SKKN Một số phương pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức thúc đẫy việc tự giác, tích cực học tập môn thể dục của học sinh THPT.

23 1.6K 9
SKKN Một số phương pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức thúc đẫy việc tự giác, tích cực học tập môn thể dục của học sinh THPT.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI ****************** MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC, THÚC ĐẨY VIỆC TỰ GIÁC, TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN THỂ DỤC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Người thực hiện: Lê Văn Thập Chức vụ: Giáo viên SKKN Môn: Thể dục THANH HOÁ NĂM 2013 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Giáo dục toàn diện cho thế hệ thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng ta và Chủ tịch hồ chí Minh từ trước đến nay đều rất quan tâm, coi đó là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thanh thiếu niên. Với tư tưởng chỉ đạo đó, Đảng và nhà nước ta không ngừng tạo ra những điều kiện kinh tế và xã hội thuận lợi để biến học thuyết phát triển con người toàn diện thành hiện thực. Ngay khi mới thành lập nước việt nam dân chủ cộng hòa, nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam. Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong bài “ sức khoẻ và thể dục” (đăng trên báo cứu quốc, số 199, ngày 27 / 03 / 1946 ) Người viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là cả nước mạnh khoẻ’. Và Người cũng đã chỉ rõ muốn có sức khoẻ thì:"Rèn luyện thể dục" coi đó là: "Bổn phận của mỗi người dân yêu nước". Chúng ta thấy rằng Đảng và Bác rất coi trọng thể dục thể thao là một công tác cách mạng như công tác cách mạng khác, coi giáo dục thể chất là một bộ phận khăng khít của giáo dục Cộng sản chủ nghĩa. Thể dục thể thao không chỉ giải quyết nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thiện về mặt thể chất, mà còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển. Giữa các mặt giáo dục bao giờ cũng mối quan hệ biện chứng, chúng tác động, hạn chế hoặc thúc đẩy lẫn nhau. Quá trình phát triển thể dục thể thao luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội, đặc biệt con người đang đứng trước hiểm hoạ bị ô nhiễm môi trường, các máy móc hiện đại đang dần thay đổi cho những lao động chân tay, do đó đòi hỏi con người nói chung và tầng lớp thanh thiếu niên nói riêng phải ý thức về tầm quan trọng của rèn luyện thể dục thể thao, và luyện tập theo một hệ thống nguyên tắc phù hợp với từng đối tựợng để nâng cao năng lực việc làm. Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp thể dục thể thao nói chung, nó được tiến hành phù hợp với đặc điểm về giải phẫu, tâm sinh lý, giới tính của học sinh và các yêu cầu khác. Giáo dục thể chất thúc đẩy sự phát triển hài hoà của cơ thể đang trưởng thành, giữ gìn và hình thành các tư thế ngay ngắn, phát triển hệ thống tim mạch và hô hấp, cơ, 2 xương, tăng cường quá trình trao đổi chất củng cố rèn luyện hệ thần kinh phát triển hợp lý các phẩm chất vận động, nâng cao năng lực làm việc (trí óc và thể lực). Trang bị cho học sinh những tri thức, kĩ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho các hoạt động khác của cuộc sống. Củng cố tri thức và rèn luyện thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh luyện tập, phát triển hứng thú và nhu cầu rèn luyện thân thể cường tráng, hình thành thói quen tự luyện tập. Giáo dục thể chất còn góp phần tích cực vào việc hình thành các thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, thẩm mỹ, chuẩn bị thể lực cho thanh thiếu niên đi vào cuộc sống lao động sản xuất. Tóm lại: giáo dục thể chất trong trường THPT là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là một nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của xã hội nói chung và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa nói riêng. Giáo dục thể chất còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và động tác mạnh mẽ đến các mặt giáo dục khác như giáo dục đạo đức, trí tuệ, lao động, thẩm mĩ. Giảng dạy và học tập môn thể dục trong nhà trường THPT là một môn học quan trọng xuyên xuốt chương trình, đóng góp và sự phát triển thể lực chung, phát triển các tố chất về sức nhanh, sức mạnh, sức bền độ linh hoạt và độ khéo léo. Giờ tập thể dục là loại giờ bắt buộc thực hiện thống nhất theo chương trình quy định của nhà nước nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường. Do đó nghiên cứu thực trạng và tìm ra phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của môn học là vấn đề cần thiết cho sự phát triển về thể lực và trí óc học sinh nói chung và học sinh trường THPT Đặng Thai Mai nói riêng. Từ những vấn đề trên nên tôi mạnh dạn đưa ra, một số phương pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy việc tự giác, tích cực học tập môn thể dục của học sinh THPT. Làm đề tài nghiên cứu, cụ thể như sau. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Cơ sở lý luận của việc dạy và học môn thể dục trong nhà trường phổ thông. Đối với học sinh THPT, lứa tuổi đang lớn nhanh nhưng mất cân đối về nhiều mặt, phát triển không đồng đều giữa nam và nữ thì cần phải đảm bảo tác động toàn diện đến nhóm cơ, ưu tiên phát triển tốc độ, sức bền của các khớp, khả năng thả lỏng các cơ bắp và phối hợp vận động chú ý phát triển hệ hô hấp và phân biệt lượng vận động giữa nam và nữ. Các hình thức giáo dục thể chất trong nhà trường THPT bao gồm: Giờ thể dục là loại hoạt động thực hiện thống nhất theo chương trình giáo dục của nhà nước, nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục thể chất trong nhà trường. Các hình thức nghỉ ngơi tích cực, là hình thức tập luyện hàng ngày có tổ chức theo nhóm hoặc cá nhân học sinh. Thể dục buổi sáng, các trò chơi vui khoẻ. Các hoạt động ngoại khoá nhằm phục vụ hoạt động của đoàn nhà trường, gồm các tổ nhóm rèn luyện, đội tuyển, các hoạt động thi đấu, nghe nói chuyện về thể dục thể thao Ở đây cần chú ý nhiều đến giờ thể dục hình thức giáo dục thể chất chủ yếu, qua các giờ học thể dục trang bị cho học sinh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển vận dụng linh hoạt các động tác trong những điều kiện khác nhau như hoạt động vui chơi giữa giờ, hoạt động đoàn, nâng cao tính độc lập giải quyết các nhiệm vụ vận động 2. Vai trò chủ đạo cuả người giao viên trong giảng dạy thể dục thể thao. Người giao viên có vai trò là người tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh. Do đó có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định phần lớn chất lượng giờ học thể dục, được cụ thể hoá bằng việc thực hiện tốt các bước, các khâu có liên quan tới từng giờ dạy hay đó là sự chuẩn bị bao gồm. - Nắm đối tượng học sinh. Công việc này thường được tiến hành vào đầu năm học, đầu kỳ học và ngay cả khi lên lớp. Chúng bao gồm nắm tinh thần thái độ, trình độ luyện tập, sức khoẻ của học sinh. 4 - Xác định nội dung nhiệm vụ, phương pháp giảng dạy. Trước hết phải xác định một cách cụ thể các nhiệm vụ giáo dưỡng và sức khoẻ, xác định rõ những tác động của buổi tập đến học sinh, qui định nội dung kiến thức các kỹ năng, kỹ xảo phải trang bị, những diễn biến trong quá trình hoạt động của học sinh. Tức là phải làm sáng tỏ tất cả những gì có thể đạt tới trong phạm vi một giờ học. - Căn cứ vào các nhiệm vụ cụ thể đã đề ra mà lựa chọn những bài tập thể chất cần thiết, xác định cụ thể những phương pháp giáo dục và biện pháp tổ chức có hiệu quả. Khi cần thiết có thể thay đổi một vài chi tiết trong nội dung cho phù hợp với tình hình cụ thể. - Yêu cầu giáo án: Trong giáo án xác định yêu cầu cụ thể cho từng phần, liệt kê các bài tập thích hợp và định rõ vận động cũng như những chủ đề về phương pháp và tổ chức lớp - Giảng tập. Kiểm tra lại khẩu lệnh của mình, tính cụ thể lượng vận động, nắm vững các khái niệm cần truyền thụ cho học sinh, suy nghĩ những biện pháp thực hiện động tác, dự kiến nội dung và hình thức cần trao đổi đối với học sinh, miêu tả các trò chơi. Đặc biệt cần luyện tập các động tác khó và cần làm mẫu cách thức bảo hiểm, giúp đỡ, cách diễn đạt. - Bồi dưỡng cán sự: Dạy trước cho các em một số động tác và kiểm tra lại những kỹ năng, kỹ xảo, đặc biệt là về mặt tổ chức mà các em sẽ thực hành, trách nhiệm như bảo hiểm giúp đỡ, điều kiện trò chơi. - Chuẩn bị sân bãi dụng cụ luyện tập nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho giờ học. Bao gồm dọn vệ sinh nơi luyện tập, kiểm tra dụng cụ đầy đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. - Tổ chức giờ thể dục: Là một biện pháp rất quan trọng để tiến hành tập luyện đạt hiệu quả cao và có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với học sinh. Tổ chức lớp hợp lý sẽ đảm bảo được lượng vận động của giờ học, giữ vững được kỷ luật trật tự và động viên được tính tích cực luyện tập của các em. Tổ chức giờ dạy thể dục ở trường bắt đầu là việc di chuyển học sinh từ lớp ra sân tập. Để đảm bảo thời gian luyện tập, cần phải đề ra những qui định và hướng dẫn thật cụ thể như việc chuẩn bị trang phục. Biện pháp thi đua giữa 5 các tổ, giữa các lớp và việc cử học sinh trực nhật ( hoặc cán sự) là việc rất cần thiết. Mặt khác việc bố trí sân bãi, dụng cụ phải phù hợp với nội dung và nhiệm vụ của giờ học, bố trí đội hình luyện tập cũng phải hợp lý để khỏi ảnh hưởng đến thời gian và mất trật trự. 3. Vai trò học tập của học sinh. Học sinh là chủ thể quyết định hoạt động học. Hoạt động học là hoạt động tự giác đặc thù của con người được điều khiển với mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị. Do đó người giáo viên phải phát huy vai trò chủ động tự giác trong việc lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. Sự tích cực luyện tập của học sinh thể hiện ở sự nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ và lòng ham muốn thực hiện các nhiệm vụ đó, bằng việc nắm vững bản chất của động tác và mong muốn đạt thành tích cao trong vận động, ở tính độc lập và sáng tạo trong luyện tập II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1. Thực trạng. Do đặc thù là một trường bán công nên việc đầu tư về cơ sở vật chất còn han chế, dẫn đến việc mùa mưa thì ngập úng, mùa nắng thì cát bụi nên một số nội dung khi giảng dạy còn gặp rất nhiều khó khăn. Ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần tự giác tích cực của học sinh chưa tốt, dẫn đến kết quả của chương trình dạy học chưa đạt theo mong muốn. Một số học sinh chưa tự giác luyện tập, cụ thể các giờ chạy bền học sinh thường chạy rất chậm, đi bộ hoặc tỏ thái độ khó chịu, khi giáo viên giao nhiệm vụ. Hoặc các giờ nhảy cao, nhảy xa chỉ khi có nhắc nhở đôn đốc của giáo viên các em mới tập, lấy lý do không chính đáng để trốn tránh tập luyện, do đó thành tích một số nội dung môn điền kinh chưa cao. 2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng. Học sinh chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của người học. Ý thức tổ chức kỹ luật chưa cao, chưa ý thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học với sự phát triển của toàn 6 diện cho bản thân, coi môn học là môn phụ, do đó luyện tập với tinh thần chưa cao, thực hiện chưa tốt các yêu cầu của giáo viên, có tính chất đối phó. Về sân bãi, dụng cụ chưa đảm bảo, chưa có sân tập cho môn điền kinh. Do đó các hoạt động thể thao bị hạn chế cho nên giờ học trở nên buồn tẻ và nhàm chán. Một số nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần ở các khối học dẫn đến học sinh không luyện tập tích cực để nâng cao kỹ thuật và thành tích mà chỉ xem nội dung đó đã biết, đã được học. Đặc biệt một số học sinh có thành tích tốt đã tự mãn tự kiêu không tích cực luyện tập. Từ thực trạng trên, để việc học tập môn thể dục có chất lượng và đạt hiệu quả cao hơn. Tôi mạnh dạn đưa ra, một số phương pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy việc tự giác, tích cực học tập môn thể dục của học sinh THPT. Làm đề tài nghiên cứu, cụ thể như sau. III. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Khảo sát chất lượng đầu năm học 2011 -2012. Khảo sát chất lượng học sinh hai lớp: Lớp 11B5 và lớp 11B6 của trường THPT Đặng Thai Mai về: * Bước 1: + Kiểm tra nhận thức của học sinh về thể dục thể thao thông qua việc làm bài kiểm tra lý thuyết 15 phút. Bằng câu hỏi sau: a. Lập luyện TDTT em thấy có tác dụng gì cho bản thân? b. Thường ngày em đã luyện tập TDTD như thế nào? Em có thích học môn TD không? + Kiểm tra thành tích kỹ thuật nhảy cao kiểu “ nằm nghiêng ”. Bằng cách: a. Đặt xà ở các mức khác nhau, từ thấp đến cao cho nam, nữ riêng. Ở mỗi mức xà học sinh được nhảy 1 đến 3 lần. Nếu ngay lần 1 học sinh đã nhảy qua, không cần nhảy lần hai, nếu cả 3 lần đều rơi xà thì không được nhảy ở mức xà cao hơn. b. Kiểm tra theo mức độ thực hiện kỹ thuật và thành tích: - Mức xà khởi điểm là: 0,80m (nữ) và 1m (Nam). Các mức xà tiếp theo cộng thêm 5cm 7 Kết quả qua kiểm tra khảo sát thu được như sau Lớp Sĩ số Nội dung Kết quả Giỏi % Khá % TB % Yếu % Kém % 11B5 42 Lý thuyết 0 0 6 14 14 33 22 53 0 0 Thực hành 1 0.3 3 0.7 18 4 20 48 0 0 11B6 44 Lý thuyết 0 0 7 16 13 30 24 54 0 0 Thực hành 0 0 9 20 17 39 18 41 0 0 2. Nâng cao nhận thức và hứng thú học môn thể dục. * Bước 2: Nghiên cứu giải quyết thực trạng Đứng trước thực trạng đó công việc quan trọng đầu tiên là giáo viên cần phải giảng dạy cho học sinh hiểu rõ và nắm vững được lợi ích tác dụng của việc tập luyện TDTT đó là: a. Lợi ích góp phần hình thành nhân cách học sinh. - Cái quý nhất của mỗi con người là sức khoẻ và trí tuệ. Có sức khoẻ tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp cho học sinh được sức khoẻ tốt từ đó học tập các môn văn hoá và tham gia các hoạt động ở trường đạt kết quả cao hơn, chính góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, để các em trở thành con người có ích cho xã hội. - Khi tham gia các hoạt động TDTT đòi hỏi các em học sinh phải có ý thức kỷ luật cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà trung thực… chính là góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh - Luyện tập TDTT thường xuyên, có kế hoạch giúp các em có một nền nếp sống lành mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học. - Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho cơ thể phát triển, thể hiện ở sức mạnh, sức bền, sự đàn hồi và độ linh hoạt của cơ tăng lên. 8 - Tập luyện TDTT làm cho cơ xương phát triển tạo vẻ đẹp và dáng đi khoẻ mạnh của con người. - Tập luyện TDTT làm cho tim khoẻ lên, sự vận chuyển máu của hệ mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được nhanh hơn, nhờ vậy khí huyết được lưu thông, người tập ăn ngon ngủ tốt. - Nhờ tập TDTT thường xuyên mà lồng ngực và phổi nở ra, các cơ làm chức năng hô hấp được khoẻ và độ đàn hồi tăng, khả năng của các cơ, xương tham gia vào hoạt động cũng linh hoạt hơn. Nhờ vậy lượng trao đổi khí ở phổi tăng, làm cho máu giàu ô xi hơn, sức khoẻ được tăng lên. b. Nâng cao chất lượng giờ học thực hành. * Công tác chuẩn bị Công tác chuẩn bị rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của giờ học đó. Do đó người giáo viên phải chuẩn bị tốt các bước sau: - Lập kế hoạch bộ môn cho từng nội dung, từng phần theo học kỳ và cả năm Công tác chuẩn bị của giáo viên của học sinh, những nội dung cần truyền đạt và yêu cầu học sinh phải đạt được ở mức độ nào về nhận thức và thực hiện kỹ thuật các động tác phương pháp tổ chức, cách thức tiến hành để đạt được mục tiêu đó, kể cả cách khắc phục các tình huống bất ngờ thường xảy ra. VD. Phương án cho các tiết học thực hành khi trời mưa. - Chuẩn bị sân bãi dụng cụ luyện tập: Lập kế hoạch đề nghị nhà trường mua sắm các thiết bị cần thiết, tạo điều kiện để chuẩn bị sân bãi, đối với môn chạy ngắn, môn chạy tiếp sức 4x100 m do diều kiện nhà trường không có đường chạy phù hợp do đó sân bãi phải được chuẩn bị trước đó. Cho học sinh lao động san lấp mặt bằng đường chạy, nhặt vật lạ trên đường chạy, ngoài ra trước mỗi buổi tập phải phân công các tổ nhóm phục vụ kiểm tra lại sân bãi tập. - Soạn giáo án: Là khâu quan trọng thể hiện nội dung, hình thức phương pháp tổ chức giờ học. Người giáo viên phải xác định mục tiêu của giờ học, xác định phần trọng tâm, tìm các phương pháp hình thức tổ chức tốt nhất để đạt được mục tiêu dạy học 9 - Giảng tập, đào tạo cán sự Sau khi hoàn thành giáo án người giáo viên phải kiểm tra lại việc thực hiện giáo án của bản thân, kiểm tra lại kỹ thuật làm mẫu các động tác, khẩu lệnh, thứ tự, thời gian thực hiện các phần của giờ học. Có thể chọn cán bộ lớp và một số em có khả năng tiếp thu và thực hiện chính xác kỹ thuật các động tác, hỗ trợ thêm cùng giáo viên khi cho học sinh tập luyện nhất là đối với những nội dung tập cần có người phục vụ, người bảo hiểm. Dạy trước cho các em này một số phương pháp tổ chức và các kỹ thuật cơ bản cần thiết. VD. Khi kiểm tra thành tích chạy ngắn cần có học sinh tổ chức lớp và hô xuất phát Khi học động tác đánh cầu thấp thuận tay và trái tay mỗi em cần một người phục vụ do đó khi làm mẫu phải cần có học sinh đã nắm được kỹ thuật làm mẫu động tác hoặc khi chia nhóm thực hiện, mỗi nhóm cần có một học sinh phụ trách nhóm, tổ chức điều khiển, hướng dẫn thêm kỹ thuật cho nhóm. * Thực hiện giờ dạy thể dục Sau khi đã chuẩn bị tốt về giáo án, sân bãi dụng cụ, giáo viên vận dụng tốt giáo án và giờ dạy. Để giờ dạy đạt kết quả cao người giáo viên cần thực hiện tốt các bước sau: - Nêu nhiệm vụ phải hấp dẫn, kích thích được lòng mong muốn nhận thức của học sinh. - Diễn đạt gợi cảm có hình ảnh kèm theo minh hoạ cụ thể – giáo viên sử dụng bộ tranh môn thể dục. - Khi phân tích kỹ thuật động tác cần kếp hợp với kiến thức của các môn khác như toán, lý, giải phẫu sinh lý người để các em hiểu rõ cơ sở khoa học của TDTT - Phát triển năng lực tư duy của các em khi quan sát hoặc thực hiện động tác. Cùng nhau quan sát và phân tích kỹ thuật động tác của bạn hoặc phân tích kỹ thuật động tác của chính mình. - Phân nhóm tập luyện và phân tích đánh giá. Dựa vào thành tích của năm học trước phân chia lớp thành 3 nhóm chính, nhóm học sinh có thành tích tốt, thành tích trung bình và yếu kém. Đưa ra các yêu cầu khác nhau về thành tích cho các nhóm. Cử cán sự phụ trách nhóm 10 [...]... bản giáo dục 4 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn thể dục 11 - Nhà xuất bản giáo dục 5 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn thể dục 12 - Nhà xuất bản giáo dục 21 6 Sách giáo viên thể dục 10 - Nhà xuất bản giáo dục 7 Sách giáo viên thể dục 11 - Nhà xuất bản giáo dục 8 Sách giáo viên thể dục 12 - Nhà xuất bản giáo dục MỤC LỤC Trang A ĐẶT VẤN ĐỀ 2 B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .4 I Các giải pháp. .. lại: Môn thể dục là một môn quan trọng đối với nền giáo dục hiện đại, là một mặt của giáo dục toàn diện Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Để nâng cao chất lượng giảng dạy học tập người giáo viên phải có kế hoạch cụ thể cho quá trình giảng dạy, khảo sát chất lượng đánh giá tình hình Chuẩn bị tốt nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, chuẩn bị về sân bãi dụng cụ luyện tập Cụ thể, người giáo. .. động nhằm giữ nhịp điệu lao động và kéo dài năng lực làm việc với hiệu quả cao c Phương pháp tập luyện TDTT Tự tập luyện TDTT của HS có ý nghĩa giáo dục, nâng cao tính tự giác, tích cực hình thành thói quen - Ý nghĩa của việc tự tập RLTT, gồm các hình thức sau: luyện TDTT là gì? - Tập luyện theo kế hoạch cá nhân gồm: TDVS buổi 13 sáng, buổi tối, dạo chơi - Tập luyện theo kế hoạch tập thể: Cá nhân tập. .. nếp sống lành mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học - Tập luyện TDTT em thấy có tác dụng gì cho bản thân? - Muốn tập luyện TDTT đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải tập luyện như thế nào? - Thể dục vệ sinh buổi sáng có tác dụng gì cho cơ thể? - Thể dục vệ sinh buổi tối có tác dụng gì cho cơ thể? 2 Tác dụng của tập luyện thể dục thể thao - Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học. .. được cụ thể ở lớp 11B5 như sau: - 100% học sinh tham gia đầy đủ các giờ thể dục - 95% học sinh tham gia luyện tập tích cực đảm bảo lượng vận động Số còn lại là học sinh cá biệt và học sinh chưa có ý thức hoàn thiện nhiệm vụ - 100% học sinh đạt yêu cầu trở lên về kỹ thuật động tác của môn thể dục Kết quả thu được sau khi đưa vào thực nghiệm ở hai năm học của HS lớp 11B5 Lớp Sĩ số 11B5 42 Năm học 2011... % Kém % 0 0 0 0 0 0 * Còn tập thể học sinh ở lớp 11B6 tôi vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống thì kết quả thu được là rất thấp Kết quả thu được cụ thể ở lớp 11B6 như sau: - 60% học sinh tham gia luyện tập tích cực đảm bảo lượng vận động Số còn lại chưa có ý thức tốt trong việc học tập và tập luyện TDTT - Học sinh đạt yêu cầu trở lên về kỹ thuật động tác của môn thể dục còn thấp, chỉ đạt được... ÍCH, TÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức + Lý thuyết: Lợi ích, tác dụng của tập luyện thể dục thể thao 2 Kỹ năng - Biết được lợi ích, tác dụng của TDTT đến cơ, xương, tuần hoàn, hô hấp, và quá trình trao đổi chất - Biết một số hình thức, phương pháp cơ bản tự tập luyện TDTT - Biết vận dụng những hiểu biết trên để rèn luyện sức khoẻ và có thái độ tự giác tích cực tập luyện TDTT... tìm tòi học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn Chú ý đến việc nâng cao trình độ nhận thức về môn học cho học sinh làm động lực thúc đẩy sự hăng say tập luyện Luôn đưa học sinh vào tình huống có vấn đề đòi hỏi các em phải hoạt động để giải quyết vấn đề Nêu nhiệm vụ phải hấp dẫn, kích thích được lòng mong muốn nhận thức của học sinh Diễn đạt gợi cảm có hình ảnh minh hoạ cụ thể kèm... ghi bài, tích cực xây dựng bài - HS thực hiện đúng nội dung yêu cầu bài học II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1 Chuẩn bị của giáo viên - Bài soạn, SGV và trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy 2 Chuẩn bị của học sinh - Vở ghi, đồ dùng học tập III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A Hoạt động 1: Lợi ích, tác dụng của tập luyện thể dục thể thao Hoạt động của học sinh - Cái quý giá nhất của mỗi con người chúng ta là gì? - Tập luyện... ! XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hoá, ngày 16 tháng 05 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác Lê Văn Thập TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn thể dục THPT - Nhà xuất bản giáo dục việt nam 2 Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn thể dục - Nhà xuất bản giáo dục 3 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn thể dục 10 . để việc học tập môn thể dục có chất lượng và đạt hiệu quả cao hơn. Tôi mạnh dạn đưa ra, một số phương pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy việc tự giác, tích cực học tập môn thể dục. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI ****************** MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC, THÚC ĐẨY VIỆC TỰ GIÁC, TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN THỂ DỤC CỦA HỌC. đẩy việc tự giác, tích cực học tập môn thể dục của học sinh THPT. Làm đề tài nghiên cứu, cụ thể như sau. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Cơ sở lý luận của việc dạy và học

Ngày đăng: 17/04/2015, 06:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan