấp thoát nước như vậy là có căn cứ, hợp đồng thời cũng tránh được những xung đột không cần thiết cho những người sử dụng về sau. Ly hôn – một hiện tượng xã hội. Theo nguyên tắc chung, khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh và gắn liền tương ứng trong quan hệ vợ chồng từ khi kết hôn cũng hoàn toàn chấm dứt khi vợ chồng ly hôn. Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của vợ chồng. Giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn luôn là một việc khó khăn, phức tạp và nhiều vướng mắc. Nếu vợ chồng có thể thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản khi ly hôn là tốt nhất bởi xét cả về tình thì dù sao trước đó họ cũng đã từng chung sống tình cảm với nhau khi ly hôn thì cũng nên để mọi việc nhẹ nhàng êm thấm, bản thân họ và con cái họ sẽ thấy tâm không bị nặng nề hay ít nhất họ cũng tạo cho mình một chút tốt đẹp về nhau. Khi có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án cần phải giải quyết vụ việc trên cơ sở áp dụng các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng và các nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng theo Bộ luật dân sự và Luật hôn nhân & gia đình. 2.Chia tài sản chung sau ly hôn có liên quan tới căn nhà đang thuê của nhà nước. Tóm tắt vụ việc Nguyên đơn: chị Nguyễn Thị Ánh Minh, sinh năm 1969 tạm trú số 1 ngõ 629/12 Kim Mã, phường ngọc Khánh, Quận Ba Đình Hà Nội. Bị đơn : Anh Nguyễn Ngọc Tuấn Sinh năm 1965, trú tại số 7 ngõ 28 phố ngọc khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội. Người có quyền, lợi ích nghĩa vụ liên quan: công ty cổ phần đầu tư và giao thông vận tải do ông Vũ tử Bình – trưởng phòng tổng hợp làm đại diện. Trụ sở 17 Nguyễn Đình Chiểu Hai Bà Trưng Hà Nội. Theo lời chị Minh khai: 7 Ngày 6/2006 vợ chồng anh đã ly thân và sau đó ly hôn. Trong quá trình sống chung anh chị có tài sản chung là căn nhà 4 tầng tại số 7, ngõ 28 Phố Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội( do bố mẹ anh chia cho lúc còn là căn nhà cấp 4) diện tích là 12m 2 và sân là 5m 2 , sau đó vợ chồng đã phá đi xây căn nhà bê tông 2,5 tầng trị giá khoảng 65 triệu đồng, năm 2001 vợ chồng anh đã xây thêm tầng 3 và 4, nới tum và sửa chữa làm lại cầu thang lắp gỗ hết khoảng 38 triệu tiền vợ chồng dành dụm. theo lời chị Minh thì căn nhà này là vợ chồng chị thuê của công ty xây dựng và quản đường sắt và chị yêu cầu chia để mẹ con chị có chỗ ở. Số tiền của 2 vợ chồng dành dụm có 1 sổ tiết kiệm trị giá 42 triệu đồng và sau khi ly thân chị đã gửi số tiền chi tiêu hàng tháng cho bố con anh tuấn và còn lại 7.5 triệu đồng chị đã chi tiêu cho bản thân. Ngoài ra vợ chồng anh chị có 5 chỉ vàng thì anh tuấn cầm 4 chỉ, chị cầm 1 chỉ.Và số tiền bảo hiểm FRUDENTINAL trị giá 7.5 triệu đồng chị mua bảo hiểm cho 2 con. Chiếc máy di động cityphone trị giá 980.000 đồng. Và về vấn đề giấy xác nhận anh Tuấn vay bạn 7 triệu đồng là không đúng và chị kí là do Bị anh Tuấn ép buộc nên chị không ghi ngày tháng và kí tên nên chị không công nhận giấy xác nhận này. Còn anh Tuấn thì cho rằng ngôi nhà khi xây lần 1 là 2,5 tầng là do tiền riêng của anh làm được từ trước thời kì hôn nhân.anh yêu cầu chia số tiền 15 triệu đồng chị cho người khác vay( tuy nhiên anh không có giấy tờ nào chứng minh có số tiền đó) và số tiền 2.800.000 đồng chị cho chị Vân vay trong thời kì hôn nhân. Về phía nguồn gốc ngôi nhà công ty đường sắt số 1 giao cho ông Nguyễn Văn Mười bố đẻ anh tuấn theo quyết định 218/HC-CT. Năm 2001 anh Tuấn đã đến kí hợp đồng với công ty. Năm 2005 theo nghị định 61 vợ chồng anh Tuấn, chị Minh được quyền mua lại căn nhà nhưng đến nay do trục trặc nên vợ chồng anh không đến làm thủ tục mua nhà và nộp tiền với công ty. Về mặt pháp thì công ty vẫn là chủ quản với mảnh đất trên và phía công ty đồng ý cho anh Tuấn và chị Minh tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà và có thể làm thủ tục mua nhà. Xét các tình tiết nên tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xử: Xác định tài sản chung trong thời kì hôn nhân của anh Tuấn và chị Minh gồm có : 2.800.000 đồng chị Minh cho chị vân vay, chị Vân đã trả cho chị Minh; 1 quyển sổ bảo hiểm trị giá 7,5 triệu đồng; 1 điện thoại cityphone trị giá 980.000 đồng; 5 chỉ vàng trị giá 7.000.000 đồng. phần tài sản này được chia cho mỗi người một nửa. Về nhà ở: xác định căn nhà 15 2 tại địa chỉ số 7 ngõ 28 phố Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội là nhà và đất của anh Tuấn và chị Minh. Anh Tuấn và Chị Minh đã cải tạo và xây thành nhà 4 tầng, trị giá xây dựng là 124.199.145 đồng. 8 mỗi người được hưởng ½ căn nhà. Anh chị có yêu cầu chia hiện vật nên chia cho anh Tuấn sử dụng tầng 2 có 24,1m 2 , chị Minh quản sử dụng tầng 3; tầng 1 và tầng 4 sử dụng chung. Anh Tuấn và chị Minh được tiếp tục hợp đồng thuê nhà với công ty xây dựng và phát triển đường sắt cho đến khi nhà nước thực hiện chính sách mới. Nhận xét của nhóm Nhóm em đồng ý với những gì mà tòa án giải quyết bởi vì: Thứ nhất: xét theo quy định của pháp luật hiện hành: Theo quy định tại :Điều 27 - luật hôn nhân gia đình 2000: “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sảnvợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Như vậy việc chị Minh đòi căn nhà là đúng bởi vì căn nhà là khối tài sản mà anh, chị xây dựng được trong thời kì hôn nhân và anh Tuấn cũng không chứng minh được việc số tiền bỏ ra xây nhà là số tiền riêng của anh nên việc tòa án đã xác định chia mỗi người một nửa tài sản là hoàn toàn có căn cứ. và việc số tiền là 2.800.000 chị cho chị Vân vay trong thời kì hôn nhân và chị Vân đã giả cho chị thì nó là tài sản chung; số tiền trong bảo hiểm, số tiền mua máy di động cityphone; 5 chỉ vàng đều nằm trong khối tài sản chung hợp nhất của 2 vợ chồng… như tòa án đã xác định là hoàn toàn hợp lý. Còn số tiền 15 triệu anh Tuấn khai là chị Minh cho người khác vay nhưng không có chứng cứ và việc giấy xác nhận anh Tuấn vay 7 triệu đồng là không có giá trị vì chị Minh không kí và không ghi ngày tháng, chị không thừa nhận nên khối tài sản này không thể nằm trong khối tài sản chung của 2 người trước khi ly hôn. Thứ 2: Theo Điều 95 - Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:“1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuân; nếu không thỏa thuân được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo những nguyên tắc sau đây:“ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.” Như vậy vì hai bên không thỏa thuận được việc chia tài sản nên tòa án đã giải quyết chia đôi tài sản theo đúng nguyên tắc chia tài sản của luật hôn nhân và gia đình. 9 Thứ 3: Áp dụng Điều 497 BLDS về quyền và nghĩa vụ của những người thuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà ở “những người thuộc bên thuê trong hợp đồng thuê nhà có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với bên cho thuê và phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ liên đới của bên thuê đối với bên cho thuê” anh Tuấn và chị Minh cùng có tên trong hợp đồng thuê nhà vì thế họ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau và họ có quyền tiếp tục ở ngôi nhà họ đang thuê và họ có toàn quyền và nghĩa vụ của bên thuê nhà. Thứ 4: Căn cứ vào điều 169, Bộ luật dân sự 2005 “quyền sở hữu của cá nhân được pháp luật công nhận, bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình”. Như vậy việc tòa án chia nhà theo hiện vật theo yêu cầu của nguyên đơn là hợp lí vì các bên có quyền được tôn trọng về quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên theo nhóm em thì tòa án cần xác định rõ hơn một số vấn đề sau: Thứ nhất : Tòa cần xác định rõ hơn về việc mua đất khi có nghị quyết mới của nhà nước và việc mua đất của công ty sẽ như thế nào? Trong hai người nếu mua đất thì chia đôi đất hay sao? Hay khi mua đất mà 1 bên có đủ tiền để mua còn một bên thì không có đủ số tiền thì sẽ giải quyết như thế nào? Thứ hai: Việc các công trình điện nước khi chia cơ sở vật chất ( cụ thể là ngôi nhà) thì tòa án chưa xác định được ai là chủ sở hữu các công trình điện nước. Chia tài sản sau hôn nhân hiện nay là một vấn đề hết sức khó khăn nhâtkhi chia hiện vật đặc biệt là chia nhà vì việc khi chia nhà rất còn phải xác định thực tế ngôi nhà, chia nhà sao cho có thể thuận lợi nhất cho việc sử dụng. Đối với nhà diện tích quá nhỏ cũng cần phải xét xem hai ngưòi có thực sự ở nhà đó từ trước khi ly hôn hay vợ, chồng đã có nơi ở khác (ở nhà tập thể cơ quan, quân đội…), hoặc đi công tác ở địa phương khác. Cách hay nhất là nên chia cho người đang thực sự ở nhà đất đó, còn cho người kia nhận giá trị. Đối với nhà đất có thể chia được mà cả hai bên đều yêu cầu chia, thì tuỳ tình hình cụ thể của nhà đất mà phân chia để đảm bảo giá trị sử dụng của nhà, chứ không máy móc phải chia thành hai phần bằng nhau cho cả hai bên đương sự. 3.Vụ việc chanh chấp về tài sản chung vợ chồng khi li hôn có liên quan tới gia đình. 1.1 Nội dung vụ việc như sau: Phía nguyên đơn: Chị Lê Thị Minh sinh năm 1975 có địa chỉ tại số 10 tổ 16 phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Phía bị đơn: Anh Nguyễn Thanh Bình sinh năm 1968, địa chỉ C9 – tập thể học viện hành chính quốc gia, phường Yên Hòa quận Cầu Giấy, Hà Nội. 10 [...]... chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sảnvợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôntài sản chung của vợ chồng Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng. .. nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân Tài sảnvợ chồng được thừa kế chung, tặng chungtài sản khác vợ chồng thoả thuận là tài sản chung Bên cạnh đó các nhà làm luật còn sử dụng những nguyên tắc suy đoán để xác định tài sản giữa vợ chồng đang có sự tranh chấp nhưng không có đủ căn cứ xác định là tài sản riêng của ai thì được xác định là thuộc tài sản chung của vợ chồng ( khoản 3-... tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thoả thuận (Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000) Vấn đề đặt ra là, rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản Trong... tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật này” 2 Giải pháp - Theo chúng tôi, pháp luật cần qui định rõ: Trong trường hợp người có quyền có đủ chứng cứ cho rằng, vợ chồng không có thoả thuận hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người có quyền có thể yêu cầu Toà án chia tài 15 sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn. .. phải qui định một giải pháp như sau: Khi chia tài sản chung, Toà án căn cứ vào do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia Việc chia tài sản chung căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn qui định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ; nếu tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thì áp dụng các qui định tại các điều 97, 98 và 99 của Luật HN&GĐ” Trong quan hệ pháp luật... đây là điểm mới của luật HN-GĐ năm 2000 nhằm bảo đảm sự công bằng trên cơ sở lợi ích của gia đình và của vợ chồng Vợ chồng bình đẳng đối với tài sản chung, khi thực hiện quyền sở hữu tài sản chung không bị phụ thuôc vào công sức đóng góp của vợ chồng Quy định này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế bởi vì: trong thực tế của từng cặp vợ chồng kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kì hôn nhân do điều... tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi việc chia tài sản chung đó thuộc thẩm quyền của Toà án Do đó, trong thực tiễn áp dụng, Toà án sẽ gặp khó khăn khi vận dụng căn cứ pháp để giải quyết các tranh chấp phát sinh Trước đây, Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 đã qui định: Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng. .. tài sản Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào? - Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ qui định, vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không có hoặc không thoả thuận được Tuy... dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận .Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất (khoản 1) Vì vậy: có đủ căn cứ xác định nhà và đất tại đất tại thửa ô số C9 tờ bản đồ 05 diện tích 44.03m2 tại học viện hành chính quốc gia, Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội là tài sản chung của vợ chồng anh Bình chị Minh Tuy nhiên xét... sản chung Luật HN-GĐ năm 2000 đã dự liệu về căn cứ nguồn gốc và thành phần các loại tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng Về vấn đề này luật HN-GĐ đã quy định tương đối đầy đủ, dễ vận dụng hơn so với luật HN-GĐ năm 1986 Cụ thể điều 27 luật HN-GĐ 2000 quy định tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập hợp pháp . chia tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng được phân chia trong nhiều trường hợp. Mỗi trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng đều. dứt khi vợ chồng ly hôn. Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của vợ chồng. Giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn

Ngày đăng: 04/04/2013, 13:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan