Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường

106 3K 21
Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam 19, tài nguyên được hiểu là “tổng lượng một dạng thức sẵn có trong môi trường, như đất đai, nhân lực, tư liệu sản xuất, cơ hội, khả năng, tiền vốn, dữ liệu khoa học, thông tin... được khai thác, sử dụng trong những điều kiện xã hội, kinh tế và công nghệ nhất định”. Có nhiều loại tài nguyên khác nhau như: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên kinh tế, tài nguyên xã hội, tài nguyên khoa học, vv. Việc đánh giá tài nguyên thay đổi theo những biến đổi về kinh tế (vd. biến đổi về giá cả), về xã hội và khoa học công nghệ (vd. công nghệ mới có thể làm tăng số lượng tài nguyên). Phần tài nguyên có thể khai thác theo công nghệ thông dụng, trong những điều kiện kinh tế và xã hội hiện thời gọi là dự trữ. Những dự trữ đã được nhận biết có thể chia thành loại dự trữ đã xác minh, loại có thể có và loại có thể thu hồi; những dự trữ khác được phát hiện thì hoặc là dự trữ giả thiết hoặc là dự trữ theo lí thuyết.Nói cách khác, tài nguyên, theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ nhu cầu cầu phát triển của mình. Tùy theo tiêu chí, tài nguyên được phân chia thành các dạng khác nhau. Nếu dựa vào khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình khai thức sử dụng, người ta chia ra: tài nguyên có thể bị cạn kiệt và tài nguyên không cạn kiệt. Nếu dựa vào khả năng có thể phục hồi trong quá trình khai thác sử dụng, người ta chi ra: tài nguyên có thể phục hồi và tài nguyên không thể phục hồi. Nếu dựa vào nguồn gốc phát sinh, người ta chia ra: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Nếu dựa vào mục đích sử dụng, người ta có thể chia ra: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch,…Nói tóm lại, tài nguyên là một phạm trù lịch sử, ranh giới của nó mở rộng theo thời gian cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Việc phân loại tài nguyên phụ thuộc vào tiêu chí phân loại.1.1.1.2. Tài nguyên đấtĐất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông, lâm nghiệp.Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%.Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực).1.1.1.3. Tài nguyên nướcNước là nguồn tài nguyên có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Tài nguyên nước được hiểu là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển, đại dương và trong khí quyển. Theo luật tài nguyên nước Việt Nam năm 2013 11 Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất. 1.1.1.4. Tài nguyên khí hậuTài nguyên khí hậu được định nghĩa bao gồm gió, ánh sáng mặt trời, lượng mưa và các thành phần của khí quyển có khả năng được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động của con người. Trên thực tế tài nguyên khí hậu của có thể được khai thác theo từng thành phần riêng biệt (tài nguyên năng lượng gió, năng lượng mặt trời…) hoặc tổng hợp của các yếu tố để tạo nên một điều kiện khí hậu đặc trưng nào đó (khí hậu ôn đới núi cao: Sapa, Đà Lạt…). 1.1.1.5. Tài nguyên sinh vậtLà toàn bộ giống loài trên trái đất có khả năng phục vụ cho nhu cầu của con người. Tài nguyên sinh vật bao gồm tài nguyên thực vật và tài nguyên động vật. Giá trị của tài nguyên sinh vật thể hiện ở mức độ phong phú về chủng loại, số lượng cá thể và mức độ quý hiếm của các loài.1.1.1.6. Tài nguyên khoáng sảnTài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v...).Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách: Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng); Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất); Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy)….

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Các khái niệm về tài nguyên 1.1.1.1. Tài nguyên Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam [19], tài nguyên được hiểu là “tổng lượng một dạng thức sẵn có trong môi trường, như đất đai, nhân lực, tư liệu sản xuất, cơ hội, khả năng, tiền vốn, dữ liệu khoa học, thông tin được khai thác, sử dụng trong những điều kiện xã hội, kinh tế và công nghệ nhất định”. Có nhiều loại tài nguyên khác nhau như: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên kinh tế, tài nguyên xã hội, tài nguyên khoa học, vv. Việc đánh giá tài nguyên thay đổi theo những biến đổi về kinh tế (vd. biến đổi về giá cả), về xã hội và khoa học công nghệ (vd. công nghệ mới có thể làm tăng số lượng tài nguyên). Phần tài nguyên có thể khai thác theo công nghệ thông dụng, trong những điều kiện kinh tế và xã hội hiện thời gọi là dự trữ. Những dự trữ đã được nhận biết có thể chia thành loại dự trữ đã xác minh, loại có thể có và loại có thể thu hồi; những dự trữ khác được phát hiện thì hoặc là dự trữ giả thiết hoặc là dự trữ theo lí thuyết. Nói cách khác, tài nguyên, theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ nhu cầu cầu phát triển của mình. Tùy theo tiêu chí, tài nguyên được phân chia thành các dạng khác nhau. - Nếu dựa vào khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình khai thức sử dụng, người ta chia ra: tài nguyên có thể bị cạn kiệt và tài nguyên không cạn kiệt. - Nếu dựa vào khả năng có thể phục hồi trong quá trình khai thác sử dụng, người ta chi ra: tài nguyên có thể phục hồi và tài nguyên không thể phục hồi. - Nếu dựa vào nguồn gốc phát sinh, người ta chia ra: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. - Nếu dựa vào mục đích sử dụng, người ta có thể chia ra: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch,… 2 Nói tóm lại, tài nguyên là một phạm trù lịch sử, ranh giới của nó mở rộng theo thời gian cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Việc phân loại tài nguyên phụ thuộc vào tiêu chí phân loại. 1.1.1.2. Tài nguyên đất Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông, lâm nghiệp. Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực). 1.1.1.3. Tài nguyên nước Nước là nguồn tài nguyên có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Tài nguyên nước được hiểu là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển, đại dương và trong khí quyển. Theo luật tài nguyên nước Việt Nam năm 2013 [11] Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất. 1.1.1.4. Tài nguyên khí hậu Tài nguyên khí hậu được định nghĩa bao gồm gió, ánh sáng mặt trời, lượng mưa và các thành phần của khí quyển có khả năng được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động của con người. Trên thực tế tài nguyên khí hậu của có thể được khai thác theo từng thành phần riêng biệt (tài nguyên năng lượng gió, năng lượng mặt trời…) hoặc tổng hợp của các yếu tố để tạo nên một điều kiện khí hậu đặc trưng nào đó (khí hậu ôn đới núi cao: Sapa, Đà Lạt…). 1.1.1.5. Tài nguyên sinh vật Là toàn bộ giống loài trên trái đất có khả năng phục vụ cho nhu cầu của con người. Tài nguyên sinh vật bao gồm tài nguyên thực vật và tài nguyên động vật. Giá trị của tài nguyên sinh vật thể hiện ở mức độ phong phú về chủng loại, số lượng cá thể và mức độ quý hiếm của các loài. 3 1.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày. Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v ). Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách: Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng); Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất); Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy)…. 1.1.1.7. Bản chất của việc khai thác và sử dụng tài nguyên Quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên là quá trình con người khai thác các chất, các thuộc tính có ích của các vật thể và các lực trong tự nhiên, đồng thời để lại trong môi trường các chất thải và năng lượng thừa, một mặt có thể làm tài nguyên bị cạn kiệt, mặt khác lại làm cho môi trường bị ô nhiễm. Quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên chính là quá trình con người tham gia vào các chu trình vật chất, năng lượng trong tự nhiên, làm cho các chu trình này bị biến đổi phức tạp hơn, đồng thời lại tạo ra các bộ phận mới có nguồn gốc nhân tác. Chẳng hạn, trong quá trình sử dụng tài nguyên nước, con người đã làm thay đổi vòng tuần hoàn nước trên toàn cầu, và việc bơm nước vào các vỉa dầu đã loại bỏ một bộ phận nước trên trái đất ra khỏi vòng tuần hoàn. Con người đã làm thay đổi mạnh mẽ chu trình cacbon, nitơ… Do tính chất không thể chia cắt được của môi trường tự nhiên, nhất là của khí quyển, thủy quyển và sinh quyển, nên tác động của con người lên môi trường ở địa phương có thể truyền được đi xa hàng trăm, hàng nghìn kilômet, làm cho vấn đề môi trường về bản chất là vấn đề toàn cầu. Ví dụ, ở Bắc Cực không có hoạt động trồng trọt, nhưng người ta đã từng phát hiện được thuốc trừ sâu trong sữa của gấu trắng Bắc Cực. Điều này càng rõ nét khi mà trong thời đại 4 ngày nay, khi mà ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất cũng có thể chịu tác động do hoạt động của con người. Do quy luật trao đổi vật chất và năng lượng trong lớp vỏ cảnh quan nên các tác động của con người lên tự nhiên, có thể gây ra những phản ứng dây chuyền, làm cho các tác động gây hậu quả không mong muốn có thể mở rộng quy mô và trở lên khó kiểm soát hơn. Chính điều này đòi hỏi con người cần sớm nhìn ra các xu hướng diễn biến của các phản ứng dây chuyền để có thể điều chỉnh kịp thời. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ mà sức mạnh của con người có thể so sánh với lực lượng địa chất. Con người thể hiện sức mạnh khổng lồ của mình trong việc cải tạo và chế ngự tự nhiên. Nhưng cùng với những thành quả đạt được, loài người đã phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn, đến mức nhiều nhà khoa học lo ngại về một cuộc “khủng hoảng sinh thái”. Khi tác động theo hướng cải tạo thiên nhiên ở quy mô lớn thì các hậu quả không mong muốn tiềm tàng cũng ở quy mô lớn tương ứng. Thiên nhiên có khả năng duy trì trạng thái cân bằng và có khả năng tự làm sạch. Tuy nhiên nếu tác động của con người vượt quá những giới hạn cho phép thì trạng thái cân bằng bị phá vỡ, môi trường bị suy thoái hoặc ô nhiễm. Trong quá trình sử dụng tài nguyên, con người làm thay đổi mạnh mẽ cảnh quan cũng như phân bố lại vật chất trên lớp vỏ trái đất, tạo ra các dị thường địa hóa, chẳng hạn các kim loại phân bố khá phân tán trong vỏ Trái Đất, nhưng nhờ công nghiệp luyện kim, con người đã tích tụ chúng ở các máy công cụ, phương tiện vận tải, các công trình xây dựng… Các dị thường địa hóa này thường gắn nhiều nhất với các vùng nông nghiệp thâm canh, các trung tâm công nghiệp. Và đáng ngại thay, các nơi này lại là vùng tập trung đông dân cư. Chính vì vậy mà các ổ gây ô nhiễm càng dễ gây hại cho sức khỏe cộng đồng. Thiên nhiên tồn tại ở thể cân bằng động. Dưới tác động của con người, cân bằng động này bị phá vỡ, cân bằng động mới được thiết lập. Quan hệ qua lại giữa môi trường địa lý và xã hội loài người phát triển qua hàng chuỗi các cân bằng động như vậy. Việc bảo vệ tự nhiên, khôi phục các trạng thái cân bằng của tự nhiên không có nghĩa là khôi phục lại đúng trạng thái cân bằng ban đầu đã mất. Iu. G. Xauskin (1973) đã cảnh báo (mặc dù lúc bấy giờ chưa phổ biến quan niệm phát triển bền vững) rằng nền sản xuất xã hội phát triển mở rộng như một vòng xoáy trôn ốc với biên độ ngày càng lớn, còn cơ sở tài nguyên của nhân loại 5 lại thu hẹp như một vòng xoáy trôn ốc với biên độ ngày càng nhỏ, và đó chính là một mâu thuẫn lớn trong quá trình phát triển. Ngay từ lúc ấy, Iu. G. Xauskin đã nhấn mạnh đến sự phụ thuộc của số phận loài người vào cách thức con người khai thác tự nhiên, số phận của nhân loại không tách rời số phận của môi trường tự nhiên trên Trái Đất. Ông đã nhìn thấy khía cạnh đạo đức trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, điều mà sau này người ta nói đến trong khái niệm phát triển bền vững sao cho sự phát triển của thế hệ hôm nay không làm tổn hại đến sự phát triển của thế hệ tương lai. Loài người có thể làm cho việc sử dụng tài nguyên hợp lý hơn thông quá quá trình tổ chức hợp lý lãnh thổ sản xuất, hợp lý hóa các chu trình năng lượng – sản xuất, các chu trình tài nguyên, sử dụng tổng hợp nguyên liệu, năng lượng, giảm thiểu các chất thải và năng lượng thừa chuyển vào môi trường, tìm kiếm các công nghệ sạch (công nghệ không tạo ra chất thải), tìm kiếm các vật liệu mới và các nguồn năng lượng mới, tái tạo tài nguyên, tái sử dụng phế liệu. Tuy nhiên những lợi ích kinh tế do sử dụng tự nhiên hợp lý là có tính chất lâu dài, đòi hỏi đầu tư lớn, trong nhiều trường hợp không hấp dẫn các nhà sản xuất và ở các nước nghèo, có nhiều hạn chế về khả năng vốn và công nghệ, thì điều này cũng không dễ thực hiện. Còn nhiều lý do về kinh tế, chính trị là rào cản nhân loại có các giải pháp toàn diện và toàn cầu để sử dụng hợp lý tài nguyên có giới hạn của Trái Đất và giữ cho Trái Đất an toàn về môi trường. 1.1.2. Các khái niệm về môi trường 1.1.2.1. Môi trường Theo Luật bảo vệ Môi trường (2005) [11] Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam [19], môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”. Nội dung quản lí MT: bảo vệ rừng và bảo đảm độ che phủ trên lãnh thổ; chống ô nhiễm không khí, nước và đất; bảo hộ lao động; giải quyết và tận dụng các phế thải; chống xói mòn, laterit và hoang mạc hoá đất đai; quản lí nơi cư trú cho các sinh vật, bảo vệ và chống sự tiêu diệt các loài sinh vật quý hiếm; bảo vệ 6 mĩ quan và các di sản văn hoá; khai thác hợp lí, bảo vệ và làm giàu tài nguyên, vv. "Luật bảo vệ môi trường" của Việt Nam quy định những hoạt động giữ cho MT trong lành, sạch đẹp, cải thiện MT, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho MT, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 1.1.2.2. Ô nhiễm môi trường Theo luật bảo vệ môi trường 2005 của Việt Nam, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường, không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Điều 3). Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới: sự ô nhiễm là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây tác hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Như vậy, môi trường chỉ được gọi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân gây ô nhiễm đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. 1.1.3. Khái niệm sinh thái học và hệ sinh thái 1.1.3.1. Sinh thái học Sinh thái học là khoa học tổng hợp về quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường và giữa các sinh vật với nhau. 1.1.3.2. Hệ sinh thái Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau. 1.1.3.3. Đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái. Đa dạng hệ sinh học bao gồm: - Đa dạng về di truyền: là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền của cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài; những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa các quần thể. - Đa dạng loài: là sự phogn phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê. 7 - Đa dạng hệ sinh thái: là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau trên cạn cũng như dưới nước tại một vùng nào đó. 1.1.3.4. Cân bằng sinh thái Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định về sinh thái, trong đó các thành phần môi trường tự nhiên ở trong trạng thái cân bằng. Nếu cân bằng sinh thái không được duy trì, thì hệ sinh thái sẽ bị suy thoái. 1.2. KHÁI NIỆM TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG Tai biến - là quá trình, tính chất hoặc trạng thái của môi trường tự nhiên, xã hội, kỹ thuật-công nghệ có thể đe doạ trạng thái hoạt động bình thường của hệ thống “ kỹ thuật - tự nhiên” (HKT) ở các cấp bậc khác nhau hoặc con người và môi trường xung quanh (Ragozin, 1995). Tai biến tự nhiên bao gồm toàn bộ những biến đổi có hại về trạng thái của thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển, Ví dụ: động đất, trượt đất, lũ lụt, lũ bùn đá, xảy ra cục bộ hay khu vực. Người ta có thể chia ra một số nhóm tai biến thiên nhiên lớn như sau: Tai biến địa động lực (động đất, núi lửa, trượt lở, sụt lún….); Tai biến khí tượng (mưa, bão, lũ, vòi rồng, hạn hán, sét, hạn hán, sa mạc hóa….); Tai biến có nguồn gốc nhân sinh (cháy rừng, công nghiệp hạt nhân, tai biến sinh thái, tai biến từ hoạt động của quân đội, tai biến do giao thông). Tai biến môi trường là quá trình gây mất ổn định trong hệ thống môi trường. Đó là một quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn nguy cơ (hay hiểm hoạ): Các yếu tố gây hại tồn tại trong hệ thống, nhưng chưa phát triển gây mất ổn định; Giai đoạn phát triển: Các yếu tố tai biến tập trung lại, gia tăng, tạo trạng thái mất ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường; Giai đoạn sự cố môi trường: Quá trình vượt qua ngưỡng an toàn, gây thiệt hại cho con người về sức khoẻ, tính mạng, tài sản, Những sự cố gây thiệt hại lớn được gọi là tai hoạ, lớn hơn nữa được gọi là thảm hoạ môi trường. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. 8 Ở đồng bằng, miền núi, trung du và cao nguyên, do đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau nên những tai biến thiên nhiên và tai biến môi trường cũng có biểu hiện khác nhau. 1.3. KHÁI NIỆM MÂU THUẪN VÀ XUNG ĐỘT TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN Những mẫu thuẫn và xung đột trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên là một tất yếu khách quan, tuy nhiên việc nghiên cứu để tìm ra bản chất của các mẫu thuẫn này sẽ góp phần đắc lực trong việc giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn đó. Có nhiều loại xung đột khác nhau trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên, nhưng chúng ta có thể chia ra hai nhóm xung đột lớn: xung đột giữa các thành phần của tự nhiên và xung đột mang tính chất xã hội (giữa con người với con người). Tuy nhiên trong khuôn khổ chuyên đề này tác giả chỉ tập trung phân tích các xung đột có tính chất xã hội. Xét cho cùng bản chất của những mâu thuẫn, xung đột mang tính chất xã hội trong vấn đề tài nguyên – môi trường là sự không công bằng trong quyền hưởng thụ những giá trị vật chất, tinh thần do tài nguyên mang lại, cùng với đó là việc gánh chịu những hậu quả về môi trường do hoạt động khai thác tài, chế biến, sử dụng tài nguyên gây ra. Đã có rất nhiều nghiên cứu về các cuộc xung đột sắc tộc và ly khai ở các quốc gia và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có một mối liên hệ nhất định giữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên với nguồn gốc của các cuộc xung đột này. Có hai hiện tượng chủ yếu được sử dụng để lý giải cho mối liên hệ này, đó là "lòng tham" ("greed" - hay việc theo đuổi lợi ích vật chất) và "các mối bất bình" (grievances - hay sự bất bình của người dân bản địa đối với các hậu quả của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc khu vực họ sinh sống). Thuyết "lòng tham" do hai nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới là Paul Collier và Anke Hoeffler khởi xướng, trong đó hai nhà nghiên cứu này cho rằng việc theo đuổi các lợi ích kinh tế là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các cuộc xung đột bên trong các quốc gia. Thuyết "nỗi bất bình" trong khi đó tập trung vào sự bất bình và thất vọng của người dân nơi có tài nguyên được khai thác như là một nguyên nhân làm cho các cuộc xung đột bùng phát và kéo dài. Ví dụ như Ted Gurr cho rằng sự khác biệt giữa mong muốn được thừa hưởng những thành quả của việc khai thác tài nguyên và những gì đạt được trên thực tế là nguyên nhân dẫn tới sự thất vọng 9 của người dân bản địa, khiến họ có cảm giác như bị "cướp bóc", từ đó dẫn tới nỗi bất bình của người dân và cuối cùng họ có thể chọn con đường bạo lực chính trị nhằm giải tỏa nỗi bất bình của mình. Đặc biệt, sự bất bình của người dân bản địa đối với việc khai thác tài nguyên sẽ càng nguy hiểm nếu kết hợp với các mối bất bình khác liên quan đến sắc tộc, tôn giáo hay bất bình đẳng. Ở các vùng lãnh thổ khác nhau những mâu thuẫn, xung đột có biểu hiện khác nhau, do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên đặc biệt là sự khác biệt về các điều kiện kinh tế - xã hội. 1.4. QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG 1.4.1. Tổng quan về quản lý tổng hợp Quản lý tổng hợp là một quan điểm quản lý mới, ra đời để thay thế cho các quan điểm quản lý theo tập quán nhằm giải quyết một cách tổng thể các yếu tố kinh tế - xã hội với môi trường xung quanh liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng tài nguyên. Trên thực tế, có hai mô hình quản lý tổng hợp đã được triển khai và ứng dụng hiệu quả trên thế giới và ở Việt Nam, đó là: quản lý tổng hợp lưu vực sông và quản lý tổng hợp đới bờ. 1.4.1.1. Quản lý tổng hợp lưu vực sông Lưu vực sông là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông. Trong ranh giới thủy văn của lưu vực một con sông có thể tồn tại nhiều quốc gia, nhiều ngôn ngữ, tộc người, các hình thái kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. Trong một quốc gia, lưu vực sông có thể gồm nhiều ranh giới hành chính có trình độ phát triển khác nhau, trên đó tồn tại các điều kiện tự nhiên, các dạng tài nguyên, các hệ sinh thái, các điều kiện kinh tế, xã hội Trên lưu vực sông, mỗi dạng tài nguyên đều có chủ sở hữu (được nhà nước giao quyền) theo khuôn khổ pháp luật và được đặt trong cơ chế quản lý theo trách nhiệm ngành và địa giới hành chính. Nhưng về bản chất tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên thường không có biên giới rõ ràng, chúng tồn tại và phát triển trong mối quan hệ tương tác, nương tựa vào phụ thuộc lẫn nhau. Bởi vậy bất cứ một cách quản lý riêng lẻ nào cũng không mang lại sự phát triển bền vững, chúng cần được quản lý một cách tổng hợp. Trong mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông, lưu vực sông được lấy làm cơ sở và xem đó là một hệ thống thống nhất, trong đó có những tác động qua lại giữa các loại tài nguyên (nước, đất, rừng, các hệ sinh thái ) và con người. Phương pháp này nhằm quản 10 [...]... dụng để bảo vệ tài nguyên và môi trường [18] Tuy vậy, có thể hiểu quản lý tổng hợp lưu vực sông hay quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường theo lưu vực sông là sự hợp tác trong quản lý và khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên có trên lưu vực một cách hợp lý, công bằng để đạt được lợi ích kinh tế và xã hội mà không làm tổn hại đến sự bền vững của hệ sinh thái 1.4.1.2 Quản lý tổng hợp đới bờ Năm 1972... Inđônêxi) Ở đây vai trò quản lý vùng bờ biển phi tập trung giống như trong quản lý kinh tế được đề cao và đề xuất phát triển các mô hình chủ đạo kiểu "đồng quản lý" hay "quản lý dựa vào cộng đồng" 1.4.2 Khái niệm về quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường Qua những phân tích ở trên, có thể thấy cách hiểu khác nhau về quản lý tổng hợp rất khác nhau, tuỳ theo cách tiếp cận mà quản lý tổng hợp được hiểu theo... diện quản lý nhà nước, theo Nghị định Số: 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Thủ tường Chính Phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo [6] có đề cập đến 5 nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, gồm: • Bảo đảm sự quản lý thống nhất, liên ngành, liên vùng, đồng thời hài hoà lợi ích chung giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên. .. ích lợi của quản lý tổng hợp bao gồm: • Bảo vệ dài hạn tài nguyên • Tăng cường khả năng không xuống cấp tài nguyên do sử dụng đa mục đích • Giảm chi phí về năng lượng và tài chính vào giải quyết các mâu thuẫn do cạnh tranh trong sử dụng tài nguyên • Khôi phục nhanh chóng và hiệu quả các hệ sinh thái bị hư hại Theo quan điểm của các nhà địa lý Việt Nam, quản lý tổng hợp là một quan điểm quản lý dựa trên... trung vào mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau, và ghi nhận động thái, sự thay đổi của các hệ sinh thái tự nhiên Cũng theo cơ quan này, sự khác nhau lớn nhất giữa quản lý theo tập quán và 13 quản lý tổng hợp đó là quản lý tổng hợp thiên về “phòng chống” hơn là “chữa” Trong khi đó quản lý theo tập quán mang tính phản ứng lại (có nghĩa là các quyết định được đưa ra để ứng phó với sự cố) Quản lý tổng hợp. .. định sự ra đời của các lý thuyết về quản lý Quản lý tổng hợp đới bờ hay quản lý tổng hợp vùng bờ biển (Integrated Coastal zone management) - QLTHVBB, với việc ban hành sắc lệnh quản lý vùng bờ biển của Hoa Kỳ [15] QLTHVBB là một chương trình tạo dựng nhằm quản lý tài nguyên vùng bờ biển, có sự tham gia liên kết của tất cả các ngành kinh tế bị tác động, các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính.. .lý lưu vực sông như một thực thể với những mục đích bảo vệ toàn bộ năng suất của các nguồn tài nguyên trong một thời gian lâu dài, đồng thời bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường của lưu vực sông Hiện tại cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường theo lưu vực sông Có ý kiến cho rằng đó là việc điều hòa, chia sẻ các nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên. .. Nó còn có nghĩa tổng hợp mọi lĩnh vực, chính sách, mọi ngành liên quan và trình độ quản lý hành chính Nó còn có ý nghĩa tổng hợp các phần biển và đất liên của vùng trọng tâm, cả không gian và thời gian Bên cạnh đó, còn có khái niệm quản lý tổng hợp ven bờ biển (ICM Integrated Coastal management), trong đó trọng tâm là đối tượng sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chứ không phải nguồn tài nguyên (United... lại môi trường những thuộc tính không có ích (hoặc chưa có ích) con người cần tính toán được xu hướng, cường độ của sự thay đổi của từng yếu tố cũng như toàn bộ thống Nói cách khác quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường một lãnh thổ nào đó chính là việc xác lập được cơ sở khoa học hay lôgic khoa học trong việc sử dụng lãnh thổ vì mục tiêu phát triển bền vững 14 PHẦN 2 QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ... tổng hợp tài nguyên và môi trường có thể được hiểu là phương thức quản lý đảm bảo sự thống nhất, liên ngành, liên vùng , cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc hòng với bảo vệ môi trường Theo Uỷ hội sông Mê Kông [4] quản lý tổng hợp là chiến lược quản lý dựa trên quan điểm hệ . LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG 1.4.1. Tổng quan về quản lý tổng hợp Quản lý tổng hợp là một quan điểm quản lý mới, ra đời để thay thế cho các quan điểm quản lý theo tập quán nhằm giải quyết. quản lý dựa trên quan điểm hệ sinh thái, tập trung vào mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau, và ghi nhận động thái, sự thay đổi của các hệ sinh thái tự nhiên. Cũng theo cơ quan này, sự khác. tập quán nhằm giải quyết một cách tổng thể các yếu tố kinh tế - xã hội với môi trường xung quanh liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng tài nguyên. Trên thực tế, có hai mô hình quản lý tổng hợp

Ngày đăng: 18/04/2015, 01:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp tài nguyên - môi trường

    • 1.1. Các Khái niệm cơ bản về tài nguyên và môi trường

      • 1.1.1. Các khái niệm về tài nguyên

        • 1.1.1.1. Tài nguyên

        • 1.1.1.2. Tài nguyên đất

        • 1.1.1.3. Tài nguyên nước

        • 1.1.1.4. Tài nguyên khí hậu

        • 1.1.1.5. Tài nguyên sinh vật

        • 1.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

        • 1.1.1.7. Bản chất của việc khai thác và sử dụng tài nguyên

        • 1.1.2. Các khái niệm về môi trường

          • 1.1.2.1. Môi trường

          • 1.1.2.2. Ô nhiễm môi trường

          • 1.1.3. Khái niệm sinh thái học và hệ sinh thái

            • 1.1.3.1. Sinh thái học

            • 1.1.3.2. Hệ sinh thái

            • 1.1.3.3. Đa dạng sinh học

            • 1.1.3.4. Cân bằng sinh thái

            • 1.2. Khái niệm Tai biến thiên nhiên và tai biến môi trường

            • 1.3. Khái niệm Mâu thuẫn và Xung đột trong khai thác, sử dụng tài nguyên

            • 1.4. Quản lý tổng hợp tài nguyên - môi trường

              • 1.4.1. Tổng quan về quản lý tổng hợp

                • 1.4.1.1. Quản lý tổng hợp lưu vực sông

                • 1.4.1.2. Quản lý tổng hợp đới bờ

                • 1.4.2. Khái niệm về quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường

                • Chương 2. Cơ sở lý luận về Quản lý tổng hợp tài nguyên - môi trường vùng Đồng bằng

                  • 2.1. Khái niệm và hệ thống phân loại vùng đồng bằng

                    • 2.1.1. Khái niệm vùng đồng bằng

                    • 2.1.2. Cơ sở phân loại vùng đồng bằng

                      • 2.1.2.1. Phân loại theo độ cao

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan