tiểu luận Thực trạng tình hình báo chí, xuất bản hiện nay ở nước ta

72 2.2K 0
tiểu luận Thực trạng tình hình báo chí, xuất bản hiện nay ở nước ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Báo chí (ĐHKHXH&NV - ĐHQG Hà Nội) đã dạy dỗ chúng em trong bốn năm qua. Đặc biệt, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Giáo sư Hà Minh Đức, người đã tận tâm hướng dẫn và chỉ bảo em hoàn thành tốt khoá luận này. Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và tiếp sức cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khoá luận. Khoá luận tốt nghiệp K46 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TÀI NĂNG, SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA TÀI NĂNG, VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ XÃ HỘI TRONG VIỆC PHÁT HIỆN VÀ KHUYẾN KHÍCH TÀI NĂNG 5 1. Định nghĩa tài năng, vị trí, vai trò của tài năng trong cuộc sống 5 2. Sự phát triển và đóng góp của tài năng trong mỗi thời kỳ 7 2.1. Trên thế giới 7 2.2. Việt Nam 9 3. Chức năng của các cơ quan quản lý trong việc phát hiện và khuyến khích tài năng 16 CHƯƠNG II: BÁO CHÍ VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ TÀI NĂNG, PHÁT HIỆN, BỒI DƯỠNG VÀ SỬ DỤNG TÀI NĂNG 19 1. Báo chí phản ánh đa dạng, kịp thời, phong phú, thể hiện sự quan tâm đúng đắn tới tài năng 20 2. Các nội dung về vấn đề tài năng được báo chí phản ánh 24 2.1. Báo chí phản ánh về tư tưởng chỉ đạo, các hoạt động, chính sách bồi dưỡng và khuyến khích tài năng của nhà nước 24 2.2. Báo chí giới thiệu về các tài năng 27 2.3. Báo chí phản ánh về thực tế việc đào tào, bồi dưỡng và sử dụng tài năng ở nước ta và trên thế giới 41 3. Một vài nhận xét về việc khai thác đề tài tài năng trên báo chí 50 Khoá luận tốt nghiệp K46 2 CHƯƠNG III: NHỮNG HÌNH THỨC PHẢN ÁNH VẤN ĐỀ TÀI NĂNG TRÊN BÁO CHÍ 53 1. Tin 53 2. Bài viết chân dung 56 3. Phỏng vấn 59 4. Các thể loại khác 61 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 68 Khoá luận tốt nghiệp K46 3 Phần mở đầu ài năng luôn đóng một vai trò quan trọng với mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại nói chung. Sự phát triển của tài năng giống như một đầu tàu kéo nền văn minh thế giới lên những bước tiến bộ mới. Chính vì tài năng có tầm quan trọng như vậy, truyền thống coi trọng tài năng và nhân tài đã được bảo lưu và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việt Nam cũng là một dân tộc có truyền thống trọng hiền tài. Thực tế lịch sử cho thấy dân tộc Việt Nam là một giống nòi thông minh. Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, cái nôi Việt đã sản sinh ra nhiều thế hệ người tài, không những có cống hiến cho đất nước mà còn là những tinh hoa của nhân loại. Những vĩ nhân như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh… đã làm nên lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Trong thời đại xã hội chủ nghĩa, những gương mặt nhân tài như Lê Bá Khánh Trình, Đặng Thái Sơn, Hoàng Thanh Trang, Nguyễn Ngọc Trường Sơn… lại khiến bạn bè quốc tế phải thán phục về một hình ảnh Việt Nam mới – một Việt Nam của trí tuệ và tài năng. T 30 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Việt Nam đang phấn đấu xây dựng xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, đặc biệt là tập trung vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá để bắt kịp và hoà nhập với bạn bè thế giới. Để đạt được những bước tiến quan trọng này, ý thức phát triển và tận dụng nguồn nhân lực trong nước phải được lưu tâm hàng đầu. Đặc biệt, việc tìm và phát hiện, khuyến khích, trọng dụng nhân tài lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết, chính sách chú trọng phát triển nguồn nhân lực trong thời đại mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi từ chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, xã hội Việt Nam đã có nhiều biến động sâu sắc, trong đó không thể không nhắc tới những ảnh hưởng tiêu cực. Đó là sự đề cao quá Khoá luận tốt nghiệp K46 4 mức giá trị vật chất, chạy theo đồng tiền trong một bộ phận không nhỏ của xã hội, đã làm cho nhiều chuẩn mực truyền thống phải đảo lộn. Chính trong giai đoạn khó khăn Êy, nhà nước ta lại thiếu những chính sách cụ thể và thiết thực đối với việc sử dụng nguồn nhân lực trong nước. Hậu quả là tình trạng chảy máu chất xám ồ ạt, hàng loạt những người tài đã bỏ ra nước ngoài tìm môi trường để phát huy khả năng của mình, dẫn tới sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ trong nước, gây ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển đất nước. Thực tế này đã diễn ra trong nhiều năm và mãi tới giai đoạn gần đây, nhà nước mới bắt đầu có những chính sách cụ thể để cải thiện tình hình trên, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích tài năng, vận động quần chúng ý thức coi trọng và gìn giữ tài năng. Vấn đề tài năng và sử dụng các nguồn nhân lực bắt đầu trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Phải kể tới những công trình nghiên cứu đã được in thành sách như “Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia” của tác giả Nguyễn Đắc Hưng (NXB Chính trị quốc gia, 2004), “Tri thức với Đảng, Đảng với tri thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước” của tác giả Nguyễn Văn Khánh (NXB Thông tấn, 2004). Trong tình hình chung này, báo chí với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng, là tiếng nói của nhân dân, đóng vai trò phản ánh hiện thực, cổ động nhân dân làm theo chính sách, định hướng dư luận theo đường lối đúng đắn, có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng tới chiến lược vận động và thu hút nhân tài, làm lợi cho đất nước. Trước thực tế này, đề tài “Báo chí với vấn đề tài năng” được tiến hành với mục đích tìm hiểu về tình hình phản ánh chung của báo chí Việt Nam xung quanh vấn đề tài năng. Khoá luận được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu khoa học biện chứng Mac-Lênin, và tìm hiểu vấn đề từ hai góc độ: lý luận và thực tế. Trong phần lý luận, chúng tôi cố gắng đưa ra những cơ sở lý luận về Khoá luận tốt nghiệp K46 5 tài năng, như định nghĩa tài năng, tầm quan trọng của tài năng trong cuộc sống, trong lịch sử nhân loại. Phần lý luận cũng giới thiệu về truyền thống trọng hiền tài của dân tộc ta, những chính sách, chủ trương cơ bản của nhà nước với tài năng, những thực tế còn tồn tại, và vai trò của các cơ quan quản lý xã hội với việc phát triển, bồi dưỡng tài năng. Trong phần nghiên cứu thực tế, chúng tôi dựa vào sự khảo sát tại ba tê báo Tiền Phong, Tuổi trẻ TPHCM, Giáo dục&Thời đại trong hai năm 2003, 2004. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn ba tê báo trên, đó là vì những đặc điểm của ba tê báo này rất phù hợp để nghiên cứu về vấn đề tài năng. Tiền Phong và Tuổi trẻ TPHCM là hai tờ báo Đoàn của hai miền Nam-Bắc, có lượng phát hành lớn, với đối tượng độc giả chính là các bạn đoàn viên thanh niên – thế hệ kiến tạo tương lai của đất nước. Báo Giáo dục&Thời đại là tiếng nói của ngành giáo dục đào tạo. Giáo dục là cơ sở đầu tiên, là nền móng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng. Những tờ báo này có nhiệm vụ định hướng tư tưởng, trong đó vấn đề tài năng cũng là một mảng đề tài hết sức quan trọng. Từ sự nghiên cứu về nội dung, cách thức phản ánh thông tin về tài năng trên ba tê báo tiêu biểu trên, chúng tôi hy vọng sẽ phần nào vẽ ra được diện mạo chung của báo chí hiện nay trong việc phản ánh vấn đề tài năng, đánh giá được giá trị của báo chí trong việc phát hiện và khuyến khích tài năng. Đã có một vài nghiên cứu về việc phản ánh thông tin tài năng trên báo chí, như khoá luận cử nhân 1998 “Hình ảnh tài năng trẻ Việt Nam trên báo chí” của tác giả Võ Thị Lệ Tùng, “Báo chí với việc phát huy tài năng trẻ nữ” – Khoá luận cử nhân năm 2000 của tác giả Phạm Thu Trang, hay “Báo chí với tài năng trẻ Việt Nam” – Khoá luận cử nhân năm 1998 của tác giả Trương Anh Ngọc. Đây là những công trình có giá trị tham khảo rất hữu Ých đối với chúng tôi trong quá trình thực hiện khoá luận này. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh những nội dung tích cực, như Khoá luận tốt nghiệp K46 6 chính sách khuyến khích nhân tài, phát huy tài năng, giới thiệu hình ảnh tài năng trẻ, mà còn Ýt đề cập đến một mảng nội dung hết sức quan trọng khác, là việc báo chí phản ánh thực trạng sử dụng và khai thác tài năng còn nhiều thiếu sót ở nước ta. Thiết nghĩ, để thông tin báo chí có được tính khách quan và có giá trị thực sự hữu Ých với xã hội, mảng đề tài phản ánh những mặt chưa được trong việc khai thác tài năng cũng phải được quan tâm, nếu không muốn nói là đặc biệt chú trọng. Trên cơ sở đó, khoá luận “Báo chí với vấn đề tài năng” sẽ cố gắng đưa ra hình ảnh chân thực nhất về những nội dung báo chí đã đề cập tới tài năng, gồm cả những chính sách khuyến khích tài năng, thành quả lao động mà những tài năng đã đóng góp cho xã hội, chân dung các tài năng, và cả thực trạng bất hợp lý vẫn còn tồn tại trong việc đào tạo, sử dụng tài năng ở nước ta. Trong phạm vi của khoá luận, với thời gian tiến hành không lâu, chắc chắn những nghiên cứu này còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng khoá luận có những giá trị tham khảo hữu Ých với độc giả và các bạn sinh viên trong quá trình thực hiện những đề tài liên quan. Khoá luận được chia làm năm phần chính: Phần mở đầu Chương 1: Tài năng, sự phát triển và đóng góp của tài năng, chức năng của các cơ quan quản lý xã hội trong việc phát hiện và khuyến khích tài năng Chương 2: Báo chí Việt Nam với vấn đề tài năng. Chương 3: Những hình thức phản ánh vấn đề tài năng trên báo chí. Phần kết luận. Ngoài ra, trong phần cuối khoá luận, chúng tôi đưa ra danh mục những tài liệu tham khảo và một số trang phụ lục. Khoá luận tốt nghiệp K46 7 Chương I: Tài năng, sự phát triển và đóng góp của tài năng, vai trò của các cơ quan quản lý xã hội trong việc phát hiện và khuyến khích tài năng. 1. Định nghĩa tài năng, vị trí, vai trò của tài năng trong cuộc sống Có nhiều định nghĩa khác nhau cho từ “tài năng”. Từ điển Tiếng Việt của NXB Từ điển 2003 định nghĩa: “Tài năng là năng lực làm việc giỏi”. Theo cuốn từ điển “Tiếng Việt thông dụng” của NXB Giáo dục xuất bản năm 2003 do Nguyễn Như Ý chủ biên, danh từ tài năng được định nghĩa là “năng lực xuất sắc, khả năng làm việc giỏi, có sáng tạo về một công việc nào đó”. Từ điển Bách khoa Tiếng Anh Encarta 2001 định nghĩa: “Tài năng là năng lực xuất sắc tự nhiên của con người, giúp làm tốt các công việc. Nhờ có tài năng, con người có thể phát triển những kỹ năng lao động lên một mức cao hơn”. Nhìn chung, những định nghĩa dù phong phú đều nhắc tới hai nội dung chính: năng lực và tính chất giỏi, tốt của năng lực Êy. Về bản chất của tài năng, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra: có hai loại tài năng, là tài năng thiên bẩm và tài năng tự thân. Trên thực tế, chỉ có một phần nhỏ là tài năng thiên bẩm, hầu hết những thành tựu của xã hội loài người đều xuất phát từ tài năng tự thân. Ngay với tài năng thiên bẩm, con người nếu không có ý thức rèn luyện để phát huy, tài năng Êy cũng có nguy cơ bị thui chột đi. Nhà bác học thiên tài Albert Einstein cũng đã nói: “Thiên tài chỉ có 1% là bẩm sinh và 99% là sự rèn luyện”. Bởi vậy, ý nghĩa, giá trị Khoá luận tốt nghiệp K46 8 của việc rèn luyện, học tập để phát huy tài năng trong mỗi cá nhân luôn hết sức quan trọng. Khác với tài năng là khái niệm chỉ tính chất của năng lực con người, “nhân tài” là khái niệm chỉ chính xác những người có tài, người sở hữu tài năng. Đáng lưu ý là trong lịch sử Việt Nam, khái niệm “tài năng” không được sử dụng nhiều, thay vào đó là khái niệm “hiền tài”. Khái niệm “hiền tài” không chỉ bao hàm ý nghĩa “tài năng”, “nhân tài”, mà còn đòi hỏi một phẩm chất khác nữa là “hiền”, đức hạnh. Điều đó thể hiện quan điểm truyền thống của Việt Nam về tài năng, đó là con người để đóng góp được cho đất nước, bên cạnh tài năng còn phải là người hiền, có đức hạnh cao quý. Tài năng luôn có một vị trí quan trọng trong sự phát triển xã hội, có tính chất quyết định tới sự hưng vong của một quốc gia. Điều này được thể hiện rõ hơn cả trong lời ghi trên văn bia tiến sĩ tại Văn Miếu năm 1442: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp kém. Vì thế, các bậc thánh Đế, minh Vương chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí là công việc cần kíp. Bởi vì, kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế, cho nên được quý chuộng biết nhường nào.” Tài năng không những làm cho đất nước được hưng thịnh, mà còn có ý nghĩa thay đổi cả lịch sử. Trong lịch sử hào hùng với truyền thống thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta, bên cạnh tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu mạnh mẽ trong nhân dân, phải kể tới sự lãnh đạo tài tình của các vị tướng tài ba. Những tài năng Êy có vai trò quyết định tới hướng đi của dân tộc. Bác Hồ cũng đã khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa quyết định của nguồn nhân lực trong thư gửi các em thiếu nhi nhân ngày khai trường 5/9/1945: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.” và Khoá luận tốt nghiệp K46 9 trong “Thư gửi các bạn thanh niên” vào tháng 8 năm 1947, người lại một lần nữa khẳng định vai trò của nguồn nhân lực trẻ: “…Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó…” Quả thực, với một đất nước còn nghèo về kinh tế như Việt Nam, việc phát huy nguồn lực con người có tính chất quyết định tới việc phát triển đất nước. Trong đó, nhân tài có đóng góp quan trọng hơn cả, như là bộ chỉ huy, đầu tàu của nguồn nhân lực. Đặc biệt, trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, vai trò của trí thức, nhân tài càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tại Hội nghị TW2 khoá VIII – 1997 về Khoa học và Giáo dục, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực: “Cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn nhân lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt là đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp…” 2. Sự phát triển và đóng góp của tài năng trong mỗi thời kỳ 2.1. Trên thế giới Tài năng đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử nhân loại. Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều xuất hiện tài năng, và tài năng đã đóng góp những thành quả đưa xã hội tới sự tiến bộ, phát triển. Quả thực, cuộc sống của loài người có được sự văn minh tiến bộ như hiện nay là nhờ vào rất nhiều phát kiến vĩ đại trong quá khứ. Những phát minh và sáng chế ra đời làm thay đổi hẳn cuộc sống của con người, và tác giả của những phát minh, sáng chế Êy hầu hết đều là các nhà khoa học, kỹ sư, nhà nghiên cứu tài năng. Có thể kể tới những phát minh ảnh hưởng trực tiếp tới sức sản xuất, như phát minh ra máy hơi nước của James Watt năm 1769 đưa ngành công nghiệp thế giới sang mét trang mới; phát minh ra máy dệt của kỹ sư Edmund Khoá luận tốt nghiệp K46 10 [...]... hng trm nm trc dõn c khụng h cú qut in, iu ho m vn cú th sng chung vi núng? Khụng cú mt bn v c no trong tay, Ngha mt mỡnh ln li hng thỏng tri ti Hi An, tay thc tay s, gừ ca tng nh dõn hi han, o c, ghi chộp hũng tỡm ra bớ mt V cui cựng Ngha ó lý gii c iu ú khi nghiờn cu v cỏch thit k mỏi nh ca ụng b ta ngy xa t c kt qu xut sc trong lun vn, Ngha vn tip tc my mũ tỡm hiu v cỏch xõy dựng trong tng ngụi nh... n nay, ti Vn Miu vn lu gi c 82 vn bia cụng trng ỏnh du mt thi i hc tp v thi c Vit Nam Ngun nhõn lc c khai thỏc khụng ch thụng qua nhng k thi tuyn chn trng nguyờn, m cũn th hin trc tip qua chớnh sỏch chiờu hin ói s trong nhõn dõn ca triu ỡnh Nm 1427, vua Lờ Thỏi T ra Chiờu d ho kit cú vit: Ta tuy lm ch tng nhng mt thỡ gi yu bt ti, hai thỡ hc ít bit nụng, ba thỡ nhim v nng n khú gỏnh vỏc ni Vỡ th ta. .. kờu gi Nhõn ti v kin quc ng trờn bỏo Cu quc ngy 14/11/1945, Bỏc xỏc nh: Kin thit cn cú nhõn ti Nhõn ti nc ta dự cha cú nhiu lm nhng nu chỳng ta khộo la chn, khộo phõn phi, khộo dựng thỡ nhõn ti ngy cng phỏt trin cng thờm nhiu. Bỏc thc s mong mi nhng ngi ti c s ra giỳp nc: Vy chỳng tụi mong rng ng bo ta ai cú ti nng v sỏng kin v nhng cụng vic ú, li sn lũng hng hỏi giỳp ích nc nh thỡ xin gi k hoch rừ rng... rừ rng v vic chỳ trng bi dng nhõn ti, mt th h ti nng mi ó c phỏt huy lm nờn hỡnh nh mi m cho Vit Nam trong thi bỡnh Nhng nm 80, chúng ta ó tng t ho vi ti nng ca ngh s piano ng Thỏi Sn, t ho vi thnh tớch xut sc ca Lờ Bỏ Khỏnh Trỡnh trong cuc thi toỏn quc t Ngy nay, chúng ta li tip tc t ho vi thnh tớch xut sc mi ca nhng ti nng tr nh Hong Thanh Trang, Nguyn Ngc Trng Sn i kin tng c vua quc t, Bựi Cụng Duy... nhõn dõn Khoỏ lun tt nghip K46 20 Mt vi thc t cũn tn ti trong vic khai thỏc v s dng ti nng nc ta Bờn cnh nhng thnh cụng, cng phi nhc ti mt thc t cũn tn ti trong vn khai thỏc v s dng ti nng nc ta, ú l tỡnh trng b phớ mt s lng nhõn ti ln, cha cú u t thớch hp cho cỏc bc tip theo Trong chớnh sỏch chung, nh nc ta ó chỳ trng ti vic o to nhõn ti nh sỏng to ra nhiu sõn chi, to iu kin cho cỏc nhõn ti i hc... ngn nm qua cú c mt din mo nh hụm nay ph thuc phn ln vo cỏc ti nng trong lnh vc chớnh tr v quõn s Vai trũ ca nhng lónh t ti cao, cỏc thng soỏi v cỏc bc vng trong nhng cuc chin tranh phõn chia quyn lc v t ai gõy nh hng trc tip ti th gii ngy nay Nm 221 TCN, Tn Thu Hong sỏt nhp hng chc nc nh li thnh mt Trung Hoa ln mnh Trong th k 18, Hong Napolộon Bonaparte sỏu ln ỏnh tan liờn minh chng Phỏp, tn cụng... nng linh hot trong cỏch t duy, luụn kp thi thớch ng vi tỡnh hỡnh mi Tc ng cú cõu Cỏi khú lú cỏi khụn, phi chng, õy chớnh l mt yu t lch s dõn tc ta sn sinh ra nhng trớ tu thụng minh sc so? Trong iu kin t nc cú nhiu hin ti, vic s dng nhõn lc trong lch s nc ta, nhỡn chung luụn th hin mt quan im thng nht: ú l s trõn trng c bit vi cỏc ti nng, l chớnh sỏch cu hin luụn c cỏc nh lónh o quan tõm hng u Mi th... minh chng Phỏp, tn cụng ton din khp chõu u v phõn chia li bn chõu Khoỏ lun tt nghip K46 12 u cho ti tn ngy nay Thng c Washinton chm dt cuc ni chin gia hai min Nam Bc trờn t thuc a Bc M cng nh s ph thuc vo t nc thc dõn Anh quc, bng bn tuyờn ngụn nhõn quyn 1776, thnh lp ra liờn bang Hoa K n nay Hoa K ó tr thnh mt cng hựng mnh nht th gii Tờn tui ca nhng v nhõn ny mói mói c ngi i xng tng nh nhng ngi... triu chớnh Cõu chuyn ny cng tht xng so vi cõu chuyn Lu B ba ln n lu tranh mi Gia Cỏt Lng trong lch s Trung Quc Vi chớnh sỏch trng nhõn ti, t nc ta ó cú c nhng v tng gii ú l Hng o Vng Trn Quc Tun, trong 30 nm t 1258 n 1288 ó ch huy quõn dõn nh Trn ba ln ỏnh tan quõn xõm lc Nguyờn Mụng Vi u úc chin lc, Trn Hng o ó tớnh rt chớnh xỏc kh nng cng nh ng rỳt ca ch b trỡ lc lng mai phc ti cỏc vựng sụng nc... 44 20.2 17 25 173 Th thao S bi 24 Vn hoỏ vn ngh T l % 27 Hc tp, NCKH 100% 217 100% 68 100% Tiền Phong Tuổi trẻ TPHCM Giáo dục&Thời đại NCKH VH - VN TTHAO KT Khác Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tin bài về các lĩnh vực tài năng trên các báo Nhỡn vo s liu v biu trờn, d nhn thy tin bi v lnh vc hc tp, nghiờn cu khoa hc luụn chim t l cao, t 30% tr lờn trong tng s bi vit v ti nng T l cao hn c l bỏo Tui tr TPHCM . nhà nước ta lại thiếu những chính sách cụ thể và thiết thực đối với việc sử dụng nguồn nhân lực trong nước. Hậu quả là tình trạng chảy máu chất xám ồ ạt, hàng loạt những người tài đã bỏ ra nước. cơ sở phương pháp nghiên cứu khoa học biện chứng Mac-Lênin, và tìm hiểu vấn đề từ hai góc độ: lý luận và thực tế. Trong phần lý luận, chúng tôi cố gắng đưa ra những cơ sở lý luận về Khoá luận. tin tài năng trên báo chí, như khoá luận cử nhân 1998 Hình ảnh tài năng trẻ Việt Nam trên báo chí” của tác giả Võ Thị Lệ Tùng, Báo chí với việc phát huy tài năng trẻ nữ” – Khoá luận cử nhân năm

Ngày đăng: 17/04/2015, 18:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

    • MỤC LỤC

    • Phần mở đầu

    • Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan