Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam

117 296 0
Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vũ Thị Thanh GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh MỤC LỤC Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam Vũ Thị Thanh GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KT Kiểm toán KTV Kiểm toán viên CTKT Công ty kiểm toán KSCLKT Kiểm soát chất lượng kiểm toán KSCL Kiểm soát chất lượng KTĐL Kiểm toán độc lập VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam Vũ Thị Thanh GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển, ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh tế và nâng cao chất lượng của nền kinh tế tài chính. Nhận thức và vai trò, vị trí của kiểm toán độc lập ngày càng được nâng cao trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, hoạt động kiểm toán độc lập đã góp phần minh bạch hóa và lành mạnh hóa các thông tin tài chính kinh tế, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy đầu tư từ nước ngoài. Kiểm toán độc lập phát triển nhanh cả về lượng và chất, đã hình thành đội ngũ Kiểm toán viên hành nghề với chất lượng ngày càng cao; với tư cách là hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán độc lập đã góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường dịch vụ tài chính tiền tệ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những vấn đề quan trọng để phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán là chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Ở Việt Nam, kinh nghiệm hành nghề, năng lực quản lý của nhiều doanh nghiệp kiểm toán còn hạn chế. Hiện nay, Bộ Tài Chính đã ban hành Chuẩn mực về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán và Quy chế về kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán nhưng hệ thống chế tài đánh giá, kiểm soát chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện còn chưa được hoàn thiện. Do đó, chất lượng dịch vụ kiểm toán chưa được thẩm định một cách độc lập từ bên ngoài nên các khách hàng kiểm toán cũng thiếu cơ sở để lựa chọn đúng công ty kiểm toán mà họ mong muốn. Việc nghiên cứu lý luận với tiếp cận thực tiễn để đưa ra “Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam” là một vấn đề cấp thiết hiện nay, góp phần phát triển và hoàn thiện hoạt động kiểm toán nước ta trong tiến trình đổi mới và hội nhập. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập, tập trung vào các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do các Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam 1 Vũ Thị Thanh GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh công ty kiểm toán độc lập thực hiện. Đề tài không nghiên cứu các loại hình kiểm toán khác như kiểm toán nội bộ và kiểm toán Nhà nước. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong vấn đề kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Là một đề tài nghiên cứu để ứng dụng vào lĩnh vực cụ thể, mục đích chính của đề tài là: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoạt kiểm toán độc lập - Tìm hiểu thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. - Đề xuất các giải nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán phù phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam 4. Nội dung đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Chương 2: Thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ở Việt Nam Chương 3: Các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của thầy giáo – PGS.TS Đặng Văn Thanh cùng các thầy cô giáo của Học viện Tài chính và sự tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu của các bạn đồng nghiệp để bản luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành. Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Người thực hiện Vũ Thị Thanh Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam 2 Vũ Thị Thanh GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN 1.1. Lý luận chung về kiểm toán 1.1.2. Bản chất kiểm toán Kiểm toán chuyên nghiệp ở Việt Nam vẫn là một khái niệm mới. Hiện nay vẫn có nhiều quan niệm sai về vai trò đúng đắn của kiểm toán và khả năng kiểm toán trở thành một bộ phận không thể thiếu của một môi trường kinh doanh hiện đại. Rất có thể những quan niệm không đúng về kiểm toán, coi kiểm toán có thẩm quyền “thanh tra”, xuất phát từ thực tế công tác kiểm toán trong quá khứ và hiện tại. Trong nhiều trường hợp kiểm toán được dùng để hình tài chính của doanh nghiệp và góp ý cải thiện thực tế áp dụng các nguyên tác kế toán trong doanh nghiệp. Cũng trong quá trình phát triển đó, kiểm toán không chỉ giới hạn ở kiểm toán bảng khai tài chính hay tài liệu kế toán mà còn thâm nhập nhiều lĩnh vực khac nhau như hiệu quả hoạt động kinh tế, hiệu năng của quản lý xã hội, hiệu lực của hệ thống pháp lý trong từng hoạt động. Vì vậy, phạm vi kiểm toán rất rộng bao gồm những lĩnh vực chủ yếu sau: kiểm toán về thông tin, kiểm toán tính quy tắc, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán hiệu năng. Là hoạt động độc lập, chức năng cơ bản của kiểm toán là xác minh, thuyết phục để tạo niềm tin cho những người quan tâm vào những kết luận kiểm toán cho dù những kết luận này có thể hướng vào những mục tiêu khác nhau như tính trung thực của thông tin, tính quy tắc trong việc thực hiện các nghiệp vụ, tính hiệu quả hay hiệu năng của hoạt động. Qua xác minh, kiểm toán viên bày tỏ ý kiến của mình về những lĩnh vực tương ứng. Chức năng này quyết định sự tồn tại của hoạt động kiểm toán. Với bản chất và chức năng trên, kiểm toán phải thực hiện mọi hoạt động kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực trạng tài sản, các nghiệp vụ tài chính và sự phản ánh của nó trên sổ sách kế toán cùng hiệu quả đạt được. Nội dung trực tiếp của kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam 3 Vũ Thị Thanh GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh trạng hoạt động tài chính. Để thực hiện chức năng trên trong phạm vi hoạt động tài chính với nhiều mối quan hệ phức tạp đòi hỏi kiểm toán phải hình thành hệ thống phương pháp kỹ thuật riêng bao gồm cả phương pháp kiểm toán chứng từ và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ. Kiểm toán thực sự là một hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành nên hoạt động này phải được thực hiện bởi những người có trình đọ chuyên sâu về kiểm toán. Kiểm toán viên, giám định viên kiểm toán, thẩm kế viên, kế toán viên công chứng. Đây là những kiểm toán viên chuyên nghiệp hành nghề theo pháo luật. Từ những phân tích trên có thể kết luận: Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trang hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thưc hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực. 1.1.3. Chức năng của kiểm toán Từ bản chất của kiểm toán có thể thấy kiểm toán có chức năng cơ bản là xác minh và bày tỏ ý kiến. - Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực cảu tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính. Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và được thể hiện khác nhau tùy đối tượng cụ thể của kiểm toán là các bảng khai tài chính hay nghiệp vụ kinh tế cụ thể hoặc toàn bộ tài liệu kế toán. Đối với các bảng khai tài chính, việc thực hiện chức năng xác minh này trước hết được thực hiện ở sự xác nhận của người kiểm tra độc lập ở bên ngoài. Do các quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp và yêu cầu pháp lý càng cao nên việc xác minh bảng khai tài chính cần có hai mặt: +Tính trung thực của các con số, +Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính. Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam 4 Vũ Thị Thanh GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh Vấn đề được đặt ra đối với chức năng xác minh của kiểm toán là phát hiện gian lận và phạm vi trong tài chính. Về nhận thức, kiểm toán cần tạo niềm tin choi người quan tâm nói chung nên không cho phép sai sót trọng yếu trong đó có gian lận và sai sót lớn. Trong khi đó có quan điểm kiểm toán viên không có nghĩa vụ phát hiện tất cả gian lận, sai sót và coi đây là trách nhiệm của nhà quản lý. Về tổ chức, việc ban hành các chuẩn mực cũng thường không thống nhất. Đó là nhưng lý do giải thích cho sự khác biệt giữa mong muốn với khả năng thực tế của tổ chức kiểm toán. Để xóa dần sự cách biệt này, cần hướng tời việc hoàn thiện các chuẩn mực và quan trọng hơn cả là chất lượng toàn diện của kiểm toán viên. - Chức năng bày tỏ ý kiến được hiểu với ý nghĩa kết luận về chất lượng thông tin, cả pháp lý, tư vấn qua xác minh. Cách thức thực hiện chức năng bày tỏ ý kiến về trách nhiệm và tư vấn cũng khác biệt giữa các khách thể kiểm toán và giữa các nước có cơ sở kinh tế và pháp lý khác nhau. +Ở khu vực kinh tế công cộng, chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện bằng các phán quyết mang tính pháp lý của cơ quan kiểm toán nhà nước. Tuy nhiên, ở một số nước như Austraulia, Singapore… thì chức năng này lại thực hiện phương thức tư vấn, hoạt động tư vấn này chủ yếu trong khu vực nguồn thu và sử dụng công quỹ. +Ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chức năng bày tỏ ý kiến này cũng được thực hiện qua phương thức tư vấn dưới hình thức các lời khuyên hoặc các đè án. Do đó, nếu sản phẩm của bày tỏ ý kiến kết quả xác minhveef độ tin cậy cảu thông tin là “ Báo cáo kiểm toán” thì sản phẩm của bày tỏ ý kiến dạng tư vấn là “Thư quản lý”. Ngoài chức năng tư vấn cho quản trị doanh nghiệp, ngày nay các công ty kiểm toán còn phát triển chức năng tư vấn của mình trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính như tư vấn về đầu tư, tư vấn về thuế… Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam 5 Vũ Thị Thanh GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh 1.2. Chất lượng và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán 1.2.1. Chất lượng kiểm toán 1.2.1.1. Khái niệm chất lượng kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 220- Kiểm soát chất lượng kiểm toán thì chất lượng hoạt động kiểm toán được định nghĩa như sau: chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tinh khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên, đồng thời thỏa mãn mong muốn của các đối tượng được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý. Chất lượng hoạt động kiểm toán có thể được xem xét dưới ba góc độ: - Mức độ người sử dụng thông tin thỏa mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy của kết quả kiểm toán - Mức độ của đơn vị được kiểm toán thỏa mãn về ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán và chi phí dịch vụ phù hợp với mức độ kiểm toán Muốn đạt được những mục địch trên thì chất lượng hoạt động kiểm toán phải được kiểm soát chặt chẽ. Việc kiểm soát không chỉ được thực hiện bởi các công ty kiểm toán mà còn được tiến hành với sự tham gia của hội nghề nghiệp hoặc các cơ quan chức năng có liên quan. Như vậy chất lượng kiểm toán cần được kiểm soát cả bên trong lẫn bên ngoài. Kiểm soát chất lượng bên trong các công ty kiểm toán là quá trình mà kiểm toán viên độc lập và công ty kiểm toán thưc hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán và với từng cuộc kiểm toán. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với các công ty kiểm toán là quá trình kiểm tra chất lượng các loại dịch vụ mà các công ty kiểm toán đã cung cấp cho khách hàng. Việc kiểm tra, đánh giá này được thực hiện bởi một Hội đồng hay một Ủy ban bao gồm những người cùng hoạt động trong cùng ngành nghề đó. Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam 6 Vũ Thị Thanh GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh 1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, có thể tổng hợp các yếu tố này thành 2 nhóm chủ yếu là nhóm các yếu tố bên ngoài và nhóm các yếu tố bên trong. a. Nhóm các yếu tố bên ngoài: Bao gồm nhu cầu của nền kinh tế và cơ chế của nền kinh tế.  Nhu cầu của nền kinh tế: Không có sản phẩm dịch vụ nào cung cấp cho thị trường lại không nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của nền kinh tế. Do vậy ở bất cứ trình độ nào, với mục đích sử dụng gì chất lượng sản phẩm, dịch vụ bao giờ cũng bị chi phối, bị ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế. Ảnh hưởng của nhu cầu của nền kinh tế đối với chất lượng kiểm toán thể hiện qua: - Đòi hỏi của thị trường: Ở những thị trường khác nhau có những đòi hỏi khác nhau và đối tượng khác nhau thì yêu cầu khác nhau. Có những đối tượng cần kiểm toán bởi theo qui định của nhà nước phải kiểm toán, có đối tượng cần kiểm toán do yêu cầu quản lý của bản thân họ hay do yêu cầu của bên thứ 3, đối tác kinh doanh … Mặc dù kiểm toán cho đối tượng nào đi chăng nữa thì công việc kiểm toán cũng phải tuân theo pháp luật và các chuẩn mực nghề nghiệp. Tuy nhiên các điều kiện riêng của từng đối tượng này là không giống nhau, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác với doanh nghiệp nhà nước và khác với công ty cổ phần, Luật pháp điều chỉnh đối với các đối tượng này không giống nhau, hệ thống quản lý, kiểm soát nội bộ của họ cũng rất khác nhau và mục đích sử dụng kiểm toán cũng không thống nhất. Điều này thực sự sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Đối với khách hàng có hệ thống quản lý hữu hiệu, hiểu biết về kiểm toán đương nhiên sẽ dễ dàng hơn nhiều cho kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán so với khách hàng có hệ thống kiểm soát thiếu hiệu lực, thiếu sự hợp tác với kiểm toán viên. Trong những trường hợp như vậy những ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán là rất khác nhau và trong nhiều trường hợp kiểm toán viên phải đưa ra ý kiên không thể đưa ra ý kiến. Điều này hoàn toàn không Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam 7 Vũ Thị Thanh GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh phải là điều thích thú của kiểm toán viên và của những người sử dụng dịch vụ, kết quả kiểm toán. - Trình độ kinh tế, xã hội: Muốn có được sản phẩm có chất lượng phải dựa trên cơ sở phát triển của nền kinh tế, xã hội. Thực tế không thể đánh giá hoặc so sánh chất lượng kiểm toán ở Việt nam với chất lượng kiểm toán ở các nước phát triển như Anh, Hoa Kỳ, Pháp,… . Bởi hệ thống lý luận về kiểm toán, hệ thống về qui trình kỹ thuật nghiệp vụ của Việt nam vẫn khác nhiều so với các nước đó hay về đội ngũ chuyên gia kiểm toán ở Việt nam vẫn chưa được đào tạo đầy đủ và cơ bản như các nước. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng kiểm toán cần phải xem xét trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế.  Cơ chế quản lý kinh tế: Bất cứ hoạt động kinh tế nào, dưới chế độ nào đều chịu tác động, chi phối bởi cơ chế quản lý kinh tế nhất định. Cơ chế quản lý kinh tế tác động đối với chất lượng kiểm toán thể hiện ở qua các nội dung sau: - Mục tiêu kinh tế: Mục tiêu phát triển kinh tế có thể làm thay đổi lớn đến nhu cầu về kiểm toán kéo theo những ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Ví dụ về chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hoặc qui định khi công bố báo cáo tài chính phải được kiểm toán xác nhận đã tạo ra thị trường lớn về nhu cầu kiểm toán. Hoặc định hướng phát triển dịch vụ kiểm toán của đảng cũng tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của hoạt động này. - Các chính sách kinh tế: Chính sách kinh tế có tác động rõ nét đến chất lượng kiểm toán. Trên cơ sơ xác định mục tiêu phát triển kiểm toán, Nhà nước đã có hàng loạt các biện pháp đảm bảo cho sự phát triển như việc đầu tư nghiên cứu các chuẩn mực kiểm toán, kế toán. Đây là những nỗ lực lớn nhằm phát triển hoạt động kiểm toán và đảm bảo chất lượng kiểm toán. Hoặc chính sách khuyến khích công ty kiểm toán quốc tế kết hợp cùng các công ty kiểm toán trong nước kiểm toán các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, dự án đã tạo cho sự trao đổi học hỏi kinh nghiệm cùng nâng cao chất lượng công việc. Ngược lại cũng có những Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam 8 [...]... đủ Mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nước, các Hiệp hội kế toán, kiểm toán cũng phải tiến hành công việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty Căn cứ thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán chính là các văn bản hướng dẫn về hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán 1.3 Trách nhiệm và phân cấp kiểm soát chất lượng kiểm toán Kiểm soát chất lượng kiểm toán bao gồm các hoạt động quản lý... bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và báo cáo kiểm toán nói riêng, một mặt các công ty kiểm toán phải xây dựng và thực hiện Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam Vũ Thị Thanh 21 GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh nghiêm, đúng các quy định, quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán và phải đảm bảo rằng các dịch vụ mà họ cung cấp đều có chất lượng. .. được thực hiện bởi các công ty kiểm toán thực chất là phương thức tổ chức và những thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động tại các công ty kiểm toán Kiểm soát chất lượng từ bên trong các công ty kiểm toán được định nghĩa là “ Quá trình mà kiểm toán viên độc lập và công ty kiểm toán thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán và đối với... nghề kế toán, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kế toán, kiểm toán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam Vũ Thị Thanh 27 GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh Trong các nội dung trên thì nội dung chủ yếu của kiểm soát chất lượng là thực hiện các cuộc kiểm tra chất lượng. .. cho hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán bao gồm: - Các văn bản luật và quy định - Quy chế, điều lệ nghề nghiệp - Các nguyên tắc và chuẩn mực hiện hành, thường là các chuẩn mực nghề nghiệp cùng các quy định về kế toán như chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kiểm toán … là những cơ sở pháp lý cho kiểm tra kỹ thuật Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. .. cao chất lượng kiểm toán Hệ thống này rất phát triển ở các công ty kiểm toán có quá trình hoạt động lâu dài - Cách thức và các qui định cụ thể trong các biện pháp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán của các tổ chức kiểm toán ở các nước có thể khác nhau, nhưng về nội dung vẫn tập trung vào các hoạt động kiểm tra và kiểm soát chất lượng trong suốt các quá trình hoạt động của công ty bao gồm các. .. việc kiểm soát chất lượng kiểm toán được chuyển giao cho Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA): “ Thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán, chất lượng dịch vụ trong các doanh nghiệp kiểm toán Khi phát hiện các sai phạm pháp luật Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam Vũ Thị Thanh 17 GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh thì báo cáo... thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp được kiểm tra, Đoàn kiểm tra cần: + Phân tích rõ các vấn đề sau: • Các quy định mới hoặc bổ sung, sửa đổi của các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan và cách chúng được phản ánh trong các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng có phù hợp hay không; Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt. .. thiết kế và thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng theo yêu cầu của quy chế để đảm bảo dịch vụ kế toán đều được tiến hành phù Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam Vũ Thị Thanh 16 GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam Quy chế này sẽ góp phần nâng cao theo chất lượng dịch vụ kiểm toán kế toán, tăng độ tin cậy của... trong nhóm kiểm toán không thống nhất được ý kiến thì báo cáo Giám đốc để xử lý hoặc đưa ra cuộc họp các thành viên chủ chốt trong công ty Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam Vũ Thị Thanh 26 GVHD: PGS.TS Đặng Văn Thanh 1.3.2 Kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán từ bên ngoài 1.3.2.1 Khái niệm, nội dung kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán từ bên . về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Chương 2: Thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ở Việt Nam Chương 3: Các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập ở. về chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoạt kiểm toán độc lập - Tìm hiểu thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. - Đề xuất các giải nhằm tăng cường kiểm. ty kiểm toán KSCLKT Kiểm soát chất lượng kiểm toán KSCL Kiểm soát chất lượng KTĐL Kiểm toán độc lập VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng

Ngày đăng: 17/04/2015, 08:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan