Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1

59 340 0
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt Lời mở đầu Từ khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt, nhiều đơn vị xuất hiện hơn nữa, nhà nước khuyến khích các đơn vị đầu tư. Tuy vậy một đơn vị muốn tồn tại và phát triển được thì điều kiện đầu tiên là vốn. Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một đơn vị được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn và nhân tố chi phối hầu hết các nhân tố khác. Việc sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả mang ý nghĩa quan trọng trong quản lý đơn vị phải có chiến lược, biện pháp hữu hiệu để tận dụng nguồn vốn nội bộ trong đơn vị và nguồn bên ngoài. Từ khi đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc sử dụng vốn hiệu quả càng trở nên quan trọng. Vì vậy việc sử dụng và quản lý vốn hiệu quả của nó đem lại cho đơn vị nhiều lợi nhuận, làm cho đất nước ngày càng phát triển. Từ thực tiễn tình hình hoạt động của công ty, ta thấy không phải công ty nào cũng đạt được các mục tiêu như mong muốn, những công ty có chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường cộng với việc sử dụng và quản lý các nguồn vốn hiệu quả đã mang lại cho đơn vị những kết quả đáng khích lệ. Ví như doanh số tiêu thụ sản phẩm tăng, lợi nhuận sau thuế tăng, mở rộng quy mô sản xuất, chiếm lĩnh thị trường … Nhưng bên cạnh những đơn vị kinh doanh có hiệu quả thì cũng có không ít những đơn vị kinh doanh làm ăn thua lỗ dẫn đến phải sáp nhập hoặc bị phá sản. Điều này là lẽ tất yếu sẽ xẩy ra trong nền kinh tế thị trường. Bởi lẽ khi khoa học công nghệ càng phát triển thì càng đòi hỏi việc áp dụng những thành tựu đó vào trong quá trình sản xuất càng cao. Các đơn vị kinh doanh không ngừng thu thập thông tin và đổi mới sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đơn vị nào làm ăn có hiệu quả sẽ thắng được các đối thủ cạnh tranh. Mà vốn là nhân tố quan trọng tới quyết định tới quy mô sản xuất, việc quản lý và sử dụng vốn hiệu quả quyết định tới kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn chiếm vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển của các đơn vị kinh doanh. Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt Chính vì tầm quan trọng và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nên trong khi thực tập tại công ty cổ phần Sông Đà 1 thuộc tổng công ty xây dựng Sông Đà em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1 ”. Chuyên đề thực tập của em bao gồm ba chương: Chương I: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo hướng dẫn cùng với các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành tốt công tác của mình. Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP Vốn là một phạm trù kinh tế, điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh nghiệp , nghành nghề kỹ thuật, kinh tế ,dịch vụ nào trong nền kinh tế. Để tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm giữ được lượng vốn nào đó. 1.1.1 Vốn là gì? Để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì điều đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm và nghĩ đến là làm thế nào để có đủ vốn và sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Vậy vấn đề đặt ra ở đây - Vốn là gì? Các doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn. Vốn trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tức là mục đích tích luỹ chứ không phải mục đích tiêu dùng như một vài quỹ tiền tệ khác trong các doanh nghiệp. Đứng trên các giác độ khác nhau ta có cách nhìn khác nhau về vốn. Theo quan điểm của Mark - nhìn nhận dưới giác độ của các yếu tố sản xuất thì Mark cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Tuy nhiên, Mark quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Đây là một hạn chế trong quan điểm của Mark. Còn Paul A.Samuelson, một đại diện tiêu biểu của học thuyết kinh tế hiện đại cho rằng: Đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn và hàng hoá vốn là yếu tố kết quả của quá trình sản xuất. Vốn bao gồm các loại hàng hoá lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó. Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt Trong cuốn “Kinh tế học” của David Begg cho rằng: “Vốn được phân chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính”. Như vậy, ông đã đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp.Trong đó: Vốn hiện vật: Là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá khác. Vốn tài chính: Là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp. Ngoài ra, có nhiều quan niệm khác về vốn nhưng mọi quá trình sản xuất kinh doanh đều có thể khái quát thành: T H (TLLD, TLSX) SX H’ T’ Để có các yếu tố đầu vào (TLLĐ, TLSX) phục vụ cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước, lượng tiền ứng trước này gọi là vốn của doanh nghiệp. Vậy: “Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận”. Nhưng tiền không phải là vốn. Nó chỉ trở thành vốn khi có đủ các điều kiện sau: Thứ nhất: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định hay nói cách khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng hàng hoá có thực. Thứ hai: Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định. Có được điều đó mới làm cho vốn có đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh dù là nhỏ nhất. Nếu tiền nằm ở rải rác các nơi mà không được thu gom lại thành một món lớn thì cũng không làm gì được. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn khởi sự thì phải có một lượng vốn pháp định đủ lớn. Muốn kinh doanh tốt thì doanh nghiệp phải tìm cách gom tiền thành món để có thể đầu tư vào phương án sản xuất của mình. Thứ ba: Khi có đủ một lượng nhất định thì tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Từ những vấn đề trên ta thấy vốn có một số đặc điểm sau: Thứ nhất: Vốn là hàng hoá đặc biệt vì các lý do sau: - Vốn là hàng hoá vì nó có giá trị và giá trị sử dụng. Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt + Giá trị của vốn được thể hiện ở chi phí mà ta bỏ ra để có được nó. + Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở việc ta sử dụng nó để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh như mua máy móc, thiết bị vật tư, hàng hoá - Vốn là hàng hoá đặc biệt vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu nó. Khi mua nó chúng ta chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữu của nó. Tính đặc biệt của vốn còn thể hiện ở chỗ: Nó không bị hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó. Chính vì vậy, giá trị của nó phụ thuộc vào lợi ích cận biên của của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều này đặt ra nhiệm vụ đối với các nhà quản trị tài chính là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả của vốn để đem lại một giá trị thặng dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí đã bỏ ra mua nó nhằm đạt hiệu quả lớn nhất. Thứ hai: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định chứ không thể có đồng vốn vô chủ. Thứ ba: Vốn phải luôn luôn vận động sinh lời. Thứ tư: Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có một lượng vốn nhất định, khác nhau giữa các doanh nghiệp. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, ta cần phân loại vốn để có biện pháp quản lý tốt hơn. 1.1.2 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp Vốn là một yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quyết định trong thành lập hoạt động và phát triển cuả doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là một trong những điều kiện để sắp xếp doanh nghiệp vào quy mô như : nhỏ, trung bình và cũng là một trong những điều kiện sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn hàng hoá, mở rộng và phát triển thị Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt trường. Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định sự ổn định liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh thực chất là nguồn của cải của xã hội tích luỹ tập trung lại. Nó chỉ là một điều kiện, một nguồn khả năng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nó chỉ phát huy được tác dụng khi biết sử dụng quản lý chúng một cách đúng hướng hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả. 1.1.3 Phân loại vốn Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả lương nhân viên Đó là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh. Nhưng vấn đề đặt ra là chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên, liên tục gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn một cách tối đa nhằm đạt mục tiêu kinh doanh lớn nhất. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí ở từng khâu sản xuất và toàn doanh nghiệp. Cần phải tiến hành phân loại vốn, phân loại vốn có tác dụng kiểm tra, phân tích quá trình phát sinh những loại chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh. Có nhiều cách phân loại vốn, tuỳ thuộc vào mỗi góc độ khác nhau ta có các cách phân loại vốn khác nhau. 1.1.3.1 - Phân loại vốn dựa trên giác độ chu chuyển của vốn thì vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại là vốn lưu động và vốn cố định. ♦ Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định (TSCĐ), TSCĐ dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh. Vốn cố định biểu hiện dưới hai hình thái: - Hình thái hiện vật: Đó là toàn bộ tài sản cố định dùng trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó bao gồm nhà cửa, máy móc, thiết bị, công cụ Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt - Hình thái tiền tệ: Đó là toàn bộ TSCĐ chưa khấu hao và vốn khấu hao khi chưa được sử dụng để sản xuất TSCĐ, là bộ phận vốn cố định đã hoàn thành vòng luân chuyển và trở về hình thái tiền tệ ban đầu. ♦ Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu động. Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá. Nó là bộ phận của vốn sản xuất, bao gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu phụ, tiền lương Những giá trị này được hoàn lại hoàn toàn cho chủ doanh nghiệp sau khi đã bán hàng hoá.Trong quá trình sản xuất, bộ phận giá trị sức lao động biểu hiện dưới hình thức tiền lương đã bị người lao động hao phí nhưng được tái hiện trong giá trị mới của sản phẩm, còn giá trị nguyên, nhiên vật liệu được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong chu kỳ sản xuất kinh doanh đó. Vốn lưu động ứng với loại hình doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Đối với doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động bao gồm: Vốn lưu động định mức và vốn lưu động không định mức. Trong đó: - Vốn lưu động định mức: Là số vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong kỳ, nó bao gồm vốn dự trữ vật tư hàng hóa và vốn phi hàng hoá để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. - Vốn lưu động không định mức: Là số vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh nhưng không có căn cứ để tính toán định mức được như tiền gửi ngân hàng, thanh toán tạm ứng Đối với doanh nghiệp sản xuất thì vốn lưu động bao gồm: Vật tư, nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ là đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế tỷ trọng, thành phần, cơ cấu của các loại vốn này trong các doanh nghiệp khác nhau cũng khác nhau. Nếu như trong doanh nghiệp thương mại tỷ trọng của loại vốn này chiếm chủ yếu trong nguồn vốn kinh doanh thì trong doanh nghiệp sản xuất tỷ trọng vốn cố định lại chiếm chủ yếu. Trong hai loại vốn này, vốn cố định có đặc điểm chu chuyển chậm hơn vốn lưu động. Trong khi vốn cố định chu chuyển được một vòng thì vốn lưu động đã chu chuyển được nhiều vòng. Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt Việc phân chia theo cách thức này giúp cho các doanh nghiệp thấy được tỷ trọng, cơ cấu từng loại vốn. Từ đó, doanh nghiệp chọn cho mình một cơ cấu vốn phù hợp. 1.1.3.2 - Phân loại vốn theo nguồn hình thành: Theo cách phân loại này, vốn của doanh nghiệp bao gồm: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài số vốn tự có và coi như tự có thì doanh nghiệp còn phải sử dụng một khoản vốn khá lớn đi vay của ngân hàng. Bên cạnh đó còn có khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng. Tất cả các yếu tố này hình thành nên khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Vậy ♦ Nợ phải trả: Là khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho các tác nhân kinh tế như nợ vay ngân hàng, nợ vay của các chủ thể kinh tế, nợ vay của cá nhân, phải trả cho người bán, phải nộp ngân sách ♦ Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần. Có ba nguồn cơ bản tạo nên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đó là: - Vốn kinh doanh: Gồm vốn góp (Nhà nước, các bên tham gia liên doanh, cổ đông, các chủ doanh nghiệp) và phần lãi chưa phân phối của kết quả sản xuất kinh doanh. - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (chủ yếu là tài sản cố định): Khi nhà nước cho phép hoặc các thành viên quyết định. - Các quỹ của doanh nghiệp: Hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm vốn đầu tư XDCB và kinh phí sự nghiệp (khoản kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, phát không hoàn lại sao cho doanh nghiệp chi tiêu cho mục đích kinh tế lâu dài, cơ bản, mục đích chính trị xã hội ). Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt 1.1.3.3 - Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguốn vốn của doanh nghiệp bao gồm: ♦ Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho toàn bộ tài sản cố định của mình. Nguồn vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn của doanh nghiệp. Trong đó: - Nợ dài hạn: Là các khoản nợ dài hơn một năm hoặc phải trả sau một kỳ kinh doanh, không phân biệt đối tượng cho vay và mục đích vay. ♦ Nguồn vốn tạm thời: Đây là nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài sản lưu động tạm thời của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm: vay ngân hàng, tạm ứng, người mua vừa trả tiền Như vậy, ta có: TS = TSNH + TSCĐ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu = Vốn tạm thời + Vốn thường xuyên Việc phân loại theo cách này giúp doanh nghiệp thấy được yếu tố thời gian về vốn mà mình nắm giữ, từ đó lựa chọn nguồn tài trợ cho tài sản của mình một cách thích hợp, tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản cố định. 1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.2.1.1 - Hiệu quả sử dụng vốn là gì? Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với tổng chi phí thấp nhất. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền sản xuất nào nói chung và mối quan tâm của DN nói riêng, đặc biệt nó đang là vấn đề cấp bách mang tính thời sự đối với các DN nhà nước Việt nam hiện nay. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vừa là câu hỏi, vừa là thách thức đối với các DN hiện nay.Sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt nghiệp SXKD nào cũng có thể hiển thị bằng hàm số thể hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với vốn và lao động Q = f (K, L) trong đó: K: là vốn. L: là lao động. Vì vậy, kết quả SXKD của các DN có quan hệ hàm với các yếu tố tài nguyên, vốn, công nghệ Xét trong tầm vi mô, với một DN trong ngắn hạn thì các nguồn lực đầu vào này bị giới hạn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm biện pháp nhằm khai thác và sử dụng vốn, sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có của mình, trên cơ sở đó so sánh và lựa chọn phương án SXKD tốt nhất cho doanh nghiệp mình. Vậy hiệu quả sử dụng vốn là gì ? Để hiểu được ta phải hiểu được hiệu quả là gì? - Hiệu quả của bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều thể hiện mối quan hệ giữa “kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra”. - Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào - Về mặt đinh lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Người ta chỉ thu được hiệu quả khi kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào. Hiệu quả càng lớn chênh lệch này càng cao. - Về mặt định tính: Hiệu quả kinh tế cao biểu hiện sự cố gắng nỗ lực, trình độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống công nghiệp, sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị - xã hội. Có rất nhiều cách phân loại hiệu quả kinh tế khác nhau, nhưng ở đây em chỉ đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Như vậy, ta có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn như sau: 1.2.1.2 - Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 10 [...]... -76943 - 21. 72% 0 16 740 4.359% -2 818 4 -8.069% 12 04 0. 313 % -15 95 -0.46% 15 114 0 41. 817 % 0 10 3 416 28. 613 % 0 t 4 u t ti chớh di 82290 21. 4 31% 222742 58. 011 % 611 5 1. 592 44924 12 .429% hn 5 Ti sn di hn 2799 0.774% khỏc (Ngun: Bng CKT ca cụng ty c phn Sụng ngy 31/ 12/09) V c cu ti sn: Ti sn di han l 15 114 0 tr ( 41, 82%) vo u nm n cui nm gim xung l 44. 417 tr (11 ,56%), trong ú phn ln l nm ti sn c inh chim 28, 613 %,... 600 2 019 34 hn Tng Nm 2008 Lng % 2833 1. 34 718 2833 1. 347 0 0 0 0 38.498 82623 29.986 54286.5 3.048 34 71 0 -640 0.364 79 5.098 25426 41. 41 103963 41. 411 10 910 8 0 - 514 4 Nm 2009 Lng % 19 55 0.575 19 55 0.575 0 0 39.29 25. 815 1. 650 -0.304 0.037 12 .09 49.437 51. 884 -2.44 0 0 82290 56284 225 81 -830 70.627 418 2 222742 222742 0 0 0 24.235 16 .576 6.650 -0.244 0.02 1. 2 31 65.6 65.6 0 20700 664 74 31 0 9.843 0. 31 3.53... Li nhun sau thu 4 Hiu sut s dng VL (1/ 2) 5 T sut li nhun VL (3/2) 6 S vũng quay VLng (1/ 2) 7 S ngy luõn chuyn ca mt vũng Nm 2007 302644 15 000 2008,5 20 ,18 13 ,39% 20 ,18 18 ,1 Nm 2008 3 614 30 15 000 2629,35 24 ,1 17,53% 24 ,1 15 ,15 Nm 2009 383959 15 000 5569 25,6 37 ,12 % 25,6 14 ,26 quay VL 8 H s m nhim VL(2 /1) 5% 4 ,15 % 9 Mc tit kim VL -999,456 -29 21, 146 (Ngun BCTC ca cụng ty nm2007-2009) 3,9% -882,585 T bng... 0 ,19 5% 8 Qu d phũng ti chớnh 13 1,467 0,0363% 13 1,467 0,034% 9 Qu khỏc thuc vn ch s hu 10 Li nhun cha phõn phi 11 Ngun kinh phớ v qu khỏc II N phi tr 1 N di hn 2 N ngn hn 5569 0 0 1, 45% 5569 714 ,539 337276 3690 333586 0,2% 93 .13 % 0, 01% 92 ,11 % -14 65 1 713 074 17 711 3580 14 1 31 0 92 2 -2 0,38% 354987 92,45% 7270 1, 89% 347 717 90,56% T bng biu trờn ta thy ti sn ca DN c hỡnh thnh t hai ngun l: - Ngun vn vay... 749,364 0 ,19 5% 8 Qu d phũng ti chớnh 13 1,467 0,0363% 13 1,467 0,034% 9 Qu khỏc thuc vn ch s hu 10 Li nhun cha phõn phi 5569 1, 45% 11 Ngun kinh phớ v qu khỏc - 714 ,539 0,2% -14 65 0,38% II N phi tr 337276 93 .13 % 354987 92,45% 1 N di hn 3690 0, 01% 7270 1, 89% 2 N ngn hn 333586 92 ,11 % 347 717 90,56% T bng s liu trờn ta thu c cỏc ch tiờu nm 2009 ca cụng ty nh sau: Tng s n H s n = Tng s vn ca cụng ty 354987... sn ngn hn 210 290 58 .18 2% 3395 41 88.4 31% 12 92 51 30.248% 1 Vn bng tin 2833 0.783% 19 55 0.509% -878 -0.274% 2 u t TC ngn 17 0 0.047% 26439 6.885% 26269 6.838% Ch tiờu hn 3 Khon phi thu 82623 22.860% 4 Hng tn kho 10 3964 28.764% 5 Ti sn ngn hn 20700 5.727% khỏc II Ti sn di hn 1 Phi thu di hn 2 Ti sn c inh 3 Bt ng sn u -333 -1. 428% 11 8778 29.247% -14 585 -4 .13 4% 44 417 11 .568% 0 26473 6.894% 0 -10 6723 -30.25%... M Hnh 15 Lp: Qun lý cụng 48 Chuyờn thc tp tt nghip GVHD: Th.S Bựi Th Hng Vit S DNG VN CA CễNG TY C PHN SễNG 1 2 .1 KHI QUT V CễNG TY C PHN SễNG 1 2 .1. 1 Lch s hớnh thnh v phỏt trin ca cụng ty c phn Sụng 1 Cụng ty C phn Sụng 1 l doanh nghip Nh nc, c chuyn i t Cụng ty TNHH Nh nc mt thnh viờn Sụng 1 theo quyt nh s: 14 46 /QBXD ngy 04 /12 /2007 ca B trng B Xõy dng Tin thõn l Cụng ty Xõy dng Sụng 1 c thnh... Xõy dng Tin thõn l Cụng ty Xõy dng Sụng 1 c thnh lp theo Quyt nh s 13 0A/BXD-TCLD ngy 26/03 /19 93 ca B trng B Xõy dng Ngy 11 thỏng 3 nm 2008 Cụng ty Xõy dng Sụng 1 ú c i thnh Cụng ty Sụng 1 theo quyt nh s: 285/Q-BXD ca B trng B Xõy dung Cụng ty C phn Sụng 1 hot ng theo giy phộp kinh doanh s: 010 30 214 71 ng ký thay i ln 5 ngy 19 /11 /2009 ca S K hoch v u t Thnh ph H Ni, vi cỏc chc nng: - Xõy dng cỏc... đồng quản trị Tổng giám đốc Ngời đại diện phần vốn các công ty liên kết Phòng Tổ chức - hành chính Phòng tài chính kế toán Chi nhánh Công ty tại Hà Nội Sinh viờn: T M Hnh Phó TGĐ Kỹ thuật, vật t thi công Cơ giới Phó TGĐ Kinh tế, tài chính Dự án đầu t Phòng Quản lý kỹ thuật Thiết bị Phòng Dự án - đầu t Chi nhánh công ty tại Sơn la 19 Phó TGĐ Phụ trách khu vực Tây Bắc Lp: Qun lý cụng 48 Chi nhánh công. .. cụng ty l 13 8 81 triu ng ( 6,9 % ) - Nm 2008 TSNH ca cụng ty l 20700 triu ng ( 9,84% ) cú s tng lờn so vi nm 2007 - Nm 2009 TSNH khỏc ca cụng ty l: 611 4 triu ng ( 1, 8%) cú xu hng gim i so vi nm 2008 Sinh viờn: T M Hnh 30 Lp: Qun lý cụng 48 Chuyờn thc tp tt nghip GVHD: Th.S Bựi Th Hng Vit Bng 6: C cu vn lu ng ca cụng ty c phn Sụng 1 n v: triu ng Ch tiờu I Tin 1 Tin mt ti qu (gm c Nm 20 01 Lng % 26086 12 . 918 . phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nên trong khi thực tập tại công ty cổ phần Sông Đà 1 thuộc tổng công ty xây dựng Sông Đà em đã chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông. HOẠT DỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 1 TRONG THỜI GIAN QUA 2.2 .1 Khái quát về nguồn vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1 Công ty cổ phần Sông Đà 1 đã chủ động và tự tìm kiếm cho mình nguồn vốn thị. Hạnh Lớp: Quản lý công 48 15 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 1 2.1KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 1 2 .1. 1 Lịch sử hính thành

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan