Đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010

34 629 0
Đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển MỤC LỤC SVTH: Nhóm 5 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Cơ cấu GDP theo ngành của Việt Nam giai đoạn 1990-2010 Error: Reference source not found Bảng 2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo Error: Reference source not found ngành công nghiệp ( Đơn vị : %) Error: Reference source not found Bảng 3. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo địa phương.Error: Reference source not found Bảng 4. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Error: Reference source not found SVTH: Nhóm 5 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế xã hội Việt Nam đã có một diện mạo mới. Đặc biệt trong vòng 10 năm 2001-2010, Kinh tế tăng trưởng vượt bậc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các vấn đề xã hội được quan tâm cải thiện, đời sống nhân dân ngày càng cao. Ngành công nghiệp Việt Nam, vốn được xác định là đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế , cũng có bước phát triển mạnh mẽ. Vai trò của một ngành chủ đạo vì thế cũng được thể hiện rõ nét thông qua việc tạo thu nhập cho đất nước, cung cấp hàng hóa trung gian cho quá trình sản xuất cũng như cung cấp hàng hóa cuối cùng cho nền kinh tế, tạo nguồn thu từ xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư. Vì lẽ đó, có thể nói: sự phát triển ngành công nghiệp có ảnh hưởng lớn đến phát triển các ngành kinh tế khác nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nhìn lại 10 năm phát triển của ngành Công Nghiệp để thấy được ngành công nghiệp Việt Nam đang ở đâu, đang phát triển như thế nào để có thể đưa ra được những chính sách phát triển đúng đắn, hướng tới mục tiêu được Đại hội XI của Đảng thông qua trong chiến lược Phát triển kinh tế xã hội thời kì 2011- 2020 là ‘ Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỉ cương; đời sống vật chất ttinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt,…tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau’. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề với phát triển kinh tế xã hội, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: ‘ Đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010’. Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Một số vấn đề chung về phát triển công nghiệp, Phần II: Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Phần III: Phương hướng và giải pháp cơ bản đẩy mạnh phát triển công nghiệpViệt Nam. Bài nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của mọi người. NHÓM NGHIÊN CỨU SVTH: Nhóm 5 1 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1. NHỮNG XU HƯỚNG CHỦ YẾU VÀ VAI TRÒ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm công nghiệp Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế , lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế , sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ , khoa học và kỹ thuật. 1.1.2. Phân loại Hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng nên có nhiều cách phân loại công nghiệp. -Theo mức độ thâm hụt vốn và tập trung lao động +Công nghiệp nặng +Công nghiệp nhẹ -Theo phân cấp quản lý +Công nghiệp địa phương +Công nghiệp trung ương -Theo tính chất sản phẩm , ngành công nhiệp đươc phân thành 3 nhóm chính : + Công nghiệp khai thác gồm : công nghiệp khai thác các nguồn năng lượng : dầu mỏ, khí đốt than đá, công nghiệp khai thác quặng kim loại : sắt, thiếc, bô-xít ; khai thác quặng Uranium, thori; khai thác vật liệu xây dựng : đá, cát, sỏi +Công nghiệp chế biến Xét theo yêu cầu đầu vào gồm có : chế biến sản phẩm công nghiệp khai thác, chế biến bán thành phẩm của công nghiệp chế biến và chế biến nông sản. Xét theo công dụng của sản phẩm đầu ra công nghiệp chế biến cũng bao gồm 3 nhóm ngành : Thứ nhất : công nghệ chế tạo công cụ sản xuất : cơ khí , chế tạo máy , kỹ thuật điện , điện tử Thứ hai : công nghiệp sản xuất đối tượng lao động : hóa chất , hóa dầu, luyện kim , vật liệu xây dựng SVTH: Nhóm 5 2 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển Thứ ba : công nghiệp sản xuất vật liệu tiêu dùng như sản phẩm dệt may , chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ, chế biến thủy tinh, sành sứ. +Công nghiệp điện-khí-nước bao gồm : sản xuất và phân phối các nguồn điện như thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân, các nguồn điện mới và tái tạo khác ; sản xuất ga, phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống và khai thác , lọc và phân phối nước . 1.1.3. Đặc trưng công nghiệp -Quá trình sản xuất công nghiệp thường được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu (khai thác than, dầu mỏ, quặng kim loại, khai thác gỗ…) và giai đoạn chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng (sản xuất máy móc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm…). Trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. -Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao Nhìn chung, sản xuất công nghiệp (trừ các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ…) không đòi hỏi những không gian rộng lớn. Tính chất tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra nhiều sản phẩm. -Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ tạo ra sản phẩm cuối cùng. Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (than, dầu mỏ…), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm… Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy các hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên hợp hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. 1.1.4. Xu hướng phát triển công nghiệp Chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn tới là : Duy trì tăng trưởng cao liên tục trong giai đoạn khoảng 15 năm tới. Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh , có thị trường và giải quyết nhiều lao động như chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, gia công cơ khí, lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng, kết hợp phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu quan trọng như năng lương hóa chất SVTH: Nhóm 5 3 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển luyện kim để tăng khả năng tự chủ của nền kinh tế, tiếp tục đổi mới, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp nhà nước hình thành theo hướng tập đoàn kinh tế, tổng công ty phát triển bền vững hiệu quả làm nòng cốt trong một số lĩnh vực then chốt. Đồng thời tập trung phát triển năng lực nghiên cứu thiết kế sản phẩm công nghiệp và chuyển dịch sang các ngành chế tác có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ cao, để tạo bươc nhảy vọt về phát triển, nâng cao năng suất lao động. Chuyển dịch và phát triển công nghiệp ở nông thôn gắn với phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững. Tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn quốc gia sẵn sàng liên kết kinh tế dưới nhiều hình thức để Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của hệ thống công nghiệp khu vực và thế giới: -Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh theo phương châm “đi tắt đón đầu” chuyển từ thế hệ công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang thế hệ công nghiệp sử dụng công nghệ cao, tận dụng hiệu quả công nghiệp hiện có để tích lũy, tạo đà cho các bước nhảy vọt sang thế hệ công nghệ mới. -Phát triển công nghiệp lấy xuất khẩu làm mục tiêu và thước đo khả năng chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. -Đầu tư nước ngoài là động lực cho tiến trình mở rộng và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng hiệu quả và hiện đại. 1.1.5. Vai trò của phát triển công nghiệp đối với đất nước Trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp được coi là ngành chủ đạo của nền kinh tế thông qua việc tạo ra thu nhập cho đất nước cung cấp hàng hóa trung gian cho các quá trình sản xuất cũng như cung cấp hàng hóa cuối cùng cho nền kinh tế tạo ra nguồn thu từ xuất nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Công nghiệp được đánh giá là ngành chủ đạo của nền kinh tế, vai trò này được thể hiện : -Công nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế +Công nghiệp khai thác trong giai đoạn đầu cung cấp sản phẩm thô cho xuất khẩu tạo nguồn vốn tích lũy ban đầu cho phát triển kinh tế , trong giai đoạn tiếp theo cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến +Công nghiệp chế tạo có vai trò đặc biệt quan trọng : cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành tạo điều kiện không ngừng nâng cao năng lực lao động xã hội. SVTH: Nhóm 5 4 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển +Công nghiệp sản xuất đối tượng lao động lại tiếp tục cung cấp các yếu tố đầu vào cho những ngành khác : cung cấp phân bón hóa học , thuốc trừ sâu, cung cấp vật liệu xây dựng. -Công nghiệp thúc đẩy phát triển công nghiệp Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thúc đẩy sản xuất nông nghiệp được coi là nhiệm vụ cơ bản nhằm giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm cho đời sống nhân dân và nông sản cho xuất khẩu. Để thực hiện nhiệm vụ này nông nghiệp không thể tự thân vận động nếu không có sự hỗ trợ của công nghiệp.Công nghiệp chính là ngành cung cấp cho sản xuất những yếu tố đầu vào quan trọng như phân bón hóa học thuốc trừ sâu máy móc cơ khí nhỏ đến cơ giới.Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Ngày nay việc ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp đã tạo ra bước phát triển đột biến trong nông nghiệp.Với những giống cây trồng vật nuôi có những đặc tính ưu việt về thời gian sinh trưởng phát triển và khả năng chống sâu bệnh về sự đa dạng hóa sản phẩm và đặc biệt về năng suất chất lượng đã góp phần tạo ra sản phẩm phong phú đa dạng và có giá trị cao. Công nghiệp chế biến đã có những đóng góp quan trọng vào việc gia tăng giá trị sản phẩm tăng khả năng tích trữ vận chuyển của sản phẩm nông nghiệp và làm cho sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại. Do sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ cao và khó bảo quản nếu không có công nghiệp chế biến sẽ hạn chế đến khả năng tiêu thụ. Công nghiệp và phát triển nông thôn cần thực hiện song hành.Công nghiệp có thể bổ sung cung cấp cho nông nghiệp các đầu vào đặc biệt là phân bón và các trang thiết bị nông nghiệp đơn giản do đó giúp tăng năng suất nông nghiệp -Công nghiệp cung cấp hàng hóa tiêu dùng cho đời sống nhân dân Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng yêu cầu cơ bản cho con người. Còn công nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú đa dạng.Mọi sản phẩm tiêu dùng sinh hoạt của con người từ ăn mặc đi lại vui chơi giải trí đều được đáp ứng từ sản phẩm công nghiệp. Kinh tế càng phát triển thu nhập của người dân tăng thì nhu cầu về sản phẩm công nghiệp càng gia tăng và ngày càng mở rộng. Chính sự phát triển của nhu cầu đã góp thúc đẩy công nghiệp phát triển. Song ngược lại sự phát triển của công nghiệp không đáp ứng của con người mà nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người, hướng đên nhu cầu mới SVTH: Nhóm 5 5 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển cao hơn. Như vậy công nghiệp càng phát triển thì các sản phẩm hàng hóa càng đa dạng phong phú về chủng loại mẫu mã càng nâng cao về chất lượng. -Công nghiệp thu hút lao động nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho xã hội Công nghiệp tác động vào ngành nông nghiệp làm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tạo khả năng giải phóng sức lao động trong nông nghiệp . Đồng thời sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã làm cho sản xuất công nghiệp ngày càng mở rộng tạo ra các ngành sản xuất mới các khu công nghiệp đến lượt minh công nghiệp đã thu hút lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội. Mô hình hai khu vực của Lewis cho thấy quá trình mở rộng khu công nghiệp đã thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp.Việc thu hút số lượng lao đông ngày càng tăng từ nông nghiệp vào công nghiệp không chỉ góp phần giải quyết việc làm mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn và tăng thu nhập cho người lao động. -Công nghiệp tạo ra mẫu hình ngày càng hoàn thiện về tổ chức sản xuất Do đặc điểm sản xuất công nghiệp luôn có một đội ngũ lao động có tính tổ chức kỷ luật cao có tác phong lao động công nghiệp luôn là bộ phận tiên tiến trong cộng đồng dân cư. Cũng do đặc điểm về sản xuất lao động trong công nghiệp ngày càng có trình độ chuyên môn hóa cao tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và chất lượng của sản phẩm. Trong hoạt động sản xuất công nghiệp còn có các điều kiện tăng nhanh trình độ công nghệ của sản xuất áp dụng những thành tựu khoa học ngày càng cao của sản xuất. Tất cả những đặc điểm trên đây làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển và theo đó quan hệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn . Sự hoàn thiện về các mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp trở thành hình mẫu về kỹ thuật sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến người lao động có ý thức tổ chức kỷ luật cao. 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.2.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên -Vị trí địa lý : Vị trí thuận lợi tạo điều kiện cho giao thông dễ dàng giảm chi phí vận chuyển. -Điều kiện tự nhiên : Địa hình khí hậu, nguồn nước thuận lợi tạo điều kiện dễ dàng cho phát triển công nghiệp. -Tài nguyên thiên nhiên : Tài nguyên nông lâm ngư nghiệp, khoáng sản là cơ sở vật chất để hoạt động công nghiệp có hiệu quả.Khi đặt các khu công SVTH: Nhóm 5 6 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển nghiệp thường phân bố ở gần đầu mối giao thông gần nguồn năng lương nhiên liệu nguồn nước. +Khoáng sản : là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu. Số lượng chủng loại trữ lượng chất lượng khoáng sản sẽ chi phối quy mô cơ cấu tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. +Khí hậu và nguồn nước : Mức độ thuận lợi hay khó khăn trong việc cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các khu công nghiệp . Đặc điểm của thời tiết và khí hậu cũng tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp. 1.2.2. Nguồn lực lao động Những ngành công nghiệp cần nhiều lực lượng lao động (dệt , may, thực phẩm) được phân bố ở nơi đông dân cư nhiều lao động . Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phân bố và phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động Quy mô cơ cấu và thu nhập của dân cư ảnh hưởng đến quy mô cơ cấu của ngành công nghiệp. 1.2.3. Vốn đầu tư Vốn trong phát triển công nghiệp là một yếu tố quan trọng và cần thiết không thể bỏ qua.Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp cần thu hút các nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý và đúng đắn. Vốn đầu tư gồm có vốn trong nước và vốn nước ngoài. Cần phân bổ một cách tốt nhất các nguồn vốn trong nước bao gồm từ ngân sách nhà nước, đầu tư các doanh nghiệp, tiết kiệm dân cư vào các ngành công nghiệp cụ thể.Ngoài ra còn có các chính sách thu hút vốn nước ngoài từ các hình thưc viện trợ ODA, NGO và FDI để phát triển tối đa ngành công nghiệp. 1.2.4. Chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ Việc phát hiện các nguồn năng lượng mới nguyên liệu mới có tác dụng làm thay đổi sự phân bố của nhiều ngành công nghiệp Tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra những khả năng mới về sản xuất đẩy nhanh tốc độ phát triển của một số ngành làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn ngành công nghiệp làm cho việc khai thác tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lý có hiệu quả cao kéo theo những thay đổi quy luật phân bố sản xuất làm nảy sinh các nhu cầu mới đòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp tiến tiến. SVTH: Nhóm 5 7 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển 1.2.5. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Cơ sở hà tầng là tiền đề thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển công nghiệp. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng góp phần đảm bảo các mối quan hệ sản xuất, kinh tế, kĩ thuật 1.2.6. Môi trường chính trị - xã hội, pháp lý, cơ chế chính sách kinh tế và sự vận dụng sáng tạo của nhà nước Môi trường chính trị - xã hội ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp tới định hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp. Sự phân bố các xí nghiệp công nghiệp bảo đảm 2 mục đích: + Lợi nhuận cao nhất. + Phát triển KT - XH phù hợp với đời sống nhân dân. Ngoài ra còn ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như truyền thống, an ninh quốc phòng . SVTH: Nhóm 5 8 [...]... Kinh tế phát triển CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 2.1 NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 và cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã gây những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền công nghiệp Việt Nam nói riêng giai đoạn 2001-2010 Mặc dù vậy, ngành công nghiệp Việt Nam vẫn... có 45 khu công nghiệp; 2 khu chế xuất; 1 khu công nghệ cao; đặc biệt là có tới 117 cụm công nghiệp/ cụm công nghiệp làng nghề, chiếm 35,1% tổng số cụm công nghiệp/ cụm công nghiệp làng nghề của cả nước 14 SVTH: Nhóm 5 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển Thứ tư, về giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Bảng 4 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân... lung đoạn của các tập đoàn lớn là dấu chẩm hỏi cho khả năng quản lí, điều hành của nhà nước trong phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung 20 SVTH: Nhóm 5 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 3.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 3.1.1 Mục tiêu, quan điểm phát triển công nghiệp Đưa Việt. .. nước + Đầu tư phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu và công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu phát minh, hướng vào c ngành vật liệu cao - Đối với ngành công nghiệp khai thác: tăng cường đầu tư phát triển mạnh ngành khai thác sản phẩm dầu khí và công ngệ hoá chất, công nghiệp chế biến từ sản phẩm dầu khí 22 SVTH: Nhóm 5 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển - Đối với ngành công nghiệp điện -... của dân cư Mặc dù vậy, ngành công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập: giá trị gia tăng của ngành chưa ổn định, một số ngành công nghiệp quan trọng chưa được trú trọng phát triển: công nghiệp hỗ trợ non nớt, công nghiệp chế biến lạc hậu, nguồn vốn hạn hẹp mà sản xuất công nghiệp lại phân tán, đầu tư thiếu trọng điểm… Hướng tới mục tiêu ‘đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020’ bên cạnh việc phát. .. loại hiện nay của thế giới, nước công nghiệp là nước có tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm hơn 60% trong giá trị gia tăng của sản xuất hàng hoá Tỷ trọng này của nước nửa công nghiệp từ 40 - 60%, của nước đang công nghiệp hoá là 20 – 40% của nước nông nghiệp là dưới 20% - Ở Việt Nam hiện nay, tỷ trọng trên còn rất thấp Ngay trong cơ cấu ngành công nghiệp - nông nghiệp – dịch vụ, cả về giá trị và về... Ngô Thắng Lợi 2) Công nghiệp Việt Nam hai mươi năm đổi mới và phát triển, Tổng cục thống kê Việt Nam 3) Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam mười năm 2001-2010, NXB Thống Kê, 2011 4) Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 5) Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong quá trình đổi mới, NXB Khoa học Xã hội, Viện kinh tế thế giới 6) Niên giám thống kê năm... chung, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước năm 2010 gấp trên 3,4 lần năm 2000, bình quân mỗi năm trong mười năm 2001-2010 tăng 13,1% Do tăng trưởng ổn định nên tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong tổng giá trị sản xuất của toàn 12 SVTH: Nhóm 5 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển ngành công nghiệp. .. do đó định hướng phát triển là đầu tư thỏa đáng từ nhà nước để phát triển nguồn lực, phát triển công nghệ sinh học phục vụ cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, cho phát triển nông nghiệp , đông thời tiếp cận công nghệ nano, công nghệ năng lượng cũng như công nghệ ứng dụng cao vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3.2 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC PHỤC HẠN CHẾ NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3.2.1 Nâng cao... nước ngoài cho phát triển công nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể được giải quyết Tất cả những điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay của Nhà nước Việt Nam 3.2.3.2 Định hướng sử dụng vốn Trong việc sử dụng vốn, Nhà nước tập trung chủ yếu vào xây dựng phát triển các ngành Việt Nam mũi nhọn , những ngành công nghiệp có vai trò dẫn dắt, mở đường và có tác đông lan toả cho toàn nền công nghiệp Việt Nam, còn lĩnh . Đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010 . Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Một số vấn đề chung về phát triển công nghiệp, Phần II: Đánh giá thực trạng phát. sản xuất công nghiệp. 1.1.4. Xu hướng phát triển công nghiệp Chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn tới là : Duy trì tăng trưởng cao liên tục trong giai đoạn khoảng. hai, về giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp SVTH: Nhóm 5 10 Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển Bảng 2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan