sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

14 1.4K 3
sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Người viết : NGÔ THỊ BÉ TƯ Đơn vị : Trường MẦM NON PHÚ MỸ I ĐẶT VẤN ĐỀ: Hoạt động âm nhạc ở trường mầm non được thực hiện thông qua các dạng hoạt động các hát, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc Là một hoạt động nghệ thuật gần gũi trẻ, là hoạt động được trẻ mầm non rất yêu thích Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ một cách hiệu quả ở trường mầm non, là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất Thông qua nội dung ca khúc có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, giúp trẻ nhận biết về tình yêu người, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ca ngợi những hành vi đẹp, phê phán những thói hư tật xấu trẻ được hát giai điệu âm nhạc trầm bổng với lời ca đẹp, được biểu diễn, vận động, nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc những hình thức sinh động đó giúp trẻ cảm nhận nghệ thuật và có tác dụng giáo dục thẩm mĩ, Ngoài ra khi vân động theo nhạc trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết họp khi hát thúc đẩy sự vận động của cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác Ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ, đối thoại và biểu diễn tác phẩm âm nhạc, dẫn dắt trẻ những hiện 1 tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng đồng thời Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, lắng nghe và kỹ năng bày tỏ cảm giác qua từ ngữ và hành động Trong những năm học vừa qua, mặc dù ngành học đã đưa ra những nội dung đổi mới hình thức hoạt động âm nhạc dạy cho trẻ mầm non, nhưng thực tế hoạt động âm nhạc chỉ đơn thuần là cho trẻ tập hát và biểu diễn các bài hát nhầm tạo không khí văn nghệ để gây hứng thú, âm nhạc chỉ diễn ra một cách gặp khuôn, máy móc không thoải mái, trẻ chưa được sáng tạo cùng cô để tạo ra các vận động thống nhất để cùng thực hiện, đồ dùng nhạc cụ còn hạn chế vẫn chưa thu được sự hứng thú ở trẻ, trẻ tham gia hát và vận động không do sự thích thú mà do cô bảo hát, trẻ chưa biết thể hiện các vận động phù hợp với bài hát, lựa chọn bài hát phú hợp với trò chơi, chưa cảm nhận được giai điệu của bài hát khi nghe, chính vì thế mà trẻ chưa tích cực hứng thú trong ca hát Nhưng với chương trình giáo dục hiện nay hoạt động âm nhạc hầu như được tích hợp trong các môn học khác, nếu trẻ không tích cực hứng thú trong hoạt động âm nhạc thì sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác, làm chậm quá trình phát triển toàn diện ở trẻ Xuất phát từ những nhận định trên, tôi đã nghiên cứu tìm ra giải pháp để “ Phát huy tính tích cực của trẻ ở hoạt động âm nhạc” II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG: Đầu năm học tôi thu được 36 cháu, nhưng đa số cháu chưa qua các lớp mẫu giáo bé, nhỡ nên khả năng âm nhạc của trẻ không đồng đều, các cháu chưa được đi học nên khó khăn trong việc rèn nền nếp học tâp cho trẻ, thời gian cho trẻ hoạt động còn hạn chế 2 ( dạy một buổi) nên trẻ ít có cơ hội được rèn luyện, sự tiếp xúc với phụ huynh cũng có nhiều khó khăn, ít có thời gian trao đổi với từng phụ huynh về đặc điểm riêng, nhưng mặt mạnh yếu của con em, bên cạnh đo trình độ ca hát của giáo viên còn một số bài hát còn hạn chế Từ thực tế trên dầu năm học này thông qua giờ âm nhạc tôi đã khảo sát học sinh lớp tôi, qua kiểm tra đánh giá như sau: Tích cực, hứng thú Năm học 2008-2009 trong âm nhạc Số trẻ 36 Tốt 8/36 cháu = 22,22% 36 khá 12/36 cháu = 33,33% 36 Trung bình 10/36 cháu = 27,78% 36 6/36 cháu = 16,67% Yếu Từ kết quả đánh giá trên tôi đã tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lớp tôi chưa hứng thú trong khi ca hát, không tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc, chưa mạnh dạn phát huy hết khả năng của mình là do một số trẻ chưa thuộc bài hát hoặc quá 3 thuộc bài hát, một số trẻ không hát đúng, một số trẻ ít được tiếp xúc hoặc chưa hề tiếp với âm nhạc và các hoạt động trong giáo dục âm nhạc, một số nhạc cụ còn đơn điệu chư hấp dẫn hoặc phù hợp với trẻ Đứng trước những khó khăn đó tôi đã tìm ra một số biện pháp để giúp trẻ phát huy tính tích cực của trẻ ở hoạt động giáo dục âm nhạc và lên kế hoạch như sau: III XÂY DỰNG KẾ HOẠCH: Để phát huy tính tích cực của trẻ ở hoạt động âm nhạc thì trước hết giáo viên phải đề ra mục tiêu cần đạt ở trẻ đó là gì Trẻ thuộc bài hát, thích hát, hát tròn câu, diễn cảm, cảm nhận bài hát, thích vận động và vận động nhịp nhành, linh hoạt, sáng tạo trong ca hát và trò chơi Cô biết vận dụng âm nhạc trong các môn học khác một cách thích thú Cô đề ra chiến lược và biện pháp thực hiện: Tự rèn luyện kỹ năng âm nhạc cho mình.Tạo nhiều tình huống gây hứng thú cho trẻ, cô quan tâm đến các cháu Tạo môi trường học tập cho trẻ Rèn nền nếp, kỹ năng và kích thích sự sáng tạo ở trẻ Tổ chức tiết học Sử dụng các loại nhạc cụ, thu hút trẻ Âm nhạc kết hợp với các bộ môn khác Tổ chức âm nhạc thông qua lễ hội và các trò chơi mọi lúc Kết hợp với gia đình và nhà trường với những biên pháp được xây dựng trên tôi đã bắt đầu thự hiện như sau: IV BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1 Tự rèn luyện kỹ năng âm nhạc cho mình: Lứa tuổi này, trẻ đang bắt chước và làm theo người lớn, nên mọi cử chỉ , việc làm của cô phải chuẩn mực để làm gương cho trẻ học tập và noi theo, nếu cô hát không chuẩn lời, giai điệu không đúng thì trẻ sẽ bắt chước hát theo đúng như vậy vì thế sẽ rất 4 khó bắt trẻ sửa đúng giai điệu bài hát vì cô giá là khuôn mẫu của trẻ Vì thế để một tiết học sôi nổi và hào hứng ngày từ đầu, giáo viên trước khi hoạt động cũng phải tự luyện đàn, giọng hát và nghe hát… để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác 2 Tạo môi trường học tập: Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động Âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh họa thì tôi sẽ đem ghế bàn ra ngoài để phòng học rộng rải đủ diện tích để trẻ thực hiện các động tác thoải mái, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn Tôi luôn thay đổi trang trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ điểm để gây sự thu hút với trẻ Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện , củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các tṛò chơi, các họat động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo VD: Chủ đề gia đình tôi làm các dụng cụ âm nhạc dưới dạng cái muỗng, cái vá … 3 Rèn nền nếp kỹ năng kích thích sự tích cực ở trẻ: Trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết chia nhóm, biết về hàng và tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹ và linh hoạt qua việc trẻ lên biểu diễn Rèn thêm cho trẻ một số động tác múa như: nhún chân, cuộn tay, lắc mông… nhịp nhàng theo lời bài hát Vận động và múa sáng tạo là cách làm trẻ vui thích để phát triển kỹ năng thể chất Múa tạo cơ hội để trẻ giải tỏa năng lượng, kích thích trí tưởng tượng và phát huy tính sáng tạo Múa sáng tạo bao gồm những cử động thân thể nhằm truyền đạt một nội dung hình ảnh (ví dụ một cơn gió), một ý tưởng (ví dụ một cuộc hành trình) hoặc một cảm giác (ví dụ sức mạnh) 5 Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận và tự chọn các vận động theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ Cô có thể dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ thực hiện các hoạt động sáng tạo khác nhau mà không trùng với vận động của bạn, hoặc cô và cháu thỏa thuận thống nhất các động tác, vận động của bài hát 4 Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt Ở giờ hoạt động này, tất cả các trẻ đều được tham gia Trước khi tiến hành dạy trẻ hát một bài hát nào đó thì giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học, về đồ chơi, lựa chọn nội dung bài hát Việc chuẩn bị đồ dùng là khâu hết sức quan trọng trong tiết dạy Nếu cô chuẩn bị đồ dùng tốt, chu đáo sẽ cảm thấy tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động dạy học cho trẻ và sẽ lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động học tập một cách tích cực hơn tôi phải lựa chọn bài hát có nội dung tính chất âm nhạc phù hợp với nhận thức và tâm lý của trẻ Khi đã lựa chọn bài hát, bản thân cô phải tìm hiểu kỹ nội dung bài hát, cảm thụ bài hát, tự luyện tập hát rõ lời, đúng nhạc thì mới có thể dạy trẻ hát và rèn luyện kỹ năng hát cho trẻ tốt được Khi tiến hành trên lớp: Tìm cách vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ Ví dụ: chủ đề “Thế giới động vật” khi dạy với đề tài: “Thương con mèo ”, tôi biểu diễn con rối hình dáng con mèo đẻ giới thiệu gây sự hứng thú cho trẻ Khi tổ chức các hoạt động đa dạng và dựa hoạt động trọng tâm Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát thì tôi tổ chức cho trẻ hát to hay hát nhỏ, hát nối đuôi… dựa theo các hình thức khác nhau Phần thực hiện hát mẫu của cô: Cô phải hát đúng, rõ lời, đúng giai điệu bài hát Trong khi dạy trẻ hát, tôi luôn chú ý lắng nghe trẻ hát để phát hiện ra chỗ hát sai kịp thời sửa chữa uốn nắn lại cho trẻ Tôi vận dụng nhiều hình thức sửa sai cụ thể: Nếu trẻ hát sai lời ca, tôi sửa bằng cách đọc mẫu lại lời ca để trẻ đọc theo sau đó cho trẻ hát lại câu hát đó vài lượt để trẻ khắc sâu lời ca cô vừa sửa Nếu trẻ hát sai giai điệu, lời ca thì tôi phải đánh lại trên nền nhạc câu hát trẻ vừa hát sai, cho trẻ xướng âm “La” rồi hát lại lời 6 câu hát đó Ví dụ: Tôi dạy trẻ bài hát: “Múa với bạn tây nguyên” qua tiết dạy tôi thấy trẻ thường hát sai về giai điệu câu hát “Khi xa nhau càng thêm lưu luyến” vì câu hát này có dấu luyến cho nên tôi có thể đánh lại câu hát đó trên nền nhạc và cho trẻ hát lại nhiều lần Để tránh cho trẻ sự nhàm chán, tôi cho thi đua hát giữa các nhóm, các tổ xem nhóm nào, tổ nào hát đúng nhất, hay nhất, qua mỗi lần thực hiện tôi thường động viên khuyến lệ tinh thần thi đua của trẻ, có như thế mới kích thích được trẻ tích cực rèn luyện và gây hứng thú cho trẻ trong học tập 5 Sử dụng các loại nhạc cụ thu hút sự tích cực ở trẻ: Với những dụng cụ mua sẵn như phách tre, trống lắc, hoa vải, hoa nhựa, Giáo viên cần cung cấp nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy theo tư tưởng các nhân vật, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do Giáo viên cần sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển các loại nhạc cụ dân tộc Ngoài ra cần có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, ṿòng đeo tay, chân, những con rối, con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng ví dụ: Nắp sữa làm trống lắc, chia ly nhựa bỏ hạt – hột vào, họp sửa làm con sư tử và chú ý trang trí đa dạng màu sắc để thu hút trẻ Để kích thích tính ṭò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, giáo viên phải chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa Ví dụ: Cái nắp xoong, úp xuống ta sẽ đánh âm thanh khác so với khi ta ngửa ra, hay đánh trên đỉnh âm thanh khác với khi ta đánh để ngửa nắp Để làm trang phục cho trẻ có thể dựng các loại giấy bảng 7 kính, ống hút, xốp màu, lá cây tạo nhiều kiểu trang phục lạ mắt, nhiều mũ múa hấp dẫn thu hút trẻ 6 Âm nhạc kết hợp với các môn học khác, trong lễ hội và các trò chơi mọi lúc, mọi nơi Với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay thì phương pháp dạy tích hợp các bộ môn âm nhạc có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các bộ môn khác và còn giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động hơn Cô luôn tạo cơ hội để cháu nói ra những suy nghĩ của mình: ví dụ: Môn tạo hình: Đề tài: “ Vẽ vườn cây ăn quả” cô hỏi trẻ ngày mai cô và các con sẽ tạo hình vườn cây ăn quả vậy các con thấy bài hát nào phù hợp với đề tài này chọn cho cô nhé Trẻ sẽ nói tên một số bài hát khi đó cô và trẻ sẽ thảo luận và chon bài hát phù hợp nhất sau đó cho trẻ hát “vườn cây của ba” Môn Văn học: Đề tài: “ Chú thỏ tinh khôn” cô có thể tổ chức cho trẻ vận động theo bài: “ chú thỏ con” Môn toán: Đề tài: “Cao hơn – thấp hơn”có bài hát “Năm ngón tay ngoan” Môn MTXQ: Đề tài: Gia đình bé, có các bài hát “cả nhà thương con”, “cháu yêu bà” Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội cô giáo có thể tổ chức hoạt động âm nhạc theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà tất cả trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn âm nhạc Ví dụ: Khai giảng, lễ hội 20/11, lễ trung thu, tết Dương lịch, hội thi cô cháu múa hát dân ca, mừng ngày 8/3 và Lễ Tổng kết Trong những giờ ổn định tổ chức, hay chuyển hoạt động, tôi ổn định trẻ bằng những bài hát mà trẻ thích, chơi các trò chơi dựa trên nội dung bài hát Đối với trẻ thơ, việc làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu tố của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái, vì đặc điểm lứa tuổi mầm non là học mà chơi, chơi 8 mà học để kích thích trẻ hứng thích trong khi chơi cô phải thay đổi hình thức chơi kết hợp với việc lựa chon bài hát cho phù hợp với nội dung trò chơi, nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn.Ví dụ: Trò chơi: “Nghe tín hiệu tìm đồ vật” trẻ phải lắng tai nghe theo tiết tấu bài hát để phát hiện ra điểm khác nhau của tiết tấu mà tìm đồ vật 7 Kết hợp với gia đình và nhà trường Để trẻ có thêm vốn âm nhạc tốt, tôi phải thường xuyên thông báo, trao đổi với phụ huynh về những trẻ có khả năng yếu về âm nhạc để gia đình có hướng bồi dưỡng thêm cho trẻ lúc ở nhà, động viên phụ huynh mua băng đĩa có bài hát đó về cho các em được luyện tập ở nhà Đối với nhà trường: Luôn luôn tổ chức hội thi, hội diễn văn nghệ, qua đó trẻ sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng ca hát, kỹ năng biểu diễn bài hát theo nhạc đệm va làm quen với các trang phục khi biểu diễn, qua đó rèn cho trẻ thói quen mạnh dạn, tự tin, tạo cho trẻ hứng thú say mê yêu thích môn học này Vận động phụ huynh hổ trợ vật liệu mở: thùng giấy, ống lon, hộp sữa, bảng, chai nhựa , quần áo cũ, dụng cụ hóa trang… Để làm và bổ sung thêm các nhạc cụ, đạo cụ hóa trang nhầm tăng thêm sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc là điều kiện tốt nhất để trẻ phát huy những tài năng, năng khiếu âm nhạc V KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 9 Kết quả ban đầu các cháu thích ca hát, hát tương đối đúng giọng, nhịp điệu bài hát, nhưng một cháu hát con sai do bị nói ngọng, cháu đã thích vận động còn vận động với các đồ dùng, nhạc cụ có sẳn và nhạc cụ do mình làm ra nhưng những phách gõ bằng cái vá, chai sữa, những con rối bằng họp sữa, VD: Khi giáo viên hát đĩa bài hát “ Cá vàng bơi” các cháu nghe hát theo và nhúng nhảy múa theo lời bài hát, có cháu cằm con rối hình cá hát và bắt chước vận động của chú cá nho vẩy như đang bơi, Cháu hứng thú cùng cô và bạn chọn các bài hát, vận động để kết hợp với các môn học khác và trong các trò chơi trong các lễ hội VD: tôi nói các con ơi hôm nay lớp chúng ta đã học dến chủ đề nguyên đán các con có bài hát nào nói về tết không nè cháu sẽ kể ra các bài hát: Tết ơi tết, chúc tết, sắp đến tết rồi hay la các con ơi hôm nay là ngày 8 tháng 3, ngày lễ quốc tết phục nữ lớp chúng ta sẽ biểu diễn văn nghệ phục vụ nhé! Thì cháu tự chọn các trang phục mình đã làm để hóa trang và sau đó biểu diễn những bài hát về mẹ, cô, bạn gái… các cháu tham gia một cách tích cực và hứng thú Qua một năm tiến hành các biện pháp trên tôi đã khảo sát và thu được kết quả sau: Tích cực hứng thú Số trẻ Năm học 2008-2009 trong âm nhạc Học kì I 36 Tốt Học kì II 10/36 cháu = 27,78% 13/36 cháu = 36,11% 10 36 khá 16/36 cháu = 44,44% 18/36 cháu = 50% 36 Trung bình 8/36 cháu = 22,22% 5/36 cháu = 13,89% 2/36 cháu = 5,56% 0/36 cháu = 0% 36 Yếu Với kết quả trên cho thấy trẻ lớp tôi đã tích cực và hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc bên cạnh đó trẻ còn được phát triển một số kỹ năng giao tiếp trong khi trẻ tham gia hoạt động cùng với bạn bè, khi biểu diễn trẻ học được cách trình bày, giới thiệu kỹ năng thể hiện cảm xúc trẻ biết cách thể hiên cảm xúc theo nội dung bài hát, khi biểu diễn trẻ biết giao lưu tình cảm với bạn bè, mời ban cùng hát chung với mình, hay mình hát bạn múa minh hoa… phát triển kỹ năng nhận thức trẻ có thêm những hiểu biết về xã hội, những kiến thức văn hóa hay môi trường xung quanh trẻ và phát triển kỹ năng thẩm mỹ ở trẻ, trẻ biết yêu âm nhạc, biết yêu quí cái đẹp, biết chọn lọc và thể hiện những sắc thái động tác minh họa, biết chọn lọc những bài hát phù hợp các trò chơi tạo thêm sự hứng thú trong khi chơi bằng âm nhạc VI NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG - HẠN CHẾ: - Được sự hổ trợ của nhà trường về cơ sở vật chất, tạo điều kiện tham dự các lớp các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng đàn orang ơ nhà văn hóa, sở giáo dục 11 - Được sự hướng dẫn về chuyên môn của trường, tổ trưởng và đồng nghiệp về các phương pháp dạy hoc, làm đồ chơi, nhạc cụ, rối… phục vụ hoạt động âm nhạc - Giáo viên luôn học hỏi luyện tập những ca khúc khó, tìm tòi các ca khúc phù họp với chủ đề, phù hợp với trẻ, sáng tạo ra nhiều trò chơi mới lạ, thay đổi nhiều hình thức khi kết hợp với âm nhạc thu hút cháu - Quan tâm đến các cháu, nhất là những cháu yếu, cháu nói ngọng - Được sự hổ trợ giúp đỡ nhiệt tình của phụ huynh Bên cạnh những nguyên nhân của thành công thì vẫn còn những hạn chế như sau: Khi trẻ nói ngọng cô sửa sai rất khó và rất lâu cũng phần nào ảnh hưởng thời gian trên lớp, tuy trẻ rất tích cực hứng thú trong ca hát, vận động nhưng trẻ hát không rõ lời, không chính xác thời gian cho trẻ hoạt động âm nhạc còn hạn chế vi chỉ dạy có 1 buổi trên ngày do không đủ cơ sở vật chất tổ chức học cả ngày cũng ảnh hưởng phần nào đến quá trình phát huy tính tich cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc VII BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Âm nhạc không chỉ mang lại những cảm giác, những xúc động mạnh mẽ, niềm sung sướng trong đời sống tinh thần của trẻ mà còn giúp trẻ mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới con người Âm nhạc là một phần không thể thiếu được đối với việc hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ vì thế để giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động âm nhạc giáo viên phải tạo môi trường hoạt động thu thu trẻ, quan tâm đến trẻ tìm hiểu xem vi sao trẻ không hứng thú trong hoạt động âm nhạc, để tìm tòi và sáng tạo ra những cái hay, cái mới kích thích trẻ tích cực hơn từ việc nghiên cứu chọn lọc những bài hát, vận động, trò chơi phù hợp, cần kết hợp linh hoạt, sáng tạo các đồ dùng, nhạc cụ trong hoạt động âm nhạc để lôi cuốn, hấp dẫn trẻ Giáo viên cần gần gũi để phát hiện sự 12 sáng tạo của trẻ, khen ngợi , động viên sửa sai kịp thời và tạo môi trường học tốt cho trẻ Tận dụng mọi tình huống để phát huy tinh tích cực của trẻ, Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, biết sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm của bản thân Bản thân cũng tự rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp trẻ tích cực hơn trong hoạt động âm nhạc Luôn làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và nhà trường VIII KẾT LUẬN: phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc tạo làm âm nhạc đối với trẻ trở nên sinh động, thoải mái, trẻ học hứng thú và tích cực hơn Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn.với việc tận đụng các phương pháp, biện pháp, lồng ghép các bộ môn khác sao cho phù hợp và gây được hứng thú với trẻ Bên cạnh đó đã hình thành cho trẻ các kỹ năng giao tiêp, thể hiện cảm xúc, thẩm mỹ, nhận thức thế giới xung quanh Thông qua sự tham gia tích cực vào hoạt động âm nhạc còn góp phần giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, phát triển trí tuệ và thể chất, giúp trẻ phát triển các năng khiếu giúp trẻ phát triển toàn diện và làm nền tảng cho các môn học khác ở trường mầm non./ Phú Mỹ, Ngày 28 tháng 01 năm 2010 DUYỆT CỦA HĐKH GIÁO DỤC CHỦ TỊCH Người viết 13 TRẦN THỊ TÁNH NGÔ THỊ BÉ TƯ 14 ... để phát huy tinh tích cực trẻ, Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, biết sửa chữa khuyết điểm phát huy ưu điểm thân Bản thân tự rút kinh nghiệm sau hoạt động để giúp trẻ tích cực hoạt động âm nhạc. .. với phụ huynh nhà trường VIII KẾT LUẬN: phát huy tính tích cực trẻ hoạt động âm nhạc tạo làm âm nhạc trẻ trở nên sinh động, thoải mái, trẻ học hứng thú tích cực Cơ trẻ gần gũi hơn, trẻ mạnh... hoạt động giáo dục âm nhạc, số nhạc cụ đơn điệu chư hấp dẫn phù hợp với trẻ Đứng trước khó khăn tơi tìm số biện pháp để giúp trẻ phát huy tính tích cực trẻ hoạt động giáo dục âm nhạc lên kế hoạch

Ngày đăng: 17/04/2015, 16:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan