xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa

140 491 0
xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa” i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Sự cần thiết của đề án 2 2 Mục tiêu 2 3 Nội dung thực hiện 2 4 Phương pháp thực hiện 3 4.1 Phương pháp lý thuyết 3 4.2 Phương pháp thực nghiệm 4 5 Tổ chức thực hiện 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN PHÂN HẠNG VÀ XẾP LOẠI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 10 1.1 Tình hình nghiên cứu và thực hiện ở nước ngoài 10 1.1.1 Tổng quan 10 1.1.2 Chương trình phân hạng tại các quốc gia 11 1.2 Tình hình nghiên cứu và thực hiện trong nước 16 1.2.1 Tổng quan 16 1.2.2 Chương trình phân hạng tại một số tỉnh, thành trong cả nước 16 1.3 Nhận xét đánh giá chung 23 CHƢƠNG 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DOANH NGHIỆP 25 2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa 25 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 25 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 26 2.2 Quy hoạch phát triển đô thị, kinh tế và công nghiệp 29 2.2.1 Quy hoạch phát triển đô thị 29 2.2.2 Quy hoạch phát triển kinh tế và công nghiệp 31 2.3 Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa 33 2.3.1 Các văn bản pháp luật về môi trường của riêng tỉnh Khánh Hòa 33 2.3.2 Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa năm 2008 và diễn biến chất lượng môi trường tỉnh Khánh hòa trong 5 năm (2003 – 2007) 33 2.3.3 Đánh giá tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp 45 CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ PHÂN HẠNG VÀ XẾP LOẠI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 71 3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng hệ thống tiêu chí 71 3.1.1 Cơ sở pháp lý về bảo vệ môi trường 71 3.1.2 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về phân hạng và xếp loại doanh nghiệp về bảo vệ môi trường 73 3.1.3 Tình hình thực tế tại các doanh nghiệp Khánh Hòa 76 3.1.4 Ý kiến của các chuyên gia 79 3.2 Xây dựng tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp 79 3.2.1 Hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với 79 Đề án “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa” ii các doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa 3.2.2 Nguyên tắc đề xuất và sắp xếp thứ tự của các tiêu chí 80 3.2.3 Nội dung từng tiêu chí 81 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN 90 4.1 Quy trình phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường 90 4.1.1 Hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường 90 4.1.2 Quy trình phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường 92 4.2 Đánh giá khả năng áp dụng và tính bền vững của hệ thống tiêu chí 107 4.3 Các rào cản, khó khăn trong việc thực hiện và hướng khắc phục 108 4.4 Áp dụng tiêu chí đánh giá cho một số doanh nghiệp 111 4.4.1 Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 111 4.4.2 Các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp 113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO 136 Đề án “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa” 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN Những năm gần đây, cùng với sự khởi sắc chung của nền kinh tế của cả nước, kinh tế tỉnh Khánh Hòa cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Khánh Hòa đang là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại cao trong cả nước và là một trong 10 tỉnh dẫn đầu của Việt Nam về tốc độ phát triển. Khánh Hòa biết tận dụng những ưu thế sẵn có của địa phương về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa, lịch sử để phát triển toàn diện các ngành kinh tế, trong đó có các ngành kinh tế biển mũi nhọn như xây dựng cảng và kinh doanh dịch vụ hàng hải; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản; du lịch; Trong quy hoạch phát triển, Khánh Hòa đã và đang hình thành 3 khu vực kinh tế trọng điểm bao gồm phía Nam là Cam Ranh, Thành phố Nha Trang và phía Bắc là vịnh Vân Phong. Để đạt được những thành tựu đó, Khánh Hòa đã có sự định hướng đúng đắn cho quá trình phát triển của mình. Mặt khác, trong những năm qua, Khánh Hòa đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở tương đối đồng bộ, nhiều khu công nghiệp đã được quy hoạch và xây dựng đáp ứng nhu cầu của các dự án đầu tư. Các địa phương như Cam Ranh, Nha Trang, Vân Phong đang đẩy mạnh phát triển cả du lịch và công nghiệp. Trong thời gian tới, Khánh Hòa sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch – công nghiệp – nông nghiệp, phấn đấu xây dựng Khánh Hòa thành trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Nam Trung Bộ vào năm 2010. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng chưa thật sự gắn kết với công tác bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường công nghiệp vẫn chưa được giải quyết triệt để. Phổ biến nhất hiện nay là việc tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường của các cơ sở công nghiệp vẫn mang tính hình thức và đối phó. Phần lớn các doanh nghiệp quan tâm đến lợi nhuận mà ít chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. Trong khi đó, Khánh Hòa là trọng điểm du lịch của cả nước, là nơi đón tiếp nhiều khách du dịch và là nơi tổ chức các hội thi lớn nên vấn đề bảo vệ môi trường càng trở nên cấp bách. Vì vậy, việc nâng cao công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp nói riêng và toàn tỉnh Khánh Hòa nói chung là rất cần thiết. Để nâng cao công tác bảo vệ môi trường, nhiều địa phương đã xây dựng chương trình phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, sau đó công khai hóa thông tin này cho cộng đồng nhằm tạo áp lực để các doanh nghiệp tích cực cải thiện môi trường. Biện pháp quản lý môi trường dựa vào sự tham gia của cộng đồng đã được nhiều quốc gia áp dụng và hoàn toàn có tính khả thi khi triển khai ở nước ta. Đánh vào tâm lý của các nhà đầu tư luôn quan tâm đến việc tìm kiếm khách hàng và nâng cao hình ảnh, uy tín doanh nghiệp đối với cộng đồng, việc công khai hóa các thông tin về thực trạng môi trường tại các cơ sở công nghiệp là một biện pháp quản lý hữu hiệu. Phản ứng của cộng đồng là một động lực bắt buộc các doanh nghiệp gây ô nhiễm phải chủ động cải thiện Đề án “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa” 2 điều kiện môi trường nhằm tránh sự phiền hà và để tăng sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước và vươn ra thị trường thế giới. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với công tác bảo vệ môi trường là mục tiêu phấn đấu của tỉnh Khánh Hòa. Trong khi đó, việc công khai hoá các thông tin về thực trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thông qua việc nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí để phân hạng chất lượng quản lý môi trường các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết nhằm góp phần hỗ trợ công tác quản lý môi trường, khuyến khích và cổ vũ các doanh nghiệp nâng cao ý thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy, đề án “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp Khánh Hòa” là một công cụ hữu hiệu, là công tác hết sức quan trọng và cấp bách trong thời điểm hiện nay để giúp cho tỉnh Khánh Hòa phát triển bền vững và có định hướng. 2. MỤC TIÊU Đề án “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp Khánh Hòa” được thực hiện nhằm mục tiêu: - Xây dựng tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; - Tăng cường áp lực của cộng đồng để các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường; - Tạo ra công cụ hỗ trợ và phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại tỉnh Khánh Hòa. 3. NỘI DUNG THỰC HIỆN Với mục tiêu nghiên cứu như trên, đề án tập trung vào các nội dung thực hiện chính như sau: - Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý nhà nước về công tác phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp; - Thu thập thông tin về hiện trạng môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; - Đánh giá tổng hợp về hiện trạng môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bằng việc thông tin thu thập từ các doanh nghiệp điều tra qua đường bưu điện và các doanh nghiệp khảo sát, lấy mẫu trực tiếp; - Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp tại Khánh Hòa; - Dựa vào hệ thống tiêu chí, thực hiện phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp; - Đánh giá khả năng áp dụng và tính bền vững của hệ thống tiêu chí; - Hội thảo thảo luận về các đề xuất. Đề án “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa” 3 4. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN Đề tài “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp Khánh Hòa” được thực hiện dựa trên những phương pháp sau: 4.1 Phƣơng pháp lý thuyết 4.1.1 Thu thập thông tin Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý nhà nước về công tác phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp. Các thông tin cần thu thập bao gồm: - Vị trí địa lý, ranh giới hành chính; - Điều kiện tự nhiên: đất đai, địa hình, sông ngòi, khí hậu,…; - Cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất; - Kinh tế: các ngành kinh tế, chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh cũng như từng ngành; - Văn bản pháp lý: các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường, cụ thể về quản lý công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm, quy chế hoạt động của các doanh nghiệp và quản lý chất thải rắn của quốc gia và của tỉnh; - Các nghiên cứu về phân hạng doanh nghiệp trong và ngoài nước; - Các văn bản pháp lý về môi trường của tỉnh; - Loại hình công nghiệp, các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp, định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh. 4.1.2 Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trƣờng Việc xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp Khánh Hòa được xây dựng dựa trên những cơ sở sau: - Thông tư 07/2007/TT – BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý; - Cơ sở pháp lý về bảo vệ môi trường; - Kinh nghiệm trong và ngoài nước về phân hạng và xếp loại doanh nghiệp về bảo vệ môi trường; - Trình độ công nghệ hiện hữu tại các doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa; - Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp, môi trường tỉnh Khánh Hòa; - Ý kiến của chuyên gia. Đề án “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa” 4 4.2 Phƣơng pháp thực nghiệm 4.2.1 Điều tra khảo sát, lấy mẫu để đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trƣờng tại các doanh nghiệp Để đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, các phương pháp được thực hiện bao gồm:  Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp Phạm vi điều tra Việc đánh giá tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường tại các doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp khảo sát bao gồm 157 doanh nghiệp được gởi phiếu điều tra qua đường bưu điện và 42 doanh nghiệp được khảo sát, lấy mẫu trực tiếp. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa lập danh sách các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh, phân chia theo 8 nhóm ngành nghề và 20 nhóm ngành sản xuất theo thông tư 07/2007/TT – BTNMT sẽ tiến hành điều tra được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1 Các ngành nghề được điều tra, khảo sát STT Ngành nghề Loại hình sản xuất 1 Công nghiệp - Nhóm dệt nhuộm, may mặc - Nhóm chế biến thực phẩm, đồ uống - Nhóm khai thác khoáng sản - Nhóm giấy, bột giấy - Nhóm sản xuất hóa chất - Nhóm cơ khí, luyện kim - Nhóm sản xuất thuốc lá 2 Dệt may - Nhóm may mặc - Nhóm dệt nhuộm 3 Nông nghiệp - Nhóm chế biến nông sản - Nhóm chăn nuôi tập trung - Nhóm giết mổ gia súc, gia cầm - Nhóm chế biến thức ăn chăn nuôi - Nhóm sản xuất gỗ, mây tre 4 Xây dựng - Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng - Nhóm xử lý nước thải công nghiệp tập trung 5 Thủy sản - Nhóm chế biến thủy sản - Nhóm nuôi trồng thủy sản 6 Y tế - Nhóm bệnh viện, trung tâm y tế 7 Giao thông vận tải - Nhóm sửa chữa, đóng mới tàu thủy, vệ sinh súc rửa tàu 8 Du lịch - Nhóm khu du lịch, nhà hàng, khách sạn Nội dung điều tra Các thông tin điều tra doanh nghiệp bao gồm: Đề án “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa” 5 - Các thông tin tổng quát về đơn vị (tên, địa chỉ, ngành nghề, công suất,….); - Quy mô và công nghệ sản xuất (dây chuyền công nghệ, nguyên liệu, sản phẩm, nguồn thải,…); - Tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của các doanh nghiệp; - Các giấy phép về môi trường của doanh nghiệp; - Giám sát chất lượng môi trường định kỳ (kiểm soát ô nhiễm); - Cảnh quan môi trường; - Giải pháp kiểm soát và giảm thiểu nguồn ô nhiễm: + Tình hình quản lý và xử lý chất thải + Tình hình áp dụng phân loại, tái chế và tái sử dụng chất thải + Tình hình áp dụng công nghệ sạch và giải pháp sản xuất sạch hơn + Tình hình thực hiện ISO 9001, ISO 14001 và các tiêu chuẩn khác. Hình thức điều tra Điều tra bằng phiếu thu thập thông tin qua đường bưu điện Để thu thập thông tin từ các doanh nghiệp làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa đã gởi phiếu thu thập thông tin đến 157 doanh nghiệp thuộc 8 nhóm ngành nghề tại các địa phương khác nhau của tỉnh. Tuy nhiên, việc thu hồi phiếu khó khăn và tỷ lệ thu hồi chỉ đạt 50% số phiếu. Khảo sát trực tiếp các doanh nghiệp Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường phối hợp với Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Khánh Hòa tiến hành khảo sát thực tế đối với 42 doanh nghiệp. 42 doanh nghiệp này vừa được gởi phiếu điều tra thông tin vừa được khảo sát, lấy mẫu thực tế. Các phiếu điều tra sẽ được lập phù hợp đối với từng nhóm đối tượng khác nhau bao gồm nhóm ngành công nghiệp và vật liệu xây dựng; nhóm dệt may; nhóm nông nghiệp; nhóm nhà máy xử lý nước thải công nghiệp tập trung; nhóm xử lý nước cấp; nhóm thủy sản; ngành y tế - bệnh viện, trung tâm y tế; ngành giao thông vận tải – sửa chữa, đóng tàu và ngành du lịch - khu du lịch, nhà hàng, khách sạn. Đối với việc điều tra trực tiếp, ngoài việc thu thập thông tin từ phiếu, cán bộ nghiên cứu còn xuống trực tiếp doanh nghiệp để khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất, hiện trạng quản lý môi trường và lấy mẫu tại hiện trường. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm Các thông số ô nhiễm được phân tích căn cứ vào đặc trưng ngành nghề của các cơ sở và được quy định trong thông tư 07/2007/TT – BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý. Tại mỗi doanh nghiệp trung bình 1 mẫu khí và 1 mẫu nước thải được lấy và phân tích để đánh giá hiện trạng môi trường không khí và nước thải sau xử lý. Tuy nhiên, tùy theo tình hình sản xuất và mức độ phát sinh ô nhiễm cũng như để đánh Đề án “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa” 6 giá chính xác, có doanh nghiệp phải lấy mẫu tại 2 – 3 vị trí. Bên cạnh đó, các thông số ô nhiễm được phân tích cũng linh động theo tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích chất lƣợng nƣớc Phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường nước được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5999-1995 và Standard Methods for The Examination of Water and Wastewater (APHA – American Public Health Association, 2005) được trình bày trong Bảng 2. Bảng 2 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích thành phần nước thải Stt Chỉ tiêu Loại bình chứa Phƣơng pháp phân tích Phƣơng phân tích theo TCVN tƣơng ứng 1 Nhiệt độ P, G Đo bằng máy nhiệt độ WTW 330, Đức 2 pH P, G TCVN 6492:1999 () TCVN 6492 - 1999 3 Độ màu thực, ở pH = 7 P, G AHPA 2120 C (2005) TCVN 6185 - 1996 4 Độ đục P, G APHA 2130 B (2005) TCVN 6184 - 1996 5 COD P, G APHA 5220 C (2005) () TCVN 6491 - 1999 6 BOD 5 P, G APHA 5210 B (2005) () TCVN 6001 - 1995 7 SS P, G APHA 2540 D (2005) () TCVN 6625 - 2000 8 TDS P, G Đo bằng máy TDS Hach, Mỹ TCVN 6053 - 1995 9 N-NH 4 + (chuẩn độ) P, G APHA 4500-NH 4 + .C (2005) () TCVN 5988 - 1995 10 Nitơ tổng P, G APHA 4500-N (2005) TCVN 6638 - 2000 11 Phospho tổng G(A) APHA 4500-P.D (2005) () TCVN 4567 - 1998 12 H 2 S P, G H 2 S Test Kit, Hach, Mỹ TCVN 4567 - 1998 13 Fe tổng P (A), G (A) APHA 3120-Fe.B (2005) TCVN 6177 - 1996 14 As P (A), G (A) APHA 3120-As B (2005) TCVN 6626:2000 15 Hg P (A), G (A) APHA 3120-Hg B (2005) TCVN 5991 - 1995 16 Pb P (A), G (A) APHA 3120-Pb.B (2005) TCVN 6193 - 1996 17 Cd P (A), G (A) APHA 3120-Cd.B (2005) TCVN6197 - 1996 20 Cr tổng P (A), G (A) APHA 3120-Cr.B (2005) TCVN 6222 - 1996 21 Cu P (A), G (A) APHA 3120-Cu.B (2005) TCVN 6193 - 1996 22 Zn P (A), G (A) APHA 3120-Zn.B (2005) TCVN 6193 - 1996 23 Ni P (A), G (A) APHA 3120-Ni B (2005) TCVN 6002 - 1995 24 Mn P (A), G (A) APHA 3111-Mn.B (2005) TCVN 6002 - 1995 25 Sn P (A), G (A) APHA 3111-Sn.B (2005) 26 CN - P, G APHA 4500-CN - .C&E TCVN 6181 - 1996 27 Dầu khoáng G miệng rộng, không đầy chai APHA 5520 F (2005) Đề án “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa” 7 Stt Chỉ tiêu Loại bình chứa Phƣơng pháp phân tích Phƣơng phân tích theo TCVN tƣơng ứng 28 Phenol P, G, chai PTFE có nút đậy Handbook, phương pháp so màu 8047 TCVN 6216 - 1996 29 Coliform APHA 9221 B (2005) TCVN 6187 - 1996 Ghi chú: P: Chai nhựa (polyethylene hoặc loại đã trung hòa) G: Chai thủy tinh. G (A) hay P (A): Chai nhựa hay chai thủy tinh; rửa sạch bằng 1 + 1 HNO 3 G (B): Chai thủy tinh, borosilicate G (S): Chai thủy tinh, rửa sạch bằng dung môi hữu cơ hoặc soda PTFE: Chai Polytetra Flouroethylene Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích chất lƣợng không khí Phương pháp đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí đượpc tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN, Thường Quy Kỹ Thuật “Y học lao động và vệ sinh môi trường” của Bộ Y Tế - 1993 và Methods of Air Sampling and Analysis – third edition (APHA – American Public Health Association, Mỹ) được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích khí thải Stt Chỉ tiêu Phƣơng pháp phân tích 1 Nhiệt độ Đo bằng máy đo nhiệt độ EBRO TFH610, Đức 2 Độ ẩm Đo bằng máy đo nhiệt độ EBRO TFH610, Đức 3 Tiếng ồn TCVN 5964-1995 () 4 Độ rung TCVN 6963-2001 5 Bụi (Khu vực sản xuất) TCVN 5067 - 1995 6 Bụi (Ống khói, ống thoát khí) TCVN 5977 – 1995 7 NO x (Ống khói, ống thoát khí) Máy Testo 350XL, Đức 8 NO 2 (Khu vực sản xuất) TCVN 6137 – 1995 9 SO 2 (Khu vực sản xuất) TCVN 5975 – 1995 10 SO 2 (Ống khói, ống thoát khí) Máy Testo 350XL, Đức 11 CO (Khu vực sản xuất) Thường quy kỹ thuật 12 CO (Ống khói, ống thoát khí) Máy Testo 350XL, Đức 13 H 2 S APHA 812 14 HCl TQKT 15 HF APHA 809 16 NH 3 APHA 801 17 Cl 2 TQKT 18 Acetone Phương pháp sắc ký 19 Acetylene (C 2 H 2 ) 20 Butyl glycol 21 Cyclo hexanone 22 Ethanolamine (NH 2 C 2 H 4 OH) Đề án “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa” 8 Stt Chỉ tiêu Phƣơng pháp phân tích 23 Methanol 24 Metyl Mercaptan 25 Polyester 26 Xylen  Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu và đánh giá Toàn bộ số liệu thu thập trong quá trình điều tra khảo sát sẽ được xử lý thống kê bằng phần mềm excel và vẽ đồ thị. Trên cơ sở các dữ liệu đã được xử lý, phân tích và đánh giá toàn cảnh hiện trạng về môi trường của các doanh nghiệp cũng như hiện trạng hệ thống quản lý môi trường địa phương. 4.2.3 Đánh giá khả năng áp dụng và tính bền vững của hệ thống tiêu chí Việc đánh giá khả năng áp dụng và tính bền vững của hệ thống tiêu chí căn cứ vào các nội dung sau: Đánh giá mức độ tuân thủ luật pháp của hệ thống tiêu chí; Đánh giá tính khả thi trong quá trình áp dụng và tính bền vững của hệ thống tiêu chí khi có sự thay đổi về yêu cầu tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, thay đổi về quan điểm môi trường, … Xác định những khó khăn và thuận lợi trong quá trình phân hạng, từ đó đề xuất các hướng khắc phục; Áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá 42 doanh nghiệp đã khảo sát, lấy mẫu trực tiếp, từ đó xem xét, rà soát lại các tiêu chí và phương pháp cho điểm một cách hợp lý. 4.2.4 Phƣơng pháp chuyên gia Đề án sử dụng phương pháp chuyên gia phân tích và tổng hợp các tài liệu khoa học và thông tin tư liệu để đánh giá tính khả thi, tính khoa học của đề án thông qua hình thức hội thảo. 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Đề án “Xây dựng tiêu chí phân hạng bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp” do Sở Tài nguyên và Môi trường - Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Khánh Hòa chủ trì thực hiện và đơn vị tư vấn - Trung Tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường. Đơn vị chủ trì - Chủ trì : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa – Chi cục Bảo vệ Môi trường - Địa chỉ : Số 14 Hoàng Hoa Thám, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa [...]... sĩ môi trường Tiến sĩ môi trường – cố vấn Thạc sĩ môi trường – cố vấn Phân tích chất lượng môi trường Công nghệ và quản lý môi trường Công nghệ và quản lý môi trường Công nghệ và quản lý môi trường Công nghệ và quản lý môi trường Công nghệ và quản lý môi trường -nt- Công nghệ và quản lý môi trường -nt-nt-nt-nt- Công nghệ và quản lý môi trường Phân tích chất lượng môi trường Phân tích chất lượng môi trường. .. trình quản lý môi 6 Chương trình hội thảo phân hạng doanh nghiệp theo tiêu chí bảo vệ môi trường tại TP Hồ Chí Minh ngày 27/2/2008 7 Chương trình hội thảo phân hạng doanh nghiệp theo tiêu chí bảo vệ môi trường tại TP Hồ Chí Minh ngày 27/2/2008 15 Đề án Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa trường dựa vào cộng đồng thật sự là một biện pháp... trường Phân tích chất lượng môi trường 9 Đề án Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN PHÂN HẠNG VÀ XẾP LOẠI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN Ở NƢỚC NGOÀI 1.1.1 Tổng quan Từ những năm 80 của thế kỷ 20, nhiều quốc gia và. .. công tác bảo vệ môi trường trong và ngoài Doanh nghiệp (Nguồn: Cục môi trường, 2001) 17 Đề án Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa Nhận xét Chương trình có giới hạn là chỉ tập trung phân hạng đối với 50 nhà máy thuộc 2 ngành công nghiệp thực phẩm và dệt nhuộm nhưng nhìn chung đã góp phần nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong công tác. .. công nghiệp và SO2 Sự phát thải được phân loại thông qua khối lượng và nồng độ Chất thải rắn được đánh giá trong 3 khía cạnh: phát sinh, tiêu hủy và tái sử dụng 5 Chương trình hội thảo phân hạng doanh nghiệp theo tiêu chí bảo vệ môi trường tại TP Hồ Chí Minh ngày 27/2/2008 13 Đề án Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa Các nỗ lực trong... nhập vào các thị trường khó tính trên thế giới Không chỉ tuân thủ các văn bản pháp luật môi trường Việt Nam mà các doanh nghiệp đang ngày càng nâng cao công tác bảo vệ môi trường thông qua việc áp dụng các chương trình sản xuất sạch hơn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14000, ISO 9000 23 Đề án Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa ... đẩy các doanh nghiệp nâng cao công tác bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả quản lý cho cơ quan Nhà nước Hiện tại, việc thực hiện phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí bảo vệ môi trường đã thực hiện tại các tỉnh, thành trọng điểm của cả nước có công nghiệp phát triển mạnh Với những thành công bước đầu đạt được, việc xây dựng tiêu chí để phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp. .. công nghiệp, đồng thời đẩy mạnh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở các huyện Vạn Ninh, Ninh Hoà và Diên Khánh có quy mô dưới 50 ha Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực thực hiện chương trình phát triển kinh tế miền núi ở 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh 32 Đề án Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa 2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH... chí và phân hạng theo tiêu chí về công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp Tùy vào đặc điểm của các doanh nghiệp và tình hình quản lý môi trường của từng nước mà có các tiêu chí và quy mô phân hạng khác nhau Việc phân hạng doanh nghiệp có yếu tố tích cực trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giúp tăng cường nhận thức về môi trường trong các doanh nghiệp Một số doanh nghiệp trên thế giới rất... mở rộng cùng với tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước 24 Đề án Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa Chƣơng 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DOANH NGHIỆP 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KHÁNH HÕA 2.1.1 Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý Khánh Hòa nằm ở vùng . và xếp loại bảo vệ môi trường đối với 79 Đề án Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa ii các doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa. MỤC TIÊU Đề án Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp Khánh Hòa được thực hiện nhằm mục tiêu: - Xây dựng tiêu chí phân hạng và xếp loại. tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp tại Khánh Hòa; - Dựa vào hệ thống tiêu chí, thực hiện phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp;

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan