Bài giảng Ô nhiễm môi trường nước

16 650 3
Bài giảng   Ô nhiễm môi trường nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC TIÊU: 1. Định nghĩa được ô nhiễm nước, các nguồn, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước và tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người. 2. Đề xuất được các phương pháp xử lý nước thải, và các biện pháp phòng chống ô nhiễm nguồn nước. 3. Áp dụng được những kiến thức đã học để tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về vệ sinh môi trường nước và cách phòng chống ô nhiễm nước. NỘI DUNG: 1. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường nước là khi thành phần của nước bị biến đổi và trở nên không thích hợp trong sử dụng hằng ngày của người dân dù ở trạng thái nào khác biệt với trạng thái ban đầu. Sự biến đổi tính chất lý hoá và vi sinh vật của nước với sự có mặt của các chất ở thể lỏng, thể khí hay thể rắn làm cho nước trở nên độc hại, gây nguy hiểm đến người sử dụng, có hại cho sức khoẻ hoặc không thích hợp để sử dụng trong sinh hoạt, trong các ngành công nghiệp, thể dục thể thao, hoặc trong các mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi cá và các loại sinh vật khác sống trong môi trường nước. Người ta còn nói đến ô nhiễm nước ở trường hợp nước thay đổi nhiệt độ có liên quan đến vấn đề tập trung các nguồn nước thải nóng của các vùng đô thị. Trường hợp này gọi là “ô nhiễm nhiệt”.

Bài: Ô nhiễm môi trường nước Phạm Minh Khuê, Phạm Văn Hán - Đối tượng: Bác sĩ YHDP - Số tiết: 4 MỤC TIÊU: 1. Định nghĩa được ô nhiễm nước, các nguồn, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước và tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người. 2. Đề xuất được các phương pháp xử lý nước thải, và các biện pháp phòng chống ô nhiễm nguồn nước. 3. Áp dụng được những kiến thức đã học để tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về vệ sinh môi trường nước và cách phòng chống ô nhiễm nước. NỘI DUNG: 1. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường nước là khi thành phần của nước bị biến đổi và trở nên không thích hợp trong sử dụng hằng ngày của người dân dù ở trạng thái nào khác biệt với trạng thái ban đầu. Sự biến đổi tính chất lý hoá và vi sinh vật của nước với sự có mặt của các chất ở thể lỏng, thể khí hay thể rắn làm cho nước trở nên độc hại, gây nguy hiểm đến người sử dụng, có hại cho sức khoẻ hoặc không thích hợp để sử dụng trong sinh hoạt, trong các ngành công nghiệp, thể dục thể thao, hoặc trong các mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi cá và các loại sinh vật khác sống trong môi trường nước. Người ta còn nói đến ô nhiễm nước ở trường hợp nước thay đổi nhiệt độ có liên quan đến vấn đề tập trung các nguồn nước thải nóng của các vùng đô thị. Trường hợp này gọi là “ô nhiễm nhiệt”. Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”. Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì ô nhiễm môi trường được định nghĩa là: “sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”. Còn theo Luật Tài nguyên nước của Việt Nam (1999) thì "Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi tính chất vật lý, hoá học và thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép”. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước như sau: Ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, Ô nhiễm hoá chất, Ô nhiễm sinh học, Ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. Những hậu quả do nguồn nước bị ô nhiễm đã tác động mạnh mẽ đến sức khoẻ cộng đồng trên toàn thế giói. Nhiều tổ chức quốc tế (UNEP, WHO, GEMS) đã được thiết lập nhằm theo dõi, can thiệp để hạn chế những nguy cơ do ô nhiễm nước gây ra. Các báo cáo của WHO cho thấy: - 80% các bệnh tật của các nước đang phát triển có liên quan đến sử dụng nước bị ô nhiễm. - Một nửa số giường bệnh trên toàn thế giới là các bệnh có liên quan đến nước. - 25.000 người chết hàng ngày trên thế giới có liên quan đến việc sử dụng nước bị nhiễm bẩn. Để xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm nước, người ta đã đưa ra những lý giải như sau: - Do quá trình đô thị hoá, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển công nghiệp giao thông vận tải… đã đưa vào nguồn nước một khối lượng khá lớn các chất bẩn đa dạng làm thay đổi đặc tính tự nhiên của nước. - Do đó, chúng ta có thể định nghĩa ô nhiễm nước như sau: “Nước bị coi là ô nhiễm khi thành phần của nước bị thay đổi, hoặc bị huỷ hoại làm cho không thể sử dụng nước vào mọi hoạt động của con người và sinh vật” Một khi, nguồn nước bị ô nhiễm, thì thành phần và bản chất của nguồn nước sẽ thay đổi, biến dạng. - Thay đổi tính chất lý học (màu, mùi, vị, độ trong pH…) - Thay đổi thành phần hoá học như hàm lượng các chất hữu cơ, các chất vô cơ, các hợp chất độc ) - Thay đổi hệ vi sinh vật có trong nước (làm tăng hoặc giảm vi sinh vật hoại sinh, vi khuẩn, vi rút ) hoặc xuất hiện trong nước các loại sinh vật mà trước đây không có trong nguồn nước. 2. Nguồn gốc của ô nhiễm nước Trong hoạt động sống của mình, hàng ngày con người đã thải vào môi trường xung quanh một khối lượng nước bẩn tương đương với khối lượng nước sạch đã được cung cấp. Nước bẩn thải ra từ các khu dân cư, đô thị, thành phố, các nhà máy xí nghiệp v.v. có chứa một khối lượng lớn chất bẩn rất đa dạng. Khi nước bẩn chảy vào nguồn nước sẽ làm thay đổi những đặc tính cơ bản của nguồn nước tự nhiên. Ví dụ như thay đổi tính chất cảm quan của nước, làm cho nước có màu, mùi đặc biệt, hoặc thay đổi thành phần hoá học của nước, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, muối khoáng xuất hiện các hợp chất độc hại, hoặc thay đổi hệ sinh vật trong nước, xuất hiện các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Ngày nay, với mật độ dân đô thị ngày càng tăng, chính phủ và cộng đồng ngày càng quan tâm tới lĩnh vực bảo vệ môi trường, mối liên quan giữa chất lượng môi trường và sức khoẻ ngày càng được hiểu rõ, đồng thời những tổn thất kinh tế do ô nhiễm nước gây ra cũng được đánh giá chính xác hơn nên đã thúc đẩy cải thiện các biện pháp áp dụng nhằm kiểm soát ô nhiễm. Nước có thể bị nhiễm bẩn bởi nhiều nguồn gốc khác nhau và mỗi nguồn gây ra ô nhiễm nước lại có nhiều tác nhân ô nhiễm. Thông thường nước bị nhiễm bẩn bởi cả nguồn gốc tự nhiên (như mưa bão, lũ lụt, núi lửa, xâm nhập mặn, hay do các yếu tố tự nhiên trong đất như asen, sắt v.v.) và các nguồn gốc nhân tạo (nước thải và chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, giao thông, du lịch, chiến tranh v.v.). Phần này tập trung mô tả các nguồn ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo. 2.1. Do các chất thải sinh hoạt - Do quá trình đô thị hoá: Mật độ dân cư đông, nhà ở chật chội… - Hệ thống cống rãnh tiêu nước thải không đảm bảo, tiêu thoát nước kém, nước thải đổ ra sông ngòi không qua xử lý… - Ngày càng nhiều rác từ nhiều nguồn khác nhau, xử lý rác còn kém, gây ô nhiễm nặng nề. - Chất thải trong sinh hoạt hàng ngày bao gồm: o Nước dùng để tắm, rửa, giặt quần áo o Nước qua chế biến thức ăn uống o Nước lau cọ nhà cửa o Nước tiểu, nước từ các hố xí tự hoại o Rác bẩn trong nhà o Phân người và gia súc Ở Việt Nam, hầu hết nước thải sinh hoạt đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các nguồn tiếp nhận làm mức độ ô nhiễm tại các con sông trên toàn quốc đang ngày càng ở mức đáng báo động. 2.2. Do các chất thải nông, lâm nghiệp - Nhiều nơi vẫn còn tập quán sử dụng phân tươi bón ruộng. Việc lạm dụng các loại phân vô cơ, các loại hoá chất bảo vệ thực vật dùng tràn lan, số lượng nhiều, không đảm bảo thời gian phân huỷ hợp lý, dùng nhiều loại hoá chất cực độc mà có loại đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng. - Rừng bị tàn phá nặng nề, quá trình tái sinh rừng chậm, chất lượng rừng kém. 2.3. Do các chất thải công nghiệp - Các chất thải từ các quy trình sản xuất đã làm nhiễm bẩn toàn bộ môi trường: không khí, đất, nước. - Các chế độ xét duyệt về vệ sinh xây dựng, thiết kế nhà máy, xí nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. - Hiện nay nhiều nhà máy, xí nghiệp vẫn chưa có được quy trình xử lý nước thải, rác. Những chất thải này không qua xử lý thường được thải ngay ra ao, hồ, hay vào không trung một lượng lớn CO, CO2, SO2, SH2… Tại Việt Nam, tại một số lưu vực sông lớn, nước thải công nghiệp hiện có lượng thải đứng thứ 2 sau nước thải sinh hoạt. Ví dụ, tỷ lệ các nguồn nước thải tính theo lưu lượng thải trong lưu vực sông Nhuệ-Đáy là: sinh hoạt chiếm 56%, công nghiệp chiếm 24%, trồng trọt và chăn nuôi chiếm 16%, nước thải làng nghề chiếm 4%. Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006) thì từ nay đến năm 2010, lượng nước thải công nghiệp tại các tỉnh thuộc lực vực hệ thống sông Cầu, Nhuệ- Đáy và hệ thống sông Đồng Nai tiếp tục gia tăng. Nước thải công nghiệp hình thành do quá trình sử dụng nước trong sản xuất. Điều kiện hình thành nước thải, số lượng và thành phần nước thải rất khác nhau. Cho tới nay người ta biết tới trên 140 loại nước thải công nghiệp. Thành phần và tính chất của nước thải từ các ngành sản xuất khác nhau là khác nhau và do đó cũng có tác động khác nhau tới chất lượng nước. Ví dụ, nước thải của ngành cơ khí-chế tạo máy chứa nhiều dầu mỡ và chất rắn lơ lửng, nước thải của ngành chế biến thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ, nước thải của ngành sản xuất dệt nhuộm chứa nhiều loại hóa chất như xút, thuốc tẩy, phèn, nhựa thông, phẩm màu v.v. (Bộ Tài nguyên môi trường 2006). Rác thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất, nhiều phế thải, rác thải đã được đưa vào môi trường xung quanh, trong đó có môi trường nước. Bã thải công nghiệp có khối lượng khá lớn ví dụ như xỉ than của ngành nhiệt điện; vỏ hoa quả, bã mía trong ngành công nghiệp thực phẩm, các hoá chất trong ngành công nghiệp hoá chất. 2.4 Do các chất thải của ngành nông nghiệp và chăn nuôi Trong nông nghiệp người ta đã sử dụng nhiều loại phân bón để tăng năng suất cây trồng như phân người, phân gia súc, phân xanh, phân hoá học. Để bảo vệ hoa màu người ta đã dùng nhiều loại hoá chất trừ sâu, diệt cỏ để tiêu diệt sâu bệnh và cỏ dại. Sự dư thừa của phân bón và hoá chất trừ sâu diệt cỏ đã là những tác nhân gây ô nhiễm nước. 2.5 Do các nước thải y tế Theo quy định, nước thải y tế là loại nước thải nguy hại, cần phải được xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên trong thực tế, hầu hết các cơ sở y tế trên cả nước chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có thì cũng ở quy mô nhỏ, công suất chưa đáp ứng với lượng nước thải thải ra hằng ngày (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2006). Một số bệnh viện và trung tâm y tế đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa triệt để. Ví dụ, theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (2006) thì tổng lượng nước thải y tế thải ra trên toàn thành phố là 17.000 m3/ngày, trong đó đã có 13.000 m3/ngày đã được xử lý (chiếm khoảng 78%). Tuy nhiên, tỷ lệ nước được xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6772-2000 mới chỉ đạt 26% so với tổng lượng nước thải. Phần lớn nước thải y tế đều được thải trực tiếp vào hệ thống tiếp nhận nước thải sinh hoạt và đổ vào nguồn nước mặt trong lưu vực các sông làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. 2.5 Do các nguồn gây ô nhiễm khác Ngoài các nguồn gốc kể trên, nước còn bị ô nhiễm bởi các chất thải trong ngành giao thông đường thuỷ. Các chất thải hàng ngày trên con tàu như phân, nước tiểu, rác, nước rửa sàn tàu, dầu mỡ v.v. đều được đổ xuống sông biển. Không khí bẩn tại các khu công nghiệp, đất bẩn bởi rác, phân trong các khu dân cư cũng là nguồn gốc gây ra ô nhiễm nước và ô nhiễm môi trường. Rất nhiều con sông chảy qua các thành phố lớn ở những nước đang phát triển đã và đang đóng vai trò như là hệ thống cống rãnh mở dẫn các loại nước thải của thành phố. Rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp đã gia tăng tổng lượng ô nhiễm vượt xa khả năng tự làm sạch của những con sông này. Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia 2006 thì 3 lưu vực sông bị ô nhiễm vào loại nặng nhất Việt Nam là lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ- Đáy và hệ thống sông Đồng Nai (Bộ Tài nguyên Môi trường 2006). Trên ba lưu vực sông này có hai vùng kinh tế trọng điểm và cũng là vùng tập trung đông dân cư nhất. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các con sông đang ở mức báo động và nhiều đoạn đã trở thành sông chết. 3. Những hậu quả do nguồn nước bị ô nhiễm gây nên 3.1. Do các chất hữu cơ dễ phân huỷ Nguồn nước có thể bị ô nhiễm do các chất hữu cơ động vật và thực vật do quá trình thối rữa, phân huỷ của chúng. Khi nguồn nước bị ô nhiễm nhẹ (lượng oxy hoà tan trong nước ở trên mức giới hạn cho phép) các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ bởi các vi khuẩn hiếu khí tạo thành các sản phẩm trung gian, gây ô nhiễm như: nitrat, nitrit, sunphat, phosphat, CO2… Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng (lượng oxy hoà tan bị giảm đến mức tối thiểu), quá trình phân huỷ các chất hữu cơ sẽ do các vi khuẩn kị khí đảm nhận và tạo ra các sản phẩm gây nhiễm bẩn nước như indol, scartol, H2S, NH3, CH4… Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nước do các chất hữu cơ, người ta thường sử dụng các chỉ số sau đây: - Nồng độ oxy hoà tan trong nước - Nhu cầu hoá học oxy - Nhu cầu sinh hoá oxy 3.2. Những nguy cơ do tác nhân sinh học gây ra trong nước Những nguy cơ sinh học chính truyền qua nước có thể xếp thành 4 loại: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và các loại vi sinh vật khác. Những chất gây ô nhiễm được phát hiện: phân, nước tiểu, có nguồn gốc người hoặc động vật, nước thải sinh hoạt… Sự nguy hại đến sức khoẻ con người do uống nước trực tiếp, do ăn các loại thực phẩm hoặc do sử dụng nước trong chế biến thức ăn, vệ sinh cá nhân… Có thể phân loại ô nhiễm nước do tác nhân sinh học như sau: 3.2.1. Vi khuẩn gây bệnh đường ruột Trong các loại vi khuẩn gây bệnh, có những loại gây ra các bệnh hiểm nghèo như tả, thương hàn hoặc các bệnh dễ lan truyền nhanh như ỉa chảy trẻ em, lỵ và các bệnh đường ruột khác. Nhóm Salmonella có thể truyền qua sò, hến hoặc chúng tồn tại trong vùng nước bị ô nhiễm mà không thực hiện các biện pháp tiệt trùng. Đường lan truyền của các bệnh dịch tả: Người bệnh - nước bẩn - nước sông -cung cấp nước sạch và con người. Để phòng chống các loại bệnh do các vi khuẩn gây bệnh chúng ta phải căn cứ vào đường truyền bệnh của các loại bệnh này. Cách khống chế: - Cải thiện việc cung cấp nước cả về số lượng và chất lượng - Xử lý vệ sinh phân tốt - Giữ vệ sinh thực phẩm, cá nhân và gia đình - Điều trị sớm và triệt để 3.2.2. Virus Một số virus phát triển trong bộ máy tiêu hoá của người và chúng sẽ bị thải ra một số lượng lớn trong phân và có thể có trong nước thải sinh hoạt và nước bị ô nhiễm. Thường trong nước thải và nước bị ô nhiễm có virus đường ruột (virus bại liệt, coxackie, Echo), adenovirus reovirus và virus viêm gan. Cách khống chế: Ngoài các biện pháp trên cần phải sử dụng biện pháp tiêm phòng vacxin. Phân của người bị nhiễm trùng Người bị cảm nhiễm Nước Thực phẩm 3.2.3. Giun sán Loại nhiễm giun không có vật chủ trung gian Đường lây truyền Cách khống chế: Xử lý phân hợp vệ sinh để đất không bị ô nhiễm Loại nhiễm sán do vật chủ trung gian sống trong nước Bệnh sán lá gan (Clonorchiasis), sán lá ruột (Fassei slipsiasis), sán máng (Schistosomiasis) và bệnh sán lá phổi (Paragonimiasis). Đường lây truyền: Rau-thực phẩm Đất Phân người bệnh Người cảm nhiễm Phân người bệnh Nước ốc Cá-Sò-Hến Người cảm nhiễm . khỏe cho cộng đồng về vệ sinh môi trường nước và cách phòng chống ô nhiễm nước. NỘI DUNG: 1. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường nước là khi thành phần của nước bị biến đổi và trở. Bài: Ô nhiễm môi trường nước Phạm Minh Khuê, Phạm Văn Hán - Đối tượng: Bác sĩ YHDP - Số tiết: 4 MỤC TIÊU: 1. Định nghĩa được ô nhiễm nước, các nguồn, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước. khác sống trong môi trường nước. Người ta còn nói đến ô nhiễm nước ở trường hợp nước thay đổi nhiệt độ có liên quan đến vấn đề tập trung các nguồn nước thải nóng của các vùng đô thị. Trường hợp này

Ngày đăng: 14/04/2015, 08:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan