Tiểu Luận Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập ASEAN không phải là các yếu tố về kinh tế - văn hóa

4 1.4K 8
Tiểu Luận Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập ASEAN không phải là các yếu tố về kinh tế - văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là tổ chức liên chính phủ được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với 5 thành viên ban đầu, với mục tiêu tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Có ý kiến cho rằng “Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập ASEAN không phải là các yếu tố về kinh tế - văn hóa –xã hội mà là những tính toán về chính trị - an ninh”. Vậy ta nên xem xét nhận định này như thế nào? BÌNH LUẬN Trước hết, ta phải khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn chính xác. Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập ASEAN là do những tính toán về chính trị - an ninh. Những yếu tố về kinh tế - văn hóa – xã hội chỉ là những yếu tố phụ trợ đưa đến sự thành lập của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. 1, Khái quát về sự ra đời và phát triển của ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ( Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên. 2, Bình luận 2.1 Những toan tính về chính trị - an ninh là yếu tố quyết định đến sự thành lập của ASEAN - Tình hình chính trị - an ninh thế giới đe dọa đến hòa bình và ổn định của khu vực Đông Nam Á Thế giới đang ở trong tình trạng chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực Xô – Mỹ chi phối, đối đầu căng thẳng giữa các nước lớn thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa và các nước lớn thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa. Do vị trí chính trị quan trọng của khu vực Đông Nam Á nên hai siêu cường Liên Xô (cũ) và Mỹ đếu muốn tranh thủ các quốc gia ASEAN, khiến cho khu vực này trở nên hết sức nhạy cảm, trở thành “bàn cờ chính trị” để các nước lớn 1 thi thố quyền lực và ảnh hưởng của mình. Dó đó, hòa bình, an ninh của các quốc gia Đông Nam Á rất dễ bị tổn thương. Các nước Đông Nam Á khi đó đã bị phân thành hai nhóm đối lập, chịu ảnh hưởng khác nhau của các cường quốc (các nước Đông Dương và các nước thân phương Tây). Đặc biệt, các nước ASEAN 5 rất lo ngại về việc bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ đang bị sa lầy tại Việt Nam. Một mặt, Liên Xô (cũ) và Trung Quốc có vai trò ngày càng tăng trong khu vực thông qua việc ủng hộ, giúp đỡ cho một số Đảng Cộng sản ở Đông Nam Á, đặc biệt là sự trợ giúp trực tiếp của Trung Quốc cho các Đảng cộng sản ở Đông Nam Á. Mặt khác, do sự kết thúc ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân, vai trò và uy tín của Mỹ, Anh không tìm thấy chỗ dựa tin tưởng về an ninh, tạo ra “khoảng trống quyền lực” của các nước phương Tây trong khu vực. Do vậy, dù các nước ASEAN vẫn coi Mỹ và các nước phương Tây là chỗ dựa về an ninh, kinh tế, song tình hình cho thấy nếu chỉ nghiêng về một phía là không có lợi nên cách tốt nhất là “đứng cách đều”, lựa chọn giải pháp sống “hòa thuận tối đa” với tất cả. Tình hình chính trị - an ninh thế giới đó tạo ra hai nguy cơ đối với các nước Đông Nam Á: - Thứ nhất, các nước Đông Nam Á rất dễ bị các nước lớn gây ảnh hưởng, dẫn đến việc bị phụ thuộc vào các nước lớn, độc lập, tự chủ dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng. - Thứ hai, sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đối với khu vực ngày càng tăng, đe dọa trực tiếp đến ổn định trong các nước Đông Nam Á. Tình hình đó đòi hỏi các nước Đông Nam Á phải có những toan tính hợp lý để giữ vững nền độc lập tự chủ của mình. Các nước Đông Nam Á phải tăng cường hợp tác với nhau để nâng cao địa vị của mình, tạo ra thế tương đương với các nước lớn, cũng như thế đối trọng với chủ nghĩa xã hội đang ảnh hưởng ngày càng lớn tại khu vực. - Tình hình chính trị - an ninh trong nước của các nước Đông Nam Á đang đe dọa đến ổn định của các nước này. Tất cả các nước ASEAN vào thời điểm này đều gặp phải rất nhiều vấn đề chính trị khó khăn ở trong nước. Bên cạnh phong trào dân chủ của giai cấp tư sản dân tộc và các lực lượng tiến bộ khác, chính quền những nước này còn phải đối phó với phong trào ly khai của các tôn giáo. Đặc biệt, giữa những năm 60, ở hầu hết các nước Đông Nam Á nổi lên phong trào đấu tranh vũ trang rất mạnh mẽ của các Đảng cộng sản chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Từ tình hình đó, đòi hỏi các nước Đông Nam Á phải củng cố hòa bình và đảm bảo chặt chẽ với nhau để củng cố hòa bình và đảm bảo an ninh toang khu vực cũng như của mỗi quốc gia. 2 2.2 Tiền đề kinh tế - văn hóa – xã hội là những yếu tố thúc đẩy sự ra đời của ASEAN - Thứ nhất, sự phục hồi và phát triển nền kinh tế thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2, cùng với việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới, tạo cơ sở vật chất chủ yếu để hình thành xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Xu hướng khu vực hóa trên thế giới cũng đang rất phát triển đặc biệt là sự ra đời của EU. Nền kinh tế khu vực Đông Á được phục hồi, đặc biệt là kinh tế Nhật Bản. Vai trò của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, ADB đối với sự phát triển kinh tế ở các nước Châu Á. Sau khi giành độc lập các nước Đông Nam Á đều gặp phải những vấn đề khó khăn chung về kinh tế như sự lạc hậu. Vì vậy, để phát triển các nước này phải hợp tác và trước hết là hợp tác trong khu vực. - Thứ hai, các nước Đông Nam Á đều nằm trong một tổng thể địa lý chung. Vị trí này có vị trí chiến lược quan trọng trên bản đồ thế giới. Các nước Đông Nam Á đều có nét tương đồng về văn hóa xã hội. Những yếu tố đó đã thúc đẩy việc thành lập tổ chức ASEAN. Sở dĩ nói vậy, bởi lẽ những yếu tố này là yếu tố này là những yếu tố tư thân của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trước đó những yếu tố này đã tồn tại nhưng ASEAN không ra đời, chỉ khi những yếu tố chính trị - an ninh tác động đến, ASEAN mới ra đời để đáp ứng những yêu cầu của tình hình thế giới. KẾT LUẬN ASEAN ra đời đánh dấu sự trưởng thành về chính trị của các nước Đông Nam Á. Những quốc gia này đã thể hiện quyết tâm tự gánh vác trách nhiệm đối với sự phát triển của đất nước cũng như khu vực. Theo Ngoại trưởng Thái Lan Thânt Khôman: “ Lần đầu tiên, các nước Đông Nam Á đi tới một điểm cơ bản của việc loại trừ một thói quen xấu là đi riêng rẽ với nhau, theo những hướng khác nhau, đôi khi đối lập nhau, khiến họ quay lưng lại với nhau”. 3 Danh mục tài liệu tham khảo 1, Tập bài giảng môn Pháp luật cộng đồng ASEAN 2, Wedsite: www. asean sec.org 4 . giới. Có ý kiến cho rằng Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập ASEAN không phải là các yếu tố về kinh tế - văn hóa –xã hội mà là những tính toán về chính trị - an ninh”. Vậy ta nên. nào? BÌNH LUẬN Trước hết, ta phải khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn chính xác. Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập ASEAN là do những tính toán về chính trị - an ninh. Những yếu tố về. Những yếu tố về kinh tế - văn hóa – xã hội chỉ là những yếu tố phụ trợ đưa đến sự thành lập của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. 1, Khái quát về sự ra đời và phát triển của ASEAN Hiệp hội các Quốc gia

Ngày đăng: 16/04/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan