SKKN RÈN LUYỆN HỌC SINH TIỂU HỌC VIẾT ĐÚNG VIẾT ĐẸP

10 433 0
SKKN RÈN LUYỆN HỌC SINH TIỂU HỌC VIẾT ĐÚNG VIẾT ĐẸP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Rèn luyện học sinh tiểu học viết đúng viết đẹp 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Quản lý chuyên môn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Bắt đầu từ lớp 1 năm học 2002-2003, việc dạy và học viết chữ trong trường tiểu học trên toàn quốc được thực hiện theo “ Mẫu chữ viết trong trường tiểu học” ban hành kèm theo Quyết định số 31/ 2002/ QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ngay từ thời điểm đó, đơn vị trường Tiểu học chúng tôi thực hiện theo tinh thần Quyết định 31 và đạt được những kết quả đáng kể trong các lần dự Hội thi viết đúng viết đẹp, vở sạch chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều học sinh viết chữ không đẹp, không đúng qui định. Ngay cả bản thân giáo viên vẫn còn hạn chế về việc thực hiện quyết định này. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến Mục đích của giải pháp: Đa số học sinh trường tôi viết chữ chưa đẹp và chưa đúng mẫu, điều đó làm cho đội ngũ Thầy cô giáo băn khoăn trăn trở qua từng tiết dạy. Quyết định 31 của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo mẫu chữ viết được xem như một “ bí quyết”, một địa chỉ dạy chữ viết cho học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn từ phía thầy lẫn trò. Bản thân là cán bộ quản lý tôi lại trăn trở nhiều hơn, làm thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết trong nhà trường, một môi trường là nền tảng, là nơi thuận lợi nhất để rèn luyện chữ viết, cũng chính là rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại, tính cẩn thận cho từng đối tượng học sinh ngay từ những lớp đầu tiên. Hơn thế nữa, không dừng lại ở việc rèn học sinh viết đúng mà cần phải bồi dưỡng để có những học sinh viết đẹp. Chính vì thế tôi chọn đề tài “ Rèn luyện học sinh tiểu học viết đúng viết đẹp” 2 với mục đích làm sao cho tất cả giáo viên và học sinh phải viết đúng “Mẫu chữ viết trong trường tiểu học” nhằm thực hiện tốt tinh thần Quyết định 31 của bộ GD& ĐT. Đồng thời có một đội ngũ giáo viên rèn chữ viết cho học sinh viết chữ đẹp đạt hiệu quả cao. Nội dung giải pháp 1. Những điểm khác biệt và tính mới của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến so với giải pháp đã biết. Nếu như trước đây đơn vị trường chúng tôi thực hiện dạy học sinh viết chữ đúng mẫu, chỉ chú trọng học sinh đầu cấp. Thì với giải pháp mới này không dừng lại ở một đối tượng học sinh tiểu học nào, mà tất cả các đối tượng học sinh được phân theo nhóm để có giải pháp phù hợp. Các nhóm đối tượng học sinh như: nhóm viết chưa đúng mẫu, nhóm viết đúng mẫu nhưng không đẹp, nhóm viết đúng viết đẹp. Ngoài ra người giáo viên không dừng lại ở việc chỉ tận tâm với học sinh mà phải viết đúng mẫu khi dạy học sinh. Trước đây giáo viên dạy lớp cứ nghĩ là việc rèn chữ viết của học sinh chỉ ở tiết dạy tập viết. Giải pháp mới này đòi hỏi giáo viên phải biết rèn chữ viết cho học sinh thông qua tất cả các môn học, kể cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Khi chưa có giải pháp này, qua Hội thi “ Vở sạch- chữ đẹp” các cấp tổ chức, trường tôi đều có tham gia nhưng đạt hiệu quả không cao. Giải pháp mới này giúp cho thành tích trường tôi vượt trội so với các trường trong toàn huyện kể cả ngoài huyện qua các Hội thi. 2. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: A/ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN Giáo viên tuyệt đối phải viết chữ đúng theo Mẫu chữ viết trong trường tiểu học khi trình bày ở bảng đen trước học sinh. Giáo viên phải nắm được những đặc điểm cơ bản khi dạy học sinh viết đúng mẫu * Mẫu chữ cái viết thường 3 - Các chữ cái b,g,h,k,l,y được viết với chiều cao 2,5 đơn vị, tức bằng hai lần rưỡi chiều cao chữ cái ghi nguyên âm. - Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị - Các chữ cái r, s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị. - Chữ cái d,đ,p,q được viết với chiều cao 2 đơn vị - Các chữ cái còn lại: o,ô,ơ,a,ă,â,e,ê,i,u,ư,c,n,m,v, được viết với chiều cao 1 đơn vị. - Các dấu thanh được viết trong phạm vi một ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị. * Mẫu chữ cái viết hoa Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị; riêng 2 chữ cái viết hoa Y, G được viết với chiều cao 4 đơn vị Giáo viên chủ nhiệm phải liên hệ thông báo đến phụ huynh về tất cả các vấn đề học tập sinh hoạt của các em ở trường bằng nhiều hình thức, nhưng riêng nội dung dạy cách viết chữ đúng cho học sinh thì phải có cuộc trao đổi trực tiếp thông qua các lần đại hội phụ huynh hoặc gặp mặt phụ huynh ở cuối buổi học. Giáo viên nêu rõ định hướng rèn luyện cách dạy viết chữ đúng, đẹp như thế nào, hướng dẫn phụ huynh giúp đỡ trong giờ tự học ở nhà của các em. Giáo viên có thể pho to mẫu chữ viết có độ cao, khoảng cách từng con chữ theo quy định gởi phụ huynh để ở nhà dễ dàng nhận ra học sinh viết sai , kịp thời nhắc nhở các em. B/ ĐỐI VỚI HỌC SINH 1/ PHÂN NHÓM THEO ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH Trong một lớp học GVCN phải biết, phát hiện và phân nhóm đối tượng để thực hiện quá trình giảng dạy đạt hiệu quả. Ở mỗi lớp số học sinh có năng khiếu viết chữ đẹp rất ít nhưng không vì số lượng ít mà bỏ qua, vẫn xem đó là một nhóm đối tượng để bồi dưỡng, phát huy năng khiếu của các em. Nhóm đối tượng cần quan tâm thường xuyên nhất qua mỗi tiết học ở mỗi môn học là nhóm học sinh viết không đúng, bôi xoá, viết không cẩn thận. 4 Một nhóm đối tượng mà giáo viên cũng không thể xem nhẹ là các em viết đúng mẫu nhưng không đẹp, có lẽ còn phụ thuộc vào năng khiếu. Vì vậy giáo viên phải thấy và làm sao giúp các em tự tin hơn, kiên trì hơn, ít nhiều trong nhóm đó cũng có học sinh viết đúng-đẹp. 2/ TÌM PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP RÈN LUYỆN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH a/ Khi dạy đại trà học sinh ở lớp, giáo viên hướng dẫn các em viết chữ viết thường, chữ số và chữ viết hoa theo kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu. Giờ tập viết giáo viên không chỉ dạy trên mẫu chữ có sẵn mà phải viết chữ mẫu cho học sinh xem. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách viết , làm sao cho học sinh dễ hiểu, thực hành viết được. Tránh bắt học sinh nêu thuộc lòng cách viết mà khi viết thì không đúng. Để dạy tiết tập viết đạt hiệu quả. Trước tiên giáo viên phải hướng dẫn, nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, cách cầm bút, ngoài ra cần tạo cho học sinh sự thích thú phấn khởi khi đến giờ tập viết là điều không thể thiếu. Giáo viên cũng phải chú trọng đến việc cho HS luyện viết ở bảng con thật đúng và đẹp. Bảng con của HS phải có dòng kẻ như vở tập viết, phấn có độ dài vừa phải, và phải có bông lau sạch. Khi viết bảng cũng như viết vào vở, cần nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. Khi viết vào vở chú ý ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 25-30 cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào vở giữ vở không bị xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn. Cách cầm bút cũng hết sức quan trọng: Khi viết học sinh cầm bút và điều khiển bút viết bằng cả ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút 5 và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Ngoài ra, động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cả cánh tay. Cây bút để học sinh viết cũng phải được giáo viên quy định. Tuy nhiên cũng tuỳ vào hoàn cảnh điều kiện kinh tế của các em mà quy định mua loại bút nào cho phù hợp. Quan trọng nữa là hoạt động đánh giá, nhận xét bài của học sinh; GV phải nhận xét thật xác, thật cụ thể, học sinh viết sai phải viết lại cho đúng. Phải có lời động viên những học sinh viết chữ chưa đúng, chưa đẹp, có thể kể cho HS nghe chuyện “ Thần Siêu luyện chữ”; “ Văn hay chữ tốt” hoặc các câu chuyện có liên quan đến tính kiên trì nhẫn nại để từ đó các em có sự tự tin hơn. Giáo viên theo dõi, khích lệ các em cho dù chỉ có chút ít tiến bộ. Riêng những em đã viết đúng, đẹp rồi tránh để các em tự bằng lòng, tự mản với kết quả đó, luôn nhắc nhở các em không ngừng phấn đấu, không ngừng rèn luyện trong từng tiết học mỗi ngày. Như trên đã nói “ Nét chữ là nết người”. Để viết chữ đúng, chữ đẹp, không phải là một ngày một bữa, chúng ta phải có thời gian rèn luyện. Đó là một quá trình mang tính liên tục và kế thừa, rộng khắp không phụ thuộc vào phạm vi một môn học, không riêng giờ tập viết mới rèn chữ viết mà ở tất cả các môn học khác. Chẳng hạn như ở môn chính tả, ngoài việc nhận xét lỗi chính tả, giáo viên không quên nhắc nhở về chữ viết, cách trình bày. Đối với môn nào chỉ ghi tựa bài thì uốn nắn các em chữ hoa đầu câu, riêng môn toán thì xem các em viết số như thế nào vì các em thực hiện tính đúng nhưng có thể viết số cẩu thả không rõ ràng. Hoặc khi chấm điểm bài giải của bài toán có lời văn, giáo viên cũng cần xem cách trình bày và sữa chữ viết cho các em nếu như các em viết không đúng mẫu chữ. GVCN trao đổi với phụ huynh về việc học của HS trong đó có phần trình bày tập vở, chữ viết. Yêu cầu phụ huynh quan tâm thêm khâu chuẩn bị ở nhà của HS như viết thứ, ngày, tháng 6 Chúng ta nhận thấy: Lớp 2 có sự kế thừa của lớp 1 về cách viết, đòi hỏi HS phải nắm vững các nét cơ bản ở lớp 1, các nét cong dưới, nét cong trái, nét khuyết ngược, nét móc ngược phải, móc xuôi phải Lớp 3 thì vận dụng lại kiến thức lớp 2. Lớp 1,2,3 là nền tảng vững chắc cho lớp 4,5 Rèn chữ viết cho học sinh có một quá trình lâu dài, mang tính kế thừa, liên tục và rộng khắp. b/ Khi dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu viết chữ đẹp, giáo viên hướng dẫn các em viết chữ viết thường, chữ số và chữ viết hoa theo kiểu chữ viết đứng, nghiêng nét thanh nét đậm. c/ Việc dạy viết chữ hoa được tiến hành theo một quá trình từ nhận diện, tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái, từ viết đúng đến viết thành thạo, viết đẹp. Giáo viên phải giúp học sinh biết được học bài trước, viết chữ trước áp dụng được cho bài sau, viết chữ sau. Ví dụ chữ hoa I lớp 2 có cách viết là: Nét 1: Giống nét 1 chữ H (Đặt bút trên đường kẽ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, dừng bút trên đường kẽ 6) Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 đổi chiều bút, viết nét móc ngược trái, phần cuối uốn vào trong như nét 1 của chữ B, dừng bút trên đường kẽ 2. Như vậy để viết được chữ I hoa, HS được nhớ lại cách viết chữ H và B hoa. Tiếp theo chữ I hoa là HS viết chữ K hoa. Nét 1 và nét 2 của chữ K hoa được viết như viết chữ I hoa. Chính vì thế khi dạy tập viết giáo viên phải nắm chắc mối liên hệ của các chữ hoa từ đó giúp học sinh nắm vững quy tắc, cách viết qua từng bài học, nếu viết sai chữ này thì sẽ sai chữ tiếp theo. Từ đó áp dụng những chữ đã học ở giờ tập viết vào bài tập chép, chính tả Giáo viên luôn uốn nắn kỹ càng, tránh để học sinh muốn viết sao thì viết. Lớp 2 có sự kế thừa từ lớp 1 về cách viết, đó là học sinh phải nắm vững các nét cơ bản ở lớp 1, các nét cong dưới, nét cong trái, nét khuyết ngược, nét móc ngược phải, móc xuôi phải 7 Lớp 3 thì dạy ôn lại của lớp 2. Lớp 1,2,3 là nền tảng vững chắc cho lớp 4,5 Lớp 4,5 học sinh viết được chữ sáng tạo trên cơ sở đã học từ lớp 2, 3. Như trên đã nói, rèn chữ viết cho học sinh đó là một quá trình mang tính kế thừa, liên tục và rộng khắp. Giáo viên phải có sự nhiệt tình, yêu thích công việc, như một nghệ sĩ làm nghệ thuật không mệt mỏi, trong từng lúc có sự sáng tạo tuyệt vời. C/ ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ Đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nắm chắc và thực hiện được nội dung Thông tư 31 của BGD&ĐT về việc dạy và học viết chữ trong trường tiểu học theo “ Mẫu chữ viết trong trường tiểu học”. Bản thân tôi phụ trách chuyên môn tự nhận thấy mình phải thực hiện được và có hiệu quả thông tư này. Bản thân tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu nội dung hướng dẫn, mẫu chữ viết kiên trì sửa sai, hạn chế dần những thói quen viết không đúng quy định. Từ đó có điều kiện giúp đỡ, động viên giáo viên qua những tiết dự giờ. Phát hiện và kịp thời chỉ ra cho giáo viên ở cách trình bày chữ viết trên bảng lớp, cách hướng dẫn học sinh trong giờ tập viết, mẫu chữ cái viết hoa, độ cao từng con chữ Ngoài ra bản thân tôi cũng đã trực tiếp tham gia rèn luyện cho đội ngũ học sinh viết chữ đẹp ở trường trong nhiều năm qua. 3.3.Khả năng áp dụng của giải pháp Giải pháp này trong những năm qua trường tôi thực hiện đạt hiệu quả rất đáng kể. Tôi hy vọng rằng các trường tiểu học trong toàn tỉnh cũng dễ dàng áp dụng giải pháp này trong việc rèn luyện học sinh viết đúng viết đẹp chữ Việt của chúng ta. Đó cũng chính là chúng ta góp một phần bé nhỏ vào việc bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống của chữ viết Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, vừa dạy vừa rèn thêm vốn kiến thức về viết chữ đúng-đẹp cho mỗi bản thân mình là điều rất có ích, nên chắc chắn giáo viên sẽ tự tin và cố gắng thực hiện tốt. 8 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được Giúp giáo viên nghiên cứu và thực hiện đạt hiệu quả hơn cách dạy viết chữ trong trường Tiểu học theo Quyết định 31 của Bộ. Học sinh viết đúng“ Mẫu chữ viết trong trường tiểu học”, phát huy và trao dồi năng khiếu viết chữ đẹp của bản thân. Phát triển đội ngũ giáo viên và học sinh trong toàn trường viết chữ đẹp, đúng mẫu. Tham gia và đạt hiệu quả cao trong những Hội thi các cấp tổ chức. Những kết quả trường tôi đạt được liên tục trong 8 năm qua với chất lượng ngày càng tăng: Năm học 2005-2006 đạt số giải như sau: CẤP GIẢI I GIẢI II GIẢI III GIẢI KK GIẢI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN 01 02 02 03 GIẢI II TỈNH 01 Năm học 2006-2007 đạt số giải như sau: CẤP GIẢI I GIẢI II GIẢI III GIẢI KK GIẢI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN 02 01 02 01 GIẢI I TỈNH 01 02 Năm học 2007-2008 đạt số giải như sau: ( Cấp tỉnh không có tổ chức thi) CẤP GIẢI I GIẢI II GIẢI III GIẢI IV GIẢI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN 01 03 01 02 GIẢI II 9 Năm học 2008-2009 đạt số giải như sau: ( Cấp tỉnh không có tổ chức thi) CẤP GIẢI I GIẢI II GIẢI III GIẢI KK GIẢI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN 02 04 0 02 GIẢI III BÁO CÔNG AN 01 Năm học 2009-2010 đạt số giải như sau: CẤP GIẢI I GIẢI II GIẢI III GIẢI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN 01 03 05 GIẢI III TỈNH Đã đạt giải trong Hội Trạng nguyên 01 em Giải thám hoa Năm học 2010-2011 đạt số giải như sau: ( Hội thi bàn tay xinh, viết chữ đẹp đối với khối 1,2,3) CẤP GIẢI I GIẢI II GIẢI III GIẢI KK GIẢI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN 02 02 03 02 0 Năm học 2011-2012 đạt số giải như sau: ( Hội thi Văn hay chữ tốt) CẤP GIẢI I GIẢI II GIẢI III GIẢI KK GIẢI ĐỒNGĐỘI HUYỆN 06 04 01 02 III TỈNH Đã đạt các giải trong Hội Trạng Nguyên gồm: 01Trạng nguyên 10 01 Thám hoa 01 Tiến sĩ Năm học 2012-2013 đạt số giải như sau: ( Hội thi Học sinh năng khiếu, viết chữ đẹp đối với khối 1,2,3) ( Cấp tỉnh không có tổ chức thi) CẤP GIẢI I GIẢI II GIẢI III GIẢI KK GIẢI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN 05 01 01 01 1 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu Tập thể CB-GV nhà trường, tập thể học sinh của trường. 3.6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 3.7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến GV dạy tiểu học : + Có lòng yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm, tận tình, tận tâm quan tâm học sinh. + Nắm vững nội dung Quyết định số 31/ 2002/ QĐ- BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đồng thời thực hiện đúng công văn 5150/TH Về việc hướng dẫn dạy và học viết chữ ở tiểu học. Cơ sở vật chất: Bàn ghế phù hợp lứa tuổi; Ánh sáng đầy đủ Học sinh có đủ dụng cụ học tập 3.8. Tài liệu kèm theo gồm: Các bài viết của học sinh năm học 2012-2013 Bến Tre, ngày tháng năm 2013 Nguyễn Thị Kim Thủy Trường Tiểu học Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc Phó Hiệu trưởng 8,0 . không dừng lại ở việc rèn học sinh viết đúng mà cần phải bồi dưỡng để có những học sinh viết đẹp. Chính vì thế tôi chọn đề tài “ Rèn luyện học sinh tiểu học viết đúng viết đẹp 2 với mục đích. tượng học sinh như: nhóm viết chưa đúng mẫu, nhóm viết đúng mẫu nhưng không đẹp, nhóm viết đúng viết đẹp. Ngoài ra người giáo viên không dừng lại ở việc chỉ tận tâm với học sinh mà phải viết đúng. có học sinh viết đúng- đẹp. 2/ TÌM PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP RÈN LUYỆN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH a/ Khi dạy đại trà học sinh ở lớp, giáo viên hướng dẫn các em viết chữ viết thường, chữ số và chữ viết

Ngày đăng: 12/04/2015, 22:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan