Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm

60 651 5
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. CNH – HĐH (Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa) 2. NHCT ( Ngân hàng công thương ) 3. NHNN ( Ngân hàng nhà nước ) 4. NHTM ( Ngân hàng thương mại ) 5. LCB ( Lương cơ bản ) 6. LKD ( Lương kinh doanh ) 7. HSL ( Hệ số lương ) 8. HSLKD ( Hệ số lương kinh doanh ) 9. PC (Phụ cấp ) 10. LBQ (Lương bình quân ) 11. CBCNV ( Cán bộ công nhân viên ) 12. CBNV (Cán bộ nhân viên ) 13. NV ( Nhân viên ) 14. GĐ ( Giám đốc ) 15. PGĐ ( Phó giám đốc ) 16. BHYT ( Bảo hiểm y tế ) 17. BHXH ( Bảo hiểm xã hội ) SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, khi mà nền kinh tế đang trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, thì yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực là chìa khoá thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập nền kinh tế quốc tế. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển con người ,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ,trí lực, đạo đức, thể chất…luôn đóng vai trò quan trọng và bức thiết. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của thị trường tài chính-tiền tệ là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Bởi vì, một sự biến động nhỏ của nó cũng tác động lớn đến sự thay đổi của nền kinh tế. Trong thị trường tài chính-tiền tề, trung gian tài chính quan trọng nhất chính là ngân hàng. Nó giúp luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Cùng với sự phát triển, lớn mạnh của đất nước thì chức năng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng cũng không ngừng được hoàn thiện và mở rộng và những bước chuyển mình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế mới. Chính vì vậy, nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực của ngân hàng nói riêng luôn là vấn đề hết sức bức thiết. Nó quyết định sự thành công của ngân hàng. Nhận thấy tính cấp thiết của nguồn nhân lực trong thời kỳ hiện nay nên tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm” để viết chuyên đề tốt nghiệp. Thông qua đề tài này tôi muốn giới thiệu một các khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như thực trạng nguồn nhân lực và qua đây tôi cũng xin trình bày một vài giải pháp nhằm giúp phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm. SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49 1 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu CHƯƠNG I: NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP I.Khái niệm và vai trò của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp 1. Khái niệm: Để hiểu được rõ đào tạo và phát triển NNL trong doanh nghiệp là gì? Bản chất của nó thế nào? Thì ta phải tìm hiểu chi tiết về các khái niệm nhân lực và nguồn nhân lực trong tổ chức.Trong đó: Nhân lực là nguồn lực con người bao gồm thể lực và trí lực. Trong đó, thể lực là sức vóc, tình trạng sức khoẻ, cân nặng, chiều cao…của mỗi cơ thể con người. Nó phụ thuộc vào thu nhập, mức sống, ăn uống, chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi của mỗi con người. Còn trí lực là toàn bộ những hiểu biết, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, kỹ xảo cũng như những quan điểm, ý chí, đạo đức nhân cách của mỗi cá nhân. Hai nguồn lực này luôn tồn tại song song trong cơ thể con người và đều có tầm quan trọng cho sự phát triển nguồn nhân lực. Còn nguồn nhân lực được hiểu là tiểm năng, là lực lượng lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia.Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong bất cứ tổ chức nào và chịu ảnh hưởng của cả yếu tố tự nhiên và xã hội. Trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và trung tâm vì nó có tác dụng gắn kết các yếu tố về vốn,công nghệ, thông tin nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.Chính vì vậy, việc quản lý nhân sự trong doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng và là nền tảng để phát triển doanh nghiệp. Quản lý nhân sự là một hoạt động của quản trị doanh nghiệp,là quá trình tổ chức nguồn lao động cho doanh nghiệp, là sự phân bố sử dụng nguồn lao động một cách khoa học và có hiệu quả trên cơ sở phân tích công việc,bố trí lao SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49 2 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu động hợp lý trên cơ sở xác định nhu cầu lao động để tiến hành tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nhân sự, đánh giá nhân sự thông qua việc thực hiện. 2.Vai trò: Quản trị nhân sự giữ vai trò đặc biệt quan trọng và ngày càng được các nhà quản trị quan tâm nghiên cứu và phân tích, xem đây là một chức năng cốt lõi và quan trọng nhất của tiến trình quản trị. Nhiệm vụ của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là phải điều hành chính xác, trọn vẹn các mối quan hệ giữa người và người để đảm bảo cho sản xuất được tiến hành nhịp nhàng, liên hoàn đem lại hiệu quả cao. Vì vậy vai trò của quản trị nhân sự đối với các doanh nghiệp là rất quan trọng. Bởi lẽ, quản trị nhân sự là bộ phận không thể thiếu được của quản trị sản xuất kinh doanh, nó nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số và chất lượng người lao động cần thiết cho doanh nghiệp để thực hiện được mục tiêu đề ra.Tìm hiểu và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để con người có thể đóng góp nhiều sức lực cho các mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời tạo cơ hội để phát triển chính bản thân con người. Một điều nhận ra rằng, quản trị nhân sự chính là để nhằm nâng cao sự đóng góp có hiệu suất của người lao động với tổ chức (thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn) nhằm hai mục đích cụ thể: + Sử dụng hiệu quả nhất lực lượng lao động trong tổ chức. + Đáp ứng được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước mắt và tương lai. II.Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp: 1.Mục tiêu của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp: Mục tiêu của quản trị nhân sự là nhằm cung cấp cho doanh nghiệp một lực lượng lao động có hiệu qủa. Ðể đạt được mục tiêu này, các nhà quản trị phải biết cách tuyển dụng, phát triển, đánh giá, và duy trì nhân viên của mình. SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49 3 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu Ðể có được nguồn nhân sự đáp ứng cho chiến lược phát triển, quản trị nhân sự phải nhằm vào thực hiện bốn mục tiêu cơ bản sau đây: 1.1 Mục tiêu xã hội: Doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu và thách đố của xã hội, doanh nghiệp hoạt động vì lợi ích của xã hội chứ không phải chỉ của riêng mình. 1.2 Mục tiêu thuộc về tổ chức: Quản trị nhân sự là tìm cách thích hợp để các bộ phận cũng như toàn bộ doanh nghiệp có được những người làm việc có hiệu quả. Quản trị nhân sự tự nó không phải là cứu cánh; nó chỉ là một phương tiện giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu. 1.3 Mục tiêu chức năng và nhiệm vụ: Mỗi bộ phận phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ riêng, vì thế mỗi bộ phận phòng ban phải đóng góp phục vụ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp. 1.4 Mục tiêu cá nhân: Nhà quản trị phải giúp nhân viên mình đạt được các mục tiêu cá nhân của họ. Nhà quản trị phải nhận thức rằng nếu lãng quên mục tiêu cá nhân của nhân viên, năng suất lao động sẽ giảm, và nhân viên có thể sẽ rời bỏ doanh nghiệp . 2.Tiêu trí đánh giá: Hiệu quả quản trị nhân sự của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc một số chỉ tiêu nhất định.Những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ vào các mục tiêu hoạt động của các chủ thể hiệu quả. Cũng giống như trong các hoạt động kinh tế,thì trong các hoạt động quản trị nhân sự,doanh nghiệp thường đặt ra các tiêu trí cụ thể về hoạt động nhân sự.Các tiêu trí đó thường là: - Chi phí lao động nhỏ nhất. - Giá trị (lợi nhuận) do người lao động tạo ra lớn nhất. - Đạt được sự ổn định nội bộ, tạo việc làm đầy đủ cho người lao động và không có tình trạng dư thừa lao động. - Người lao động làm đúng ngành nghề đã được học của mình. SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49 4 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu - Nâng cao chất lượng lao động. - Tăng thu nhập của người lao động. - Đảm bảo công bằng giữa những người lao động. - Đảm bảo sự đồng thuận của người lao động. - Thái độ chấp hành và trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp. - Các tiêu trí trên là những tiêu trí cơ bản, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp; đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ và đạt được sự ổn định trong tổ chức. 3.Nội dung của quản lý nhân sự: Những nội dung chủ yếu của quản trị nhân sự là: Phân tích công việc:xác định nội dung và đặc điểm của từng công việc, đánh giá tầm quan trọng của nó, và đưa ra các yêu cầu cần thiết đối với người thực hiện. Tuyển dụng nhân sự:chiêu mộ và chọn ra những người có khả năng thực hiện công việc. Đào tạo và phát triển nhân sự:giúp người lao đỗngác định được mục tiêu hướng đi của mình, tạo môi trường thuận lời để người lao độnglàm việc tốt. Sắp xếp và sử dụng người lao động: Đảm bảo sự phù hợp, sự tương xứng giữa công việc và người thực hiện công việc. Đảm bảo mọi công việc đều được thực hiện tốt. Đánh giá và đãi ngộ nhân sự:nhằm kích thích người lao độngnâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49 5 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu CHƯƠNG II: SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH HOÀN KIẾM GIỚI THIỆU CHUNG Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm Viết tắt: Chi nhánh NHĐT và PT Hoàn Kiếm Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Vietnam – Hoan Kiem branch Viết tắt: BIDV – Hoan Kiem Branch Trụ sở đặt tại: số 194 Trần Quang Khải - Quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển: - Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành theo quyết định số 54/QĐ-HĐQT ngày 12/8/2002 của Hộị Đồng Quản trị và quyết định chuẩn số 936/2002/QĐ-NGNN ngày 3/9/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam - Căn cứ Quy định về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Thương mại ban hành kèm theo quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. - Căn cứ công văn số 3352/NHNN-TTGSNH ngày 6/5/2010 của NHNN VN chấp thuận đề nghị mở Chi nhánh hoàn Kiếm tại Hà Nội của BIDV. - Theo đề nghị của Tổng giám đốc NH Đầu tư và Phát triển VN. Sứ mệnh, tầm nhìn và quan điểm của công ty  Sứ mệnh BIDV mong muốn tạo nên khả năng cạnh tranh chiến lược cho doanh nghiệp cho mình và đem lại giá trị cho xã hội; Chúng tôi luôn nỗ lực thực hiện theo đúng nguyên tắc hoạt động(sứ mệnh) - Đảm bảo tính chuyên nghiệp. SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49 6 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu - Thường xuyên điều chỉnh các quá trình tác nghiệp để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời cải tiến Hệ thống Quản lý Chất lượng. - Đảm bảo định hướng khách hàng trong các dịch vụ của chúng tôi, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng nhất và tiện ích nhất trong lĩnh vực bất động sản. - Tận tâm tận lực hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, an toàn và bảo hành sản phẩm tận tình, chu đáo. - Liên tục đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư trang thiết bị, song song với việc nghiên cứu ứng dụng các phương thức quản lý hiệu quả. - Không ngừng nâng cao uy tín của Công ty. - Đảm bảo trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.  Tầm nhìn Đây là thời kỳ BIDV tham gia tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước phục vụ cho đầu tư phát triển. Tập trung đầu tư cho những chương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như: Ngành Điện lực, Bưu chính viễn thông, Các khu công nghiệp với doanh số cho vay đạt 35.000 tỷ. Chủ động thực hiện nhiều biện pháp cải cách, trong đó có việc triển khai Đề án Cơ cấu lại để tạo ra bước chuyển biến căn bản về chất trong hoạt động của BIDV, làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Xây dựng nền khách hàng bền vững: ký kết các thoả thuận hợp tác toàn diện cùng phát triển bền vững với hơn 20 Tổng Công ty lớn. Khẳng định giá trị của thương hiệu BIDV trong lĩnh vực phục vụ các dự án, chương trình lớn của đất nước. Đồng thời, chú trọng mở rộng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Bước vào giai đoạn 2007 - 2010 là giai đoạn đặc biệt, đánh dấu bằng tiến trình Cổ phần hóa và hội nhập mạnh mẽ, với nền tảng đã có BIDV hướng SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49 7 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu tới một tập đoàn tài chính ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động và quản trị điều hành theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động trên 4 trụ cột: Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Đầu tư tài chính  Quan điểm của công ty Có thể nói, qua 53 năm trưởng thành và phát triển, Thương hiệu BIDV đã được khẳng định: - Đối với DN, đối tác trong nước: Nỗ lực đổi mới và hoàn thiện, BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng…. - Đối với Đối tác nước ngoài: BIDV cũng có quan hệ đại lý, hợp tác, đầu tư đào tạo và tư vấn với 1551 ngân hàng, định chế tài chính trên thế giới. BIDV đã luôn là sự lựa chọn của các định chế tài chính lớn như: WB, ADB, JBIC, NIB… trong thực hiện bán buôn, giải ngân các dự án lớn, dự án ODA như chuỗi ba dự án tài chính nông thôn trị giá 550 triệu USD, khoản tín dụng từ Ngân hàng Phát triển Châu Âu (EIB) trị giá 500 triệu USD đưa tổng mức đầu tư từ hai dự án cho khu vực này lên đến 2,5 tỷ USD. Đặc biệt dự án tài chính nông thôn 2 do BIDV điều phối và quản lý được WB đánh giá “là dự án được quản lý tốt nhất trong số các dự án của WB trên toàn thế giới”.Thực hiện mở rộng đầu tư liên doanh liên kết các đối tác quốc tế như Nga, Mỹ, Malaysia, Singapore, Lào, Campuchia, Myanmar, Hồng Kông, Đức, Séc… Đặc biệt đã thực hiện hiện diện Đầu tư tài chính và ngân hàng trên toàn bán đảo Đông dương, Nga và Myanmar.v.v - Đối với Chính phủ: được Chính phủ tin cậy, giao nhiệm vụ đề xuất và triển khai thực hiện những dự án quy mô lớn, thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước như: Chủ trì tổ hợp các nhà đầu tư tham gia dự án Sân bay Long Thành, dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ (BEDC), Công ty cổ phần cho thuê Hàng không Việt Nam(VALC) SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49 8 [...]... ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm được áp dụng theo kiểu trực tuyến dưới sự chỉ đạo của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) * Ban giám đốc: - Giám đốc: chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm Người đại diện pháp nhân chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật mọi hoạt động của ngân hàng. .. do chi nhánh mới hình thành nhưng nó thể hiện sự cố gắng không ngừng của Ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân viên trong chi nhánh quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, đưa hoạt động của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm ngày một phát triển ngang tầm cùng các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) nói riêng và hệ thống ngân. .. NHĐT&PT Việt Nam • Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng, đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán chính xác kịp thời • Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn, các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng 4 Một số đặc điểm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân sự tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV). .. đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự, phát triển nguồn nhân lực đúng quy trình quy định - Hướng dẫn các phòng, tổ thuộc trụ sở Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động - Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua, khen thưởng của Chi nhánh - Đầu mối thực hiện chính sách với cán bộ đương chức và cán bộ nghỉ hưu - Đầu mối hoàn. .. có kinh nghiệm có trình độ và đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt và hướng dẫn cho các lớp trẻ noi theo Ở độ tuổi 51- 60 giữ nguyên sau 6 tháng hình thành và phát triển là các thành phần cán bộ cốt cán của công ty đóng vai trò quản lý các cán bộ trong công ty II Thực trạng công tác quản lý tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm 1 .Công tác tuyển dụng Khái niệm, tầm... Dịch vụ tư vấn khách hàng: tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư 3.Những đặc điểm của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm 3.1 Về cơ cấu tổ chức SV: Dương Tuấn Anh 10 Lớp: Quản lý Kinh tế QN49 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu Giám đốc Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 3 Phó giám đốc 2 Khối quan hệ khách hàng Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ P Quan hệ khách hàng cá nhân P.Tài... thống ngân hàng Việt Nam nói chung SV: Dương Tuấn Anh 27 Lớp: Quản lý Kinh tế QN49 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(BIDV) CHI NHÁNH HOÀN KIẾM I ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG 1.Kết cấu lao động Bảng 4: Kết cấu lao động Tháng7/2010 Các chỉ tiêu tháng 12/2010 Tỷ Số lượng trọng 128 100% Số lượng Tỷ trọng Tổng số CBNV... Hoà cùng với sự phát triển của tổng công ty , chi nhánh ngân Hàng quận Hoàn Kiếm đang nỗ lực không ngừng mở rộng quá trình phát triển kinh doanh tạo dựng thương hiệu BIDV tới khách hàng 2 Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm Các hoạt động kinh doanh bao gồm: - Huy động vốn: + Mở rộng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn,có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ... hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân; những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng  Công tác bán sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng bán lẻ a) Là đơn vị đầu mối tiếp nhận và triển khai các sản phẩm ngân hàng đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh theo sự chỉ đạo của trụ sở chính BIDV và ban lãnh đạo Chi nhánh b) Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng. .. số đặc điểm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân sự tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm 4.1 Về chi n lược kinh doanh: Hiện nay ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm đang triển khai chi n lược đa dạng hoá sản phâmtrong đó có chi n lược phát triển thẻ (các loại thẻ như visa, marter, e-partner ), các gói sản phẩm cho vay,huy động vốn,các loại . thực trạng nguồn nhân lực và qua đây tôi cũng xin trình bày một vài giải pháp nhằm giúp phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm. SV: Dương. định sự thành công của ngân hàng. Nhận thấy tính cấp thiết của nguồn nhân lực trong thời kỳ hiện nay nên tôi đã chọn đề tài Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại ngân hàng Đầu. của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm. Người đại diện pháp nhân chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật mọi hoạt động của ngân hàng. Đồng thời GĐ trực tiếp quản

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan