Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh

52 531 0
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt MỤC LỤC Bảng 2.11: Kỳ thu tiền bình quân của Công ty (2007 – 2012) Error: Reference source not found 3 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 3 1. Vốn lưu động 3 1.1. Khái niệm vốn lưu động 3 1.2. Đặc điểm của vốn lưu động 5 1.3. Phân loại vốn lưu động 6 1.4. Kết cấu vốn lưu động và các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động 9 2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 10 2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 10 2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 11 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 12 2.3.1. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động) 12 2.3.2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 13 2.3.3. Sức sinh lợi của vốn lưu động 13 2.3.4. Vòng quay hàng tồn kho 13 2.3.5. Kỳ thu tiền bình quân 14 CHƯƠNG II 15 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN – XÂY LẮP ĐIỆN HÀ TĨNH 15 1. Vài nét về Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh 15 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 15 1.2. Chức năng nhiệm vụ 17 1.3. Cơ cấu tổ chức 18 1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh trong những năm gần dây 20 2. Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh 23 2.1. Kết cấu vốn lưu động của công ty 23 2.2. Khả năng thanh toán của Công ty 29 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 33 2.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh 38 Sinh viên: Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế và Quản lý công 49 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt CHƯƠNG III 42 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY LẮP ĐIỆN HÀ TĨNH 42 1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới 42 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 42 2.1. Kế hoạch hóa vốn lưu động 43 2.2. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động thông qua dổi mới công nghệ sản xuất 44 2.3. Nâng cao năng lực quản lý tài chính thông qua bồi dưỡng cán bộ 44 2.4. Tăng cường công tác quản lý vốn tồn kho dự trữ, giảm thiểu chi phí lưu kho 45 2.5. Có kế hoạch tập trung vốn bằng tiền đáp ứng nhu cầu thanh toán đúng hạn 45 2.6. Chủ động phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh 46 3. Một số kiến nghị 46 KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 Sinh viên: Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế và Quản lý công 49 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Hình 1.1. Quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động Error: Reference source not found Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh Error: Reference source not found Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất – kinh doanh của Công ty (2010 – 2012) Error: Reference source not found Bảng 2.2: Kết cấu vốn lưu động của Công ty (2007 – 2012)Error: Reference source not found Bảng 2.3: Tỷ trọng các thành phần trong kết cấu vốn lưu động củaCông ty (2007 – 2012) Error: Reference source not found Bảng 2.4: Sự biến động kết cấu vốn lưu động của Công ty (2007 -2012)Error: Reference source not found Bảng 2.5. Kết cấu nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty (2007 – 2012) Error: Reference source not found Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty (2007 – 2012).Error: Reference source not found Bảng 2.7: Số vòng luân chuyển vốn lưu động của Công ty (2007 – 2012) Error: Reference source not found Bảng 2.8: Hệ số mức đảm nhiệm vốn lưu động của Công tyError: Reference source not found Bảng 2.9: Sức sinh vốn lưu động của Công ty (2007 – 2012) Error: Reference source not found Bảng 2.10: Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty (2007 – 2012)Error: Reference source not found Bảng 2.11: Kỳ thu tiền bình quân của Công ty (2007 – 2012) Error: Reference source not found Sinh viên: Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế và Quản lý công 49 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt LỜI MỞ ĐẦU Vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường, cho dù doanh nghiệp đó là hoạt động thương mại thuần túy hay doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích hay các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Trong nội dung quản lý tài chính của doanh nghiệp, quản lý sử dụng vốn lưu động với tư cách là một bộ phận của hoạt động quản lý sử dụng vốn và tài sản có ý nghĩa to lớn với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh, em nhận thấy vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của Công ty nhưng lại chưa thực sự được sử dụng một cách có hiệu quả. Đây là một vấn đề nổi cộm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Với nhận thức như vậy, bằng những kiến thức đã tích lũy được trong suốt thời gian học tập tại trường và trong giai đoạn thực tập bổ ích tại Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chương II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh. Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh. Sinh viên: Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế và Quản lý công 49 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt Do những hạn chế về thời gian thực tập tại Công ty cũng như trình độ nhận thức, chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp từ phía thầy, cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn cũng như giúp em hiểu sâu hơn về đề tài em đã chọn. Em xin chân thành cám ơn ThS. Bùi Thị Hồng Việt và các cán bộ trong Phòng Tài vụ của Công ty đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này. Sinh viên: Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế và Quản lý công 49 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 1. Vốn lưu động. 1.1. Khái niệm vốn lưu động. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi như là một tế bào với chức năng, nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để cung cấp cho xã hội. Mỗi doanh nghiệp, tùy vào loại sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ tạo ra, có thể sẽ thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường. Để tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh, các doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần phải có các yếu tố cơ bản sau: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Các sản phẩm, dịch vụ sẽ được hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng chính là quá trình kết hợp các yếu tố trên. Tư liệu lao động bao gồm bộ phận tác động trực tiếp vào các đối tượng lao động, tức là công cụ sản xuất (các máy móc để sản xuất…), và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho tàng, đất đai, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất… Giá trị của tư liệu lao động sẽ chuyển dần từng phần vào giá trị của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra. Trong khi đó, đối tượng lao động trong doanh nghiệp là những nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang trên dây chuyền, thành phẩm tồn kho,… Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trính sản xuất kinh doanh luôn luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Những đối tượng lưu động đó hình thành nên tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và luân chuyển thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản lưu động có thể biểu hiện dưới hình thái tiền tệ như tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ngân hàng và các khoản phải thu từ khách hàng hoặc biểu Sinh viên: Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế và Quản lý công 49 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt hiện dưới hình thái hiện vật như nguyên vật liệu tồn kho, sản phẩm hoàn thành, hàng hóa tồn kho Tài sản lưu động của doanh nghiệp nằm trong khâu dự trữ như tiền mặt tại quỹ, nguyên vật liệu trong kho hoặc trong khâu sản xuất như bán thành phẩm, sản phẩm dở dang trên dây chuyền hoặc trong khâu lưu thông như hàng hóa tồn kho, các khoản phải thu từ khách hàng. Tài sản lưu động của doanh nghiệp có thể hình thành bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, cũng có thể hình thành bằng vốn vay từ ngân hàng tín dụng hoặc tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp. Tài sản lưu động của một doanh nghiệp có giá trị tương ứng với lượng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra trước đó để có được chúng. Lượng tiền đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy, có thể định nghĩa vốn lưu động như sau: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng tuần hoàn luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh 1 . Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động và ngược lại. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư. Trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư. Số vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp 1 Trang 85, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm – TS. Bạch Đức Hiển, NXB. Tài Chính, 2008. Sinh viên: Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế và Quản lý công 49 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. 1.2. Đặc điểm của vốn lưu động. Như đã định nghĩa ở trên, vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động, hay nói các khác, vốn lưu động chính là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Vì vậy, đặc điểm của vốn lưu động sẽ chịu sự chi phối bởi đặc điểm của các tài sản lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Tương ứng với một chu kỳ kinh doanh thì vốn lưu động cũng hình thành một vòng chu chuyển. Hình 1.1. Quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Như vậy, vốn lưu động có những đặc điểm chính phân biệt so với vốn cố định như sau: • Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. Sinh viên: Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế và Quản lý công 49 Vốn bằng tiền Vốn dự trữ sản xuất Vốn trong sản xuất Mua vật tư hàng hóa Sản xuất sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt • Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị của sản phẩm ngay trong một lần và được hoàn lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh. • Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.3. Phân loại vốn lưu động. Trong doanh nghiệp, vấn đề tổ chức và quản lý vốn lưu động có một vai trò rất quan trọng. Có thể nói quản lý vốn lưu động là bộ phận trọng yếu của công tác quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động nhằm đảm bảo sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Vốn lưu động có rất nhiều loại mà lại tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và thường xuyên thay đổi hình thái vật chất. Do đó, muốn quản lý tốt vốn lưu động, người ta tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu. 1.3.1. Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động. - Vốn bằng tiền: Gồm các khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định. - Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra với một số trường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng. - Vốn về hàng tồn kho. Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn vật tư hàng hóa gồm: vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Xem xét chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: Sinh viên: Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế và Quản lý công 49 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của sản phẩm. Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp cho việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính của sản phẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận lợi. Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các tài sản cố định. Vốn vật tư đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói sản phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vốn công cụ dụng cụ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh. Vốn sản phẩm đang chế: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm trong quá trình sản xuất (giá trị sản phẩm dử dở dang, bán thành phẩm). Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sản phẩm các kỳ tiếp theo như chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho. Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ. - Vốn lưu động khác: bao gồm các khoản như tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn Sinh viên: Nguyễn Thị Yến Lớp: Kinh tế và Quản lý công 49 7 [...]... Nguyễn Đình Kiệm – TS Bạch Đức Hiển, NXB Tài Chính, 2008 7 Sinh viên: Nguyễn Thị Yến 49 14 Lớp: Kinh tế và Quản lý công Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN – XÂY LẮP ĐIỆN HÀ TĨNH 1 Vài nét về Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN – XÂY LẮP ĐIỆN HÀ TĨNH Tên tiếng... có thể sử dụng vốn lưu động của mình hiệu một cách hiệu quả nhất • Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giúp doanh nghiệp tiết kiệm vốn trong sản xuất kinh doanh Lượng vốn tiết kiệm được nhờ tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động đó doanh nghiệp có thể đem đầu tư vào mở rộng hoạt động sản... thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty – lĩnh vực xây lắp điện Tuy nhiên, một tỷ trọng cao như trên thực sự là bất thường, gây ứ đọng một lượng vốn cực kỳ lớn của Công ty, giảm đáng kể hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn nói chung Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ khoản mục hàng tồn kho nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Vốn lưu động khác:... Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh 2.1 Kết cấu vốn lưu động của công ty 2.1.1 Theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng của từng bộ phận vốn lưu động trong tổng mức vốn lưu động của doanh nghiệp trong một thời kỳ hay tại một thời điểm nào đó Theo hình thái biểu hiện, vốn lưu động được chia thành các thành phần là: vốn bằng tiền (tiền và các khoản tư ng đương... nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác của doanh nghiệp như hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nằm trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp Vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong tổng... tế và Quản lý công Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 2.3.1 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (số vòng luân chuyển vốn lưu động) Tình hình biến động số vòng quay vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2007 – 2012 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây Bảng 2.7: Số vòng luân chuyển vốn lưu động của Công ty (2007 – 2012)... hoạt động: trên phạm vi cả nước Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh là một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động với chế độ tự chủ, có tài khoản riêng tại ngân hàng, có con dấu, mã số thuế và có quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh. .. cấp điện áp 35 kV Thực hiện chủ trương sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Chính Phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 18/02/2001 về việc sáp nhập Công ty Xây lắp điện Hà Tĩnh và Công ty Kỹ thuật điện – điện tử Hà Tĩnh trở thành một công ty là Công ty Kỹ thuật điện – điện tử Hà Tĩnh Do quá trình mới chia tách tỉnh nên cơ sở vật chất của Công ty. .. ngành công nghiệp về lĩnh vực xây lắp điện - Công ty Kỹ thuật điện – điện tử Hà Tĩnh được thành lập ngày 12/04/1993 theo Quyết định số 499/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với chức năng ngành nghề chủ yếu là tư vấn công trình xây dựng điện công nghiệp Trong những năm 1993 – 2002, Công ty là đơn vị chủ yếu thực hiện tư vấn xây dựng điện, tham gia khảo sát thiết kế xây lắp nhiều công trình điện. .. 110 kV Công ty Xây lắp điện Hà Tĩnh trong những năm 1992 – 2001 là một đơn vị chủ lực của ngành công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh trong lĩnh vực xây lắp điện Trên 80% các công trình xây lắp điện trên địa bàn tỉnh là do Công ty thực hiện Các công trình thuộc địa bàn khó khăn, vùng sâu vùng xa, biên giới Việt – Lào đều do công ty đảm nhận thi công, xây lắp với chất lượng cao Từ những năm 1992 – 1998 Công ty đã . HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN – XÂY LẮP ĐIỆN HÀ TĨNH 1. Vài nét về Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh. Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN – XÂY LẮP ĐIỆN HÀ TĨNH. Tên. vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chương II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh. Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao. 15 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN – XÂY LẮP ĐIỆN HÀ TĨNH 15 1. Vài nét về Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh 15 1.1. Lịch sử hình thành và phát

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 2.11: Kỳ thu tiền bình quân của Công ty (2007 – 2012) Error: Reference source not found

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

    • 1. Vốn lưu động.

      • 1.1. Khái niệm vốn lưu động.

      • 1.2. Đặc điểm của vốn lưu động.

      • 1.3. Phân loại vốn lưu động.

      • 1.4. Kết cấu vốn lưu động và các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động.

      • 2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

        • 2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

        • 2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

        • 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

          • 2.3.1. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động).

          • 2.3.2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.

          • 2.3.3. Sức sinh lợi của vốn lưu động.

          • 2.3.4. Vòng quay hàng tồn kho.

          • 2.3.5. Kỳ thu tiền bình quân.

          • CHƯƠNG II

          • THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN – XÂY LẮP ĐIỆN HÀ TĨNH

            • 1. Vài nét về Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh.

              • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

              • 1.2. Chức năng nhiệm vụ.

              • 1.3. Cơ cấu tổ chức.

              • 1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh trong những năm gần dây.

              • 2. Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh.

                • 2.1. Kết cấu vốn lưu động của công ty.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan