TÓM TẮT LUẬN VĂN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Ở HẢI PHÒNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

25 969 3
TÓM TẮT LUẬN VĂN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Ở HẢI PHÒNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  QUÁCH THỊ VINH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Ở HẢI PHÒNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN ĐÌNH THẢO HÀ NỘI - 2012 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới. Mặc dù đã đi xa, nhưng những tư tưởng mà Người đã để lại cho Đảng, cho dân tộc ta là một tài sản tinh thần vô giá. Văn kiện Đại hội VII của Đảng ta năm 1991 đã khẳng định: cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Trong di sản phong phú mà Người để lại thì tư tưởng về đạo đức cách mạng là một tư tưởng có giá trị nhân văn sâu sắc. Chẳng những đó là sự tiếp nối và phát huy cao độ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam, mà còn là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Hồ Chí Minh là bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”, cả cuộc đời và sự nghiệp của người là một tấm gương sáng về đạo đức để toàn Đảng, toàn dân ta noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Việc nghiên cứu, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho nhân dân nói chung và cho sinh viên nói riêng, không chỉ cần thiết về mặt lý luận, mà còn nhằm làm cho mọi người hiểu và tiếp thu tư tưởng đạo đức của Người. Trên cơ sở đó, noi theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, phấn đấu vươn lên, hoàn thiện bản thân mình, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nước ta phát triển vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng 2 sản Việt Nam, công cuộc đổi mới ở nước ta trong 26 năm qua đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và toàn diện. Đây là một quá trình chứa đựng những vận hội, thời cơ mới và những khó khăn, thách thức mới. Các nguy cơ đan xen nhau cùng tác động đã gây ra những tiêu cực, làm suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thanh niên, sinh viên. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thanh niên, sinh viên là “mùa xuân” của đất nước, “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [39, tr.185]. Người căn dặn trong di chúc “Đảng phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Đảng ta đã kế thừa, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Nhưng thật đáng tiếc là trong xã hội hiện nay, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và những âm mưu thâm hiểm của các thế lực thù địch nên một số thanh niên, sinh viên đã có những biểu hiện của lối sống thực dụng, xa hoa, hưởng thụ, vị kỷ, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, chạy theo lợi ích vật chất, coi đồng tiền là trên hết; xa rời các truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có thái độ bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Một số lượng không nhỏ sinh viên vấp phải những tiêu cực trong thi cử, có thái độ ứng xử giao tiếp không tốt, “lệch chuẩn” với gia đình, xã hội, biểu hiện sự vô cảm trước cuộc sống; và đặc biệt là sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, nghiện hút, trộm cắp, mại dâm… ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp của của mình nói riêng và sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung. Thanh niên Hải Phòng, (trong đó có rất nhiều học sinh, sinh viên) cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Theo thống kê từ Bộ Công an, tính đến hết tháng 6 năm 2011, cả nước đã có 150.000 người nghiện, trong đó số người nghiện ma túy ở Hải Phòng là 9.295 người, chủ yếu là nghiện Heroin ở lứa tuổi từ 18 - 45. 3 Hiện tượng làm "gái bao", mắc vào tệ nạn mại dâm, "sống thử", quan hệ tình dục trước hôn nhân đã tạo hình ảnh không tích cực về sinh viên. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do trong những năm vừa qua chúng ta chưa thực sự quan tâm giáo dục đạo đức lối sống, và trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trước những biến động của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế. Nội dung giáo dục còn sơ sài, thiếu chiều sâu. Hình thức, phương pháp giáo dục còn khiên cưỡng, chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên. Tất cả điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức mới cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Từ nhận thức sâu sắc về giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, thực trạng đạo đức của sinh viên và tầm quan trọng của việc đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống của sinh viên trong xã hội, tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Ngày 07 tháng 11 năm 2006 Bộ Chính trị (khoá X) đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhằm “làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh; nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”. Sau hơn 5 năm thực hiện, với sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của các cấp ủy và tổ chức đảng; sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cuộc vận động đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Kết quả triển khai cuộc vận động đã 4 khẳng định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết, chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 03 - CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm “phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện cuộc vận động trong thời gian qua, tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”. Hai cuộc vận động trên của Đảng ta đã cho thấy giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với đời sống đạo đức và tinh thần của toàn xã hội. Tuy nhiên, không phải bây giờ vấn đề này mới được quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu. Thực tế là từ trước khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 về phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, vấn đề tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã là một đề tài thu hút các nhà nhà khoa học đi sâu nghiên cứu: - Giáo sư Vũ Khiêu (chủ biên), “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Truyền thống dân tộc và nhân loại”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1993. - Phó giáo sư Thành Duy (chủ biên), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1996. Các công trình nghiên cứu nói trên đã nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, khẳng định vai trò và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Mặc dù nghiên cứu từ những góc độ khác nhau, song các tác giả đều đi đến thống nhất trong cách khái quát những nội dung đạo đức 5 cách mạng và vai trò của đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Cho đến nay, vấn đề giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng cho thanh niên - sinh viên đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước. Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức và đạo đức Hồ Chí Minh trong sinh viên như: - Trần Sĩ Phán: “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999. - Hoàng Anh: “Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001. - Doãn Thị Chín: “Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay” (qua thực tế một số trường đại học, cao đẳng ở thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004. - Nguyễn Thế Kiệt: “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Triết học số 6/1996. - Tô Thị Nhung: “Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006. - Nguyễn Hùng Oanh: “Phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay”; Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2002. - Hoàng Kim Oanh: “Vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Thành phố Hà Nội hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007. - Nguyễn Đình Quế: “Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. 6 - Nguyễn Thái Sinh: “Vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho học viên đào tạo sĩ quan quân đội”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chinh trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. - Thái Duy Tuyên (chủ biên): “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”, Đề tài KX - 07, Hà Nội, 1994. Nhìn chung, các công trình nói trên đã nghiên cứu khá sâu sắc vấn đề giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức cách mạng nói riêng cho thanh niên, sinh viên. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào chuyên biệt nghiên cứu “Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề này là đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình với hy vọng có thể góp một phần nhỏ bé của mình để làm sáng tỏ hơn các vấn đề thực tiễn, lý luận đặt ra trong quá trình xây dựng, phát triển đạo đức cho sinh viên nói chung và cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Trên cơ sở phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lý giải sự cần thiết và đánh giá thực trạng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích những giá trị cốt lõi trong di sản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và khái quát các đặc điểm của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 7 - Đánh giá thực trạng đạo đức và công tác giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay. - Xây dựng và luận giải các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Sinh viên đang học tập tại 3 trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hải Phòng như: Cao đẳng Hàng hải I, Cao đẳng Y tế Hải Phòng, Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên quan điểm triết học và đạo đức Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời, kế thừa những thành tựu của một số công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố có liên quan đến nội dung mà đề tài luận văn đề cập. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích tổng hợp; phương pháp điều tra xã hội học….để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đề tài đề ra. 6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn 6.1. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường cao đẳng Hải Phòng hiện nay. 8 - Đề ra các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Hải Phòng hiện nay. 6.2. Ý nghĩa của luận văn Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu để giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua các buổi sinh hoạt chính trị, sinh hoạt đoàn, các hoạt động ngoại khoá và lồng ghép giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn Chính trị, các môn khoa học Mác-Lênin ở các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết: Chương 1: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chương 2: Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp. 9 Chương 1 TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1.1. Lý luận chung về đạo đức 1.1.1. Khái niệm đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức là một phạm trù lịch sử, kết quả của quá trình phát triển của xã hội loài người. Đạo đức thuộc kiến trúc thượng tầng, chịu sự quy định bởi cơ sở hạ tầng. Sự thay đổi hạ tầng kinh tế - xã hội làm thay đổi các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Do hành vi đạo đức bắt nguồn từ ý thức đạo đức, cho nên nền đạo đức thường tỉ lệ thuận với trình độ học vấn, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân. Nhưng không phải cứ có trình độ học vấn cao là có trình độ đạo đức cao và ngược lại, bởi sự khác biệt giữa ý thức và hành vi đạo đức, giữa nhận thức và hành động của mỗi người. 1.1.2. Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của đạo đức: - Chức năng nhận thức: Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có chức năng nhận thức thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội. - Chức năng giáo dục: Những chuẩn mực đạo đức được tập thể và cộng đồng chấp nhận tác động vào ý thức và hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, để mỗi cá nhân tự giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩn mực chung của xã hội. - Chức năng điều chỉnh hành vi: Chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi của các cá nhân, của cả cộng đồng và mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. 1.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng 10 [...]... nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2.3.1 Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên theo những chuẩn mực đạo đức mới của Hồ Chí Minh Trung với nước, hiếu với dân: Để giáo dục tư tưởng “trung với nước” cho sinh viên, các trường cần tập trung thực hiện tốt những nội dung sau: - Giáo dục tư. .. chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường 12 Chương 2 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Ở HẢI PHÒNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1 Sự cần thiết giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và việc... trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống đạo đức của sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay 2.2.2 Thực trạng đạo đức của sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay 2.2.2.1 Một số ưu điểm nổi bật của sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay Như đa số sinh viên Việt Nam, sinh viên các trường cao đẳng ở thành phố Hải Phòng có những... rãi Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Điểm chung giữa đạo đức mới và tư tưởng về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh Nét đặc thù của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 1.3 Hồ Chí Minh - tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng - Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại - Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương. .. thuận lợi và khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Các trường cao đẳng ở Hải Phòng nhìn chung đều là những ngôi trường có bề dày truyền thống trong việc dạy chữ, dạy nghề Qua thực tế nghiên cứu, khảo sát, tác giả rút ra một số nhận xét mang tính khái quát về sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng. .. chống phá của các thế lực thù địch và những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường 14 Bốn là: Giáo dục đạo đức cho sinh viên nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, hoàn thiện nhân cách sinh viên, làm trong sạch môi trường học đường, góp phần vào sự nghiệp trồng người 2.2 Thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2.2.1... cho sinh viên hiện nay Một là: Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên nhằm tạo ra một đội ngũ trí thức vừa có đức, vừa có tài, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hai là: Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống: Ba là: Giáo dục đạo đức cho sinh viên nhằm góp phần nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tư ng cách mạng cho thanh... hạn chế và khó khăn nhất định Nổi bật là những vấn đề sau: 15 - Sự quan tâm của các nhà trường, các cấp uỷ đảng nhìn chung chưa tư ng xứng với yêu cầu mà công tác giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng đặt ra - Phần lớn các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay không đưa môn đạo đức vào chương trình giảng dạy theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo... của một bộ phận sinh viên hiện nay, hình thành và phát triển các giá trị đạo đức xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người Việt Nam mới có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống văn minh Từ nhận thức về vai trò của thế hệ sinh viên đối với đất nước cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng, tác giả... tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay, hạn chế, đẩy lùi các tiêu cực trong đạo đức, lối sống của sinh viên đồng thời góp phần xây dựng nền đạo đức mới mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công tạo dựng Đó là: Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên theo những chuẩn mực đạo đức mới của Hồ Chí Minh; Phát triển đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về phẩm chất chính . đạo đức Hồ Chí Minh và khái quát các đặc điểm của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 7 - Đánh giá thực trạng đạo đức và công tác giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các. các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay. - Xây dựng và luận giải các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và. đẳng ở Hải Phòng theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp. 9 Chương 1 TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1.1. Lý luận chung về đạo đức 1.1.1. Khái niệm đạo

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Một là: Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên nhằm tạo ra một đội ngũ trí thức vừa có đức, vừa có tài, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan