Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành

82 534 3
Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp MỤC LỤC SV: Phạm Minh Ngọc Lớp: Ngân hàng 50B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AMC Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DS Doanh số NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSĐB Tài sản đảm bảo TCTD Tổ chức tín dụng USD Đồng đô la Mỹ VND Đồng Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại Thế giới WB Ngân hàng Thế giới SV: Phạm Minh Ngọc Lớp: Ngân hàng 50B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1 : Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm Error: Reference source not found Bảng 2.2: Kết cấu dư nợ theo loại hình kinh tế đối với VND của NHNNo & PTNN chi nhánh Hà Thành Error: Reference source not found Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo nhóm khách hàng chi nhánh Hà Thành Error: Reference source not found Bảng 2.4: Kết cấu dư nợ theo thời gian NHNNo & PTNN-chi nhánh Hà Thành Error: Reference source not found Bảng 2.5: Khả năng thu nợ trong hoạt động tín dụng của NHNNo & PTNN chi nhánh Hà Thành Error: Reference source not found Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh một số hoạt động trung gian cung cấp dịch vụ tài chính của NHNNo & PTNN Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành Error: Reference source not found Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu của NHNNo & PTNN - Chi nhánh Hà Thành Error: Reference source not found Bảng 2.8: Kết cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng của chi nhánh Hà Thành Error: Reference source not found Bảng 2.9: Tác động của nợ xấu kết quả kinh doanh của chi nhánh Hà Thành .Error: Reference source not found BIỂU Biểu đồ 2.1: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của NHNNo & PTNN - Chi nhánh Hà Thành Error: Reference source not found SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của NHNNo& PTNT chi nhánh Hà Thành Error: Reference source not found SV: Phạm Minh Ngọc Lớp: Ngân hàng 50B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức quản lý tín dụng của chi nhánh Error: Reference source not found SV: Phạm Minh Ngọc Lớp: Ngân hàng 50B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua hơn hai mươi năm thực hiện đổi mới và hội nhập, đặc biệt là từ khi chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam được đón nhận nhiều cơ hội mới nhưng cũng phải đối mặt với không ít những thách thức. Trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực được cam kết mở cửa mạnh mẽ, các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam và được đối xử ngang bằng theo nguyên tắc tối huệ quốc của WTO. Khi đó, các ngân hàng Việt Nam sẽ gặp phải những đối thủ tầm cỡ ngay tại thị trường trong nước. Để không bị “lép vế trên sân nhà”, thời gian qua các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách, đổi mới toàn diện. Thế nhưng khi mà công cuộc cải cách của các ngân hàng Việt Nam mới đi được chặng đầu thì “cơn bão” khó khăn kinh tế đã ập đến. Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đã phải trải qua những biến động dồn dập và đối mặt với những thách thức lớn. Nửa đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt ở mức cao nhất trong vòng mười bảy năm qua. Khi lạm phát đã bắt đầu hạ nhiệt nhờ hiệu quả của các chính sách tiền tệ và tài khoá thắt chặt thì các ngân hàng và doanh nghiệp trong nước lại một phen lao đao vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ nước Mỹ tiếp theo đó là cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Châu Âu năm 2011. Ảnh hưởng xấu từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu đã khiến cho hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn và bế tắc. Nguy cơ gia SV: Phạm Minh Ngọc Lớp: Ngân hàng 50B 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp tăng nợ xấu ngân hàng là khó có thể tránh khỏi. Hơn bao giờ hết, công tác quản lý nợ xấu đang được các NHTM đặt lên hàng đầu. Chính vì lý do đó, em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về vấn đề nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM, cùng với việc phân tích thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Thành, chuyên đề đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Chuyên đề tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý nợ xấu của chi nhánh Hà Thành trên phương diện lý luận và thực tiễn. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, mô tả, phân tích - tổng hợp để giải quyết vấn đề đặt ra. 5. Kết cấu của chuyên đề Nội dung chính của chuyên đề được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Thành Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Thành SV: Phạm Minh Ngọc Lớp: Ngân hàng 50B 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Thành đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập tại Ngân hàng. Em cũng xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Diệp đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. SV: Phạm Minh Ngọc Lớp: Ngân hàng 50B 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng thương mại Tín dụng nói chung là một phạm trù kinh tế quen thuộc và từ lâu đã được định nghĩa một cách khá hoàn chỉnh. Theo K.Max: “Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. Như vậy, về bản chất tín dụng là quan hệ vay mượn trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi với các đặc trưng là: có thời hạn, có tính hoàn trả và quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay. Tín dụng NHTM là hình thức phát triển cao của tín dụng. Tín dụng NHTM là một giao dịch về tài sản (tiền tệ hoặc hiện vật) giữa bên cho vay (NHTM) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Để có thể thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng, bên đi vay còn phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích đã được thoả thuận và trong nhiều trường hợp phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Đây là những nguyên tắc quan trọng và cần thiết đối với hoạt động tín dụng nói riêng và đối với sự tồn tại, phát triển của ngân hàng nói chung. Trong khuôn khổ nghiên cứu của khóa luận, tín dụng NHTM được hiểu là quan hệ cung ứng vốn của NHTM dành cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức khác trong nền kinh tế thông qua các khoản cho vay và phải đảm bảo SV: Phạm Minh Ngọc Lớp: Ngân hàng 50B 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của tín dụng. Hoạt động tín dụng được thực hiện trên nguyên tắc “đi vay để cho vay”, nghĩa là nguồn vốn mà ngân hàng cho khách hàng vay dựa trên nguồn vốn huy động của cá nhân, tổ chức khác là chủ yếu. Với khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế, tín dụng ngân hàng đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và trở thành một kênh dẫn vốn vô cùng quan trọng trong hầu khắp các ngành, lĩnh vực kinh tế. 1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế ● Thứ nhất, tín dụng NHTM góp phần điều tiết các nguồn vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh. Tín dụng nói chung và tín dụng NHTM nói riêng thực hiện vai trò kết nối giữa tiết kiệm và đầu tư, khai thác các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội đưa nhanh vào sản xuất kinh doanh. Thông qua việc tập trung và phân phối lại vốn, tín dụng NHTM là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn to lớn của xã hội. Các ngân hàng, tổ chức đặc biệt thực hiện việc kinh doanh tiền tệ, với lợi thế về quy mô, uy tín và sự hoạt động chuyên nghiệp của mình, có thể dễ dàng huy động các khoản tiền nhàn rỗi từ nhiều nguồn khác nhau trong nền kinh tế, do đó cũng sẵn sàng đáp ứng được mọi nhu cầu vốn, dù lớn hay nhỏ, của các cá nhân và tổ chức. Tín dụng NHTM giúp các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích lũy vốn, nhanh chóng mở rộng đầu tư. Như vậy, tín dụng NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tái sản xuất mở rộng và tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế. ● Thứ hai, tín dụng NHTM góp phần cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân. Bằng những ưu tiên về lãi suất, thời hạn cho vay, mức cho vay đối với từng ngành, từng vùng kinh tế, tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện cho các ngành, các vùng này phát triển thuận lợi hơn. Tín dụng NHTM là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành và vùng kém phát triển trong SV: Phạm Minh Ngọc Lớp: Ngân hàng 50B 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, từ đó tạo điều kiện cho việc hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý. ● Thứ ba, tín dụng NHTM cũng giúp cho Nhà nước quản lý và điều hành hữu hiệu chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát thông qua việc kiểm soát lượng tiền cung ứng. Ngoài ra, tín dụng NHTM còn góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống dân cư và ổn định trật tự xã hội. Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng, tín dụng NHTM đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống vật chất của dân cư. Tín dụng NHTM cũng góp phần thực hiện các chương trình xã hội của Nhà nước như cho vay xoá đói giảm nghèo, cho vay giải quyết việc làm, v.v… giúp cải thiện đời sống người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, từ đó ổn định trật tự xã hội. 1.1.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại Tín dụng cho đến nay vẫn là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM. Do đó nghiệp vụ tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Hoạt động tín dụng giúp ngân hàng đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, mở rộng thị phần, v.v … và nâng cao vị thế, uy tín của ngân hàng trong cạnh tranh. Với những vai trò vô cùng quan trọng đó, quản lý hoạt động tín dụng NHTM, mà cụ thể là quản lý chất lượng tín dụng phải luôn được các ngân hàng đặt lên hàng đầu. 1.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng thương mại Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng diễn ra vô cùng gay gắt. Điều này đòi hỏi các sản phẩm mà ngân hàng cung ứng ra thị trường phải ngày càng đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tín dụng NHTM cũng không nằm ngoài quy luật đó và đang ngày càng phát triển với SV: Phạm Minh Ngọc Lớp: Ngân hàng 50B 6 [...]... Lớp: Ngân hàng 50B 32 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ THÀNH 2.1 Tổng quan về Ngân hàng nông nhiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Thành 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Thành có tên viết tắt là chi nhánh. .. biện pháp khác mà ngân hàng có thể sử dụng để xử lý nợ xấu như chuyển nợ thành vốn cổ phần (ngân hàng sẽ trở thành cổ đông của doanh nghiệp, tư vấn và tham gia điều hành, quản lý để giúp doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn), thu nợ có chi t khấu (đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho doanh nghiệp, giá trị chi t khấu do ngân hàng và doanh nghiệp thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. .. gian khoanh nợ mà vẫn không có khả năng trả nợ. Thứ hai, khách hàng vay vốn bị rủi ro và ngân hàng đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán Số tiền xóa nợ là số tiền khách hàng còn phải trả cho ngân hàng, sau khi ngân hàng đã áp dụng các biện pháp tận thu.), v.v… 1.3 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số quốc gia châu Á Để hệ thống ngân hàng ổn định, an toàn và phát triển bền... tiến hành cho vay ngân hàng cần đánh giá tình hình hiện tại và khả năng trong tương lai của khách hàng Nội dung đánh giá bao gồm việc xem xét tư cách pháp lý và phân tích tình hình tài chính của khách hàng Tư cách pháp lý của khách hàng là cơ sở đầu tiên để ngân hàng xem xét cho vay Nếu khách hàng là cá nhân thì phải đảm bảo có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi, nếu khách hàng là doanh nghiệp. .. trong công tác điều hành, quản lý của ngân hàng, do đó làm suy giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường Khi khách hàng đã không còn niềm tin vào ngân hàng thì có thể họ sẽ đổ xô đến ngân hàng để rút tiền, nếu ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền này sẽ đi đến phá sản ● Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việc không thu được tiền lãi cho vay của các khoản nợ xấu sẽ trực tiếp... đó mà tăng lên 1.2.4 Nội dung quản lý nợ xấu Những phân tích về ảnh hưởng của nợ xấu ở trên đã cho ta thấy sự cần thiết của công tác quản lý nợ xấu Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chi n lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững Hoạt động quản lý nợ xấu cần được thực hiện từ khi xây dựng các biện pháp nhằm... ngân hàng thương mại còn có thể được phân chia thành nhiều hình thức khác 1.2 Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại 1.2.1 Quan niệm về nợ xấu Để có thể phát huy vai trò to lớn của tín dụng ngân hàng thương mại, điều quan trọng là phải quản lý tốt các khoản cho vay nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng khi khách hàng. .. Lớp: Ngân hàng 50B Chuyên đề tốt nghiệp 28 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp ý có giá trị trong quá trình quản lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam Dưới đây là kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số quốc gia châu Á có những điểm tương đồng với Việt Nam về con người, trình độ công nghệ hay đặc điểm chính trị 1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc cũng tiến hành xử lý nợ xấu bằng việc thành lập công ty quản lý. .. phương pháp phân loại nợ thành 5 nhóm bao gồm: Nợ đủ tiêu chuẩn (standard), nợ cần chú ý (watch), nợ dưới tiêu chuẩn (substandard), nợ nghi ngờ (doubtful) và nợ mất vốn (loss) Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu phát sinh nợ xấu, ngân hàng phải lập tức đưa vào danh sách các khoản nợ cần chú ý để thực hiện giám sát, thu hồi nợ kịp thời Giới thiệu về hai quyết định phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước... bản pháp luật có liên quan, đặc biệt phải có đạo đức, liêm khiết và có tinh thần trách nhiệm cao 1.2.4.2 Xử lý nợ xấu Khi khoản cho vay được xác định là nợ xấu, ngân hàng cần phân tích chi tiết thực trạng tình hình tài chính của khách hàng cũng như thực trạng TSĐB, tìm ra nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu Trên cơ sở tình hình thực tế của các khoản nợ xấu, ngân hàng có thể lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu . phát triển nông thôn chi nhánh Hà Thành Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Thành SV: Phạm Minh Ngọc Lớp: Ngân hàng 50B 2 Chuyên. lý do đó, em đã chọn đề tài: Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích. cứu lý luận chung về vấn đề nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM, cùng với việc phân tích thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Thành,

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan