tiểu luận Nguyên tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận và thực tiễn

27 2.5K 13
tiểu luận Nguyên tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Từ khi ra đời (21/6/1925) cho đến nay, Báo chí cách mạng Việt Nam luôn thay đổi để tự hoàn thiện mình nhưng có một điều không bao giờ thay đổi. Đó là nguyên tắc tính nhân dân. Tính nhân dân là một trong những đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động báo chí. Với mong muốn tìm hiểu về báo chí và tính nhân dân của hoạt động báo chí em đã lựa chọn đề tài: “Nguyên tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận và thực tiễn” cho bài tiểu luận của mình, 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. a. Mục đích: Nghiên cứu đề tài “Nguyờn tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận và thực tiễn” em muốn tìm hiểu kĩ hơn về báo chí và tính nhân dân của báo chí để phục vụ tốt hơn cho việc học tập cũng như những hiểu biết về nghề báo chí, b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích tính nhân dân của báo chí cụ thể là phân tích các biểu hiện của tính nhân trong hoạt động báo chí lý luận và thực tiễn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Với quy mô một bài tiểu luận, cùng với trình độ có hạn của mỡnh nờn khi xem xét các vấn đề em chỉ tập trung khảo sát qua sách báo, internet và một số tài liệu khác. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phân tích tài liệu. - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp so sánh, thống kê. Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 5. Giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Nghiên cứu đề tài: “Nguyên tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận và thực tiễn” để thấy rõ được bản chất của hoạt động báo chí nước ta nhằm cung cấp những hiểu biết cũng như định hướng cơ bản cho các sinh viên báo chí về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 QUAN NIỆM VỀ TÍNH NHÂN DÂN CỦA BÁO CHÍ 1. Tính nhân dân và dân chủ của báo chí. 1.1 Khái niệm tính nhân dân của báo chí. Trước hết ta cần hiểu nhân dân là “đụng đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lý nào đú”. Khái niệm tính nhân dân của báo chí thể hiện mối quan hệ giữa báo chí với đông đảo tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động, những người sáng tạo chân chính của lịch sử. 1.2 Tính nhân dân và dân chủ của báo chí. Dưới góc độ khoa học, thuật ngữ báo chí được biểu hiện là sự tổng hợp về hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó bao gồm: Báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, phim tài liệu…Thuật ngữ “đại chỳng”, dự không đầy đủ nhưng đã phần nào nói lên tính nhân dân và bản chất dân chủ của hoạt động báo chí. Trước hết, từ “đại chỳng” trong thuật ngữ “ phương tiện truyền thông đại chỳng” cú những nội dung sau: a. Đối tượng tác động của thông tin là xã hội rộng rãi bao gồm các tầng lớp, cỏc nhúm xã hội khác nhau. b. Những nhu cầu thông tin của nhân dân được ưu tiên đảm bảo và là thước đo trình độ năng lực của hoạt động thông tin báo chí. c. Mục đích của thông tin là nhằm hình thành đời sống tinh thần lành mạnh của xã hội, qua đó tác động vào việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước. d. Đảm bảo sự phổ biến rộng rãi, dễ hiểu, giúp cho đại đa số các thành viên trong xã hội có khả năng tiếp cận và thu nhận thông tin. Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 e. Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân vào công việc của các cơ quan báo chí, tạo điều kiện cho các thành viên của xã hội có thể tham gia việc giải quyết các nhiệm vụ chung, các công việc xã hội. Sự ra đời và mục đích hoạt động của báo chí là bắt đầu từ nhu cầu thông tin, giao tiếp của con người. Phỏt triển lên, báo chí thông tin và phản ánh toàn diện đời sống xã hội. Không một đề tài báo chí nào, không một nguồn thông tin nào lại không bắt nguồn từ hoạt động của con người. Nhân dân đông đảo còn là người thưởng thức, tiêu thụ các sản phẩm báo chí. Tính đại chúng, tính nhân dân thể hiện từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của hoạt động báo chí. Tính nhân dõn cũn được thể hiện thông qua bản chất dân chủ của báo chí. Dân chủ là nấc thang phát triển của văn hóa, là đòi hỏi chớnh đỏng của con người. Báo chí là một công cụ dân chủ hóa xã hội. Tiếng nói của nhân dân trên báo chí không chỉ là sự thể hiện quyền lực của nhõn dõn trờn ngôn luận, mà còn là “sự phản biện xã hội”. Trong thực tiễn, thông qua tiếng nói của nhân dân trên báo chí được phản ánh trung thực, đúng mực đã dự báo và giúp cho Đảng và Nhà nước ta điều chỉnh một số chính sách mới đã hoặc sẽ ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế. Điều đó thể hiện nhiệm vụ góp phần quản lý xã hội của nhân dân. 1.3 Đối tượng phục vụ và nội dung của báo chí. Được khẳng định bằng sự thật khách quan có tính quy luật, tính nhân dân của báo chí là nó phản ánh và đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời sống từ lập trường của nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân, đề cao và trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự tiến bộ xã hội. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn các nhà báo chiến sĩ phải xác định: “Vỡ ai mà viết?”. Đã vì nhân dân mà viết thì phải đáp ứng lòng mong muốn của nhân dân là phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu phát triển của đất nước. Phải đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu. Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 Một nền báo chí, một tác phẩm báo chí có tính nhân dân, khi đề cập, phản ánh những sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa với nhân dân, cần phải lý giải chúng theo quan niệm tiến bộ của nhân dân, cần phải lý giải chúng theo những tư tưởng tiến bộ của thời đại. Báo chí là công cụ phục vụ lợi ích của quần chúng nhân dân, coi phong trào quần chúng là cơ sở thực tiễn để phản ánh. Báo chí tự giác và kiên quyết đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động, đồng thời chịu sự lãnh đạo và tuyên truyền của tổ chức, thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Do vậy tính nhân dân không hề mâu thuẫn với tính Đảng. Để báo chí đi sâu vào quần chúng một cách thiết thực, C.Mỏc nhận định: “Báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hi vọng và sự lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, nỗi vui và nỗi buồn của họ”. “Trong hi vọng và lo lắng có điều gì báo chí nghe được ở cuộc sống, báo chi sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó – một cách gay gắt, hăng say, phiến diện, như những tình cảm và tư tưởng bị xúc động, thầm bảo nó vào lúc đó. Quan điểm “Báo chí là tiếng nói của Đảng,của nhà nước, của các tổ chức xã hội” để từ đó “báo chí là diễn đàn của nhõn dõn”, “lấy dân làm gốc”, để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là hoàn toàn phù hợp với thực tế, với quan điểm của lịch sử. Từ điển Tiếng Việt đinh nghĩa “diễn đàn là nơi để nhiều người có thể phát biểu ý kiến một cách công khai và rộng rãi”. Như vậy “diễn đàn” tuy vẫn phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân nhưng về bản chất mang tính đối thoại chứ không độc thoại, truyền bá một chiều, tuy vẫn là phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân nhưng với một phương pháp dân chủ hơn, tính chủ động của nhân dân rõ hơn. Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 Thể hiện tính nhân dân của báo chí, văn kiện chỉ đạo của Đảng cũng như pháp luật của nhà nước trong thời kì đổi mới đều nhắc tới vai trò “diễn đàn của nhân dân”. Khi xác định báo chí còn là diễn đàn của nhân dân, thì tính nhân dân của báo chí cách mạng được phát triển một bước mới, tiếng nói nhân dân trên báo chí chủ động hơn, làm cho báo chí đa dạng hơn, sinh động hơn, phong phú hơn. Tuy nhiên điều này là không hề đơn giản. Trước hết, báo chí được xác định là “diễn đàn của nhõn dõn” không tách ra đứng một mình, mà đặt trong tổng thể vai trò của báo chí là “tiếng nói của Đảng, của nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhõn dõn”. Cần hiểu vai trò “diễn đàn của nhân dân theo một quan điểm tổng thể như vậy, để khỏi có sự nhầm lẫn cho đó là đặc tính duy nhất. Báo chí có vai trò rất quan trọng và có đặc thù trong việc hình thành dư luận xã hội vì tính công khai rộng rãi của nó. Trong khi đó dư luận xã hội có thể tác động thúc đẩy và ngăn cản việc thực hiện một chủ trương nào đó, có thể tạo nên sự đồng thuận xã hội (như quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên motor, xe máy từ ngày 15/12/2007, do có sự can thiệp của báo chí từ trước đó rất lâu nên ngay từ ngày đầu tiên thực hiện quy định này đó cú tới >90% người tham gia giao thông thực hiện nghiờm chỉnh. Đó là nhờ báo chí đã tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và những ích lợi của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe motor, xe máy. Mặt khác mức phạt đối với mỗi trường hợp không đội mũ là 150.000 đồng/ người và có thể bị phạt nhiều lần chứ không chỉ một lần). Sự tác động của báo chí cũng có thể tạo nên sự phân tâm thậm chí chia rẽ xã hội hay gây tổn thất cho một số cá nhân tổ chức (chẳng hạn như vụ bưởi vừa qua, phóng viên đưa tin sai: ăn nhiều bưởi có thể gây ung thư. Điều này đó gõy tổn thất lớn về kinh tế tới bà con nông dân trồng bưởi vì đến vụ thu hoạch mà bưởi không xuất khẩu được). Do đú, dù báo chí là của các tổ chức khác nhau và là diễn đàn của nhân dân, nhưng vì mục tiêu chung của đất nước cho nên phải định hướng để “xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, động viên quần Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 chúng tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cách mạng”, Nghĩa là không được tạo dư luận xã hội không lành mạnh, và không làm nhân dân nản lòng, phân tâm trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong từng thời kì. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xã hội phát triển đa dạng, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, có người giàu và người nghèo, có người chủ và người làm thuê, có người sinh hoạt ở cỏc vựng khó khăn, thuận lợi khác nhau, theo các tôn giáo khác nhau, thuộc các dân tộc khác nhau, do đó không thể hoàn toàn có ý kiến giống nhau về các vấn đề. Nhiệm vụ của báo chí là góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, trong khi đó “ diễn đàn” là phải chấp nhận những ý kiến cởi mở, khác nhau khi trao đổi công khai, đúng tính chất là một diễn đàn, Cái gì “một chiều” đều khó chấp nhận, “diễn đàn” mà diễn ra một chiều thì càng khó chấp nhận, không thực sự là “diễn đàn”. Do đú trên cơ sở, quan điểm của Đảng, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, vỡ dõn giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, “trên diễn đàn của nhõn dõn”, “chấp nhận những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc”, trên cơ sở đó mà chọn lựa, làm tốt các diễn đàn của nhân dân trên báo chí. Nghĩa là, báo chí có thể nêu lên những ý kiến khác nhau về một chủ trương, chính sách nào đó để xã hội chọn lựa, cũng để Đảng và Nhà nước tham khảo trong công việc lãnh đạo, quản lý xã hội, nhưng phải tập trung cho chủ đề trọng tâm là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” vì đó cũng là ý chí và nguyện vọng chính đáng của đông đảo nhân dân. Ngay từ thuở mới ra đời, báo chí cách mạng nước ta luôn phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân như bản chất Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn gắn bó với nhân dân, vì Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Tuy nhiên, ý chí và nguyện vọng của nhân dân qua các giai đoạn cách mạng có những nội dung khác nhau. Khi chưa có chính quyền là vùng lên giành chính quyền, giành quyền làm chủ đất nước, Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 trong khánh chiến là “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “tất cả để chiến thắng”, trong thời kì hòa bình, xây dựng là phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đổi mới và tiếp tục đổi mới, thực hiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Báo chí phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng của nhân dân là một mặt quan trọng của nhiệm vụ phản ánh đúng đắn sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng qua từng giai đoạn cách mạng. Phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta là truyền thống lâu đời, là một tính chất cơ bản của báo chí cách mạng nước ta. Trong thực tế, sự gặp gỡ giữa “lũng dõn, ý Đảng” tạo thành sức mạnh vượt qua mọi khó khăn , hoàn thành nhiệm vụ. Trong hoạt động báo chí, những tác phẩm thông tin, lí giải các sự kiện nóng hổi, những vấn đề sát sườn đặt ra từ đời sống dưới ỏnh sỏng đường lối quan điểm đúng đắn của Đảng, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân trở thành những tác phẩm gây được tiếng vang, có sức sống lâu bền và có sức lôi cuốn đối với đông đảo công chúng, tức là một tác phẩm báo chí có hiệu quả cao. Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN TÍNH NHÂN DÂN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ 2.1 Sự tham gia tích cực của công chúng vào báo chí là biểu hiện rất rõ của tính nhân dân. Tính nhân dõn cũn được biểu hiện thông qua sự tham gia đông đảo, thường xuyên và tích cực của quần chúng nhân dân vào các hoạt động báo chí. Lờnin từng nói: “Một tờ báo sống được và trở nên sinh động khi nào có chừng năm người viết và người biên tập chuyên nghiệp giỏi nhưng đồng thời phải có năm trăm thậm chí năm nghìn cộng tác viên không chuyên nghiệp”. Chính sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho báo chí thực sự trở thành diễn đàn dân chủ để người dân phát biểu tâm tư, tình cảm nguyện vọng của mình, trực tiếp tham gia thảo luận các vấn đề quốc kế dân sinh, thực hiện những quyền dân chủ của công dân trong việc biểu dương những nhân tố tích cực, phê phán các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội cũng như trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế và đoàn thể xã hội. Quần chúng nắm giữ những vai trò không thể thiếu được đối với báo chí. Họ có thể tham gia với tư cách công chúng (độc giả, khán giả, thính giả) – những người trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm của báo chí hay đóng góp những ý kiến phê bình, kiến nghị về tất cả các mặt hoạt động của đời sống xã hội cũng như riêng với các hoạt động báo chí. Họ có thể là cộng tác viên, cung cấp thông tin, trực tiếp làm ra các sản phẩm báo chí. Để tính nhân dân ngày càng được nâng cao và phát triển, báo chí cần biết dựa vào lực lượng cộng tác viên gồm những nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị, xã hội, học sinh, sinh viên và cả những người lao động bình thường. Mở rộng được điều này chính là báo chí đã thu hút được chất xám của toàn xã hội. Báo chí là tiếng nói của già, trẻ, gái, trai, không phân biệt mầu da, tôn giáo, là tiếng nói của toàn xã hội. Điều đó cho thấy báo chí thực sự là diễn đàn của nhân dân. Thông qua các chuyên mục “Diễn đàn”, “Điều Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 tra qua thư bạn đọc”, “Bạn đọc viết”, “í kiến bạn đọc”, “Hộp thư truyền hỡnh”, “í kiến bạn nghe đài”, “Trả lời bạn xem truyền hỡnh”, “Chuyện quản lý”, “Chợt nghe chợt nghĩ”, “Giữa đường thấy chuyện”…bỏo chớ càng làm tăng thêm sự gắn bó và uy tín của báo chí trong nhân dân. Sự đa dạng của các loại hình báo chí cũng làm tăng thêm tính nhân dân của báo chí. Đặc biệt là sự ra đời của internet và báo mạng điện tử- một loại hình báo chí tích hợp được tất cả các tính năng nghe, nói và viết của báo phát thanh, báo truyền hình và báo giấy truyền thống. 2.2. Vai trò của công chúng đối với báo chí đã thực sự thay đổi. Vị thế và vai trò của công chúng ngày càng được nâng lên và mở rộng. Nếu như trước đây, công chúng chỉ là những người tiếp nhận thông tin hoặc cao hơn là những cộng tỏc viờn thỡ ngày nay với internet họ có thể đóng vai trò là những “nhà báo công dõn”. Điều này càng thể hiện rõ tính nhân dân và dân chủ của báo chí. Có nhiều câu hỏi đặt ra vậy “nhà báo công dõn” là một xu hướng hay mới chỉ là “bỡnh mới rượu cũ” được công nghệ giúp lan truyền nhanh? Trào lưu “ báo chí cụng dõn” nảy sinh từ nước Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống năm 1988. Những kênh thông tin của các “ nhà báo cụng dõn” bắt đầu bùng nổ trên internet dưới các hình thức weblog, chat room, forum, wikis…Ở Hàn Quốc, website OhMyNews.com ra đời năm 2000 đã trở thành tờ báo trực tuyến nổi tiếng và thành công về mặt thương mại với khẩu hiệu: “Mỗi công dân là một nhà bỏo”, 80% tin bài trên website này do các thường dân cộng tác. Chỉ với một chiếc điện thoại có thể chụp hình và quay camera hay một cái iPod bạn cũng có thể trở thành một “nhà báo công dõn” bằng việc post những bức ảnh hay một đoạn video lên mạng. Phải thừa nhận rằng sự đóng góp của các “nhà báo cụng dõn” cũng rất quan trọng. Nhờ họ mà “vụ đánh bom tàu điện ngầm ở London năm 2005” và hàng loạt các thiên tai, sóng thần ở Đông Nam Á trong thời gian gần đây đã được truyền tin đi khắp thế giới . [...]... cơ quan báo chí phải hết sức chú trọng tới cách viết, cách sử dụng ngôn ngữ của mình Cơ sở lý luận báo chí K27 Nguyễn Thị Thanh Vân - PHẦN KẾT LUẬN Tính nhân dân là đặc trưng cơ bản và quan trọng của báo chí nói chung và báo chí cách xã hội chủ nghĩa nói riêng Nó chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động báo chí Báo chí chỉ có thể tồn tại nếu có nhân dân Điều đó đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo phải... tạo và đổi mới phương thức giao lưu với công chúng, làm cho tờ báo, đài của mình gắn bó mật thiết với xó hụi, cộng đồng 2.3 Đánh giá tính nhân dân của báo chí thông qua thực tiễn Sự tham gia tích cực của công chúng vào báo chí và đặc biệt sự thay đổi vai trò của công chúng với báo chí là biểu hiện tính nhân dân và dân chủ ngày càng được nâng lên Công dân ai cũng có quyền biểu đạt ý kiến, nguyện vọng của. .. trò của công chúng ngày càng được nâng lên là do có sự kết hợp giữa tính nhân dân, dân chủ của hoạt động báo chí và sự phát triển của công nghệ thông tin Với internet, công dân thực sự chủ động trong việc tiếp cận thông tin và nói lên tiếng nói cá nhân của mình Cơ sở lý luận báo chí K27 Nguyễn Thị Thanh Vân Chương 3 NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ 3.1 Ngôn ngữ trong các tác phẩm báo chí. .. nhà báo phải xác định cho mình một nhiệm vụ quan trọng là viết để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc Vì vậy, hoạt động báo chí không thể xa rời tính nhân dân Cơ sở lý luận báo chí K27 Nguyễn Thị Thanh Vân - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Cơ sở lý luận báo chí, NXB lý luận chính trị - 2005(d.trang 168- 172) 2 Giáo trình cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (5.2.4 trang 117- 122) 3 Mắt... trong tay vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc, vì một xã hội ngày càng đổi mới, xóa cái xấu, xây cái tốt Quyền nói, quyền viết và vũ khí sắc bén ấy xét cho đến cùng, cũng là do nhân dân, do dân tộc giao cho để vì nhân dân mà phục vụ 3.2 Thực tiễn vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động báo chí nước nhà Thực tiễn hoạt động báo chí ở Việt Nam trong những năm qua đó cú những bước tiến và thành tựu đáng... quyền của nó như là Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân K27 người canh giữ tin tức bị đe dọa bởi công nghệ và những đối thủ cạnh tranh mới và bởi chính độc giả mà nó phục vụ Những xu hướng này đã làm bùng lên cuộc tranh luận về những giá trị quan trọng của báo chí Rõ ràng là, báo chí đang trong quá trình tự xác định lại mình, tự điều chỉnh trước những lực lượng gây rối Điểm chính của cuộc thảo luận. .. các cá nhân trên khắp thế giới và ý tưởng của họ lại với nhau Những trang như Tiếng nói Toàn cầu Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân K27 (http://www.globalvoicesonline.org) tập hợp những câu chuyện và quan điểm của những người dân bình thường: những con người thực trong những tình huống và nền văn hóa cụ thể kể chuyện bằng tiếng nói của chính họ Vì vậy, tính hấp dẫn chính là sức mạnh của chúng... đọc Báo chí phải đến với mọi người bằng những ngôn từ quen thuộc - dù đó là những vấn đề của cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày hay những vấn đề lớn của đất nước, của thời đại động của người nghe, người đọc Tiếng Việt của chúng ta rất giàu Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp Hai nguồn của. .. bài báo, bài văn để nhằm vào hành động của người nghe, người đọc Hoạt động báo chí cần có những tiêu chí sau: - Chân thực Mỗi bài nói, bài viết đều phải bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc Bao giờ báo chí cũng phải đem lại cho người đọc, người nghe lượng thông tin cao và chính xác - Ngắn gọn là một yêu cầu thiết yếu đối với hoạt động báo chí. .. (trang 36- 40) 4 Sửa đổi lối làm việc –Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia 2005(VI trang 105- 115, trang 108, trang 113- 114) 5 Hồ Chí Minh toàn tập, tập VI, NXB Sự thật Hà Nội (trang 143) 6 Ngôn ngữ báo chí – Nguyễn Tri Niên, NXB Đồng Nai (trang 10- 13) 7 Trang vietnamjournalism.com (bài viết: Thời của “nhà báo công dân ) 8 Trang lib.hcmussh.edu.vn Cơ sở lý luận báo chí K27 Nguyễn Thị Thanh Vân - MỤC . tài: Nguyên tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận và thực tiễn cho bài tiểu luận của mình, 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. a. Mục đích: Nghiên cứu đề tài “Nguyờn tắc tính nhân dân của báo. là nguyên tắc tính nhân dân. Tính nhân dân là một trong những đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động báo chí. Với mong muốn tìm hiểu về báo chí và tính nhân dân của hoạt động báo chí. tích tính nhân dân của báo chí cụ thể là phân tích các biểu hiện của tính nhân trong hoạt động báo chí lý luận và thực tiễn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Với quy mô một bài tiểu luận,

Ngày đăng: 17/04/2015, 18:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan