Giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến chương trình du lịch nội địa của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội

45 1.2K 13
Giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến chương trình du lịch nội địa của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình một cách tốt nhất, ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân còn có sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều của thầy cô và bạn bè trong suốt quá trình em làm khóa luận. Để đáp lại sự giúp đỡ đó, cho phép em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong trường Đại học Thương Mại nói chung và khoa Khách sạn - Du lịch nói riêng đã trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.S. Hoàng Thị Lan đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội (HYT Travel) cùng đoàn thể anh chị em công nhân viên đã tạo điều kiện cung cấp cho em số liệu và tài liệu cần thiết để hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp. Do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô góp phần hoàn thiện hơn bài khóa luận của em. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Phương Anh i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 PHỤ LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ HYT Travel TP. Hồ Chí Minh TP. Nha Trang PATA UBND TP. Hà Nội Hanoi youth tourism Trading Joint Stock company (hay Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội) Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Nha Trang Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một hoạt động khá phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội và ngày càng phát triển với nhịp độ cao. Du lịch không còn được coi là nhu cầu cao cấp, thậm chí ở những nước đang phát triển, nó là nhu cầu không thể thiếu được của mỗi người dân. Về phương diện kinh tế, du lịch được coi như một ngành công nghiệp không khói, một ngành có khả năng giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm và mang lại nhiều thu nhập ngoại tệ góp phần điều chỉnh cán cân thanh toán đặc biệt với những nước đang phát triển. Về mặt xã hội, nó đem lại sự thỏa mãn nhu cầu của khách đi du lịch, góp phần tăng cường giao lưu văn hóa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Từ năm 1990 đến nay, du lịch Việt Nam đã phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 30% đến 40%. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng nhanh đã dẫn đến hệ thống kinh doanh du lịch cũng phát triển mạnh mẽ nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch và mang lại nguồn doanh thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ngày nay, nền kinh tế thị trường càng phát triển mạnh mẽ thì vai trò của marketing trong nền kinh tế nói chung và đối với từng doanh nghiệp nói riêng càng trở nên quan trọng. Các nhà quản trị marketing luôn mong muốn tìm được một kế hoạch marketing hoàn hảo cho doanh nghiệp của mình. Trong quá trình tìm kiếm và hoàn thiện dần đó họ thấy vai trò của chính sách xúc tiến rất quan trọng, đặc biệt với doanh nghiệp lữ hành, nó quyết định sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Là một bộ phận cấu thành của marketing - mix, xúc tiến đã và đang tỏ ra rất năng động và hiệu quả trong việc phối hợp đạt đến mục tiêu chung của marketing khi doanh nghiệp du lịch vận dụng thành công. Trên thực tế ở Việt Nam hiện nay, công tác marketing nói chung và hoạt động xúc tiến hỗn hợp hầu hết đã được thực hiện nhưng hiệu quả chưa thật cao. Vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích các hoạt động này trong điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam là rất quan trọng. Bởi vì, nó là cơ sở để các doanh nghiệp trong nước qua đó có thể học hỏi và nắm bắt được kinh nghiệm về lĩnh vực này. Ngoài ra, do đặc điểm của sản phẩm du lịch có tính vô hình và đặc điểm của kinh doanh du lịch nên chính sách xúc tiến tiến trong doanh nghiệp lữ hành có một ý nghĩa to lớn… Qua thời giân thực tập tại Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội, em thấy công ty đang từng bước tự hoàn thiện và đứng vững trong cuộc cạnh tranh xứng đáng là công ty du lịch có uy tín trong ngành kinh doanh lữ hành. Tuy nhiên công tác xúc tiến của công ty về các sản phẩm du lịch nói chung và các chương 1 trình du lịch nội địa nói riêng chưa đạt được hiệu quả cao. Vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến chương trình du lịch nội địa của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần vào việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến chương trình du lịch nội địa của công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội. Từ mục tiêu tổng quát đó, Khóa luận có những nhiệm vụ cụ thể đó là: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách xúc tiến trong doanh nghiệp lữ hành. - Đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến, các phương tiện sử dụng để thục hiện hoạt động xúc tiến của công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội trong thời gian gần đây. Qua đó nhằm đánh giá những ưu, nhược điểm và chỉ ra những nguyên nhân tồn tại trong chính sách xúc tiến của công ty. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xúc tiến của công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội trong thời gian tới. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách xúc tiến của công ty. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Về không gian: công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội. Về thời gian: nghiên cứu 3 năm 2009, 2010 và 2011. 4. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua tìm hiểu em thấy một số luận văn đã nghiên cứu về chính sách xúc tiến: Trần Thị Hương Nhung, Hoàn thiện chính sách xúc tiến cho thị trường châu Âu của khách sạn Melia Hà Nội, 2008: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng chính sách xúc tiến của khách sạn, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến du lịch đối với thị trường châu Âu của khách sạn Melia Hà Nội. Nguyễn Kiều Vân, Giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến tại công ty TNHH du lịch thương mại Hoàng Trà tại Hà Nội, 2009: luận văn tập trung phân tích thựa trạng tình hình kinh doanh của công ty và các kết quả của chính sách xúc tiến mà công ty đã sử dụng. Qua đó đưa ra đánh giá và một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến cho công ty. Nguyễn Hương Mai, Giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến tại khách sạn Quốc Hoa, 2009: luận văn hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xúc tiến tại khách sạn và phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến tại khách sạn Quốc Hoa, đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến tại khách sạn Quốc Hoa. 2 Nguyễn Ngọc Phương, Giải pháp xúc tiến các chương trình du lịch nội địa của Công ty TNHH Thương Mại Việt 365, 2011: nội dung nghiên cứu của chuyên đề tập trung vào các giải pháp là xúc tiến các chương trình du lịch nội địa tại Công ty TNHH Thương Mại Việt 365. Qua đây, ta thấy có nhiều luận văn viết về chính sách xúc tiến du lịch, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoàn thiện chính sách xúc tiến chương trình du lịch nội địa của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội. Do đó, đề tài không bị trùng lặp và có thể góp phần giải quyết được một vấn đề quan trọng trong kinh doanh lữ hành du lịch nói chung và hoàn thiện chính sách xúc tiến của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội nói riêng. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, kết cấu khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản của chính sách xúc tiến trong kinh doanh lữ hành Chương 2: Thực trạng chính sách xúc tiến chương trình du lịch nội địa tại Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về hoàn thiện chính sách xúc tiến chương trình du lịch nội địa tại Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội. 3 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH 1.1. Khái luận về chính sách xúc tiến trong kinh doanh lữ hành 1.1.1. Khách du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 đã đưa ra các định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến. Khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Trong đó, khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 1.1.2. Lữ hành, kinh doanh lữ hành và doanh nghiệp lữ hành 1.1.2.1. Lữ hành Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về lữ hành. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài xin trình bày 2 quan niệm: Theo quan niệm chung: "Lữ hành là sự đi lại, di chuyển của con người từ nơi này sang nơi khác". Theo cách đề cập này thì hoạt đông du lịch bao gồm lữ hành nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch. Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: "Lữ hành được hiểu là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch". 1.1.2.2. Kinh doanh lữ hành Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán chương trình này một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua các trung gian và các văn phòng đại diện, tổ chức các chương trình du lịch và hướng dẫn. Theo Thông tư số 04/2001/TT-TCDL ngày 24 tháng 12 năm 2001 thì kinh doanh lữ hành bao gồm: Thứ nhất, kinh doanh lữ hành nội địa: là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa (chương trình du lịch nội địa). Thứ hai, kinh doanh lữ hành quốc tế: là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế. Thứ ba, đại lý lữ hành (Travel Agency): là tổ chức, cá nhân bán chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành cho khách du lịch nhằm hưởng hoa hồng; không tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán. 1.1.2.3. Doanh nghiệp lữ hành 4 Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Doanh nghiệp lữ hành cũng được phân chia thành hai loại như sau: doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa. 1.1.2.4. Khái niệm sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành Kinh doanh lữ hành có nhiều loại dịch vụ hàng hóa khác nhau nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Hoạt động tạo ra dịch vụ và hàng hóa của các nhà kinh doanh lữ hành bao gồm dịch vụ trung gian, chương trình du lịch và các sản phẩm khác. Dịch vụ trung gian: Các dịch vụ trung gian hay còn gọi là các dịch vụ đơn lẻ. Đây là loại dịch vụ mà doanh nghiệp lữ hành làm trung gian giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng. Hầu hết các sản phẩm này được tiêu thụ một cách đơn lẻ và không có sự gắn kết với nhau, thỏa mãn độc lập nhu cầu của khách. Chương trình du lịch: Chương trình du lịch là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Trong đó chương trình du lịch trọn gói là sản phẩm đặc trưng cơ bản nhất. Ngoài ra, công ty lữ hành cũng có thể cung cấp cho khách du lịch các chương trình du lịch bán phần, từng phần theo yêu cầu của khách hàng. Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự đa dạng của các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành. Không những vậy mà công ty lữ hành còn liên kết dịch vụ của những người cung cấp. Sau đó trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ đạo thực hiện các dịch vụ kèm theo trong và ngoài chương trình để đảm bảo chương trình được thực hiện hoàn hảo và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch. Các dịch vụ khác: Du lịch khuyến thưởng, du lịch hội nghị, hội thảo, chương trình du học, tổ chức các sự kiện văn hóa, xã hội, kinh tế, thể thao lớn 1.1.3. Chương trình du lịch, chương trình du lịch nội địa 1.1.3.1. Khái niệm chương trình du lịch Dưới góc độ của khách du lịch: Chương trình du lịch là hành trình du lịch khép kín bao gồm một hay nhiều nơi đến, điểm đến tham quan du lịch và có sự quay trở về nơi xuất phát. Dưới góc độ của người kinh doanh du lịch (Công ty lữ hành): Chương trình du lịch là hành trình du lịch khép kín trong đó có quy định nơi xuất phát (cũng là nơi kết thúc) của hành trình, một hay nhiều nơi đến, điểm đến du lịch, độ dài thời gian chuyến đi và các dịch vụ đi kèm theo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách. 5 Dưới góc độ pháp luật: “Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”. 1.1.3.2. Chương trình du lịch nội địa * Khái niệm Chương trình du lịch nội địa là chương trình du lịch mà trong đó điểm xuất phát và kết thúc của chuyến đi đều nằm trong lãnh thổ Việt Nam. * Vai trò của chương trình du lịch nội địa Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng, họ không chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu về vật chất mà cón muốn thỏa mãn nhu cầu về tinh thần. Du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến, một nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi người. Đối với khách du lịch là người Việt Nam chương trình du lịch nội địa sẽ thỏa mãn nhu cầu giải trí, tham quan, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, văn hóa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tài nguyên thiên nhiên đất nước, của các giá trị văn hóa tinh thần từ đó làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Đối với khách du lịch là người nước ngoài chương trình du lịch nội địa sẽ giúp họ thêm hiểu biết về đất nước và con người Việt Nam, từ đó hình thành thiện cảm và sự yêu mến của họ, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với các nước khác. Các chương trình du lịch nội địa sẽ giúp khách du lịch tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyến đi của họ, hơn nữa giá thành của chương trình du lịch sẽ thấp hơn rất nhiều so với giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, do đó khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí cho chuyến đi. Ngoài ra để tạo ra một chương trình du lịch đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố của nhiều nhà cung ứng khác nhau như tài nguyên du lịch, phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí thành một sản phẩm hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu của du khách, xóa bỏ tất cả khó khăn, lo ngại của khách, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào chuyến đi. 1.1.4. Khái niệm, vai trò của xúc tiến du lịch 1.1.4.1. Khái niệm Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, xúc tiến du lịch được định nghĩa là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. Theo quan điểm marketing: thuật ngữ “Xúc tiến du lịch” có thể hiểu là quá trình truyền thông do người bán thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi của người mua và cuối cùng là thuyết phục họ mua những sản phẩm du lịch của mình. Khái niệm xúc tiến hỗn hợp: Xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh lữ hành hay truyền thông marketing là các hoạt động hỗn hợp các công cụ truyền tin về chương trình du lịch 6 mà doanh nghiệp hướng tới khách hàng để thuyết phục khách mục tiêu nhàm đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ… Các công cụ xúc tiến truyền thống là: quảng cáo, khuyến mại (xúc tiến bán), quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp. Ngoài ra, trong xúc tiến hỗn hợp đối với sản phẩm du lịch còn sử dụng các công cụ đặc thù là các yếu tố tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ (cơ sở vật chất, con người), trong đó đặc biệt quan trọng là thông tin truyền miệng. 1.1.4.2. Vai trò của xúc tiến trong du lịch Xúc tiến là một trong tám yếu tố của marketing - mix là sản phẩm (product), giá (price), địa điểm (place), xúc tiến (promotion), bao bì (packaging), chương trình (programming), con người (people) và quan hệ đối tác (partnership). Trong đó yếu tố xúc tiến này có vai trò góp phần nâng cao sức cạnh tranh và khả năng thu hút khách của doanh nghiệp. Thể hiện qua các mặt: Thứ nhất, hoạt động xúc tiến giúp cá nhân hay tổ chức, người tiêu dùng biết đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, ngoài việc áp dụng tốt chính sách sản phẩm, giá, phân phối, doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả chính sách xúc tiến hay rộng hơn là những hoạt động xúc tiến thiết thực có ý nghĩa. Thứ hai, hoạt động xúc tiến nhằm tác động vào tâm lý người mua, nó có tác dụng lớn đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nắm bắt nhu cầu khách hàng một cách cụ thể hơn. Do đó nhờ hoạt động xúc tiến mà khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, thúc đẩy nhanh hơn và nhiều hơn. Thứ ba, hoạt động xúc tiến giúp hướng dẫn khách hàng tiếp cận và sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp như: hội nghị khách hàng, hội thảo, tặng quà cho khách… Thứ tư, hoạt động xúc tiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp: marketing du lịch là một lĩnh vực đòi hỏi sự hỗ trợ rất lớn của các tổ chức bổ trợ như các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính phủ có liên quan. Thứ năm, giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh vì xúc tiến dựa trên những thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… trên cơ sở đó, doanh nghiệp tiến hành thiết kế quá trình truyền thông hợp lý nhằm xây dựng và củng cố hình ảnh, vị thế doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Thứ sáu, giúp doanh nghiệp củng cố địa vị so với đối thủ cạnh tranh: vì nó góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển “thương hiệu” sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Thứ bảy, giúp doanh nghiệp tăng lượng tiêu thụ tại các thời điểm trong năm cũng như kích cầu lúc trái vụ. Các công cụ xúc tiến sẽ nhắc lại các dịch vụ của doanh nghiệp lữ 7 [...]... Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến chính sách xúc tiến chương trình du lịch nội địa của công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội 17 2.2.1 Tổng quan tình hình 2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội Tên tiếng Anh: Hanoi youth tourism... tiêu, phương hướng phát triển của HYT Travel Cụ thể phù hợp với thị trường khách, nguồn lực và khả năng tài chính của công ty Bên cạnh đó, chính sách phải có hiệu quả tốt nhất, tận dụng tối đa ngân sách xúc tiến 3.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến chương trình du lịch nội địa của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội 3.2.1 Hoàn thiện quá trình xúc tiến 3.2.1.1 Xác định người nhận... sử dụng các chương trình du lịch không trọn gói Hình thức này ngày càng phát triển thành xu hướng tiêu dùng du lịch đối với thị trường Việt Nam 3.1.2 Quan điểm về hoàn thiện chính sách xúc tiến các chương trình du lịch nội địa của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội Công ty HYT Travel xác định phải khai thác và ổn định thị trường khách nội địa bởi vì hiện nay chi công ty đã tích luỹ... tham quan Sự hài lòng của khách hàng chính là nhờ phần lớn vào trình độ văn hóa và đạo đức của nhân viên Do đó, công ty cần phải đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ, tác phong, và đạo đức nghề nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH THANH NIÊN HÀ NỘI (HYT TRAVEL) 2.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề 2.1.1 Phương pháp thu thập... PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH THANH NIÊN HÀ NỘI 3.1 Dự báo triển vọng và quan điểm về hoàn thiện chính sách xúc tiến chương trình du lịch nội địa của công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh niên Hà Nội 3.1.1 Xu hướng phát triển của thị trường du lịch Việt Nam Năm 2011 vừa qua đi, đã đánh dấu một mốc son trong chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển của Du lịch Việt Nam Năm của nhiều cơ hội đan cài với... quả chính sách xúc tiến vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của công ty 2.3.2 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp 2.3.2.1 Quy trình xúc tiến của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội * Xác định người nhận tin mục tiêu Đối với HYT Travel, đối tượng nhận tin cho chương trình du lịch nội địa bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức quan tâm đến các chương trình này Về khách hàng tổ chức, công ty. .. khách hàng có xu hướng so sánh giữa các công ty và dẫn đến các nhận định sai lầm Số lượng nhân viên trong công ty có trình độ marketing và tốt nghiệp chuyên ngành marketing còn hạn chế Do vậy, kéo theo các hoạt động marketing còn kém chuyên nghiệp CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN CHƯƠNG TRÌNH 30 DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH THANH. .. Travel Trụ sở chính: 2A Trần Thánh Tông, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel: (84.4)3 8267470 - 3 9728140 / Fax: (84.4) 38214197 Email: info@hyttravel.com.vn Website: www.hyttravel.com.vn Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội (HYT Travel) là một thành viên của Tổng công ty Du Lịch Hà Nội HYT Travel chuyên tổ chức các chương trình du lịch trong nước và nước ngoài, bao gồm các chương trình tham... động xúc tiến của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội Song song với những thành công đã đạt được, ta không thể không kể đến những hạn chế cần khắc phục: - Ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến tuy có tăng nhưng cũng chỉ dựa vào khả năng tài chính doanh nghiệp hiện tại chứ không dựa vào việc nghiên cứu, dự báo thị trường du lịch Công ty chưa xác định ngân sách riêng cho hoạt động xúc tiến. .. chi dùng chi phí chưa hợp lý; tốc độ giảm của doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí ( 6% > 3,96%) làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm 1,34% Từ đó có thể thấy công ty đã có một năm kinh doanh chưa có hiệu quả 2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến chính sách xúc tiến chương trình du lịch nội địa của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội 2.2.2.1 Môi trường vĩ mô * Môi trường kinh . Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về hoàn thiện chính sách xúc tiến chương trình du lịch nội địa tại Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên. nghiên cứu của đề tài là đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần vào việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến chương trình du lịch nội địa của công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Thanh Niên Hà Nội. Từ mục. Phương, Giải pháp xúc tiến các chương trình du lịch nội địa của Công ty TNHH Thương Mại Việt 365, 2011: nội dung nghiên cứu của chuyên đề tập trung vào các giải pháp là xúc tiến các chương trình du

Ngày đăng: 14/04/2015, 08:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan