thực tập chuyên đề tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu lợn con giai đoạn từ 160 ngày tuổ

49 1.4K 6
thực tập chuyên đề tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu lợn con giai đoạn từ 160 ngày tuổ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều tra tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu lợn con giai đoạn từ 160 ngày tuổi và so sánh hiệu lực điều trị của 3 loại thuốc: EnrofloxT, Genorfcoli và Norfacoli , trong điều trị bệnh tại xã Kiên Thành Lục Ngạn Bắc Giang.

Lời cảm ơn Thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian rất quý báu và bổ ích có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên chúng em. Nó đã trang bị hành trang kiến thức lớn không chỉ là cuộc sống hàng ngày, xã giao công việc, công tác xã hội mà thực tập tốt nghiệp giúp em nâng cao tay nghề, bổ sung kiến thức để sau khi ra trường không còn bỡ ngỡ mạnh dạn phát huy tay nghề góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong công cuộc xây dựng đất nước trở thành ngưòi có ích cho xã hội. Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi-thú y, BGH trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cán bộ thú y, Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân xã Kiên Thành đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành khoá luận này. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy Phan Đình Thắm, đã giúp đỡ em trong đợt thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn ! Kiên Thành, ngày tháng năm 2012 Sinh viên Đinh Văn Bình Phần 1 MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với mỗi sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng nói chung và sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thỏi Nguyờn - nói riêng. Thời gian thực tập là thời gian để mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức đã học tại trường, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực tế nghiên cứu và sản xuất tại cơ sở. áp dụng phương châm: “ Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế sản xuất” hàng năm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, thường xuyên liên hệ gửi sinh viên về cơ sở chăn nuôi địa phương, các trang trại, xí nghiệp, công ty để sinh viên thực tập tay nghề và bổ sung kiến thức cho công tác chăn nuôi cũng như công tác điều trị. 1 Tuy nước ta là một nước đi lên từ nông nghiệp mang nhiều tính chất thuần nông, hiện nay trên đà phát triển thành một nước công nghiệp nhưng nông nghiệp vẫn là nền tảng, cơ sở để tạo đà cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngành trồng trọt và chăn nuôi vẫn là 2 mảng chính trong sản xuất nông nghiệp. Nếu phát triển chăn nuôi sẽ góp phần làm tăng giá trị hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ chỗ phải nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ nước ngoài vào đến nay nước ta đã có thể xuất khẩu ra các nước bạn. Ngành chăn nuôi còn tận dụng được những sản phẩm từ các ngành khác như: trồng trọt, chế biến…Mặt khác nó còn cung cấp các sản phẩm có giá trị chất dinh dưỡng cao như: thịt, trứng, sữa thúc đẩy công nghệ chế biến thực phẩm phát triển. Hơn nữa ngành chăn nuôi còn tận dụng được các chất thải để dùng cho ngành trồng trọt như phân, nước thải Chính vì tầm quan trọng của ngành chăn nuôi như vậy nên ngành chăn nuôi không thể thiếu trong sự phát triển nền kinh tế của mọi đất nước trên thế giới. Tuy nhiên với tình hình chung như diễn biến của dịch bệnh ngày càng phức tạp, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm và gần đây còn xảy ra một số bệnh mới như H 1 N 1 , dịch tai xanh đã gây không ít khó khăn và trở ngại cho ngành chăn nuôi, gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế của người chăn nuôi và cả thế giới. Những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước và các ban ngành cùng với chính quyền địa phương thì công tác thú y ở cơ sở đã được chú trọng rất nhiều, công tác phòng trừ dịch bệnh tại cơ sở được nâng cao. Đảng và nhà nước đã đề ra chủ trương tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong vụ xuân hè nhằm giảm chi phí chữa bệnh cho đàn vật nuôi của người dân mỗi khi dich bệnh xảy ra. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của khoa CNTY cũng như sự tiếp nhận của xã Kiên Thành em được về thực tập tại xã -Kiên Thành-Lục Ngạn-Bắc Giang thời gian thực tập từ ngày 07/05 đến ngày 30/07/2012 với nội dung: Phần 1 : Phần mở đầu 1.1 Đặt vấn đề. 1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng có nền kinh tế rất phát triển như: công nghệp, thương mại, dịch vụ…trong đó nông nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nước ta đã và đang xây dựng thực hiện kế hoạch để đạt mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì nông nghiệp là ngành có xu hướng ngày càng phát triển đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi. Hơn 80% dân số nước ta là lao động sản xuất nông nghiệp nên chăn nuôi là ngành thu hút được nhiều người quan tâm. Ngành chăn nuôi lợn nước ta phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Phần lớn lượng thịt được cung cấp ra ngoài thị trường tiêu thụ theo nhu cầu người tiêu dùng và một phần không nhỏ lượng thịt được đem xuất 2 khẩu. Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của hàng triệu người dân Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Chăn nuôi lợn vừa tận dụng các sản phẩm phụ phẩm từ nông nghiệp trồng trọt, thức ăn dư thừa của con người vừa cung cấp phân bón cho trồng trọt, nuôi cá, làm nguyên liệu khí đốt mà sản phẩm thịt lợn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. Mặt khác con lợn lại là vật nuôi dễ nuôi, có thời gian sinh trưởng ngắn, thích nghi tốt với các điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy mà chăn nuôi lợn ngày càng phát triển về quy mô số lượng lẫn chất lượng đàn vật nuôi. Song song với lợi ích kinh tế mà ngành chăn nuôi lợn đã đạt được thì hiện nay chăn nuôi vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: ô nhiễm môi trường, bệnh tật, dịch bệnh nguy hiểm có thể lây sang người… Dịch bệnh luôn là mối đe doạ nguy hiểm không chỉ đối với loài người mà con vật cũng bị ảnh hưởng rất lớn gây nhiều thiệt hại về kinh tế. Hiện nay vẫn còn nhiều bệnh hay xảy ra đối với lợn như: dịch tả, tiêu chảy, sưng phù đầu, phân trắng lợn con… Trong đó bệnh rất phổ biến và hay gặp hiện nay là bệnh “sưng phù đầu” ở giai đoạn lợn con trước và sau cai sữa. Bệnh do vi khuẩn đường ruột E.coli gây nên làm thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn đăc biệt hay gặp nhất ở lợn con với tỷ lệ chết cao. Do nhận thức của người dân còn hạn chế về công tác vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh thú y. Vì vậy công tác phòng và trị bệnh là một công việc rất quan trọng nhằm góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra. Để giúp người chăn nuôi có thể lựa chọn được những thuốc điều trị bệnh “sưng phù đầu” có hiệu quả cao, dễ ứng dụng trong sản xuất em tiến hành nghiên cứu đề tài: Điều tra tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu lợn con giai đoạn từ 1-60 ngày tuổi và so sánh hiệu lực điều trị của 3 loại thuốc: Enroflox-T, Genorfcoli và Norfacoli , trong điều trị bệnh tại xã Kiên Thành - Lục Ngạn - Bắc Giang. 1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu. + Mục đích. - Xác định được tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu lợn con giai đoạn 1-60 ngày tuổi. - Tìm ra phương pháp điều trị sưng phù đầu có hiệu quả nhất. + Yêu cầu. - Điều tra được tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn 1-60 ngày tuổi. - Xác định được thuốc điều trị đạt kết quả cao nhất, an toàn và kinh tế nhất. 1.2.Điều kiện để thực hiện chuyên đề 1.2.1.Điều kiện bản thân - Tình trạng sức khỏe, phương tiện đi lại đảm bảo trong thời gian thưc tập tốt nghiệp. 1.2.2. Điều kiện cơ sở 3 - ubnd xã Kiên Thành đã tiếp nhận và tạo điều kiện tốt nhất để em thực hoàn thành đợt tốt thực tập này. 1.2.3. Điều kiện tự nhiên 1.2.3.1. Vị trí địa lý Kiên Thành là một xã miền núi thuần nông nghiệp của huyện Lục Ngạn có vị trí tương đối thuận lợi cách trung tâm huyện 4km và chia làm 26 thôn: Trung Phù Phượng Hoàng Lam Sơn Núi Năng Trại Giáp Trại Mới Khanh Mùng Minh Sơn Bãi Bằng Nương Gai Đông Cẩm Hoàng Tây Đèo Cạn Thành Công Gai Tây Cẩm Hoàng Đông Kai Lé Cầu Bản Hạ Mùi Tây Nguộn Phú Hà Tân Thành Mùi Đông Chùa Rào Vị trí tiếp giáp: -Phía bắc giáp xó Trự Hựu -Phía nam giáp xã Sơn Hải -Phía đông giáp xã Thanh Hải -Phía tây giáp xã Kiên Lao Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Kiên thành là 1302,79 ha, có vị trí tương đối thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế xã hội. Xã có một số tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua nối Kiên Thành với các vùng lân cận. Do vậy việc đưa thông tin đến cho người dân hết sức thuận tiện. Nhờ có mạng lưới giao thông thuận lợi nên việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hoá trên địa bàn xã với nhau rất thuận lợi. Như vậy Kiên Thành có rất nhiều tiềm năng về kinh tế, đất đai và nguồn lao động. 1.2.3.2. Địa hình đất đai. Đất là nguồn tài nguyên quý giá và vô tận nếu con người biết khai thác và sử dụng hợp lý. Tuỳ từng loại đất khác nhau mà có cơ cấu sử dụng khác nhau. Tổng diện tích đất đai tự nhiên của toàn xã là: 1302,79 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: 832,01ha chiếm 63,86% Diện tích đất chuyên dùng là: 108,23 ha chiếm 8,31% Diện tích đất ở nông thôn là: 252,01 ha chiếm 19,34% Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là: 53,16 ha chiếm 4,08% Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là: 38,1 ha chiếm 2,93% Vài năm trở lại đây tình hình đất đai của toàn xã có sự biến động rõ rệt. Diện tích đất tự nhiên đã được chuyển đổi dần chủ yếu là đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, chăn nuôi… trong đó phần lớn diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang diện tích đất sử dụng cho 4 chăn nuôi . Do đó tình hình chăn nuôi trong toàn xã đang dần phát triển nên diện tích đất sử dụng cho chăn nuôi cũng tăng đáng kể. Đất nông nghiệp rất màu mỡ phì nhiêu thuận lợi cho phát triển các loại cây rau màu như: cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dài ngày…nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Đồng thời các chế phụ phẩm cho nông nghiệp như: rơm, thân cây ngô, lạc, đậu tương…lại được dùng làm thức ăn cho trâu, bò. Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thì ngành chăn nuôi đang dần phát triển ngày càng mạnh cả về số lượng và chất lượng đàn vật nuôi như: chăn nuôi lợn, gà thịt, gà đẻ, chăn nuôi trâu, bò…Do có những chủ trương chính sách của chính quyền, UBND xã đã có những đầu tư hợp lý cho sự phát triển của chăn nuôi như: quy hoạch thành khu chăn nuôi xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi, khuyến khích nhân dân phát triển chăn nuôi, đồng thời mở các lớp tập huấn khuyến nông để giúp bà con nắm bắt các kiến thức, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 1.2.3.3. Giao thông- thuỷ lợi * Giao thông Kiên Thành có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, với chất lượng khá tốt có thể đáp ứng nhu cầu phát triển nhu cầu hiện tại. Toàn xã đã có 20/26 thôn trong xã được bê tông hoá, các thôn nằm dải dác xa nhất cách trung tâm xã là 4-6 km. * Thuỷ lợi Năm 2005 xã đã xây dựng được hệ thống kênh mương tương đối hoàn chỉnh và kiên cố hoá. Với chủ trương đưa nước về tận ruộng với 20,5km hệ thống kênh mương được xây dựng kiên cố nhằm tiết kiệm thời gian và sức lao động cho người dân. Ngoài ra trong xã còn có đập, hồ chứa nước để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phát triển như Đập khuõn Thần, Hồ An Ninh… Đây là nơi cung cấp nước chủ yếu cho mùa Đông khô hanh. 1 2.3.4. Thời tiết khí hậu. Là một xã miền núi nằm trong vùng tiểu khí hậu nên chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu gió mùa. Có bốn mùa rõ rệt: Xuân- Hạ- Thu- Đông. Với điều kiện khí hậu như vậy thì rất thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng nhưng lại ảnh hưởng tới sự phát triển của vật nuôi do sự thay đổi thất thường của thời tiết khí hậu gây ra như: bão, lũ lụt Nhiệt độ trung bình trong năm: 23 0 C Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 với 34 0 C Tháng có nhiệt độ thấp nhất là 11 0 C Lượng mưa không đồng đều giữa các tháng trong năm. Có tháng thì mưa nhiều, có tháng thì không mưa. Lượng mưa trung bình cả năm từ 1500-1700mm phân thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 10 chiếm 5 80-82% tổng lượng mưa, trung bình là 75mm/tháng. Lượng mưa ít nhất là tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trung bình là: 25mm/ tháng. Lượng mưa góp phần quyết định đến độ ẩm không khí và có ảnh hưởng rõ rệt, độ ẩm trung bình cả năm là: 75% Tháng có độ ẩm cao nhất là: 85% Tháng có độ ẩm thấp nhất là: 65% Với những điều kiện thời tiết như vậy thì sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng phát triển không chỉ cây trồng mà vật nuôi cũng bị ảnh hưởng rất lớn. ảnh hưởng trực tiếp và rõ nhất là nó tác động đến ngành chăn nuôi như: chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi trâu bò rất hay bị bệnh khi thời tiết thay đổi. Vì sự thay đổi của thời tiết khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển mà còn gây thiệt hại lớn cho ngành kinh tế nên phải có biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng trừ dịch bệnh để tránh những thiệt hại về kinh tế do khí hậu gây ra. 1.2.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 1.2.4.1 Dân số, nguồn lao động. *Dân số. Hiện nay toàn xã có 10.424 nhân khẩu với 2.685 hộ khẩu. Dân số được phân bố khắp 18 thôn trong xã nhưng không đều, dân số xã Trù Hựu tương đối cao trong đó: Nam có: 5406 người chiếm 51,86%. Nữ có: 5018 người chiếm 48,14% Mấy năm vừa qua công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được tuyên truyền rộng rãi, nên tỷ lệ hộ gia đình sinh con thứ 3 ngày một giảm, vì vậy tỷ lệ gia tăng dân số chỉ còn là 1,02%. * Nguồn lao động Nguồn lao động của xã rất đông, số người trong độ tuổi lao động là 7153 người chiếm 68,62% dân số của toàn xã. Số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng lên đây chính là nguồn lao động dồi dào của địa phương, bên cạnh đó trong xã vẫn còn có nhưng hộ nghèo chiếm 5,43% dân số của toàn xã. Vấn đề việc làm cho người lao động lúc nông nhàn cũng đang được chính quyền và nhà nước quan tâm, một số người khi học xong phổ thông không biết làm gì thì ở cơ sở đã có những nhà làm nghề thủ công, để giải quyết việc làm cho người lao động. 1.2.4.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật. * Y tế. Quan tâm đến sức khoẻ là vấn đề rất cần thiết và sâu sắc nhằm đảm bảo sức khoẻ cho mọi người. Trạm y tế được xây dựng ngay trên trụ sở của UBND thuộc thôn Tõn Thành, tuy cơ sở hạ tầng chưa cao nhưng cũng đã có đầy dủ thuốc men, phòng khám và điều trị, dụng cụ thiết bị y tế cần thiết, 1 vuờn thuốc nam để phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Không chỉ vậy mà đội ngũ cán bộ y bác sỹ rất nhiệt tình với bệnh nhân khi tham gia thăm khám và chữa 6 bệnh. Trạm y tế xã có đội ngũ chuyên môn như: 1 trình độ đại học, 1 cao đẳng, 3 trung cấp. Hàng năm trạm y tế xã đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như: Tiêm chủng mở rộng, chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, chiến dịch cho uống Vitamin A, chống tiêu chảy đạt kết quả cao. Y tế xã thường xuyên phối hợp với y tế tuyến trên về khám chữa bệnh tại trạm cho nhân dân trong xã. * Giáo dục. Trường học ở xã ngày càng nâng cấp với đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy và học của giáo viên và học sinh. Trường học có đủ phòng học cho học sinh: phòng thí nghiệm, thực hành, sân chơi thể thao cho học sinh… nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi cho học sinh, giáo viên như: thi học sinh giỏi cấp trường, giáo viên thi đua dạy tốt học tốt. Các cuộc thi đều được học sinh, giáo viên tham gia nhiệt tình và thu được thành tích cao. Hàng năm trẻ em được đến trường đầy đủ đúng độ tuổi không có trường hợp phải nghỉ học hoặc bỏ dở. Trong toàn xã có 1 trường trung học với 26 lớp với 875 học sinh, 1 trường tiểu học với 25 lớp 972 học sinh, 10 lớp mầm non với 306 học sinh và 15 giáo viên. Như vậy mức độ phổ cập giáo dục rất rộng rãi tỷ lệ mù chữ dần dần bị xoá bỏ đã đưa xã ngày một đi lên. *Phương tiện thông tin đại chúng. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền xó Kiên Thành năm 2001 xã đã xây dựng kiên cố 1 bưu điện xã nằm ngay cạnh trụ sở UBND xã với đầy đủ các trang thiết bị như: máy điện thoại để liên lạc, máy vi tính để cập nhật thông tin, tủ sách báo để mọi người tìm hiểu thông tin phục vụ cho mục đích làm kinh tế. Tất cả các thôn trong xã đều được lắp đặt hệ thống loa truyền thanh để giúp cho bà con trong thôn đều biết được thông tin về kế hoạch chăn nuôi, trồng trọt, sâu bệnh góp phần nâng cao kinh nghiệm sản xuất. * Các công trình công cộng. Trung tâm UBND xã có khu công sở cao tầng kiên cố với đầy đủ các phòng ban giúp cho công tác lãnh đạo tuyên truyền được thuận lợi. Trong toàn xã tất cả các thôn đều đã xây dựng được nhà văn hoá thôn để mọi người cùng giao lưu sinh hoạt văn hoá văn nghệ, hội họp với đầy đủ trang thiết bị như loa phóng thanh, bàn ghế. Mỗi thôn đều có một sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông giúp cho công tác thể dục thể thao được nâng cao, bà con nông dân được vui chơi giải trí sau những ngày mùa bận rộn. 1.2.5. Tình hình chăn nuôi - thú y. 1.2.5.1. Tình hình chăn nuôi. Hiện nay kinh tế nước ta đang trên đà phát triển ở tất cả các lĩnh vực như: công nghiệp, dịch vụ, thương mại, chăn nuôi trong đó ngành chăn nuôi thú y là ngành có xu hướng ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Nó đóng vai trò là ngành kinh tế chủ đạo trong nền nông nghiệp Việt Nam. Chăn nuôi là 7 ngành đáp ứng đầy đủ nhu cầu cuộc sống sinh hoạt của người dân như: cung cấp thịt, trứng, sữa Đồng thời cung cấp phân bón, sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhằm góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, tăng năng suất cây trồng thúc đẩy nền kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển. Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy số lượng đàn gia súc, gia cầm trong xã là rất lớn. Lượng gia súc gia cầm có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Từ năm 2010 đến năm 2012 số lượng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm tăng lên do tình hình chăn nuôi của xã ngày càng phát triển ở quy mô hộ gia đình theo kiểu kinh tế trang trại như: chăn nuôi lợn, gà nên số lượng đã tăng lên đáng kể. * Cơ cấu, số lượng gia súc, gia cầm. Bảng 1: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Kiên Thành trong 3 năm gần đây Năm Loại gia súc, gia cầm (con) Lợn Trâu Bò Gia cầm Chó,mèo Đực giống Nái Thịt Gà Vịt Ngan 2010 6 423 9106 25 270 33500 1730 486 1085 2011 5 362 8202 27 246 35020 1782 306 1378 2012 7 418 8150 18 180 46560 1650 312 1542 ( Nguồn số liệu do trưởng thú y xã cung cấp) Đối với trâu, bò có số lượng nhiều là do xã có diện tích đất nông nghiệp lớn mà đa số người dân sống dựa vào nông nghiệp bên cạnh đó cơ giới hoá nông nghiệp chưa phát triển nên chăn nuôi trâu, bò chủ yếu là để lấy sức kéo, phân bón phục vụ sản xuất là chính. Đến đầu năm 2012 thì lượng đàn gia súc lại có xu hướng giảm xuống là do cuối năm 2011 đầu năm 2012 có đợt gió rét đậm, rét hại làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển của vật nuôi không chỉ trong xã mà nó còn gây ảnh hưởng cho toàn miền Bắc. Gió rét làm cho sức khoẻ vật nuôi giảm sút sức đề kháng kém nên bệnh tật xảy ra nhiều. Vì vậy mà số lượng đàn gia súc, gia cầm của xã đầu năm 2012 giảm với số lượng lớn. *Tình hình thức ăn. Nguồn thức ăn chủ yếu cho gia súc, gia cầm là sản phẩm của ngành trồng trọt như: lúa, ngô, khoai, sắn,… Những sản phẩm này có thể ăn trực tiếp hay nấu chín giúp cho vật nuôi hấp thụ tốt các loại thức ăn đảm bảo chất lượng cao. Ngoài ra bà con còn cung cấp các loại cám ăn thẳng và thức ăn đậm đặc có giá trị chất dinh dưỡng cao. Đa số người dân biết cách pha các loại thức ăn đậm đặc với thức ăn có sẵn, nhằm tận dụng các thức ăn của trồng trọt, đỡ một phần chi phí, rút ngắn thời gian nuôi, tăng thu nhập trong sinh hoạt. * Công tác giống + Công tác chăn nuôi lợn 8 Chăn nuôi lợn vẫn là nghề truyền thống có từ lâu đời và phổ biến ở hầu hết các hộ gia đình nông thôn. Chăn nuôi lợn ban đầu từ quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình 1-2 con chăn để tận dụng thức ăn dư thừa dần dần người dân đã phát triển tăng số lượng lên theo quy mô chăn nuôi trang trại vài chục đến vài trăm con nhằm cung cấp sản phẩm phục vụ cho thị trường tiêu dùng và xuất khẩu. Trong xã hiện nay đã có rất nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại từ vài chục con trở lên với cơ cấu đàn gồm lợn nái và lợn thịt. Vì vậy công tác chăn nuôi lợn của xã ngày càng phát triển về quy mô đàn với số lượng lớn. Theo số liệu thống kê của ban thú y xã tính đến năm 2012 tổng đàn lợn của xã là 26679 con. Trong đó: Lợn nái là: 1203 con Lợn thịt là: 25458 con Lợn đực giống là: 18 con Công tác giống và thụ tinh nhân tạo: “Giống là tiền đề thức ăn là cơ sở” Có thể nói giống là một khâu rất quan trọng đóng vai trò quyết định năng suất chất lượng không chỉ trong chăn nuôi mà trong sản xuất nông nghiệp. Nếu giống tốt thì khả năng sinh trưởng phát triển nhanh năng suất sản phẩm nhiều và ngược lại. Vì vậy công tác lai tạo và chọn giống rất được người dân quan tâm và trú trọng. Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao. Trước đây do kinh tế còn thấp kém nhu cầu của người dân là ăn no, mặc ấm thì hiện nay nhu cầu đó đã cao hơn rất nhiều. Sản phẩm thịt phải đạt được chất lượng thơm ngon, ít mỡ, nhiều nạc để tạo ra được các con giống có năng suất chất lượng thì người chăn nuôi đã cho lai tạo với các giống lợn ngoại như: Đại bạch, Duroc, Landrace, Lang Hồng… để tạo ra con lai F1 có năng suất, chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của con người. Trước kia phương pháp lai tạo giống được bà con địa phương sử dụng vẫn là phối giống trực tiếp bên cạnh đó một số ít hộ sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Phương pháp phối giống trực tiếp đem lại hiệu quả chưa cao con nái dễ mắc bệnh đường sinh dục như: viêm tử cung, viêm âm đạo tỷ lệ thụ thai không cao. Vì vậy hiện nay đa số người dân chăn nuôi đã áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để phối giống cho lợn. Phương pháp này có ưu điểm là tỷ lệ thụ thai cao, con nái ít bị bệnh đường sinh dục, con sinh ra khoẻ mạnh hiệu quả kinh tế cao. Tất cả đều góp phần làm cho số lượng và chất lượng đàn lợn được cải thiện và tăng cao rõ rệt. Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi: Đối với các hộ gia đình chăn nuôi với số lượng ít thì thức ăn mà bà con sử dụng là tận dụng sản phẩm có sẵn trong nông nghiệp nhằm góp phần giảm thiểu chi phí chăn nuôi tăng thu nhập cho gia đình. Các loại sản phẩm được sử dụng cho chăn nuôi: bột gạo, bột ngô, bột sắn, khoai lang, rau muống…được bà con sử dụng theo phương pháp nấu chín cho ăn. 9 Đối với các trại chăn nuôi với số lượng thì thức ăn được sử dụng chủ yếu là các loại cám đậm đặc, cám tăng trọng của các hãng công ty khác nhau như: Con Cò, Con Heo Vàng, hay cám AAA… Chăm sóc nuôi dưỡng: Giống tốt, thức ăn đầy đủ cân đối vẫn chưa đảm bảo cho sự phát triển, sinh trưởng của lợn mà chăm sóc nuôi dưỡng là khâu kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhằm hạn chế được các loại bệnh và dịch bệnh xảy ra giúp đàn vật nuôi lớn nhanh, khoẻ mạnh. Chính vì vậy mà khâu chăm sóc nuôi dưỡng được bà con rất quan tâm chú ý như: xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, cho ăn Ngoài ra công tác tiêm phòng và vệ sinh tẩy uế sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi được quan tâm và thực hiện thường xuyên. Vệ sinh chuồng trại: Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt mà công tác vệ sinh chuồng trại không tốt thì nguy cơ gia súc bị bệnh là rất cao làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng đàn vật nuôi. Vì vậy công tác vệ sinh chuồng trại là một công việc rất quan trọng và phải được thực hiện một cách thường xuyên nhất là đối với chăn nuôi hộ gia đình, chuồng nuôi lợn và khu chứa phân, nước tiểu vẫn còn chưa hợp lý nên công tác vệ sinh chuồng trại phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Đối với các trại chăn nuôi thì đã có khu xử lý phân, nước tiểu theo phương pháp xây hầm Bioga lấy khí đốt, làm thức ăn cho cá. Hiệu quả kinh tế: do chăn nuôi đem lại là rất lớn do người dân biết kết hợp các phương thức chăn nuôi và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của địa phương nhằm giảm chi phí đầu vào cho sản xuất tăng hiệu quả kinh tế. Giá cả thị trường con giống và thịt tiêu dùng luôn biến đổi từ đầu năm 2010 cho đến nay. Giá con giống dao động từ 60-85.000 đồng/kg, giá thịt tiêu dùng loại ngon dao động từ 85-90.000 đồng/kg. Vì vậy thu nhập từ chăn nuôi lợn đem lại cho người dân là rất cao. *. Chăn nuôi trâu, bò. Qua điều tra chăn nuôi trâu, bò đang rất phát triển và chủ yếu là chăn nuôi theo hướng cung cấp sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất ngoài ra còn cung cấp một lượng thực phẩm ra thị trường. Do diện tích đồng ruộng nhiều và được bao bọc bởi các đồi núi nên nguồn thức ăn dồi dào và phong phú thuận lợi cho việc chăn thả. Hình thức chăn nuôi chủ yếu theo hộ gia đình nên chuồng trại chỉ mang tính chất tạm thời vẫn còn bị rét vào mùa đông, nền chuồng chưa được khô ráo, phân, rác thải chưa được xử lý. Do vậy nên số lượng gia súc mắc bệnh còn nhiều. Theo điều tra thống kê của ban thú y xã thì đến năm 2012 tổng đàn trâu, bò của xã là 198 con. Trong đó: Trâu là: 180 con; Bò là: 18 con Công tác giống và thụ tinh nhân tạo: Các giống trâu, bò được sử dụng vẫn chủ yếu là các giống của Việt Nam. Đây là những giống có vóc dáng thể chất nhỏ 10 [...]... B.complex: 2ml/ con Vitamin C: 1ml/ 5 kg P Tiêm bắp 2 lần/ ngày Điện giải: 0,5 g/ kg P cho uống - Tỷ lệ lợn con mắc bệnh sưng phù đầu theo giai đoạn ngày tuổi chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn I: từ sơ sinh- 10 ngày tuổi Giai đoạn II: từ 11- 35 ngày tuổi Giai đoạn III: từ 36- 60 ngày tuổi Các chỉ tiêu: Số con mắc Tỷ lệ mắc (%) = x 100 Số con theo dõi Số con khỏi Số con mắc Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tỷ lệ tái phát... dịch tễ học Bệnh sưng phù đầu là bệnh thường xuất hiện ở lợn con giai đoạn trước và sau cai sữa 1- 3 tuần tuổi Tuổi cảm nhiễm của lợn thường vào lúc 4- 10 tuần tuổi cũng có trường hợp bệnh sưng phù đầu được phát hiện ở lợn sơ sinh 4 ngày tuổi hay cả lợn nái, lợn thịt Shaks (1938)[1] 15 Tỷ lệ mắc bệnh của lợn con cao có khi lên tới 80-90% Tỷ lệ nhiễm bình quân 30-40% số con mắc trong đàn (Timoney 1950;... Sweeney 1976)[2] Tỷ lệ mắc bệnh cao nên tỷ lệ chết khá cao từ 50-90%, bệnh kéo dài 4-14 ngày , trung bình < 7 ngày Nếu bệnh xảy ra ngay những ngày đầu mới sinh thì tỷ lệ chết 20-25% có khi lên tới 90% số con bị bệnh (Hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn con cao sản nhà xuất bản NN 1999)[2] Theo Shanks 1938; Timoney 1950 thì bệnh sưng phù đầu phát triển nhanh lây lan mạnh đặc biệt là nhữmg con lợn khoẻ mạnh,... y: xylanh, kim tiêm, panh… 2.3 Nội dung nghiên cứu a Xác định tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu lợn con trước và sau cai sữa trên địa bàn xã Kiên Thành - Lục Ngạn- Bắc Giang b So sánh hiệu lực của 3 loại thuốc điều trị bệnh sưng phù đầu 2.4 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thống kê, theo dõi Điều tra tỷ lệ lợn con bị bệnh sưng phù đầu giai đoạn trước và sau cai sữa trên địa bàn xã Kiên Thành - Lục Ngạn-... HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1.1 Sơ lược về bệnh sưng phù đầu Bệnh sưng phù đầu (Edema Disease) do vi khuẩn E.coli đường ruột gây nên ở lợn con giai đoạn trước và sau cai sữa Bệnh có tên la tinh Colibaccilosis hay còn gọi là Eschierichia Coli Bệnh sưng phù đầu là bệnh nhiễm độc huyết truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi độc tố của 1 số Serotyp E.coli họ trực khuẩn đường ruột Đặc trưng của bệnh là hiện tượng phù thũng... là hiện tượng phù thũng ở phần đầu, mí mắt, lợn ỉa chảy phân màu vàng hoặc ghi nhạt Bệnh xảy ra cả 4 mùa: Xuân- Hè- Thu- Đông Bệnh thường gặp ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi Tỷ lệ lợn con mắc bệnh không cao vẫn có thể gây chết, lợn hay bị bệnh nhất là lúc 6-7 tuần tuổi gây chết và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn lợn giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi Bệnh được xác định ở nhiều nước... trùng : 2 ml/ con Lợn : Tụ huyết trùng : 2 ml/ con Dịch tả : 1 ml/ con Gia cầm: Gà < 35 ngày tuổi : 0,1 ml/ con > 35 ngày tuổi : 0,5 ml/ con Vịt < 35 ngày tuổi : 0,5 ml/ con > 35 ngày tuổi : 1 ml/ con Bảng 3: Kết quả tiêm phòng gia súc, gia cầm trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại xã Kiên Thành- Lục Ngạn- Bắc Giang Liều lượng Số được tiêm Loại gia súc, gia cầm Loại vaccine (ml/ con) ( con) Dịch tả... lệ nhiễm bệnh E.coli ở lợn con thay đổi theo nhiệt độ, độ ẩm và không khí Do đó để hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh E.coli thì ngoài biện pháp về dinh dưỡng, thú y cần đảm bảo khí hậu chuồng nuôi thích hợp Bệnh sưng phù đầu thường gặp ở lợn con mới sinh vào các giai đoạn tuổi trước và sau cai sữa 1-3 tuần tuổi Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất lên đến 100% (Đào Trọng Đạt 1986)[10] Nguyễn Thị Nội 1984[11] đã dùng 1 số... sức đề kháng cho cơ thể chống hiện tượng mất nước Trong thực tế có rất nhiều loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh sưng phù đầu lợn con như : Enrofloxacin, Neomycine, Furazolidon, Genorfcoli, Norfacoli 1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong và và ngoài nước 1.3.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Bệnh sưng phù đầu thường xảy ra ở lợn 1-60 ngày tuổi, hay gặp nhiều nhất ở lợn trước và sau cai sữa 1-3 tuần tuổi... Khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ theo số lượng tăng dần tránh thay đổi đột ngột Phòng bệnh bằng cách tiêm phòng cho lợn nái kháng thể E.coli sưng phù đầu Ngoài ra cần tiêm Dextran Fe cho lợn nái trước khi sinh vài ngày và tiêm cho lợn con sau khi sinh 3 ngày, sau 7 ngày tiêm nhắc lại lần 2 nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể hạn chế bệnh xảy ra * Biện pháp trị bệnh Khi điều trị E.coli dung huyết . khoá luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi-thú y, BGH trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cán bộ thú y, Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân xã Kiên. LIỆU 1.3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI. 1.3.1.1 Sơ lược về bệnh sưng phù đầu. Bệnh sưng phù đầu (Edema Disease) do vi khuẩn E.coli đường ruột gây nên ở lợn con giai đoạn trước và sau cai sữa. Bệnh. chất. Số lượng các loại dinh dưỡng được tiêu thụ và cơ chế tiêu hoá, thấm hút của đường tiêu hoá (Deprez 1989; Smith và Halls 1968; Berschinger và cộng sự 1990; Schulze 1977) [6] . Sự tạo thành

Ngày đăng: 14/04/2015, 13:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan