Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2013

59 1K 4
Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của con người và mọi sự sống trên trái đất, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang chuyển mình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã làm cho nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ cùng với rất nhiều vấn đề như dân số, phát triển công nghiệp, dịch vụ… thì nhu cầu về đất đai ngày càng tăng. Thị trường đất đai trở nên sôi động và khó kiểm soát, đất đai trở thành nguồn vốn, nguồn động lực để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, việc sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên này là một yêu cầu rất cấp bách. . Do đó, để thấy được phần nào tình hình quản lý đất đai thông qua công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất đối với các đối tượng sử dụng đất theo các nội dung hướng dẫn trong luật đất đai, ta cần đánh giá một cách khách quan để có những nhận xét chính xác nhất. Điều đó càng quan trọng hơn khi thành phố Hạ Long là một thành phố lớn và là trung tâm phát triển của cả tỉnh cũng như của cả nước, do đó nhu cầu sử dụng đất của thành phố ngày càng tăng. Chính vì vậy, việc đánh giá công tác quản lý đất đai nói chung, công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn thành phố nói riêng để thấy được những thuận lợi, khó khăn và tìm ra các nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục làm tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng đất là rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên & Môi trường và sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Dương Thị Thanh Hà em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2013”.

1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của con người và mọi sự sống trên trái đất, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang chuyển mình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã làm cho nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ cùng với rất nhiều vấn đề như dân số, phát triển công nghiệp, dịch vụ… thì nhu cầu về đất đai ngày càng tăng. Thị trường đất đai trở nên sôi động và khó kiểm soát, đất đai trở thành nguồn vốn, nguồn động lực để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, việc sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên này là một yêu cầu rất cấp bách. . Do đó, để thấy được phần nào tình hình quản lý đất đai thông qua công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất đối với các đối tượng sử dụng đất theo các nội dung hướng dẫn trong luật đất đai, ta cần đánh giá một cách khách quan để có những nhận xét chính xác nhất. Điều đó càng quan trọng hơn khi thành phố Hạ Long là một thành phố lớn và là trung tâm phát triển của cả tỉnh cũng như của cả nước, do đó nhu cầu sử dụng đất của thành phố ngày càng tăng. Chính vì vậy, việc đánh giá công tác quản lý đất đai nói chung, công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn thành phố nói riêng để thấy được những thuận lợi, khó khăn và tìm ra các nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục làm tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng đất là rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên & Môi trường và sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Dương Thị Thanh Hà em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh 1 2 giá công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2013”. 1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài 1.2.1. Mục đích - Tìm hiểu các quy định của Nhà nước, của các cấp, các nghành và địa phương về công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất. - Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 – 2013. - Đề xuất hướng giải quyết để khắc phục mặt yếu kém, phát huy những mặt đã đạt được để công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất đạt hiệu quả cao nhất. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Nắm được những quy định trong các văn bản pháp luật về công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất. - Các số liệu, tài liệu điều tra thu thập và sử dụng phải khách quan, trung thực và chính xác. - Đánh giá 1 cách chính xác kết quả giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất của thành phố từ khi thực hiện luật đất đai 2003. - Tìm ra các mặt hạn chế, đề xuất các hướng giải quyết có tính khả thi với tình hình địa phương. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: - Tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về luật đất đai nói chung, công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất nói riêng. - Giúp sinh viên gắn lý thuyết với thực tiễn để củng cố thêm cho bài học trên lớp. * Ý nghĩa thực tiễn: - Tìm ra những mặt đạt được và hạn chế của công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất của địa phương từ đó đưa ra cách khắc phục khó khăn trong thời gian tới. 2 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai 2.1.1.1. Các nội dung quản lý của nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 1993 Điều 13 Luật đất đai 1993 quy định 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: “1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính. 2. Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất. 3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức sử dụng các văn bản đó. 4. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất. 5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất. 6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất. 7. Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai” (Quốc hội, 1993). 2.1.1.2. Các nội dung quản lý của nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2003 Khoản 2 điều 6 Luật đất đai 2003 quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: “1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất. Lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 3 4 6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 7. Thống kê, kiểm kê đất đai. 8. Quản lý tài chính về đất đai. 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. 10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 12. Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai” (Quốc hội, 2003)[7]. 2.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất 2.1.2.1. Các văn bản pháp luật của nhà nước - Luật Đất đai 2003. - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003. - Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP. - Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung thông tư 116/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 4 5 - Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về sử đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nược thành công ty cổ phần. - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất; trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. - Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT này 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê nhà. 2.1.2.2. Các văn bản pháp luật của tỉnh Quảng Ninh - Quyết định 4505/2007/QĐ-UBND về Quy định hạn mức giao đất ở, công nhận đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành. - Quyết định 3868/2011/QĐ-UBND quy định hệ số điều chỉnh giá đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành. - Quyết định 1719/2006/QĐ-UBND về Quy định đơn giá thuê đất, giá thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành. - Quyết định 3021/2007/QĐ-UBND quy định giá đất ở tại các khu tái định cư năm 2007 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành. - Quyết định 99/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và cấp giấy 5 6 chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành. - Quyết định 857/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành. - Quyết định 999/2013/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời để xác định các dự án được giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 2.2. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất 2.2.1. Khái niệm và một số quy định trong việc giao đất và cho thuê đất 2.2.1.1. Khái niệm giao đất, cho thuê đất Theo điều 4 Luật đất đai 2003 quy định: - Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. (Quốc hội XI, Luật Đất đai năm 2003) [7]. - Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. (Quốc hội XI, Luật Đất đai năm 2003) [7]. 2.2.1.2. Căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất Theo điều 31 Luật đất đai 2003 căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất bao gồm: - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; - Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất. (Quốc hội XI, Luật Đất đai năm 2003) [7]. 2.2.1.3. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất Theo điều 37 Luật đất đai 2003 quy định: - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho 6 7 thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, các nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư. - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. - Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất tại các khoản của Điều này không được ủy quyền. (Quốc hội XI, Luật Đất đai năm 2003) [7]. 2.2.1.4. Các loại hình giao đất, cho thuê đất Theo điều 32 Luật đất đai 2003 quy định: - Việc quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó. (Quốc hội XI, Luật Đất đai năm 2003) [7]. 2.2.1.4.1.Các loại hình giao đất  Giao đất không thu tiền sử dụng đất Theo điều 33 Luật đất đai 2003 quy định: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: 1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 70 của Luật này; 2. Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; 3. Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; 4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo các dự án của Nhà nước; 5. Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; 6. Người sử dụng đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp quy định tại Điều 88 của Luật này; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể 7 8 thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; 7. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 99 của Luật này. (Quốc hội XI, Luật Đất đai năm 2003) [7].  Giao đất có thu tiền sử dụng đất Theo điều 34 Luật đất đai 2003 quy định: Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: 1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở; 2. Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; 3. Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; 4. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; 5. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; 6. Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; 7. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư. (Quốc hội XI, Luật Đất đai năm 2003) [7]. 2.2.1.4.2.Các loại hình cho thuê đất Theo điều 35 Luật đất đai 2003 quy định:  Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm trong các trường hợp sau đây: 1. Hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; 2. Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 mà thời hạn sử dụng đất đã hết theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này; 3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ diện tích đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất; 4. Hộ gia đình, cá nhân thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; 5. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; 6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm 8 9 nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; 7. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc. (Quốc hội XI, Luật Đất đai năm 2003) [7].  Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây: 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; 2. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc. (Quốc hội XI, Luật Đất đai năm 2003) [7]. 2.2.1.5. Hạn mức giao đất, cho thuê đất  Hạn mức giao đất nông nghiệp Theo điều 70 Luật đất đai 2003 quy định: 1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 03 (ha) đối với mỗi loại đất. 2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá mười héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 (ha) đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. 3. Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 (ha) đối với mỗi loại đất. 4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 (ha). Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá 05 (ha) đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 (ha) đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá 25 (ha). 5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không quá 9 10 hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. 6. Chính phủ quy định cụ thể hạn mức giao đất đối với từng loại đất của từng vùng. (Quốc hội XI, Luật Đất đai năm 2003) [7].  Hạn mức giao đất phi nông nghiệp 1. Đối với đất phi nông nghiệp tại nông thôn: Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện và tập quán của địa phương. 2. Đối với đất phi nông nghiệp ở đô thị: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình cá nhân. (Quốc hội XI, Luật Đất đai năm 2003) [7]. 2.2.1.6. Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất 2.2.1.6.1. Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài gồm có: - Đơn xin giao đất, thuê đất; - Văn bản thỏa thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định; - Quyết định dự án đầu tư hoặc gửi bản sao giấy phép đầu tư có chứng nhận của công chứng Nhà nước; trường hợp dự án đầu tư của tổ chức không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì phải có thẩm định về nhu cầu sử dụng đất của sở Tài nguyên và môi trường nơi có đất và Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, nghành có lien quan thẩm định về nhu cầu sử dụng đất trên cơ sở xem xét hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. - Trường hợp dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phải có giấy phép kèm theo bản đồ thăm dò, khai thác mỏ; trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản 10 [...]... địa bàn thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh giai đoạn năm 2010 – 2013 - Các văn bản dưới luật áp dụng trong công tác giao đất, cho thu đất, thu hồi đất - Tổ chức, cá nhân sử dụng đất 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu hồ sơ công tác giao đất, cho thu đất và thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010 – 2013 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa. .. giao đất theo mục đích sử dụng - Đánh giá công tác giao đất theo đơn vị hành chính 3.3.3.2 Đánh giá công tác cho thu đất - Đánh giá công tác cho thu theo đối tượng sử dụng - Đánh giá công tác cho thu theo mục đích sử dụng 3.3.3.3 Đánh giá công tác thu hồi đất - Đánh giá công tác thu hồi đất theo đối tượng sử dụng đất - Đánh giá công tác thu hồi đất theo mục đích sử dụng đất 3.3.3.4 Đánh giá những thu n... 3.3.2.11 Công tác giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất đại 3.3.2.12 Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 3.3.3 Đánh giá kết quả công tác giao đất, cho thu đất và thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 – 2013 3.3.3.1 Đánh giá công tác giao đất - Đánh giá công tác giao đất theo đối tượng sử dụng - Đánh giá công tác giao. .. khăn và đề xuất một số giải pháp đối với công tác giao đất, cho thu đất và thu hồi đất của thành phố Hạ Long 3.3.3.5 Ý kiến của người dân về công tác giao đất, cho thu đất và thu hồi đất 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập số liệu về công tác giao đất, cho thu đất và thu hồi đất tại Phòng TN&MT, Phòng thống kê 28 29 - Tìm hiểu các căn cứ pháp quy và trình... xét, ký và gửi cho cơ quan tài nguyên và môi trường trực thu c QĐ thu hồi đất (Chính phủ, Nghị định 181,2004) [1] 24 25 2.3 Sơ lược tình hình giao đất, cho thu đất, thu hồi đất của tỉnh Quảng Ninh 2.3.1.Kết quả đạt được Từ khi Luật đât đai 2003 ra đời, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từng bước đi vào nề nếp Việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai... chuyển từ hình thức thu đất sang giao đất có thu tiền SD đất 1 Người thu đất có nhu cầu chuyển từ hình thức thu đất sang hình thức giao đất có thu tiền SD đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Đơn ĐK chuyển từ hình thức thu đất sang hình thức giao đất có thu tiền SD đất; b) Hợp đồng thu đất và GCN QSDđất 2 Việc chuyển từ hình thức thu đất sang hình thức giao đất có thu tiền SD đất được quy định... khu vực thu c diện GPMB và các khu dân cư, kết hợp quá trình điều tra, phỏng vấn - Đối tượng: tập thể, cá nhân được giao đất, cho thu đất và bị thu hồi đất - Số hộ phỏng vấn: * Đối tượng được giao đất, cho thu đất: 20 hộ * Đối tượng bị thu hồi đất: 20 hộ 29 30 PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Sơ lược tình hình cơ bản của thành phố Hạ Long 4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan... 56.796.541,7 m2 (từ năm 2001 -2 010) Trong đó: - Diện tích đất giao có thu tiền sử dụng đất: 13.810.089,3 m2; - Diện tích đất giao không thu tiền sử dụng đất: 16.691.812,8 m2; - Diện tích đất cho thu : 26.294.639,7 m2 2 Từ ngày 01/01/2006 đến 10/4/2012, trên địa bàn thành phố đã giao đất cho 763 hộ gia đình, cá nhân với diện tích giao là 60.228,66 m2 - Theo các hình thức giao đất tái định cư cho 546 hộ gia đình,... sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thu đất đó cho phép (Quốc hội XI, Luật Đất đai năm 2003) [7] 2.2.2.4 Việc thu hồi đất và quản lý quỹ đất đã thu hồi Theo điều 41 Luật đất đai 2003 quy định: 1 Nhà nước quyết định thu hồi đất và giao đất cho tổ... chính nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng đã được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện thu n lợi cho các tổ chức và nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật Chính điều này đã là động lực thu hút các nhà đầu tư đến với thành phố Hạ Long Kết quả giao đất, cho thu đất và thu hồi đất là: 1 Tổng diện tích đất đã thu hồi và giao cho các chủ đầu . chức bàn giao đất trên thực địa. 4. Thời gian thực hiện các công việc quy định tại khoản 3 Điều này không quá hai mươi (20) ngày làm việc (không kể thời gian người SD đất thực hiện nghĩa vụ tài. điều kiện; thông báo cho UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; đ) Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng được thực hiện theo trình. đất và thu hồi đất nói riêng. - Giúp sinh viên gắn lý thuyết với thực tiễn để củng cố thêm cho bài học trên lớp. * Ý nghĩa thực tiễn: - Tìm ra những mặt đạt được và hạn chế của công tác quản

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.3. Sơ lược tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất của tỉnh Quảng Ninh

  • 2.3.1.Kết quả đạt được

  • Từ khi Luật đât đai 2003 ra đời, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từng bước đi vào nề nếp. Việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai ngày càng hiệu quả hơn, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho mọi lĩnh vực, đặc biệt cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng các khu đô thị; tạo điều kiện về mặt bằng cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh; cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố.

  • Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất ngày một thuận lợi hơn, trình tự, thủ tục thực hiện đúng theo quy định; cải cách thủ tục hành chính nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng đã được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Chính điều này đã là động lực thu hút các nhà đầu tư đến với thành phố Hạ Long.

  • Kết quả giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất là:

  • 2.3.2.Một số tồn tại

  • Bên cạnh các kết quả đã đạt được nêu trên thì vẫn còn một số hạn chế tồn tại trên địa bàn thành phố Hạ Long như sau:

  • Đối với cấp quản lý: Do cơ chế chính sách, pháp luật đất đai có nhiều thay đổi thường xuyên đã ảnh hưởng và tác đọng trực tiếp đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn nói chung và công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất nói riêng. Đặc biệt là chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư liên tục thay đổi, nhiều nội dung chư phù hợp thực tế, chưa cụ thể gây nhiều bất cập cho việc thực hiện và dẫn đến phát sinh nhiều khiếu kiện tron dân đã gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.

  • Đối với các tổ chức sử dụng đất: Một số doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các chính sách pháp luật đất đai, về trách nhiệm của người sử dụng đất, còn mang tính hình thức, đối phó chưa thực sự chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

  • Bảng 4.3: Kết quả giao đất theo mục đích sử dụng của thành phố Hạ Long giai 2010 - 2013

  • Bảng 4.4: Kết quả giao đất theo đơn vị hành chính của thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 - 2013

  • Bảng 4.5: Kết quả cho thuê đất theo đối tượng sử dụng đất của thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 – 2013

    • Bảng 4.8: Kết quả thu hồi đất theo mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 - 2013

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan