SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai

20 2.3K 10
SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai I. ĐẶT VẤN ĐỀ; Trong quá trình công tác, mỗi người thầy đều từng bước đúc kết cho mình những kinh nghiệm bổ ích để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Bản thân tôi cũng đã rất để tâm đến việc rút ra các kinh nghiệm riêng cho mình về giảng dạy, công tác chủ nhiệm Nhờ những kinh nghiệm đó, tôi đã dần khắc phục được những khó khăn, những vướng mắc, những nhược điểm, để đạt được những thành công trong sự nghiệp trồng người. Có thể nói rằng, công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường phổ thông nói chung và THPT Lê Lai hiện nay là công việc có khá nhiều khó khăn. Riêng ở trường THPT Lê Lai, nhiều giáo viên đã né tránh công tác chủ nhiệm. Vì có lẽ đây là một nhiệm vụ mà người thầy gặp nhiều bài toán khó khăn trong cách giáo dục học sinh, nhất là những học sinh chưa tiến bộ. Hơn nữa xã hội ngày nay có nhiều ảnh hưởng phức tạp đến học sinh, đội ngũ giáo viên bộ môn ít người để tâm đến hoàn cảnh, tính cách của học sinh tất cả dồn cho trách nhiệm của chủ nhiệm.Trong khi đó, bạo lực học đường đang là mối quan tâm không riêng của ngành giáo dục, mà đã trở thành vấn đề cả xã hội đều phải lo lắng, trăn trở. Vấn đề ngăn chặn bạo lực học đường được bàn đến trong cả phiên họp của Quốc Hội, các trường học, được mọi giới quan tâm. Bất kỳ trường học nào, lớp học nào cũng đều có không ít học sinh "CÁ BIỆT", thế nên chúng ta đã phải làm gì để giáo dục những học sinh như thế? Áp dụng biện pháp nào để có thể giúp cho những học sinh cá biệt dần trở thành những học sinh ngoan hơn, giúp các em phát triển toàn diện. Bản thân tôi là một giáo viên sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi có rất nhiều trăn trở trước vấn nạn học sinh chưa ngoan, học sinh cá biệt. Bản thân cũng từng giúp không ít trường hợp học sinh chưa ngoan thành những học sinh đúng mực đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này đã trở về trường nhiều hơn, biết ơn Thầy Cô giáo cũ nhiều hơn. Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa 1 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai Từ thực tế nêu trên, từ những kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh chưa ngoan, tôi xin đề xuất “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai”. Đối tượng học sinh cá biệt có thể có ở bất kỳ cấp học nào, lớp học nào, loại hình trường học nào và ở mỗi lứa tuổi, mỗi loại hình trường học thì các em có sự khác nhau về yếu tố tâm, sinh lý, khác nhau về yếu tố môi trường giáo dục, do thời gian ngắn hạn nên đề tài này chỉ giới hạn đối tượng là giáo dục Học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai. Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa 2 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Cơ sở lý luận của vấn đề. 1.1.Thế nào là học sinh cá biệt? Học sinh cá biệt có thể là: • Học sinh có những hành vi chống đối vô lối với giáo viên. • Học sinh có xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực. • Học sinh có những hành động kỳ quặc, khiến cho lớp học luôn trong trạng thái bất ổn. • Học sinh có thái độ xem thường bạn bè, thầy cô • Học sinh thường xuyên ăn nói thô tục • Học sinh thường xuyên không tham gia vào các hoạt động học tập của lớp 1.2. Giáo viên chủ nhiệm với tâm lí học sinh Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy học sinh bây giờ thích khuyên bảo nhẹ nhàng hơn là trách phạt. Giáo viên chủ nhiệm có “quyền lực” trong tay nhưng không phải vì thế mà lúc nào cũng lạm dụng nó, phải biết khi nào cứng rắn và khi nào mềm dẻo để xử lý các tình huống. Vì thế, ngoài năng lực chuyên môn giáo viên chủ nhiệm còn là một nhà tâm lý, hiểu thấu đáo những suy nghĩ, tâm tư của học trò. Nhiều lúc, giáo viên chủ nhiệm phải tự đặt mình vào vị thế của học sinh để hiểu được hành vi và thái độ của các em với cương vị là người trong cuộc. Và cũng có những lúc, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò như một quan tòa có lập luận sắc bén, biết cầm cân nảy mực và đặc biệt là phải quang minh chính đại, không thiên vị một ai Nếu trước đây học sinh rất thuần, chăm ngoan, luôn nghe lời thầy cô thì bây giờ có nhiều em ngỗ ngược, luôn muốn tự khẳng định mình. Vì thế, một giáo viên chủ nhiệm muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước hết phải thực sự thương yêu học sinh, coi các em như người thân của mình. Khi đã có tình yêu thương thì người thầy sẽ hiểu và biết cách dạy học sinh, ngược lại các em quý mến giáo viên Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa 3 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai của mình hơn. Chỉ khi tình yêu thương đặt đúng chỗ, học sinh mới cảm nhận được tình cảm từ trái tim thầy cô. Nói cách khác, giữa thầy và trò luôn có sự đồng điệu về tâm hồn. Trên thực tế, cùng một học sinh cá biệt nhưng đối với thầy cô này thì em chống đối còn với thầy cô khác lại phục tùng và nghe lời. Rõ ràng, điều quan trọng không phải là học sinh đã phạm lỗi ra sao mà nằm ở chỗ các em đã nhìn thấy lỗi của mình như thế nào? Làm được điều này chính là nhờ sự thu phục nhân tâm của giáo viên chủ nhiệm. 2. Thực trạng của vấn đề học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Lê Lai Trường trung học phổ thông Lê lai thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, ngôi trường được xây dựng gần đường Hồ Chí Minh. Học sinh phần lớn thuộc các xã phía Nam như: Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, Phùng Minh, Phùng Giáo, Vân Am chủ yếu học sinh là người dân tộc tiểu số, đi học phải ở trọ, học lực yếu, lại thích đua đòi, ăn chơi, dễ bị lôi kéo vào cá tệ nạn xã hội. Do vậy nếu như các em không nhận được sự dạy dỗ chỉ bảo tận tâm của cá thầy cô giáo và sự giáo dục sát sao của gia đình thì các em rất dễ trở thành nhừng học sinh cá biệt. Đây là vấn đề mà cả hội đồng giáo dục trường trung học phổ thông Lê Lai rất quan. Vậy thì thực trạng này có nguyên do từ đâu ? 2.1. Nguyên nhân chủ quan Đa số các em có hoàn cảnh khó khăn, thuộc đối tượng vùng 135, 30A, 116, mặt khác sự quan tâm của gia đình chưa được thường xuyên, thậm chí bố, mẹ các em phải đi nương, rẫy, đi làm ăn xa cả tháng, các em phải tự lo cuộc sống và học tập cho mình như em Phạm Văn Khuyên, Lê Văn Long, Bùi khắc Điểm Địa bàn cư trú rộng, đi lại khó khăn, nhiều em phải đi bộ từ 5 đến 10 km vì không có đường quốc lộ như em Quyền Linh, Nguyễn văn Chiến, Em Đinh thị Đạt ở tận xã Vân Am, Phùng Giáo phần nào ảnh hưởng đến sự chuyên cần đến lớp của các em . Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa 4 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai Một số học sinh có hoàn cảnh éo le, sống thiếu thốn tình cảm của bố, mẹ, có em phải ở với ông bà do bố, mẹ ly dị nhau như em: Bùi Văn Thành, Lường Thị Ngân, nên khi gặp những khó khăn trong cuộc sống các em thường lúng túng không tự mình giải quyết được dẫn đến bế tắc, chán nản, ý thức chấp hành nội quy của lớp, trường bị sao nhãng, thậm chí các em nóng nảy, thích gây sự với bạn bề, dẫn tới đánh nhau và như vậy các em thường xuyên vi phạm lỗi nhiều lần và trở thành học sinh cá biệt . Một số em là người dân tộc thiểu số trình độ nhận thức hạn chế thói quen sống tự do đã ăn sâu vào nhận thức vào nhận thức nên thường tự nghỉ học không hoặc có lý do hoặc thường xuyên đi học chậm. Đa số học sinh ở trường Trung học phổ thông Lê Lai học sinh có học lực trung bình, thậm chí có cả học sinh học lực yếu, hạnh kiểm trung bình, chất lượng đầu vào thấp, nhiều em chưa cố gắng trong học tập và rèn luyện. Đội ngũ cán sự lớp chưa có kinh nghiệm, chưa năng động, sáng tạo trong quản lý và chỉ đạo lớp, chưa xây dựng được nề nếp tự quản chưa tìm ra nhân tố điển hình gương mẫu. Chưa có biện pháp tác động cụ thể và kịp thời với những học sinh cá biệt 2.2. Nguyên nhân khách quan Trong xã hội hiện nay không ít những cám dỗ đời thường đã làm cho các em học sinh dễ bị sa ngã. Đặc biệt là các em ở lứa tuổi mới lớn các em dễ bắt chước, học theo, đua đòi như: chơi game, ngồi ở các quán chát trên mạng intenet, thậm chí còn tham gia vào các tệ nạn xã hội như bài bạc, mại dâm Sự bùng nổ công nghệ thông tin bên cạnh mặt tích cực giúp các em có kiến thức học tập sâu rộng, mặt khác lại tạo điều kiện cho các em nói dối thầy cô, gia đình. Ví dụ Em Lê Văn Thành Lớp 12A 8 dùng điện thoại nhờ một người khác đóng giả là bố, mẹ gọi điện đến cho giáo viên chủ nhiệm nói là con ốm, nhưng thực ra là để đi vào quán đánh điện tử cả ngày Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa 5 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai Bên cạnh đó vẫn còn không ít những phần tử xấu ngoài xã hội đã lôi kéo, mua chuộc các em tham gia vào các tệ nạn như bài bạc, ma tuý, ăn trộm, mại dâm. Tất cả chỉ vì ma lực của đồng tiền, và quan trọng nhất là do nhận thức của các em đang còn nông cạn, gia đình, thầy cô giáo lại không quan tâm kịp thời đúng lúc dẫn đến các em dễ bị sa ngã vào con đường xấu. Trước những thực trạng trên trong quá trình bản thân tôi làm công tác chủ nhiệm tại trường Trung học phổ thông Lê Lai, tôi rất băn khoăn, lo lắng, và luôn luôn tự đặt câu hỏi cho mình: Nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu? Do học sinh? Do thầy cô giáo? Do xã hội ? và tôi đã nhận thức rõ vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng cần thiét để giải quyết thực trạng trên. Giáo viên chủ nhiệm phải tìm ra biện pháp phù hợp, hiệu quả từng bước tháo nút cho những câu hỏi đặt ra. Từ đó từng bước uốn nắn, dạy bảo các em, sống phải có nề nếp, kỉ cương, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội, tự hoàn thiện mình để trở thành công dân có ích cho xã hội. Năm học 2012-2013, tôi may mắn được Ban Giám hiệu nhà trường phân công tiếp tục chủ nhiệm lớp 12A8. Đây là cơ hội để tôi áp dụng sáng kiến mà mình đả ấp ủ ,dày công nghiên cứu trong suốt thời gian qua. 3. Các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường Trung học phổ thông Lê Lai. 3.1.Giáo viên chủ nhiệm phải nắm hiểu rõ từng học sinh . Nắm vững học sinh là nhiệm vụ đầu tiên, tối cần thiết để đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp. Là một công việc mà giáo viên chủ nhiệm phải bắt tay tìm hiểu ngay từ đầu và thường xuyên trong suốt quá trình. Để làm được điều đó, giáo viên chủ nhiệm cần phải phối hợp với nhiều lực lượng để tím hiểu, phải tham gia nhiều hoạt động cùng học sinh để nắm bắt. a. Tìm hiểu hoàn cảnh: Bất kỳ một học sinh nào, cho dù là học sinh bình thường nhất đều có những hoàn cảnh và điều kiện gia đình không giống nhau. Kinh nghiệm cho thấy: ở lứa tuổi các em cấp 3, vấn đề tiền bạc không phải là quan trọng Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa 6 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai bậc nhất, với các em thì một gia đình hạnh phúc, yên ấm, vui vẻ chính là điều mà các em cần nhất. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định em nào có một gia đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, thường xuyên có xung đột giữa các thành viên trong gia đình Vì đó có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên "chưa ngoan" hoặc cũng có thể trở thành "tự kỷ" Đã có những gia đình trong đó, cha mẹ đều là những người thành đạt nhưng con của họ lại là những học sinh bị gọi là "học sinh cá biệt" do người cha và mẹ đi công tác liên tục, không có thời gian chăm sóc, gần gũi con để con có thể tâm sự, trao đổi, để hỏi han tình hình học tập, vui chơi của con. Những học sinh này thường sống với một người chăm sóc riêng hoặc chung sống với ông, bà và các em sẽ cảm thấy thiếu đi bàn tay người mẹ, ánh mắt người cha Người lớn chỉ biết đáp ứng đầy đủ, thậm chí là dư dả nhu cầu tiền bạc, vật chất cho con và xem đây là điều kiện tiên quyết cho con học hành, thực sự thì hành động này đã có thể vô tình đầy con của mình vào con đường lêu lỏng, ăn chơi và trở thành học sinh cá biệt, đến lúc phát hiện được thì có thể đã muộn rồi. Cũng có những gia đình, do xung đột giữa các thành viên trong gia đình diễn ra trước mắt của các em, khiến cho các em trở nên cộc cằn, hoặc xấu hổ với bạn bè có những hành vi bắt chước người lớn trong khi giải quyết các xung đột với các bạn cùng lớp và như vậy, vô tình người lớn đã đẩy các em trở thành học sinh cá biệt. Đã có trường hợp xung đột giữa Ông bà với Cha mẹ khiến cho các em mất lòng tin vào đấng sinh thành và trở nên hỗn láo, khó bảo, thường xuyên dùng vũ lực nhằm giải quyết các xung đột với bạn học. Cũng có trường hợp gia đình của các em quá khó khăn, các em phải lo phụ giúp gia đình để kiếm sống và thời gian học bài của các em ở nhà bị hạn chế, khiến sức học các em bị đuối dần, thế là các em trở thành học sinh cá biệt Nếu như giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được kịp thời hoàn cảnh sống của học sinh, chắc chắn sẽ có biện pháp kết hợp với gia đình để cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp hơn nhằm đưa học sinh trở lại chính mình Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa 7 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai b. Tìm hiểu về tâm sinh lý của học sinh: Học sinh cấp 3, lứa tuổi 15-18 này có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý. Các em không còn là trẻ con để cần được vỗ về chăm sóc, nhưng cũng chưa là người lớn để tự mình giải quyết mọi tình huống. Để khẳng định mình, các em dễ có những hành xử bột phát, bất ngờ mà chính các em cũng chưa ý thức một cách đầy đủ hậu quả sẽ đến. Vì vậy, một sự định hướng đúng đắn để giúp các em hình thành tính cách của mình sau này, là điều hết sức quan trọng khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ truyền đạt kiến thức trong học tập, các em cần được trao đổi mọi điều về chính bản thân, về những gì chân - thiện - mỹ trong cuộc sống. Các em thường có những hành vi bắt chước một cách thụ động với mọi người gần gũi với mình. Trong một ngày thì các em chỉ ở trường học tối đa là 8 giờ, còn lại, các em sống trong môi trường gia đình, xã hội xung quanh Có những em tập tành hút thuốc do thấy người lớn hút thuốc có những em chửi thề, nói tục một cách vô thức, do đã quen nghe và cảm thấy như vậy là hay, là sành điệu Nếu như giáo viên chủ nhiệm cập nhật kịp thời những thông tin này từ nhiều phía thì học sinh sẽ cảm nhận Thầy Cô của mình không lạc hậu và như vậy tiếng nói của Thầy Cô sẽ có ảnh hưởng hơn đối với các em. Các em sẽ lắng nghe những phân tính của Thầy Cô, Thầy Cô sẽ có nhiều cơ hội giáo dục hướng cho em phát triển tâm sinh lý phù hợp lứa tuổi. c. Tìm hiểu mối quan hệ bạn bè: Những mối quan hệ trong lớp, ngoài lớp cũng là điều mà Thầy Cô chúng ta cần quan tâm. Các em có thể tâm sự hàng giờ với bạn mà không bao giờ hé nửa lời với Thầy Cô về một vấn đề nào đấy, một số lớn các em học sinh xem bạn bè mình là chuyên gia tư vấn Bạn bè xấu, tốt ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em. Người xưa nói "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" điều này hoàn toàn không sai Vấn đề là ai sẽ đen? Ai sẽ sáng? thì Thầy Cô phải can thiệp một cách tế nhị, đúng lúc, kịp thời Và nếu như Thầy Cô trở thành người bạn của các em thì quả là không gì tốt hơn, điều này rất khó! Thầy Cô có thể tạo môi trường cho các em sinh hoạt chung và từ đó nảy sinh tình bạn tốt, Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa 8 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai hãy để cho các em phát triển tình bạn một cách tự do trong tầm kiểm soát chừng mực của người lớn. Vấn đề này cần có sự phối hợp của gia đình và nhà trường một cách chủ động. d. Tìm hiểu năng lực học tập: Có những học sinh học giỏi toán, lý, hóa nhưng lại kém Văn, Sử Có những học sinh rất giỏi ngoại ngữ và các môn xã hội nhưng lại sợ Toán, Lý Hãy khơi dậy sự tự hào của các em với nhưng sở trường và khuyến khích các em cố gắng đạt được những tiến bộ so với chính mình ở ngày hôm qua "hãy đừng phạm sai lầm ngày hôm qua mình đã gặp" chính là chủ trương mà tất cả học sinh đều phải thấm nhuần. Thầy Cô chủ nhiệm cần phải nắm được học sinh của mình yếu môn nào, khi nào thì bắt đầu sa sút, để từ đó có biện pháp thúc đẩy, phụ đạo kịp thời, không để học sinh có cảm giác bị bỏ rơi, không để cho học sinh vì yếu một môn mà nản lòng rồi kéo theo bỏ học, trở thành cá biệt. e. Tìm hiểu sở thích, năng khiếu: Hầu như mỗi học sinh nào đều có một năng khiếu nhất định, năng khiếu này có thể do bẩm sinh, do rèn luyện, vấn đề của người Thầy là thấy được năng khiếu ấy và phát huy sở trường của các em nhằm lấy nó làm động lực kéo theo cho học sinh cố gắng hơn ở những mặt còn kém. Có những học sinh thích lao động chân tay, khéo tay trong những hoạt động đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng lại học kém các môn cần sự tư duy. Có những học sinh thích văn nghệ, ca múa hát có những học sinh thích thể thao, võ nghệ Hãy để cho các em có cơ hội thể hiện mình với các bạn và như vậy các em sẽ trở nên nổi tiếng với các bạn, đấy chính là động cơ thúc đẩy các em học tập tốt hơn nhằm không làm xấu đi hình ảnh của mình với các bạn. Như vậy, tạo ra những hoạt động ngoại khóa, những buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp cũng chính là tạo ra những cơ hội cho các em có thể thể hiện tài năng của minh, lấy lại sự tự tin với các bạn, khẳng định thế mạnh của minh để từ đó các em được nhận sự khuyến khích của mọi người xung quanh, các em sẽ cố gắng nhiều hơn ở các mặt còn yếu kém. Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa 9 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai 3.2. Giáo viên cần xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh cá biệt. Sau khi đã thực hiện các bước tìm hiểu như trên, giáo viên sẽ phân tích và xác định nguyên nhân làm cho học sinh trở thành cá biệt. Nguyên nhân đó có thể là từ: • Gia đình có mâu thuẫn, đổ vỡ, xung đột hoặc gia đình đang gặp khó khăn. • Bản thân học kém một vài môn học nào đó, do mất căn bản • Sự lôi kéo của bạn bè vào những hoạt động không thiết thực • Một vài Thầy Cô nào đó có những hành động khiến cho các em mất lòng tin Thông thường các nguyên nhân này đi chung với nhau, chứ không đơn thuần riêng lẻ từng nguyên nhân. Thầy Cô phải tìm ra đâu là nguyên nhân chủ yếu: • Có thể chỉ là một phút ham chơi trò chơi điện tử, học sinh ấy đã lỡ xài hết tiền học phí, rồi dẫn đến lo sợ, bỏ học • Có thể do hoàn cảnh khó khăn, các em phải đi làm thêm ban đêm, buổi sáng mệt mỏi, buồn ngủ, không đủ sức theo học trong lớp. • Có thể do buồn chuyện gia đình, cảm giác tự ti xuất hiện, các em cảm thấy chán nản, mất phương hướng, tuyệt vọng, Từ việc xác định được nguyên nhân chủ yếu, tôi tin rằng phần việc còn lại hoàn toàn không khó khăn với một Thầy Cô tâm huyết với nghề, có tấm lòng yêu thương các em nhằm giúp các em có thể khắc phục những khó khăn, thay đổi được những suy nghĩ chưa đúng, để có thể trở thành những học sinh bình thường như bao bạn khác. 3.3. Giáo viên chủ nhiệm chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. a. Với Ban giám hiệu nhà trường và Hội đồng khen thưởng, kỉ luật của nhà trường Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa 10 [...]... Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1 Kết luận: Trên đây là một vài kinh nghiệm nhằm giáo dục học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Lê Lai, mà tôi đã đúc kết được từ thực tiễn làm công tác chủ nhiệm trong các năm qua Vấn đề giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường luôn luôn là... học 2011-2013): Từ một học sinh có sức học rất yếu, cuối năm học lớp 15 Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai 10 em phải thi lên lớp nhưng với sự nổ lực, cố gắng của bản thân và sự động viên của giáo viên chủ nhiệm em đã vươn lên với kết quả thật bất ngờ về mặt học tập: Năm lớp 11: học sinh TB; năm học 12: học sinh. .. nhiệm, BGH và các tổ chức đoàn thể trong trường Chính vì vậy chỉ có sự gắn kết của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội cùng quan tâm ủng hộ nhà trường và tham gia công tác giáo dục học sinh cá biệt mới có thể tin tưởng đạt được kết quả tích cực và bền vững 14 Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai 4 Hiệu quả.. .Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai Trong một số trường hợp đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, để cùng nhau có biện pháp phối hợp giáo dục các em Chúng ta không nên tự tin cho rằng chỉ một mình thôi sẽ có đủ bản lĩnh cảm hóa, giáo dục các em chưa ngoan, hậu quả sẽ khôn lường nếu như... Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai có thể không ngừng hoàn thiện mình trong mắt học trò Đơn giản một sự việc là, khó có thể yêu cầu các em gọn gàng, ngăn nắp, sống đẹp nếu bản thân người giáo viên chủ nhiệm chưa là một “hình mẫu” đối với các em Cần nhận thức rõ, giáo dục một con người là một quá trình không có... mà chính các em cũng chưa ý thức một cách đầy đủ hậu quả sẽ đến Vì vậy, một sự định hướng đúng đắn để giúp các em hình thành tính cách của mình sau này, là điều hết sức quan trọng 13 Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường Không chỉ truyền đạt kiến thức trong học tập, các em cần... tác động vào học sinh, giáo dục các em nên người Đây chính là dùng nhân cách để giáo dục nhân cách Tóm lại, với những yêu cầu và biện pháp nêu trên, hy vọng rằng công tác giáo dục học sinh cá biệt sẽ có những bước chuyển biến mới Tuy nhiên việc giáo dục nhân cách cho học sinh không thể thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ thực hiện bởi giáo viên chủ... Thanh Hóa Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai Cám ơn Thầy Cô đã bỏ thời gian để đọc qua đề tài này, mong rằng Thầy Cô sẽ có nhiều ý kiến đóng góp để chúng ta cùng nhau hoàn thiện những kinh nghiệm bổ ích nhằm giáo dục học sinh cá biệt, góp phần xây dựng nhà trường thành môi trường giáo dục thân thiện tích cực, gíup các em phát triển toàn diện và bền vững về nhân cách và... cũng rất cần chúng ta tạo cho họ một môi trường học tập tốt nhất trên cơ sở lớp có nề nếp, mỗi học sinh tích cực góp phần cho những tiết học tăng thêm hứng thú và hiệu quả 11 Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai Trong năm học 2012-2013 bản thân tôi đã mời các thầy cô giáo bộ môn dạy lớp 12 A8 mỗi tháng 1 lần , giống... khoảng 16 Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai thời gian ngắn và rồi, thời gian cũng như bản thân em không hề phụ tôi, chính em đã tìm và đến tận nhà tôi để nói lời xin lỗi dù em biết rằng em đã đánh mất chính em, đánh mất một khoảng thời gian cũng như một lượng kiến thức đáng quý của năm học cuối cấp này và em cũng . Hóa 17 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Trên đây là một vài kinh nghiệm nhằm giáo dục học sinh cá biệt tại trường trung học. và biết cách dạy học sinh, ngược lại các em quý mến giáo viên Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa 3 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai của. giáo dục Học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai. Nguyễn Thị Dậu – GV Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc Thanh Hóa 2 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Lê Lai II. GIẢI QUYẾT VẤN

Ngày đăng: 18/04/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan