Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết việt nam thời kì đổi mới

25 555 2
Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết việt nam thời kì đổi mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới Lê Quang Huy Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Lí luận văn học; Mã số: 60 22 32 Người hướng dẫn: PGS.TS Lí Hoài Thu Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Nghiên cứu về bức tranh đời sống xã hội và văn hóa làng quê thôn trong bốn tiểu thuyết Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía, phác hoạ những tồn tại và nảy sinh trong bức tranh văn hoá làng quê Việt Nam thời kì đổi mới. Nghiên cứu đến vấn đề con người cũng như quan tâm đến việc phát hiện những chuyển biến trong lối sống, tâm lí, tình cảm của người nông dân trước sự thay đổi của xã hội. Bên cạnh những tìm tòi về nội dung thể hiện của tác phẩm, làm rõ phong cách chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực của các tác giả trong thời kỳ này. Keywords: Tiểu thuyết; Văn học Việt Nam; Văn học đương đại; Lý luận văn học Content MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỞ ĐẦU 4 Chƣơng 1: BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ LÀNG QUÊ TRONG BỐN TIỂU THUYẾT: THỜI XA VẮNG, BẾN KHÔNG CHỒNG, MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA , DÒNG SÔNG MÍA 12 1.1 . Bức tranh nông thôn đa dạng với nhiều phong tục tập quán 12 1.2. Một xã hội nhức nhối những vấn đề nóng bỏng khó giải quyết 22 1.2.1. Nông thôn với những lý tƣởng và niềm đau trong chiến tranh 22 1.2.2. Quan hệ lao động sản xuất đầy khắc nghiệt 36 1.2.3 . Sự đối đầu khốc liệt giữa các dòng họ 44 1.3. Đời sống nông thôn trƣớc những biến đổi của xã hội 50 1.3.1. Lối sống theo kiểu “một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ”, dựa vào uy danh dòng họ 50 1.3.2 . Sức mạnh nằm trong tay kẻ lắm tiền 56 Chƣơng 2 BI KỊCH CỦA CON NGƢỜI NÔNG THÔN 61 2.1. Con ngƣời bị trói buộc bởi uy danh dòng họ. 61 2.2. Con ngƣời nô lệ của khát vọng quyền lực 70 2.3. Con ngƣời cam chịu khuất phục trƣớc định kiến của gia đình và xã hội 79 2.4. Ngƣời phụ nữ - những thân phận đa đoan…………………………………… Chƣơng 3: ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN 90 3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật: 90 3.1.1. X ây dựng những chi tiết ngoại hình: 90 3.2.2. Biểu hiện nội tâm nhân vật: 91 3.1.3. Miêu tả hành động nhân vật: 91 3.2. Ngôn ngữ: 92 3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật (ngôn ngữ người kể chuyện): 92 3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật. 93 3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật: 93 3.3.1. Không gian nghệ thuật: 93 3.3.2. Thời gian nghệ thuật: 94 . KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong văn học Viê ̣ t Nam đương đại, tiê ̉ u thuyết chiếm mô ̣ t vị trí quan trọng, chính vì thế từ giữa thâ ̣ p kỷ 90, với cảnh hô ̣ i nhâ ̣ p , tiê ̉ u thuyết đã có sự tìm tòi theo mô ̣ t hướng mới, ở đó “hình thức của tiê ̉ u thuyết đã trở thành chủ đề quan trọng . Một nền văn học không có cỗ trọng pháo tiểu thuyết thì đó là một khoảng trống rất đáng sợ”. Muốn biết một nền âm nhạc thì nhìn vào nhạc giao hưởng, muốn biết một nền văn học như thế nào thì nhìn vào tiểu thuyết. Nói như vậy để thấy vai trò của tiểu thuyết trong văn học nghệ thuật và cũng lý giải vì sao cái đích của nhiều người cầm bút là hướng tới tiểu thuyết, nói như nhà thơ Hữu Thỉnh thì: “Tiểu thuyết là hàn thử biểu của nền văn học”. Với số lượng tác phẩm, tác giả như thế, có thể nói, để tìm hiểu, nghiên cứu tất cả các đề tài, nội dung của tiểu thuyết thời kì này là một điều khó, thậm chí không thể. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một khía cạnh nội dung của tiểu thuyết thời kì này, đề tài mang tên: “Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại”. Lí do để chúng tôi chọn đề tài này là: Thứ nhất, đề tài này có liên quan đến những tiểu thuyết đoạt giải của Hội Nhà Văn, đã được công bố rộng rãi và được công chúng đón nhận. Thứ hai, các tiểu thuyết đều nằm trong giai đoạn 1986-nay, là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, mở đầu thời kì đổi mới và kết thúc một thế kỉ. Thứ ba, khi tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết thời kì đổi mới, người ta chủ yếu xoáy sâu vào các nội dung như: vấn đề chiến tranh, vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề số phận con người trong thời kì mới, sự thay đổi trong những quan niệm về giá trị con người Ít người chú ý tới khía cạnh nội dung phản ánh hiện thực nông thôn trong các tác phẩm. Chính vì những lí do kể trên mà chúng tôi quyết định chọn đề tài này. Chúng tôi mong muốn việc nghiên cứu đề tài sẽ phần nào đó đóng góp một 2 cách nhìn khách quan và tương đối toàn diện cho bức tranh xã hội Việt Nam trong thời kì vốn được xem là cực kì nhạy cảm này. 2. Lịch sử vấn đề Đề tài chủ yếu tập trung khảo sát bốn tiểu thuyết Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng) và Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Dòng sông Mía ( Đào Thắng) những tiểu thuyết đã đoạt giải chính thức của Hội nhà văn nên thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu và độc giả. Trong quá trình tìm hiểu và thu thập tài liệu, chúng tôi sưu tập được một số bài viết về các tiểu thuyết này. 3.Đối tượng nghiên cứu Viết về nội dung nông thôn Việt Nam giai đoạn 1986-nay, có thể kể tên nhiều tác phẩm như: Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tường), Người giữ đình làng (Dương Duy Ngữ), Chuyện làng Cuội (Lê Lựu) Nhưng, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung khảo sát bức tranh nông thôn miền Bắc Việt Nam qua bốn tác phẩm: Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Dòng sông Mía (Đào Thắng). 4. Phạm vi nghiên cứu. Nhìn chung, các tiểu thuyết thời kì đổi mới phản ánh nhiều vấn đề xã hội như: vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề chiến tranh, vấn đề con người và quan niệm về giá trị con người trong thời kì mới Ở đề tài này, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề của nông thôn miền Bắc qua một số tiểu thuyết như đã xác định ở trên. 5.Mục tiêu của việc nghiên cứu - Những đóng góp. Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng tới những mục tiêu sau: Thứ nhất, trong khi nghiên cứu các vấn đề thuộc về nông thôn được trình 3 bày trong bốn tiểu thuyết Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía chúng tôi sẽ cố gắng phác hoạ những tồn tại và nảy sinh trong bức tranh văn hoá làng quê Việt Nam thời kì đổi mới. Thứ hai, chúng tôi quan tâm đến vấn đề con người cũng như quan tâm đến việc phát hiện những chuyển biến trong lối sống, tâm lí, tình cảm của người nông dân trước sự thay đổi của xã hội. Thứ ba, bên cạnh những tìm tòi về nội dung thể hiện của tác phẩm, chúng tôi cũng thực sự chú ý đến phong cách chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực của các tác giả. Đạt được những mục tiêu kể trên, đề tài cũng có những đóng góp nhất định, đó là đưa ra một cái nhìn tương đối khách quan, toàn cảnh về nông thôn miền Bắc Việt Nam trong thời kì mới, đồng thời tạo hứng thú cho những ai cùng có mối quan tâm đến vấn đề này trong việc nghiên cứu văn học. 6.Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp phân tích - loại hình Phương pháp lịch sử Phương pháp so sánh 7. Kết cấu luận văn. Luận văn gồm trang. Ngoài hai phần dẫn luận và kết luận, luận văn có ba chương: Chương I: Bức tranh văn hoá làng quê trong bốn tiểu thuyết: Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía Chương II: Bi kịch của con người nông thôn. Chương III: Một số vấn đề thuộc nghệ thuật biểu hiện 4 Chương 1 BỨC TRANH VĂN HOÁ LÀNG QUÊ TRONG BỐN TIỂU THUYẾT: THỜI XA VẮNG, BẾN KHÔNG CHỒNG, MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA , DÒNG SÔNG MÍA 1.1 . Bức tranh nông thôn đa dạng với nhiều phong tục tập quán Nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hoá nông nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương. Chính bởi vậy, nói đến văn hoá làng quê là đề cập đến một bức tranh nhiều màu sắc của sự đa dạng phong phú những phong tục tập quán. Phong tục tập quán là những nền nếp đã lan truyền rộng rãi, thói quen phổ biến, có từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Nội dung phong tục tập quán bao hàm tất cả mọi mặt trong đời sống xã hội. Trong văn hoá Việt Nam, phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Tuy nhiên, khi nghiên cứu phong tục tập quán, một thực tế cần phải nhìn nhận là có những phong tục tập quán tốt, tích cực, có những phong tục tập quán không tốt, tiêu cực. Dẫu vậy, dù tốt hay không tốt, dù tích cực hay tiêu cực thì những phong tục tập quán ấy cũng góp phần hình thành nên sự đặc sắc của văn hoá nông thôn, sự đặc sắc của văn hoá dân tộc. 1.2. Một xã hội nhức nhối những vấn đề nóng bỏng khó giải quyết 1.2.1. Nông thôn với những lý tưởng và niềm đau trong chiến tranh Trong Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía không tác phẩm nào miêu tả trực tiếp chiến tranh, nhưng chúng đều cập đến chiến tranh. Và trong những bức tranh loang lổ những dấu tích của chiến tranh ấy, người đọc vẫn cảm nhận trọn vẹn cái không khí rực lửa, lý tưởng cao đẹp, niềm khát khao cống hiến, niềm kiêu hãnh về 5 thành tích chiến trận Đồng thời, cũng qua những bức tranh loang lổ ấy , độc giả cũng hình dung được phần nào những nỗi đau, những mất mát mà con người phải chịu trong chiến tranh, kể cả người ở tiền tuyến lẫn người ở địa phương. Hay nói cách khác, ở các tác phẩm này, chiến tranh được nhìn nhận cả dưới góc độ lý tưởng lẫn thực tế nghiệt ngã của nó. 1.2.2. Quan hệ lao động sản xuất đầy khắc nghiệt Những thay đổi trong tiến trình lịch sử của đất nước quy định rất lớn đến quá trình phát triển và phân hoá xã hội. Ba cuốn tiểu thuyết đều phản ánh hiện thực nông thôn Việt Nam trong suốt một quá trình dài đầy nhạy cảm của lịch sử: từ khi đất nước mới dành được độc lập, đến giai đoạn xây dựng và kháng chiến thống nhất nước nhà và cả công cuộc kiến thiết xã hội sau khi đất nước hoàn toàn độc lập theo một mô hình mới, mô hình kinh tế tập thể theo định hướng chủ nghĩa xã hội, biểu hiện cụ thể là các hợp tác xã nông nghiệp mở rộng. Sự thay đổi của tình hình lịch sử xã hội, hình thái xã hội, cơ cấu quản lý nhà nước đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội, đặc biệt là quan hệ sản xuất trong xã hội. 1.2.3 . Sự đối đầu khốc liệt giữa các dòng họ Mối quan hệ làng xã ở Việt Nam từ xưa tới nay được xây dựng chủ yếu dựa trên mối quan hệ thân tộc. Quan hệ thân tộc của người Việt nam từ xưa đến nay có truyền thống đoàn kết, gắn bó rất chặt chẽ. Điều đó là một nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Nhưng cũng chính điều đó đôi khi lại là nguyên nhân dẫn đến những xung đột phức tạp trong xã hội. 1.3. Con người nông thôn trước những biến đổi của xã hội 1.3.1. Lối sống theo kiểu “một người làm quan cả họ được nhờ”, dựa vào uy danh dòng họ Như đã nói, quan hệ xã hội ở nông thôn được hình thành trên cơ sở quan hệ họ hàng, thân tộc. Quan hệ họ hàng, thân tộc ở nông thôn lại diễn 6 ra cực kỳ khắng khít, gắn bó. Chính vì thế, ở nông thôn, nếu như trong họ tộc có người làm “quan” thì cả họ tộc sẽ được hưởng lây sự kính nể, kiêng nhường của xóm làng. 1.3.2 . Sức mạnh nằm trong tay kẻ lắm tiền Trong xã hội nông thôn, uy quyền thuộc về hai đối tượng: kẻ có chức và kẻ có tiền. Kẻ có chức thường khiến cho người ta sợ. Những con người có chức có quyền đi đến đâu cũng được người khác xun xoe, nịnh hót, được người ta để ý từng chút đến thái độ, vẻ mặt để chiều theo, để cố gắng làm hài lòng Còn người có tiền không làm người ta sợ nhưng lại khiến người ta nể, khiến người ta phải trọng vọng, dù không phải ai cũng có ý nghĩ muốn nhờ vả họ. . Chương 2 BI KỊCH CỦA CON NGƯỜI NÔNG THÔN Con người cá nhân là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng để nhận diện con người trong tiểu thuyết. Họ vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền văn hoá mới.Hơn nữa, khi nghiên cứu về cái nhìn của nhà văn trong tiểu thuyết hiện đại nói chung và những số phận cá nhân nói riêng thì người viết sẽ có dịp đi sâu khai phá những mảnh tâm hồn vô cùng phong phú và đầy bí ẩn.Ở đó, mỗi cá nhân là một thế giới muôn màu muôn vẻ mà cũng rất gần gũi với đặc điểm bản chất người. Trong ba tiểu thuyết: Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, sự giải phóng cái “tôi” của chủ thể sáng tạo đã làm cho những phong cách cá nhân xuất hiện với những độc đáo khác nhau. Lướt đi trên từng trang tiểu thuyết, ta sẽ bắt gặp nhiều mảnh đời với những số phận khác nhau. Người ta thường nói: hạnh phúc thì có thể giống nhau, còn đau khổ thì không ai giống ai.Quả thật vậy, ba tác phẩm với số lượng nhân vật không phải là ít, nhưng ở mỗi nhân vật, mỗi cá nhân, người đọc lại đối diện 7 với mỗi hoàn cảnh vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau, giàu sang, bần hàn không hề giống nhau. Nhưng do đặc trưng của xã hội Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới: quan niệm, lối sống, sự thay đổi cơ cấu quản lý và cơ cấu sản xuất, những chuyển động tích cực và tiêu cực trong xã hội , con người thời kỳ này dường như đều vướng mắc một số bi kịch chung mang tính chất thời đại. Đó là bi kịch khi con người bị trói buộc bởi uy danh dòng họ. Đó là bi kịch của những con người đánh đổi tất cả cho khát vọng quyền lực. Và một bộ phận lớn những con người cam chịu, phải đè nén những khát vọng cá nhân, sống theo những giá trị được coi là chuẩn mực của gia đình, xã hội lúc bấy giờ. 2.1. Con người bị trói buộc bởi uy danh dòng họ. Một đặc điểm tâm lý được xem là phổ biến và là đặc trưng của người nông thôn Việt Nam là tự ti nhưng rất tự tôn. Mỗi con người, từ trẻ con đến người già, từ đàn bà đến đàn ông, từ người giàu sang đến nghèo hèn , nhìn chung, họ ít tự bộc lộ mình, ít dám bày tỏ trực tiếp suy nghĩ, tình cảm của bản thân; hay nói cách khác, họ đối đãi nhau trong một quan hệ vừa câu nệ vừa du di, vừa cả nể vừa khe khắt. Thế nhưng, với gia đình, với dòng tộc, họ lại có một thái độ khác hẳn, sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng hi sinh và sẵn sàng làm mọi điều có thể, thậm chí cả những điều không thể để tôn vinh gia đình, dòng họ mình. Việc gia đình, dòng họ được khen ngợi, nể nang cũng chính là niềm kiêu hãnh, là điều kiện để họ mở mày mở mặt với xung quanh, dù cho đời sống riêng có khó khăn đến thế nào. Thậm chí, khi người nhà lâm nạn, người ta còn có thể sẵn sàng “dù mất chức, mất quyền, mất Đảng, chứ tôi không cho ai động đến người nhà tôi” [52, tr.134]. Cái tâm thức đó tác động đến con người ở cả góc độ tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt nó thúc đẩy con người ta phấn đấu sống tốt hơn, lành mạnh hơn vì “tiếng thơm” của gia đình. Nhưng mặt khác, nó cũng gây cho người ta biết bao bi kịch, cả những bi kịch hữu ích và những bi kịch không đáng có. 2.2. Con người nô lệ của khát vọng quyền lực [...]... trong tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới vì thế không quá ngột ngạt, bế tắc mà có khuynh hướng tố cáo và hướng ra ánh sáng của sự lương thiện Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới qui mô không lớn, khoảng vài trăm trang song nhiều tiểu thuyết đã tái hiện được một chặng đường dài trong cuộc đời nhân vật Đó là khả năng tiểu thuyết có thể mở rộng về thời gian Thời gian tiểu thuyết đi qua. .. thuộc nội dung và các yếu tố thuộc hình thức) theo một hệ thống, một trật tự nhất định Tiểu thuyết thời kì đổi mới nói chung và những tiểu thuyết về đề tài nông thôn nói riêng đã thể hiện những đổi mới rõ rệt về kết cấu so với văn xuôi thời kì cổ trung đại, gần hơn là so với tiểu thuyết Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Có thể thấy, kết cấu của các tiểu thuyết vừa tìm hiểu vẫn tuân theo kết cấu truyền... Giáo dục 20 Bùi Việt Thắng (2009) ,Tiểu thuyết đương đại, Nxb Văn hóa – thông tin 21 Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa – thông tin 22 Hoàng Phê (cb), (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và trung tâm từ điển học, HN-ĐN 23 Văn Giá, Thử nhận diện tiểu thuyết ngắn Việt Nam gần đây, báo văn nghệ số 26/2006 24.Lý Hoài Thu (2001), Tiểu thuyết - Tầm vóc hiện thực và số phận con người”,... thể hiện tính cách nhân vật Khi tìm hiểu ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết, chúng ta không chỉ tìm thấy điểm nhìn trần thuật mà còn thấy một yếu tố đó vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật kể chuyện: giọng điệu trần thuật Năm tiểu thuyết đã tái hiện một hiện thực nông thôn bề bộn và thế giới nhân vật phong phú, phức tạp trong cái nhìn đa diện Để tái hiện được bức tranh nông thôn Việt Nam. .. về một thời kì hiện thực nông thôn đầy mâu thuẫn phức tạp- mâu thuẫn tất yếu của xã hội khi đang bước vào thời kì quá độ Bên cạnh những không gian bối cảnh xã hội ấy, các nhà văn thời kì đổi mới cũng chú trọng tới không gian thiên nhiên Đó là không gian thực có, vốn có, mang hồn cốt của làng quê Việt Nam Nếu như không gian xã hội là bối cảnh chính để nhân vật sống, hoạt động, bộc lộ tính cách và số. .. nhà văn đã 13 lựa chọn thời gian đêm tối để nhấn mạnh về một thời kì lịch sử còn nhiều rối ren,đen tối Nếu như các nhà văn hiện thực trước 1945 chọn thời gian đêm tối làm bối cảnh để phản ánh không khí ngột ngạt, tù đọng của xã hội nói chung và nông thôn nói riêng đang bị đẩy đến bên bờ vực thẳm; thì bối cảnh đêm tối trong tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới lại là thời điểm để những hành... kéo dài của thời gian, sân khấu chính để nhân vật diễn vai vẫn là không gian làng quê Thông qua những mảnh không gian cùng cách tổ chức không gian, các nhà văn đã thể hiện ngòi bút phân tích và khám phá hiện thực xã hội rất sâu sắc 3.3.2 Thời gian nghệ thuật: Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới, chúng tôi nhận thấy các nhà văn thường lựa chọn thời gian... hình là một thế mạnh của tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới Sức sống của hình tượng các nhân vật chính là ấn tượng mạnh mẽ về những đặc điểm bề ngoài của mỗi con người Ngoại hình của họ vừa cá thể hóa sâu sắc nhân vật, vừa có sức khái quát hiện thân cho một lớp người, một kiểu người nào đó ở nông thôn xưa 3.2.2 Khắc hoạ nội tâm nhân vật: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật là yếu tố quan trọng... nên mối quan hệ giữa nhân vậtngười kể chuyện và độc giả Có thể thấy trong năm tiểu thuyết về nông thôn viết trong thời kì đổi mới thường có hai nhân vật kể chuyện Đó là người kể chuyện ở ngôi thứ ba tiềm ẩn và người kể chuyện ở ngôi thứ nhất Nếu như trong tiểu thuyết thời kì trước thế kỉ XX người kể chuyện thường đứng ở điểm nhìn biết tuốt, có thể nhìn thấy mọi việc của nhân vật, thì văn học hiện đại... Khảo về tiểu thuyết, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội 15 Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội 16.Thiếu Mai (1987), “Nghĩ về một Thời xa vắng” chưa xa”, Tạp chí Văn nghệ quân đội,(4), tr.120-125 21 17 Bùi Việt Thắng, (2005) ,Tiểu thuyết đương đại - tiểu luận, phê bình văn học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 18 Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại . Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới Lê Quang Huy Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Lí luận văn học; Mã số: 60 22 32 Người. tối trong tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới lại là thời điểm để những hành vi phản đạo đức bị phát giác, tố cáo. Đêm tối trong tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới vì thế. này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một khía cạnh nội dung của tiểu thuyết thời kì này, đề tài mang tên: Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại”. Lí do để chúng tôi

Ngày đăng: 17/04/2015, 18:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan