skkn Ứng dụng một số phương pháp “Sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 2

39 1.1K 1
skkn Ứng dụng một số phương pháp “Sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ XUYÊN Trường Tiểu học Khai Thái SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ứng dụng một số phương pháp “Sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 2” Môn: Toán Tên tác giả: Nguyễn Thúy Hà Chức vụ: Giáo viên Năm học: 2013 - 2014 “Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 ” CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ***********@*********** SƠ LƯỢC LÝ LỊCH BẢN THÂN * * * Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà - Trường Tiểu học Khai Thái 2 “Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 ” MỤC LỤC STT NỘI DUNG Trang 1 A . Phần mở đầu 2 2 I. Lý do chọn đề tài 2 3 II. Đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 5 4 III. Mục đích nghiên cứu 5 5 IV. Phương pháp nghiên cứu 5 6 V. Tóm tắt nội dung đề tài 6 7 VI. Một số kết quả đạt được trong đề tài 6 8 VII. Triển vọng nghiên cứu sau đề tài 6 9 B. Nội dung 7 10 Chương I: Tìm hiểu các phương pháp giải toán thường dùng ở tiểu học 7 11 Chương II: Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn lớp 2 - chương trình tiểu học mới 9 12 Chương III: Thực trạng của việc dạy giải toán bằng PP Sơ đồ đoạn thẳng ở lớp 2 hiện nay 26 13 I. Thực trạng của giáo viên 26 14 II. Thực trạng của học sinh 26 15 III: Thực nghiệm sư phạm 27 16 IV. Kết quả thực nghiệm 29 17 C. Kết luận 32 18 I.Kết luận 32 19 II.Bài học kinh nghiệm 32 20 III. Ý kiến khuyến nghị 34 A - PHẦN MỞ ĐẦU I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà - Trường Tiểu học Khai Thái 3 “Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 ” 1/ Xuất phát từ vai trò học môn toán ở trường tiểu học: Đối với mỗi người giáo viên nhất là giáo viên tiểu học, việc phát triển và bồi dưỡng những học sinh yêu thích và học giỏi toán là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vì muốn học tốt môn Toán ở các lớp trên thì ngay từ đầu cấp học, các em phải có kiến thức vững chắc về môn toán. Chính vì vậy, việc nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi toán phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và ngay từ lớp 1, lớp 2, lớp 3. Trong chương trình toán nâng cao lớp 2 có nhiều dạng toán đòi hỏi tư duy sáng tạo của học sinh. Nhưng tuổi các em còn nhỏ tư duy trực quan là chủ yếu, khi làm toán các em nhanh hiểu nhưng lại dễ quên. Vậy, mỗi người giáo viên phải có phương pháp dạy sao cho các em hiểu sâu sắc cách giải từng loại toán. Trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 2, có một bài toán dạng điền số vào ô trống trên các cạnh của hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. Dạng toán này dưới dạng trò chơi trí tuệ, rèn luyện kĩ năng tính toán, nhận biết so sánh phân tích tổng hợp, đòi hỏi phát triển óc tư duy sáng tạo của các em. Các em biết dựa vào mối quan hệ giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán. Nhưng đối với học sinh lớp 2 nhận biết bài toán để tìm ra cách giải đúng là một việc làm khó khăn. Vậy làm thế nào để học sinh nhận dạng và có phương pháp giải đúng, giải nhanh và hiểu sâu sắc dạng toán này đó là điều mà tôi suy nghĩ và tìm cách giải quyết. Mục đích của quá trình dạy học ở bậc Tiểu học là nhằm cung cấp tới học sinh những kiến thức cơ bản, toàn thể về tự nhiên và xã hội. Nhằm giúp học sinh từng bước hình thành nhân cách, từ đó trang bị cho học sinh các phương pháp ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Mục tiêu đó được thực hiện thông qua việc dạy học các môn và thực hiện theo định hướng yêu cầu giáo dục, nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trẻ tiếp tục học ở bậc Trung học hay cho công việc lao động của trẻ sau này. Trong chín môn học, môn Toán đóng vai trò quan trọng, nó cung cấp những kiến thức cơ bản về số học, các yếu tố hình học, đo đại lượng, giải toán, môn Toán Tiểu học thống nhất không chia thành môn khác. Bên cạnh đó khả năng giáo dục của môn Toán rất phong phú còn giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận, trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, chính xác. Nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà - Trường Tiểu học Khai Thái 4 “Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 ” kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện một phong cách làm việc khoa học. Yêu cầu đó rất cần thiết cho mọi người, góp phần giáo dục ý chí, đức tính tốt chịu khó, nhẫn nại, cần cù trong học tập. 2/ Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giải toán trong dạy và học Toán ở Tiểu học: Giải toán nói chung và giải toán ở bậc Tiểu học nói riêng là hoạt động quan trọng trong quá trình dạy và học Toán, nó chiếm khoảng thời gian tương đối lớn trong nhiều tiết học cũng như toàn bộ chương trình môn toán. Việc dạy và học giải toán ở bậc Tiêu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thực hiện một cách đa dạng phong phú. Thông qua việc giải toán giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá, củng cố các kiến thức và kỹ năng đã học. Học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 1,2,3 chưa có đủ khả năng lĩnh hội kiến thức qua lý thuyết thuần tuý. Hầu hết các em phải đi qua các bài toán, sơ đồ trực quan. Từ đó mới dễ dàng rút ra kết luận, các khái niệm và nội dung kiến thức cơ bản. Các kiến thức đó khi hình thành lại được củng cố, áp dụng vào bài tập với mức độ nâng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Thông qua hoạt động giải toán hình thành nhịp cầu nối toán học trong Nhà trường và ứng dụng toán học trong đời sống xã hội. Các kiến thức giải toán rất thực tế và gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Qua các ví dụ cụ thể giúp học sinh nhận biết số và hình, phản ánh các mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện học. Tổ chức các hoạt động thực hành tính, đo lường, giải toán có nội dung thực tế để giúp học sinh nhận biết toán học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Qua các hoạt động giải toán, học sinh được luyện tập những kiến thức tổng hợp môn toán và các môn học khác như Tiếng việt, Địa lý, Lịch sử, Khoa học… 3/ Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của việc lựa chọn phương pháp giải toán trong hoạt động giải toán: Việc giải toán có một vị trí quan trọng trong chương trình môn toán Tiểu học. Để giải được toán, học sinh cần phải biết phương pháp giải toán. Giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác: Xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán, chọn được phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà - Trường Tiểu học Khai Thái 5 “Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 ” Khi giải toán ta quan tâm đến hai vấn đề lớn: + Nhận dạng bài toán. + Lựa chọn phương pháp giải thích hợp. Khi học sinh đã nhận được dạng bài toán tức là học sinh đã hiểu và xác lập được mối liên hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán. Từ đó lựa chọn phương pháp giải phù hợp, ngắn gọn, độc đáo. Mỗi bài toán có lời văn, để tìm được kết quả đúng thì học sinh có thể tìm ra nhiều phương pháp giải khác nhau. Đối với học sinh Tiểu học phương pháp cho các em dễ hiểu hơn cả là phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng. Phương pháp này các em đã được làm quen ở lớp 1 và ít sử dụng. Đến lớp 2, 3, 4, 5 các dạng toán có lời văn phong phú hơn, các đại lượng có trong bài toán đa dạng và phức tạp hơn. Nên dùng sơ đồ đoạn thẳng để giải sẽ giúp các em giải được một cách dễ dàng hơn. 4/ Xuất phát từ thực trạng của việc dạy và học giải toán bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng ở trường Tiểu học hiện nay: Ở trường Tiểu học hiện nay, ngay từ lớp 1, 2, 3 các em đã được gặp rất nhiều dạng toán được giải bằng sơ đồ đoạn thẳng. Nhưng vì trường Tiểu học quá trình nhận thức và tiếp cận với giải toán còn hạn chế, do đó mà giáo viên chỉ vẽ tóm tắt lên bảng rồi hướng dẫn các em giải, không hướng dẫn kỹ các em vẽ sơ đồ.Do đó lên lớp 3, 4, 5 nhiều bài toán có đại lượng toán học đa dạng, phức tạp hơn cần biểu thị bằng đoạn thẳng cho dễ hiểu. Nếu không có hình vẽ cho học sinh sẽ khó hình dung được cách giải nên bắt buộc các em phải vẽ sơ đồ. Qua thực tế giảng dạy tôi đã thấy các em chưa có kỹ năng biểu thị bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, nếu có thì cách biểu diễn đó cũng chưa chính xác, nên khi nhìn vào sơ đồ chưa toát lên được nội dung cần biểu đạt. Xuất phát từ những lý do thực tế đã nêu và cùng phần nào hỗ trợ cho việc dạy giải toán đơn cho học sinh lớp 2 đạt kết quả cao hơn nên tôi đã chọn đề tài : Ứng dụng phương pháp“Sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp2 ”. Tôi không tham vọng để đưa ra được vấn đề lớn mà chỉ mong muốn góp phần nhỏ nhằm nâng cao tính tích cực sáng tạo của học sinh trong việc học toán góp phần phát triển tư duy toán học cho học sinh lớp 2. II- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà - Trường Tiểu học Khai Thái 6 “Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 ” 1.Đối tượng nghiên cứu học sinh lớp 2D có 27 em.Lớp 2C có 19 em 2.Thời gian thực hiện đề tài :Trong năm học 2013-2014 III- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 1/ Tìm hiểu và hệ thống các phương pháp giải toán thường dùng ở Tiểu học. 2/ Tìm hiểu khái niệm và ứng dụng của phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải toán đơn cho học sinh lớp 2 - chương trình Tiểu học mới. 3/ Trên sơ đồ tìm hiểu và phân tích thực trạng nhằm đề xuất một số ý kiến và ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để dạy giải toán đơn có lời văn ở lớp 2 góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học. VI- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1/ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc giáo trình, tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu trong đề tài. 2/ Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, tìm hiểu thực trạng của việc dạy toán lớp 2- chương trình Tiểu học mới. 3/ Phương pháp thực nghiệm: Kiểm tra tính khả thi của việc ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 2- chương trình Tiểu học mới. V- TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm có 3 phần: Chương I, Chương II, Chương III. Chương I: Tìm hiểu các phương pháp giải toán thường dùng ở Tiểu học. Chương II: ứng dụng một số phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải toán đơn lớp 2 chương trình Tiểu học mới Chương III: Thực trạng của việc giải toán bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng ở lớp 2 hiện nay. Đồng thời tôi nêu lên được một số ý kiến đề xuất thông qua việc tìm hiểu thực trạng dạy của giáo viên và thực trạng của học sinh trong truường Tiểu học hiện nay cũng như quá tình thử nghiệm hai tiết dạy . VI- MỘT SÔ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG ĐỀ TÀI: Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, đề tài này đã tổng kết, hệ thống các nội dung, các yêu cầu của mạch giải toán đơn lớp 2 ứng dụng sơ đồ đoạn thẳng. Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học về giải toán lớp 2. Tìm hiểu một số bài được thiết kế theo cách dạy ứng dụng sơ đồ đoạn thẳng để giải toán, tìm hiểu Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà - Trường Tiểu học Khai Thái 7 “Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 ” thực trạng việc triển khai dạy học giải toán có lời văn, phát hiện ra những ưu điểm, khuyết điểm còn tồn tại để tìm hướng khắc phục. Qua quá trình thực nghiệm, tôi đã đưa ra một số đề xuất và nội dung, phương pháp về giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 bằng ứng dụng sơ đồ đoạn thẳng vào giải toán và mong muốn góp phần hoàn thiện hơn về phương pháp giải toán. VII- TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU SAU ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tìm hiểu ứng dụng một số phương pháp sơ đồ đoạn thẳng vào giải các bài toán có lời văn một cách hoàn thiện ở Tiểu học. B- NỘI DUNG CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN THƯỜNG DÙNG Ở TIỂU HỌC Việc giải toán trong chương trình môn toán ở Tiểu học có vị trí quan trọng. Để giải được toán học sinh cần phải biết lựa chọn phương pháp giải toán phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp giải toán thường dùng ở Tiểu học. 1/ Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng ( sẽ được nêu rõ ở chương II) 2/ Phương pháp rút về đơn vị - phương pháp tỷ số: Là một phương pháp giải toán dùng để giải các bài toán về tỷlệ thuận và tỷ lệ nghịch. 3/ Phương pháp chia tỷ lệ: Là một phương pháp giải toán dùng để giải toán về tìm hai số khi biết tổng và tỷ hoặc hiệu và tỷ số của hai số đó. 4/ Phương pháp thử chọn: Là phương pháp dùng để giải các bài toán về tìm một số khi số đó đồng thời thoả mãn một số điều kiện cho trước. Dùng để giải các bài toán về cấu tạo số, số thập phân, cấu tạo phân số, và cả bài toán có lời văn về hình học, chuyển động đều, toán tính tuổi…. 5/ Phương pháp khử: Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà - Trường Tiểu học Khai Thái 8 “Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 ” Để giải được bài toán bằng phương pháp này ta điều chỉnh cho hai giá trị của một đại lượng trong hai cặp là như nhau.Dựa vào sự chênh lệch giữa hai giá trị của đại lượng còn lại,ta tìm được giá trị tương ứng với một đơn vị của đại lượng này. 6/ Phương pháp giả thiết: Dùng để giải các bài toán về tìm hai số khi biết tổng của hai số và kết quả của phép tính thực hiện trên cặp số hiệu của hai số cần tìm. 7/ Phương pháp thế: Dùng để giải các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu giữa các số đó. 8/ Phương pháp ứng dụng nguyên lý Di Ric Lê: Dùng để giải các bài toán về lý luận. 9/ Phương pháp diện tích và các bài toán có nội dung hình học: Phương pháp diện tích dùng để giải các bài toán về tính diện tích bằng cách vận dụng các tính chất của diện tích, bài toán về nhận dạng các hình học, bài toán về chu vi và diện tích các hình , bài toán về cắt và ghép hình, bài toán về thể tích. 10/ Phương pháp tính ngược từ cuối: Khi giải các bài toán này bằng phương pháp tính ngược từ cuối, ta thực hiện liên tiếp các phép tính ngược với các phép tính đã cho trong bài toán. Kết quả tìm được trong các bước trước chính là thành phần đã biết của phép tính liền sau đó. Sau khi thực hiện hết dãy các phép tính ngược với các phép tính đã cho trong đề bài, ta nhận được kết quả cần tìm. Phương pháp này tính ngược từ cuối để giải các bài toán số học toán có lời văn, toán vui và toán cổ. 11/ Phương pháp ứng dụng sơ đồ: Trong một số bài toán ở Tiểu học, ta gặp các đối tượng hoặc một số nhóm đối tượng khác nhau mà giữa chúng có mối quan hệ nào đấy. Để giải được các bài toán này người ta dùng hình vẽ để biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng… Khi thực hiện lời giải bằng cách sử dụng sơ đồ nói trên ta nên gọi là giải bằng phương pháp sơ đồ. Phương pháp này dùng để giải các bài toán số học, toán có văn, toán suy luận logic. 12/ Phương pháp dùng chữ thay số: Trong khi giải các bài toán, số cần tìm được ký hiệu với biểu tượng nào đó( có thể là? hoặc các chữ a, b, c , x, y…) . Từ cách chọn số liệu nói trên, theo Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà - Trường Tiểu học Khai Thái 9 “Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 ” điều kiện của đề bài, người ta đưa về một phép tính hay dãy tính chứa các biểu tượng này. Dựa vào quy tắc tìm thành phần chưa biết phép tính ta tính được số cần tìm. Phương pháp này dùng để tìm thành phần chưa biết của một phép tính, các bài toán về điền chữ số vào phép tính, tìm các chữ số chưa biết của một số tự nhiên, giải toán có văn. 13/ Phương pháp lập bảng: Thường xuất hiện hai nhóm đối tượng( chẳng hạn tên học sinh và loại hoa, tên người và nghề nghiệp, giải thưởng…) khi giải các bài toán này bằng phương pháp lập bảng, ta thiết lập một bảng gồm các hàng và cột, các cột ta liệt kê các đối tượng thuộc nhóm thư nhất, còn các hàng ta liệt kê các đối tượng thuộc nhóm thứ hai. Dựa vào điều kiện đã cho trong đề bài, ta loại dần (ghi số 0) các ô (là giao của mỗi hàng và cột) trong bảng. Những ô còn lại (không bị loại bỏ) sẽ là kết quả của bài toán. 14/ Phương pháp biểu đồ ven: Khi giải một số bài toán, người ta thường dùng những đường cong kín để mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Nhờ sự mô tả này, ta đi đến lời giải của bài toán một cách tường minh và thuận lợi. Những đường cong như thế gọi là biểu đồ ven. Phương pháp giải toán dùng biểu đồ ven ta gọi là phương pháp biểu đồ ven. 15/ Phương pháp suy luận đơn giản: Suy luận đơn giản là những lý luận không dùng công cụ của lôgic mệnh đề. Khi giải bài toán bằng phương pháp suy luận đơn giản chỉ đòi hỏi học sinh biết vận dụng sáng tạo những kiến thức toán học đơn giản, những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và phong tục tập quán trong sinh hoạt hàng ngày để từ những điều kiện đã cho trong đề bài, phân tích và lập luận lời giải của bài toán. 16/ Phương pháp lựa chọn tình huống: Trong một số bài toán, người ta đưa ra một số tình huống có thể xảy ra và yêu cầu ta lựa chọn và yêu cầu ta chọn tình huống hợp lý nhất theo điều kiện của đề bài. Khi giải bài toán bằng phương pháp lựa chọn tình huống ta dần loại bỏ Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà - Trường Tiểu học Khai Thái 10 [...]... các bài toán hợp và một số dạng toán có lời văn điển hình CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG ĐỂ GIẢI CÁC BÀI TOÁN ĐƠN LỚP 2- CHƯƠNG TRÌNH TIÊU HỌC MỚI I- Khái niệm về phương pháp sơ đồ đoạn thẳng Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng là một phương pháp giải toán ở Tiểu học, trong đó mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượng phải tìm trong bài toán được biểu diễn bởi các đoạn thẳng. .. phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 2 Các phương Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà - Trường Tiểu học Khai Thái 32 Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 pháp và hình thức tổ chức lớp học linh hoạt lấy học sinh làm trung tâm, trong giờ học hầu hết học sinh được tham gia quá trình chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng tóm tắt bài toán. .. có 20 học sinh trai Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh gái? (Bài 3 trang 45 sách giáo khoa toán 2) * Hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu nội dung đề toán - Bài toán cho biết gì? Lớp học có 35 học sinh Trong đó có 20 học sinh trai - Bài toán hỏi gì? (Tìm số học sinh nữ) Bước 2: Tìm cách giải bài toán - Tóm tắt (bằng sơ đồ đoạn thẳng 35 học sinh Nam 20 học sinh ? nữ... Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 các tình huống đã cho trong đề bài bằng cách chỉ ra các mâu thuẫn với tình huống khác Tình huống cuối cùng không bị loại bỏ ra sẽ chỉ ra nó thoả mãn các yêu cầu của đề bài Trong các phương pháp trên thì phương pháp sơ đồ đoạn thẳng được ứng dụng để giải rất nhiều dạng toán ở Tiểu học Chẳng hạn như các bài toán đơn giản, các. .. toán theo sơ đồ tóm tắt cho sẵn cũng khác nhau c/ Các bài toán đơn giải bằng phép tính nhân 1 Bài toán “Tìm tích” Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà - Trường Tiểu học Khai Thái 24 Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 Đối với loại toán này sơ đồ có dạng sau: ? Ví dụ 1: Học sinh lớp 2A xếp thành 8 hàng, mỗi hàng có 3 học sinh Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh? (Bài 2. .. cách khác nhau, Giáo viên sửa lại thành các đề hoàn chỉnh trước khi cho học sinh giải các bước thực hiện giải bài toán tương tự như các bước ở ví dụ 2 ……… 3/ Bài toán 3: Tìm số hạng chưa biết Sơ đồ có dạng ? Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà - ? Trường Tiểu học Khai Thái 22 Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 Ví dụ 1: Một lớp học có 35 học sinh, trong đó có 20 học. .. Khi áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng áp dụng trong giải toán, tôi thấy học sinh rất hứng thú trong học sinh giải toán và đạt được kết quả cao hơn so với nhiều phương pháp khác Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà - Trường Tiểu học Khai Thái 33 Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 Khi học sinh đã vẽ được sơ đồ đoạn thẳng biểu thị nội dung bài toán nghĩa là các em đã:... sinh giải bài toán theo các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu nội dung đề toán Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà Trường Tiểu học Khai Thái 20 Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 Bài toán cho biết gì? Hoà có 22 nhãn vở Cho bạn 9 nhãn vở - Bài toán yêu cầu tìm gì? (Tìm số nhãn vở còn lại của Hoà) Bước 2: Tìm cách giải bài toán - Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng nhãn 22 9 nhãn... 20 = 35 Hoặc 35 - 15 = 20 Vậy đáp số đúng Ví d 2: Đặt thành đề toán theo sơ đồ sau rồi giải bài toán đó 25 quả cam ? quýt 45 quả Hướng dẫn học sinh giải Bước1 : Hướng dẫn học sinh nhìn vào sơ đồ tóm tắt để nhận dạng toán (bài toán thuộc dạng “tìm số hạng chưa biết”) Người thực hiện:Nguyễn Thúy Hà Trường Tiểu học Khai Thái 23 Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 ... biết gì ? Cho biết điều kiện gì ? Bài toán hỏi gì ? Từ đó học sinh xuất hiện hoạt động trí tuệ lôgíc để tìm ra cách giải bài toán Bước 2: Tìm cách giải bài toán a/ Tóm tắt nội dung bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng: Tức là dùng các đoạn thẳng cho các số (số đã cho, số phải tìm trong bài toán) để minh hoạ rõ các mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượng phải tìm của bài toán Nhìn vào sơ đồ tóm tắt . II : ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG ĐỂ GIẢI CÁC BÀI TOÁN ĐƠN LỚP 2- CHƯƠNG TRÌNH TIÊU HỌC MỚI. I- Khái niệm về phương pháp sơ đồ đoạn thẳng Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng là một phương. giải toán đơn lớp 2 ứng dụng sơ đồ đoạn thẳng. Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học về giải toán lớp 2. Tìm hiểu một số bài được thiết kế theo cách dạy ứng dụng sơ đồ đoạn thẳng để giải toán, . Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2 ” 1.Đối tượng nghiên cứu học sinh lớp 2D có 27 em .Lớp 2C có 19 em 2. Thời gian thực hiện đề tài :Trong năm học 20 13 -20 14 III-

Ngày đăng: 14/04/2015, 15:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan