mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt

76 400 4
mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ _ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông Sinh viên: Đỗ Thị Hồng Minh Lớp: Kinh tế môi trường Khóa: 47 Hệ: Chính quy Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Thu Hoa Hà Nội, 2009 MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt 2 Lời nói đầu ………………………………………………………………………… 3 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị 6 1.1 Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị 6 1.1.1 Nguồn phát sinh ……………………………………………………………. 6 1.1.2 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ……………… 8 1.2Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………………………… 8 1.3Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ……………………………… 16 1.3.1 Khái niệm ………………………………………………………………… 16 1.3.2 Mô hình quản lý CTRSH đô thị……………………………………………. Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ……… 17 23 2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Quận Hà Đông ………………. 23 2.2 Hiện trạng chung về quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Hà Tây ………………. 29 2.3 Hiện trạng xử lý CTRSH trên địa bàn Quận Hà Đông ……………………… 31 2.4 Nội dung quy hoạch xây dựng quy hoạch quản lý chi tiết thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt cho Quận Hà Đồng 32 Chương III: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ………………………………………………………. 44 3.1 Dự báo xu thế biến đổi và những thách thức của khối lượng chất thải rắn của Quận Hà Đông trong tương lai 44 3.2 Quan điểm hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ………………………………………………………………………………. 52 3.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ………………………………………………………………………………. 69 Kết luận …………………………………………………………………………… 76 Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………… 77 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU Lý do chọn đề tài, tên đề tài Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/ năm. Năm 2005 tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Từ năm 2000 đến 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị tăng từ 24,18% năm 2000 đến 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm từ 75,82% xuống 73,93%. Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước. Tính đến tháng 6 năm 2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa nhanh chóng cũng đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường sống và phát triển không bền vững về mặt môi trường. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và các khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần ngày càng phức tạp. Quận Hà Đông là một đô thị BOT Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao BT Xây dựng – Chuyển giao BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTRSHĐT Chất thải rắn sinh hoạt đô thị ĐTM Đánh giá tác động môi trường GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia KCN Khu công nghiệp MTĐT Môi trường đô thị QLCTR Quản lý chất thải rắn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân lớn, giữ vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà Tây (cũ) – Thành phố Hà Nội mới. Trong những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường và các chính sách mở cửa cùng với vị trí giao lưu buôn bán thuận tiện nên tốc độ đô thị hóa của Quận ngày càng cao. Tuy nhiên, sự phát triển của Quận Hà Đông hiện nay vẫn còn trong tình trạng thiếu đồng đều. Sự phát triển chưa đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ công cộng, du lịch, thương mại cùng với mật độ dân cư tập trung cao đã tạo nên một lượng rác thải ra môi trường xung quanh ngày càng nhiều. Lượng rác thải này không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư đang sinh sống tại Quận và các vùng lân cận. Trong những năm qua Quận Hà Đông đã phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan của tỉnh, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề rác thải, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn Quận, nhưng với nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên công việc mới chỉ thực hiện được bước đầu. Bên cạnh đó, vấn đề ý thức của người dân mới môi trường, đặc biệt là đối với quản lý chất thải rắn còn chưa cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường. Quy hoạch về quản lý, xử lý chất thải rắn là nội dung rất cần thiết cho giai đoạn hiện nay và trong tương lai đối với Quận Hà Đông nói riêng và cho toàn tỉnh Hà Tây nói chung. Xuất phát từ thực trạng đó tôi chon chuyên đề nghiên cứu: “Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề nhằm: (a) Nêu bật bức tranh đô thị hóa với vấn đề chất thải rắn sinh hoạt đô thị; (b) Đánh giá hiện trạng, diễn biến tổng lượng, thành phần và nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị tại Quận Hà Đông; (c) Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị Quận Hà Đông; (d) Đề xuất các giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại Quận Hà Đông; (e) Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Quận Hà Đông đến năm 2020; (f) Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đồi tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận của mô hình quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông, Quận Hà Nội Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề có sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập, thống kê, phương pháp kế thừa, phương pháp điều tra khảo sát thực địa Phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình hoá, phương pháp so sánh Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị Chương 2: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông Chương 3: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông Lời cảm ơn Thời gian thực tập vừa qua Trung tâm tư vấn và Công nghệ Môi trường không dài nhưng đối với tôi là rất quý giá vì nó đã giúp tôi trưởng thành hơn qua việc làm quen với môi trường làm việc thực tế, áp dụng các kiến thức, kỹ năng có được vào trong thực tế cũng như học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới. Trong thời gian thực tập, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của rất nhiều người. Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Lê Thu Hoa đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi rất nhiều trong quá trình thực tập, hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn anh Dương Xuân Điệp – Trưởng nhóm công nghệ môi trường- các anh chị đang làm việc tạiTrung tâm tư vấn Công nghệ Môi trường- Tổng cục môi trường - vì sự giúp đỡ nhiệt tình và thái độ thân thiện, cởi mở, chân tình mà mọi người luôn dành cho tôi trong những ngày vừa qua. Lời cam đoan: “Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo luận văn của người khác; Nếu sai phậm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Ký tên Họ và tên: Đỗ Thị Hồng Minh” Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt 1.1Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị 1.1.1 Nguồn phát sinh a. Nguồn sinh hoạt Tổng dân số Quận Hà Đông là: 175.371 người, lượng rác thải sinh hoạt thải ra từ nguồn này khá lớn, chiếm khoảng 75 – 80% tổng lượng rác thải trên toàn địa bàn. Mặc dù đã có bộ phận chuyên trách là Công ty Môi trường đô thị đảm nhiệm xử lý, tuy nhiên hệ thống thu gom chưa triệt để, kỹ thuật xử lý còn hạn chế cộng thêm nguồn kinh phí hạn hẹp, trang thiết bị còn thiếu nên chất thải rắn từ nguồn này ngày càng gia tăng sức ép lên môi trường. Nếu coi mỗi người mỗi ngày xả thải ra 0,65 kg rác thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt là: 114tấn/ngày. b. Nguồn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của Quận, khoảng 50%. Ngành công nghiệp chủ yếu của Quận là sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, chế biến lâm sản, đồ mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, thủ công gia truyền, chế biến thức ăn gia súc… Các loại chất thải chủ yếu từ nguồn này bao gồm : - Chất thải từ vật liệu trong quá rình sản xuất - Chất thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất - Chất thải từ bao bì đóng gói sản phẩm. c. Nguồn nông nghiệp Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 3,89% trong cơ cấu kinh tế Quận Hà Đông. Cây lương thực chủ đạo trên địa bàn Quận là lúa, bên cạnh còn có cây ngũ cốc như ngô, khoai, đậu, lạc và đậu tương. Chất thải từ nguồn này chủ yếu là: - Rơm rạ - Phân gia súc - Cành cây, thân cây bỏ đi - Bao bì đựng các loại. Thông thường, chất thải nông nghiệp hầu hết được nông dân tự giải quyết bằng cách làm phân chuồng, nuôi gia súc, làm nhiên liệu… Tuy nhiên, đối với một số hộ do thiếu diện tích xử lý trong gia đình, hoặc không được sử dụng cho các mục đích trên nên vẫn được xả thải ra môi trường. Do đó, khối lượng rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ cũng không nhỏ và cần được tiến hành thu gom xử lý. d. Nguồn du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khu chợ Hiện nay, trên địa bàn Quận có một chợ lớn trung tâm và nhiều chợ nhỏ, hàng chục nhà hàng phục vụ ăn uống và điểm dịch vụ. Rác thải từ nguồn này có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, mẩu rau, củ, quả, lá cây, cành cây nhỏ…Ngoài ra, thành phần có nguồn gốc plastic cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Khối lượng rác từ nguồn này khá lớn, cần được tiến hành thu gom xử lý triệt để. e. Nguồn xây dựng Cùng với quá trình đô thị hóa, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Quận diễn ra với tốc độ cao. Nhiều đường giao thông, trường học, trụ sở, nhà dân, cầu cống được xây dựng. Chất thải rắn loại này chủ yếu gồm: gạch vỡ, bê tông, vôi vữa, đất đá…nếu không được xử lý sẽ gây cản trở giao thông, tác dòng chảy, làm mất mỹ quan đô thị, cần phải có biện pháp thu gom xử lý riêng đối với nguồn chất thải này. f. Nguồn công sở, cơ quan, trường học… Toàn Quận với hơn 300 các cơ quan ban ngành của trung ương, Tỉnh và của Quận đóng trên địa bàn Quận. Rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ không lớn, thành phần chủ yếu là giấy báo, bao bì giấy, bao bì plastic… Có thể thu gom, vận chuyển, tập kết chung với lượng rác thải từ các nguồn khác để tiến hành xử lý. g. Rác đường phố Quận Hà Đông có tổng chiều dài các đường phố là 130,587km, với tổng diện tích đất giao thông của các phố chính là 580.000 m2, lượng chất thải rắn chủ yếu do những người tham gia giao thông và các hộ mặt đường tạo ra. Ước tính 1m2 đường tạo ra khoảng 0,01 kg chất thải rắn/ngày đêm. Như vậy, trung bình trung bình một ngày đêm nguồn này tạo ra khoảng 5,8 tấn/ngàyđêm chất thải rắn. Như vậy, tổng khối lượng rác phát sinh trên địa bàn Quận khoảng 150 – 160 tấn/ngày. 1.1.2 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị Qua thực tế khảo sát và quá trình phân tích mẫu chất thải rắn sinh hoạt cho thấy, thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông như sau : Bảng thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông Thành phần rác Tỷ lệ % về khối lượng Độ ẩm Hữu cơ 57,5 60,0% Giấy, bìa, carton, gỗ 4,3 40,0% Nilông, chất dẻo 9,3 28,5% Vải, da, cao su 6,7 30,0% Gạch đá, thuỷ tinh 13,1 20,0% Kim loại 1,5 6,0% Các loại khác 7,5 25,0% 1.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị 1.2.1 Tác động của CTRSH đô thị tới kinh tế - xã hội Ngày nay, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đã trở thành vấn đề môi trường và mang tính chính trị quan trọng không chỉ ở các nước công nghiệp hóa phát triển mà cả ở các nước đang phát triển. Các vấn đề liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt đô thị ngày càng trở nên quan trọng do những lý do sau đây: - Vòng đời của các loại sản phẩm tiêu dùng ngày càng trở nên ngắn đi do trình độ phát triển công nghệ sản xuất và mức sống tăng. Đây là lý do dẫn tới việc gia tăng nhanh chóng lượng chất thải phát sinh ở nhiều khu vực phát triển và đang phát triển trên thế giới. - Không hạn chế và điều tiết được việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất hàng hóa tiêu dùng dẫn đến suy kiệt tài nguyên và gia tăng lượng chất thải từ sản xuất, tiêu dùng, gây sức ép tới tài nguyên đất, nước. - Việc xử lý rác thải trở nên khó khăn do lượng phát thải quá lớn, thành phần phức tạp và khó xác định được những loại hình hóa chất có mặt trong rác thải. Đây là lý do dẫn đến phải đầu tư tài chính ngày càng nhiều cho các hoạt động xử lý chất thải. Tác động và ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đô thị tới phát triển kinh tế - xã hội ngày càng thấy rõ. Mức chi cho quản lý chất thải tăng mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới. Bên cạnh chi phí trực tiếp cho các hoạt động và dịch vụ quản lý chất thải, xã hội còn phải chịu những chi phí và tổn thất tính bằng tiền do các ảnh hưởng sau: - Sức khỏe của cộng đồng và công nhân trực tiếp làm việc trong ngành quản lý chất thải bị giảm sút do tác động ô nhiễm gây bởi CTRSHĐT; - Giải quyết và làm sạch ô nhiễm nước do ảnh hưởng của việc xả thải cũng như các biện pháp xử lý CTRSHĐT; - Thiệt hại đối với ngành thủy sản do CTRSHĐT gây ô nhiễm nguồn nước; - Thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp do ô nhiễm môi trường đất và mất quỹ đất do sử dụng đất để chôn lấp CTRSHĐT; - Thiệt hại kinh tế đối với ngành du lịch do suy giảm lượng khách đến thăm quan vì cảm thấy không thoải mái và khó chịu với tình trạng ô nhiễm gây ra bởi CTRSHĐT. Hiện nay, ở nhiều nước phát triển, để hạn chế những tác động và giải quyết các vấn đề về chất thải, các chương trình 3R (giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng) đã được đẩy mạnh triển khai ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau, đi đôi với nó là các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về tiêu dùng đúng cách và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, như Việt Nam, việc triển khai các chương trình kiểu này vẫn còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Theo kết quả điều tra do Bộ Y tế phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện trong chương trình “Điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002”, so với khu vực nông thôn, việc xử lý CTRSH ở khu đô thị mặc dù đã tốt hơn, song vẫn còn ở trình độ thấp so với các nước trong khu vực và các nước tiên tiến. Tỷ lệ CTSH được thu gom và xử lý hợp vệ sinh ở các đô thị vẫn chưa cao. Hình 1.1. Chi phí trong vận hành và bảo dưỡng các hệ thống quản lý chất thải rắn Nguồn: Điều tra của các CT MTĐT, 2003. Các Quận lớn: số dân > 500.000; các Quận cỡ vừa: số dân 250.000-500.000; Các Quận cỡ nhỏ: số dân < 250.000. Bảng 1.1. Chi phí cho hoạt động liên quan đến rác thải đô thị ở Việt Nam so với các nước Quận, nước Năm Chi phí theo đầu người (Đô la Mỹ) % GNP cho quản lý chất thải rắn Việt Nam (TB) 2003 3,5 0,20 Pháp 1995 63 0,25 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 Ho Chi Minh City Hanoi Hai Phong Da Nang Quang Ninh Can Tho Lam Dong Binh Dinh Thua Thien Hue Gia Lai Nam Dinh Bac Lieu Phu Tho Hoa Binh Quang Binh m illio n V N D /ton colle cte d Large cities Medium-sized cities Small-sized cities Lớn Vừa Nhỏ tri ệ u đ ồ n g/ tấ n [...]... thống môi trường Nói một cách khác, bản chất của quản lý môi trường tùy thuộc vào chủ sở hữu của hệ thống môi trường nhằm mục tiêu chung, lâu dài và nhất quán của quản lý môi trường là nhằm góp phần tạo lập sự phát triển bền vững 1.3.2 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị 1.5.2.1 Các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị + Mô hình quản lý Nhà nước: định hướng thành lập Tập đoàn Quản lý. .. Báo cáo Diễn biến môi trường- Chất thải rắn, 2004) Đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn tăng từ 195 tỉ đồng năm 1998 đến gần 1.100 tỷ đồng năm 2003 Tỷ lệ đầu tư lớn nhất (87%) là dành cho cải thiện các hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, tiếp theo là cho các hệ thống quản lý chất thải y tế (12%) và rác thải công nghiệp (1%) Do tỷ lệ CTR được quản lý và trình độ công nghệ xử lý CTRSH ở Việt Nam... nhóm cộng đồng sinh sống ở gần những khu vực này Tỷ lệ dân bị mắc các loại bệnh lây, các bệnh về da, mắt, hô hấp trong các cộng đồng sinh sống ở gần các khu vực xử lý chất thải nhiều hơn so với các khu vực khác Trong các bảng dưới đây, trình bày một cách tổng hợp những tác động đối với sức khỏe và môi trường gây bởi các hoạt động quản lý chất thải rắn 1.3 Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt 1.3.1... lẻo, bản thân hoạt động quản lý chất thải rắn cũng là nguy cơ khá nghiêm trọng đối với các nhóm cộng đồng, người lao động tham gia các hoạt động quản lý chất thải (người nhặt rác, công nhân vệ sinh, công nhân ở các khu xử lý rác) Bên cạnh đó, trình độ công nghệ thấp cũng như thiếu đầu tư cho các bãi tập kết, khu trung chuyển và các khu xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng... công tác quản lý CTRSH tại các đô thị thể hiện qua sơ đồ sau: Bộ Tài nguyên và Môi trường Ủy ban Nhân dân Tỉnh/thành phố Bộ Xây dựng Tập đoàn Quản lý CTRSH đô thị Chiến lược đề xuất Luật pháp loại bỏ chất thải Ủy ban nhân dân các cấp dưới Công ty Môi trường Đô thị Thu gom, Vận chuyển, xử lý tiêu hủy Quy tắc, quy chế loại bỏ chất thải Chất thải rắn sinh hoạt đô thị Nguồn tạo chất thải rắn sinh hoạt đô... ảnh hưởng của các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đối với môi trường đất vào khoảng 118 triệu USD/năm 1.2.2 Tác động của CTRSH đô thị tới môi trường Việc phát sinh cũng như bản thân các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng và chất thải rắn nói chung là nguồn gây ô nhiễm môi trường Nếu không được kiểm soát tốt, ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn có thể diễn ra rất nghiêm trọng Bảng dưới... thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và một đối tượng bị quản lý phải tiếp nhận các tác động tạo ra từ chủ thể quản lý - Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng bị quản lý và chủ thể quản lý Mục tiêu chính là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các tác động - Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động Khái niệm về quản lý môi trường: Từ những cách tiếp cận vấn đề quản lý nói... xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp đến các tổ chức như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, trường học và nhiều tổ chức xã hội khác UBND Quận CT Môi trường ĐT Văn phòng Đội vận chuyển UBND phường, xã Đơn vị sản xuất Đội thu gom Đội xử lý Đội vệ sinh phường, xã Đội phụ trách các công trình khác Tổ vệ sinh Mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại... để quản lý và trả công cho các thành viên Các tổ chức này sẽ được tăng cường tính tự chủ và tự Công nhân, Tái chế Tái sử dụng chịu trách nhiệm thông qua các chế tài doanh Chất thải rắn sinh hoạt đô thị nghiệp thu gom Xã hội hóa công tác thu gom CTR Điểm tập kết Bãi rác của thành phố, thị xã Xử lý, bãi chôn lấp Hình 1.3 Mô hình xã hội hóa công tác quản lý, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh. .. khối lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại sinh ra trên địa bàn toàn tỉnh là rất lớn về mặt khối lượng và phức tạp về mặt thành phần Thành phần chủ yếu của chất thải rắn hiện nay là các loại rác thải sinh hoạt, chất thải y tế, cao su, nhựa, chất thải xây dựng, chất thải từ các khu công nghiệp như kim loại, giấy carton, thuỷ tinh, gốm, sứ,… Hàng ngày khối lượng chất thải rắn thu gom trên địa bàn toàn . vững 1.3.2 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị 1.5.2.1 Các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị + Mô hình quản lý Nhà nước: định hướng thành lập Tập đoàn Quản lý CTRSH đô. với sức khỏe và môi trường gây bởi các hoạt động quản lý chất thải rắn 1.3 Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt 1.3.1 Khái niệm Khái niệm quản lý Theo giáo trình Quản lý môi trường (do GS.TSKH. Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ……………… 8 1.2Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………………………… 8 1. 3Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………………………

Ngày đăng: 15/04/2015, 16:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Đề xuất cơ chế chính sách

  • d. Tổ chức quản lý chất thải rắn đô thị

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan