Ứng dụng công nghệ GIS trong việc phân vùng đất đai thuận lợi phát triển đô thị tại phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

77 483 2
Ứng dụng công nghệ GIS trong việc phân vùng đất đai thuận lợi phát triển đô thị tại phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh  Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam với tốc độ tăng khoảng 8.9%/năm. Hiện nay, cả nước có 755 đô thị (từ loại V trở lên) và được phân loại dựa vào số dân, hệ thống công trình hạ tầng và một số chỉ số đặc điểm đô thị khác, cũng như tầm quan trọng là trung tâm phát triển vùng trong mạng lưới đô thị của tỉnh và quốc gia (Nghị định 42/2009/NĐ-CP). Phát triển đô thị đạt được nhiều thành quả quan trọng và khu vực đô thị đóng góp khoảng 65-70% tổng GDP của cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự tăng nhanh dân số đô thị, quá trình đô thị hóa đang làm tăng thêm sức ép lên hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị dẫn đến tình trạng môi trường đô thị xuống cấp trầm trọng. Mặt khác, công tác quản lý đô thị hiện nay còn rất nhiều hạn chế và một trong những vấn đề nổi cộm nhất là chưa có được một hệ thống dữ liệu đô thị tổng hợp đầy đủ và cập nhật. Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh nói riêng và của khu vực trung du miền núi phía Bắc nói chung. Trong phát triển đô thị, TP Thái Nguyên luôn tập trung đẩy mạnh đô thị hóa, phát triển TP theo hướng văn minh hiện đại. Đẩy mạnh quy hoạch chi tiết nội thị khu vực nội thành, tập trung giải quyết một cách đồng bộ các vấn đề về quản lý kiến trúc, xây dựng, nhà ở cấp thoát nước, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Ở tất cả các xã, phường của thành phố trong đó có Quán Triều là một trong những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế thị trường và gia tăng dân số đô thị khá lớn. Bộ mặt kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng và dịch vụ ngày càng được chỉnh trang và mở rộng, tuy nhiên do tốc độ phát triển không điều nên cơ sở hạ tầng kiến trúc không gian đô thị vẫn còn thiếu cân đối. Do đó việc xác định khu vực đất tối ưu cho xây dựng các khu dân cư, đô thị nhằm đảm bảo tính cân đối trong phát triển kinh tế xã hội với cơ sở hạ tầng đô thị và phát huy tối đa tiềm năng khu vực ngày càng được quan tâm và chú trọng. Với yêu cầu ngày càng phức tạp trong viêc phân tích lựa chọn đất xây dựng đô thị, các phân tích đòi hỏi sự đánh giá tổng hợp trên nhiều khía cạnh như: điều kiện tự nhiên, sử dụng đất, cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường,... từ đó phân loại quỹ đất xây dựng đô thị theo các mức độ khác nhau. Để thực hiện được nội dung này một cách hiệu quả, cần thiết phải nghiên cứu áp dụng các phương pháp phân tích một cách khoa học như: phân tích đa tiêu chí, phân tích tầng bậc, phân tích thành phần chính, logic mờ,... kết hợp các phân tích không gian trong môi trường hệ thống thông tin địa lý GIS. Việc ứng dụng GIS trong phân tích lựa chọn đất xây dựng đô thị không chỉ góp phần nâng cao chất lượng phương án quy hoạch mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, quản lý phát triển đô thị sau này. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Hiểu em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ GIS trong việc phân vùng đất đai thuận lợi phát triển đô thị tại phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BXD : Bộ Xây Dựng DBMS : Hệ quản trị dữ liệu GDP : Tổng giá trị quốc nội GIS : Hệ thống thông tin địa lý GUI : Đồ họa người máy FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc MCDM : Phân tích đa tiêu chí NĐ- CP : Nghị đinh chính phủ QCVN : Quy chuẩn Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TMDV : Thương mại dịch vụ TOC : Table of contents DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2010- 2013 30 Bảng 4.2: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2013 37 Bảng 4.3: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp 38 Bảng 4.4: Bộ tiêu chí lựa chọn đất xây dựng đô thị 43 Bảng 4.5: Đề xuất thang điểm cho các tiêu trí 45 Bảng 4.6: Cấu trúc cơ sở dũ liệu phục vụ phân tích lựa chọn đất 48 Bảng 4.7: Phân hạng tiêu chí ngập lụt 50 Bảng 4.8: Phân hạng tiêu chí bảo vệ cây xanh mặt nước 52 Bảng 4.9: Phân hạng tiêu chí độ dốc 54 Bảng 4.10: Phân hạng tiêu chí sử dụng quỹ đất sang đất đô thị 55 Bảng 4.11: Phân hạng tiêu chí tiếp cận khu vực đã phát triển đô thị 57 Bảng 4.12: Phân hạng tiêu chí tiếp cận mạng lưới giao thông 58 Bảng 4.13: Phân hạng tiêu chí tiếp cận mạng lưới giao thông 60 Bảng 4.14: Phân hạng tiêu chí ảnh hưởng ô nhiễm môi trường 62 Bảng 4.15: Phân vùng thuận lợi cho xây dựng đô thị 65 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1: Bản đồ phường Quan Triều, Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 26 Hình 4.2: Bảng thuộc tính lớp dữ liệu phân vùng ngập lụt 49 Hình 4.3: Hiển thị phân vùng ngập lụt 49 Hình 4.4: Bản đồ phân vùng tiêu trí ngập lụt 50 Hình 4.5: Tạo các khoảng vị trí thuận lợi cho xây dựng đô thị bằng công cụ Moltype ring buffer 51 Hình 4.6: Đặt chế độ hiển thị màu cho các khoảng thuận lợi 51 Hình 4.7: Bản đồ phân vùng bảo vệ cây xanh mặt nước 52 Hình 4.8: Dữ liệu thuộc tính cho phân vùng thuận lợi tiêu trí độ dốc 53 Hinh 4.9: Bản đồ phân vùng thuận lợi tiêu trí cho xây dựng đô thị 53 Hình 4.10: Bản đồ phân vùng quỹ đất thích nghi cho chuyển mục đích sử dụng đất sang đất đô thị 55 Hình 4.11: Bản đồ hiện trạng khu vực đã phát triển đô thị 56 Hình 4.12: Tạo các khoảng tiếp cận khu vực đã phát triển đô thị bằng công cụ Multype ring buffer 57 Hình 4.13: Bản đồ phân vùng khả năng tiếp cận khu vực đã phát triển đô thị 57 Hình 4.14: Hệ thống giao thong phường Quan Triều 58 Hình 4.15: Bản đồ phân vùng thuận lợi tiếp cận mạng lưới giao thông 59 Hình 4.16: Tạo các khoảng tiếp cận nguồn điện bằng công cụ Multype ring buffer 60 Hình 4.17: Bản đồ phân vùng tiếp cận nguồn điện phường Quan Triều 60 Hình 4.18: Hiện trạng giao thông nhà máy phường Quan Triều 62 Hình 4.19: Bản đồ phân vùng hạn chế ảnh hưởng do nguy cơ ô nhiễm môi trường 62 Hình 4.20: Mỗi lớp dữ liệu có một trường phân hạng “phan_hang” 63 Hình 4.21: Các lớp tiêu trí được add trong TOC 63 Hình 4.22: Chồng ghép bản đồ bằng công cụ Union 64 Hình 4.23: Công cụ field caculator 64 Hình 4.24: Sử dụng công cụ dissolve gộp các giá trị phân hạng 64 Hình 4.25: Bản đồ phân vùng đất đai thuận lợi cho xây dựng đô thị phường Quan Triều 67 MỤC LỤC MỤC LỤC 4 PHẦN 1 6 MỞ ĐẦU 6 1.1. Đặt vấn đề 6 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 7 1.2.1. Mục đích 7 1.2.2 .Yêu cầu 7 1.3. Ý nghĩa của đề tài 8 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 8 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 8 PHẦN 2 9 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9 2.1. Cơ sở pháp lý trong lựa chọn đất xây dựng đô thị 9 2.1.1. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tại Việt Nam 9 2.1.2. Các văn bản pháp lý 9 2.1.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam 12 2.2.Cơ sở lý thuyết 13 2.2.1. Một số khái niệm 13 2.2.2. Hệ thống phân loại đất 15 2.2.3. Các nguyên tắc cơ bản trong lựa chọn đất xây dựng 16 2.2.4. Các yêu cầu đất đai trong xây dựng đô thị 16 2.2.5. Công nghệ GIS trong phân tích và lựa chọn đất 17 2.3. Cơ sở thực tiễn 20 2.3.1. Một số nghiên cứu trong nước 20 2.3.2. Một số nghiên cứu trên thế giới 23 PHẦN 3 26 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng nghiên cứu 26 3.2. Phạm vi nghiên cứu 26 3.3. Nội dung nghiên cứu 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1.Phương pháp thu thập và chọn lọc số liệu 26 3.4.2. Phương pháp kế thừa 26 3.4.3. Phương pháp phân tích đa tiêu chí 27 3.4.4. Phương pháp phân tích không gian 28 PHẦN 4 30 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 30 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 30 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 33 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất hiện tại trong khu vực nghiên cứu 39 4.2. Đánh giá đa tiêu chí cho việc phân vùng đất đai tối ưu cho đầu tư xây dựng khu dân cư, đô thị 42 4.2.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá 42 4.2.2. Xây dựng các thang điểm cho các tiêu chí đánh giá 48 4.3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu 51 4.3.2. Phân tích dữ liệu 52 4.4. Nhận xét 72 PHẦN 5 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 5.1. Kết luận 73 5.2. Kiến nghị 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam với tốc độ tăng khoảng 8.9%/năm. Hiện nay, cả nước có 755 đô thị (từ loại V trở lên) và được phân loại dựa vào số dân, hệ thống công trình hạ tầng và một số chỉ số đặc điểm đô thị khác, cũng như tầm quan trọng là trung tâm phát triển vùng trong mạng lưới đô thị của tỉnh và quốc gia (Nghị định 42/2009/NĐ- CP). Phát triển đô thị đạt được nhiều thành quả quan trọng và khu vực đô thị đóng góp khoảng 65-70% tổng GDP của cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự tăng nhanh dân số đô thị, quá trình đô thị hóa đang làm tăng thêm sức ép lên hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị dẫn đến tình trạng môi trường đô thị xuống cấp trầm trọng. Mặt khác, công tác quản lý đô thị hiện nay còn rất nhiều hạn chế và một trong những vấn đề nổi cộm nhất là chưa có được một hệ thống dữ liệu đô thị tổng hợp đầy đủ và cập nhật. Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh nói riêng và của khu vực trung du miền núi phía Bắc nói chung. Trong phát triển đô thị, TP Thái Nguyên luôn tập trung đẩy mạnh đô thị hóa, phát triển TP theo hướng văn minh hiện đại. Đẩy mạnh quy hoạch chi tiết nội thị khu vực nội thành, tập trung giải quyết một cách đồng bộ các vấn đề về quản lý kiến trúc, xây dựng, nhà ở cấp thoát nước, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Ở tất cả các xã, phường của thành phố trong đó có Quán Triều là một trong những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế thị trường và gia tăng dân số đô thị khá lớn. Bộ mặt kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng và dịch vụ ngày càng được chỉnh trang và mở rộng, tuy nhiên do tốc độ phát triển không điều nên cơ sở hạ tầng kiến trúc không gian đô thị vẫn còn thiếu cân đối. Do đó việc xác định khu vực đất tối ưu cho xây dựng các khu dân cư, đô thị nhằm đảm bảo tính cân đối trong phát triển kinh tế xã hội với cơ sở hạ tầng đô thị và phát huy tối đa tiềm năng khu vực ngày càng được quan tâm và chú trọng. Với yêu cầu ngày càng phức tạp trong viêc phân tích lựa chọn đất xây dựng đô thị, các phân tích đòi hỏi sự đánh giá tổng hợp trên nhiều khía cạnh như: điều kiện tự nhiên, sử dụng đất, cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường, từ đó phân loại quỹ đất xây dựng đô thị theo các mức độ khác nhau. Để thực hiện được nội dung này một cách hiệu quả, cần thiết phải nghiên cứu áp dụng các phương pháp phân tích một cách khoa học như: phân tích đa tiêu chí, phân tích tầng bậc, phân tích thành phần chính, logic mờ, kết hợp các phân tích không gian trong môi trường hệ thống thông tin địa lý GIS. Việc ứng dụng GIS trong phân tích lựa chọn đất xây dựng đô thị không chỉ góp phần nâng cao chất lượng phương án quy hoạch mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, quản lý phát triển đô thị sau này. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Hiểu em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ GIS trong việc phân vùng đất đai thuận lợi phát triển đô thị tại phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài. 1.2.1. Mục đích Nhằm xác định khu vực đất đai thuận lợi cho xây dựng đô thị bằng việc ứng dụng công nghệ GIS và tư liệu không gian, kết quả nhanh và có độ chính xác cao. 1.2.2 .Yêu cầu Để xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin địa lý trong việc phân vùng thuận lợi thích nghi đất đai cho xây dựng đô thị thì yêu cầu của đề tài là: − Số liệu, dữ liệu thu thập để phân tích phải chính xác, trung thực, đầy đủ và phù hợp với nội dung nghiên cứu. − Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và đạt hiệu quả nhất trong quá trình thực hiện nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Tổng hợp khái quát hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn các thông tin chuyên ngành về đất đai, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Xây dựng bản đồ phân vùng tối ưu cho đầu tư xây dựng khu đô thị mới. Góp phần vào công tác phân bổ và sử dụng quỹ đất hợp lý, và xác định đúng đắn cho các vị trí cho đầu tư xây dựng. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý trong lựa chọn đất xây dựng đô thị. 2.1.1. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tại Việt Nam “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050” đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt với một số quan điểm như sau: “Việc hình thành và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050 phải đảm bảo: - … Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước, tạo ra sự cân đối giữa các vùng. Coi trọng mối liên kết đô thị – nông thôn, đảm bảo chiến lược an ninh lương thực quốc gia, nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống phù hợp với từng giai đoạn phát triển chung của đất nước; - Phát triển ổn định bền vững trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; - Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật với cấp độ thích hợp hoặc hiện đại, theo yêu cầu khai thác, sử dụng và chiến lược phát triển của mỗi đô thị”. [21] Với định hướng đặt ra, việc phát triển đô thị đòi hỏi sự xem xét cẩn trọng tổng hợp nhiều yếu tố hướng tới phát triển bền vững; đảm bảo an ninh lương thực; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai; phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển môi trường. 2.1.2. Các văn bản pháp lý Luật Xây dựng được Quốc hội Khóa XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 gồm 9 chương, 123 điều. Trong đó, chương II gồm 24 điều (từ điều 11 đến điều 34) đề cập các vấn đề liên quan đến quy hoạch xây dựng. [12] Luật quy hoạch đô thị được Quốc hội Khóa XII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010; theo đó các quy định của Luật Xây dựng về quy hoạch xây dựng các đô thị và các khu vực trong đô thị được thay thế bằng các quy định của Luật này Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị thay thế các quy định về quy hoạch xây dựng các đô thị và các khu vực trong đô thị của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 25/5/2010. [11] Tiếp theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP. Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị. [16] Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 1993 và sửa đổi vào các năm 2001, 2003 có liên quan đến các nội dung về đất đô thị, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng để phát triển đô thị. [13] Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về phân loại đô thị và Thông tư hướng dẫn số 34/2009/TT-BXD thay thế cho Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Nội dung hồ sơ quy hoạch đô thị được quy định theo Thông tư số 10/2010/TT- BXD ngày 11/8/2010 quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị thay thế cho Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng tuy nhiên các quy định, hướng dẫn trong thông tư 10/2010/TT-BXD về nội dung hồ sơ quy hoạch chung không chi tiết và cụ thể như đã đề cập trong Quyết định số 03/2008/QĐ- BXD. Hệ thống ký hiệu bản vẽ trong hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng được quy định theo Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng. Theo luật đất đai, điều 11, việc sử dụng đất phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường. [13] [...]... luật đất đai, đất ở là đất ở tại đô thị và nông thôn [13] c) Đất ở đô thị Là đất nội thành phố, đất nội thị xã và thị trấn; đất ngoại thành, ngoại thị đã có quy hoạch và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt về phát triển đô thị, được quản lý như đất đô thị [1] d) Đô thị và khu đô thị Đô thị : Là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ,... dựng đô thị Phân tích lưạ chọn đất xây dựng độ thị là việc phân tích tổng hợp các yếu tố hiện trạng của khu đất từ đó xác định và đánh giá tiềm năng của khu đất đó cho mục đích phát triển đô thị. [8] 2.2.2 Hệ thống phân loại đất Hệ thống phân loại sử dụng đất Tại Việt Nam, các vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng đất và sử dụng đất đất đai được điều tiết bởi luật đất đai Theo luật đất đai 2003, đất đai. .. phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Phạm vi thời gian: 20/01/2014 – 30/04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu − Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường phường Quan Triều − Đánh giá đa tiêu chí cho việc xác định vị trí đầu tư xây dựng đô thị mới − Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phân vùng đất đai tối ưu cho đầu tư xây dựng khu đô thị mới tại phường Quan. .. tạo hoặc các đường chính đô thị Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng. [18] e) Đất xây dựng đô thị: Là đất xây dựng các khu chức năng đô thị (bao gồm cả các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị) Đất dự phòng phát triển, đất nông lâm nghiệp trong đô thị và các loại đất không phục vụ cho hoạt... quyết sách quy hoạch các mô hình phân tích không gian trong đó có mô hình phân tích lựa chọn đất Dưới đây là một số nghiên cứu ứng dụng công nghệ này trong phân phân vùng đất đai: Nghiên cứu của Kamal: Phân tích lựa chọn đất phát triển đô thị, ứng dụng tại thị trấn Roorkee của Ấn Độ” Nghiên cứu đưa ra bốn tiêu chí xem xét bao gồm: hiện trạng sử dụng đất, khu vực có khả năng ngập lụt, nước mặt, khả năng... nhóm đất chưa sử dụng [13] Hệ thống phân loại đất trong xây dựng đô thị Đất đai xây dựng đô thị được đánh giá tổng hợp từ các yếu tố: điều kiện tự nhiên, giá trị kinh tế đất, kinh tế xã hội, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường Theo TCVN 4449-1987, đất đai xây dựng đô thị được đánh giá và phân loại theo mức độ thuận lợi: Xây dựng thuận lợi, xây dựng ít thuận lợi, xây dựng không thuận lợi và... vào phân tích phù hợp đất GIS bởi lệnh trung bình có trọng số (OWA) Kết quả được minh họa bằng cách sử dụng phân tích sử dụng đất phù hợp tại đồng bằng Shavur, Iran [28] PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Sử dụng đất phục vụ cho đầu tư xây dựng đô thị mới tại phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: phường. .. địa lý GIS Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí tầng bậc AHP phân tích lựa chọn đất xây dựng đô thị với mục đích phân hạng đất theo các mức độ thuận lợi cho xây dựng đô thị nói chung mà không chỉ ra tính phù hợp với loại chức năng sử dụng đất cụ thể (công cộng, công nghiệp, đất ở, ) Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích một cách hệ thống với công nghệ hiện đại (GIS) hỗ trợ phân tích... bậc trong ra quyết định nhóm (AHP – GDM) để xác định trọng số các yếu tố bền vững, công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, phân tích không gian, biểu diễn kết quả thích nghi đất đai bền vững.[6] Nghiên cứu: Ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị tại Việt Nam” của TS.Trần Hùng- Trung tâm tư vấn địa tin học Việt Nam Nghiên cứu áp dụng công nghệ GIS trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô. .. xây dựng đô thị phát triển với nhiều chức năng: xử lý dữ liệu, quản lý bản vẽ, đồ án quy hoạch… hệ thống có tính mở, dễ phát triển và thân thiện với người sử dụng; kết quả nghiên cứu đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng GIS trong quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại Việt Nam [22] Nghiên cứu của Lưu Đức Minh ĐH Kiến Trúc Hà Nội : Phân tích lựa trọn đất xây dựng trong quy hoạch chung đô thị có ứng dụng hệ

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN 1

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Đặt vấn đề

  • Quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam với tốc độ tăng khoảng 8.9%/năm. Hiện nay, cả nước có 755 đô thị (từ loại V trở lên) và được phân loại dựa vào số dân, hệ thống công trình hạ tầng và một số chỉ số đặc điểm đô thị khác, cũng như tầm quan trọng là trung tâm phát triển vùng trong mạng lưới đô thị của tỉnh và quốc gia (Nghị định 42/2009/NĐ-CP). Phát triển đô thị đạt được nhiều thành quả quan trọng và khu vực đô thị đóng góp khoảng 65-70% tổng GDP của cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự tăng nhanh dân số đô thị, quá trình đô thị hóa đang làm tăng thêm sức ép lên hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị dẫn đến tình trạng môi trường đô thị xuống cấp trầm trọng. Mặt khác, công tác quản lý đô thị hiện nay còn rất nhiều hạn chế và một trong những vấn đề nổi cộm nhất là chưa có được một hệ thống dữ liệu đô thị tổng hợp đầy đủ và cập nhật.

  • Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh nói riêng và của khu vực trung du miền núi phía Bắc nói chung. Trong phát triển đô thị, TP Thái Nguyên luôn tập trung đẩy mạnh đô thị hóa, phát triển TP theo hướng văn minh hiện đại. Đẩy mạnh quy hoạch chi tiết nội thị khu vực nội thành, tập trung giải quyết một cách đồng bộ các vấn đề về quản lý kiến trúc, xây dựng, nhà ở cấp thoát nước, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

  • Ở tất cả các xã, phường của thành phố trong đó có Quán Triều là một trong những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế thị trường và gia tăng dân số đô thị khá lớn. Bộ mặt kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng và dịch vụ ngày càng được chỉnh trang và mở rộng, tuy nhiên do tốc độ phát triển không điều nên cơ sở hạ tầng kiến trúc không gian đô thị vẫn còn thiếu cân đối. Do đó việc xác định khu vực đất tối ưu cho xây dựng các khu dân cư, đô thị nhằm đảm bảo tính cân đối trong phát triển kinh tế xã hội với cơ sở hạ tầng đô thị và phát huy tối đa tiềm năng khu vực ngày càng được quan tâm và chú trọng.

  • Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Hiểu em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ GIS trong việc phân vùng đất đai thuận lợi phát triển đô thị tại phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.

  • 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài.

  • 1.3. Ý nghĩa của đề tài

  • PHẦN 2

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 2.1 . Cơ sở pháp lý trong lựa chọn đất xây dựng đô thị.

  • 2.2. Cơ sở lý thuyết

  • PHẦN 3

  • ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

  • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

  • 3.3. Nội dung nghiên cứu

  • 3.4. Phương pháp nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan