BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH kon tum ĐẾN NĂM 2020

10 758 1
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH kon tum ĐẾN NĂM 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020 Ngoài phần mở đầu, Đề án có 04 phần chính: (1) Một số vấn đề cơ bản về ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực (2) Thực trạng phát triển một số ngành và sản phẩm chủ yếu của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2001-2010 (3) Định hướng và giải pháp phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum đến năm 2020 (4) Tổ chức thực hiện và kiến nghị I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC: 1. Khái niệm ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chủ lực: - Ngành kinh tế mũi nhọn là ngành kinh tế khi được tập trung đầu tư phát triển sẽ có vai trò quan trọng trong việc phát triển cân đối, tối ưu, tổng hợp nền kinh tế. - Sản phẩm chủ lực là sản phẩm đóng vai trò then chốt, quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ nhất định về phát triển kinh tế của một nước, vùng lãnh thổ hay một địa phương. Đây là những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các ngành; có nhịp độ tăng trưởng cao; có tỷ lệ giá trị gia tăng cao; có vị trí chi phối và ảnh hưởng đến sự phát triển đối với các sản phẩm khác; có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. - Phạm vi ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực Ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực có thể là: Một sản phẩm; một nhóm sản phẩm; một ngành kinh tế; một nhóm ngành kinh tế; một địa phương; một khu vực lãnh thổ.v.v… - Vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực + Đóng vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng kinh tế. + Giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Có hiệu ứng tích cực đối với những ngành và sản phẩm liên quan. 2. Lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực 2.1.Quan điểm lựa chọn: Ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực là những ngành, sản phẩm khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh, có giá trị gia tăng cao, tỷ trọng lớn và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh trong tương lai gần, sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện môi trường, tạo động lực phát triển cho các ngành, sản phẩm khác, phát triển không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội của tỉnh Kon Tum. 2.2.Tiêu thức xác định ngành kinh tế mũi nhọn: Ngành kinh tế mũi nhọn là ngành thỏa mãn một số hoặc đồng thời các tiêu thức sau: - Về kinh tế: 1 Báo cáo tóm tắt + Có giá trị sản xuất lớn + Có vùng nguyên liệu dồi dào + Có tốc độ tăng trưởng cao + Có tiềm năng đột phá lớn - Về xã hội: + Giải quyết công ăn việc làm và sử dụng nhiều lao động. + Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. - Về môi trường: + Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. + Phát triển không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sinh thái. * Ngành kinh tế mũi nhọn đề nghị xác định là ngành cấp III trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam (1) (Theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg, ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ), bởi vì nếu xác định là ngành cấp II (có 88 ngành cấp II) thì chung quá (2) ; nếu xác định là ngành cấp IV (có 437 ngành cấp IV) thì sẽ có quá nhiều ngành được lựa chọn. 2.3. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực Một sản phẩm được coi là sản phẩm chủ lực của tỉnh phải thỏa mãn các tiêu chí sau đây: - Có giá trị sản xuất lớn. - Có tốc độ tăng trưởng cao. - Khai thác vùng nguyên liệu trên địa bàn. - Có tiềm năng đột phá lớn 2. 4. Phương pháp lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chủ lực + Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Đây là phương pháp ra quyết định lựa chọn chiến lược dựa trên số liệu thu thập được về bốn yếu tố: Điểm mạnh; điểm yếu; thách thức; thời cơ. + Phương pháp định lượng: Trên cơ sơ số liệu thu thập thứ cấp từ các báo cáo thống kê của tỉnh, báo cáo của các sở ban ngành liên quan và của các doanh nghiệp, sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng, dự báo phát triển đến năm 2015 và 2020, từ đó căn cứ vào tiêu thức, tiêu chí lựa chọn để chọn ra các ngành kinh tế mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực tham gia đề án. Phương pháp được tiến hành như sau: - Bước 1: Phân loại các tiêu thức lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn theo 03 nhóm tiêu chí là kinh tế, xã hội và môi trường; - Bước 2: Cho điểm đối với từng tiêu thức lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn - Bước 3: Dự báo phát triển các ngành kinh tế chủ yếu đến 2015 và 2020 1 (): Theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có 242 ngành kinh tế cấp III. 2 (): Ví dụ: Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan; ngành lâm nghiệp và hoạt đông dịch vụ có liên quan là các ngành kinh tế cấp II. 2 Báo cáo tóm tắt - Bước 4: Cho điểm các ngành kinh tế mũi nhọn theo các tiêu thức lựa chọn - Bước 5: Sắp xếp thứ tự từ cao xuống thấp đối với các ngành kinh tế chủ yếu theo kết quả điểm và lựa chọn các ngành kinh tế mũi nhọn. Bảng: Điểm số các tiêu thức lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn Tiêu thức Điểm Tổng 100 I. Về kinh tế 70 1.1.1. 1.1. Giá trị sản xuất (1994) 30 1.1.2. 1.1.1. Chiếm tỷ trọng so với ngành cấp 1 (1% tương ứng với 1 điểm, tối đa (trên 20%) 20 điểm) 20 1.1.2. Tốc độ tăng BQ/năm (2% tương ứng với 1 điểm, tối đa (trên 20%) 10 điểm) 10 1.2 Vùng nguyên liệu (5% tương ứng với 1 điểm, tối đa(trên 80%) 20 điểm) 20 1.3 Tiềm năng đột phá (1 lần tương ứng với 4 điểm, tối đa(trên 5 lần) 20 điểm) 20 II. Về xã hội 20 2.1.Giải quyết việc làm (100 lao động tương ứng 1 điểm, tối đa (trên 1000 lao động) 10 điểm) 10 2.2. Thu nhập bình quân/ tháng (1 triệu đồng tương ứng với 2 điểm, tối đa (trên 5 triệu) 10 điểm) 10 III. Về môi trường 10 3.1. Sử dụng hợp lý TNTN 5 3.2. Công nghệ thân thiện môi trường 5 + Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp ra quyết định lựa chọn chiến lược dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, giám đốc các doanh nghiệp.v.v thông qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi. Bên cạnh đó, tiến hành phỏng vấn sâu trực tiếp và tổ chức hội thảo xin ý kiến các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, các sở ban ngành, các chuyên gia trong các lĩnh vực, các nhà nghiên cứu.v.v II. PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020 Trên cơ sở phân tích các tiềm năng, lợi thế của tỉnh Kon Tum về vị trí địa kinh tế - chính trị, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khí hậu, nước, rừng, danh lam thắng cảnh.v.v ); kết quả phân tích định lượng và kết hợp với kết quả tổng hợp ý kiến của các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, các chuyên gia trong các lĩnh vực, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp.v.v lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020 như sau. (Trong Đề án đang thể hiện theo phân ngành kinh tế cũ; nếu thể hiện theo phân ngành kinh tế năm 2007, cụ thể như sau) 3 Báo cáo tóm tắt 1. Giai đoạn 2011- 2015: - Ngành kinh tế mũi nhọn: - Trồng cây công nghiệp. - Trồng rừng và chăm sóc rừng. - Xay xát và sản xuất bột. - Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy. - Sản xuất sản phẩm từ cao su; - Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại chưa được phân vào đâu (vật liệu xây dựng) - Sản xuất, truyền tải và phân phối điện. - Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch (du lịch sinh thái nghỉ dưỡng). + Sản phẩm chủ lực: Cao su và sản phẩm từ cao su; cà phê; sắn và sản phẩm từ sắn; bột giấy; gạch ngói; điện địa phương (thủy điện); du lịch sinh thái. 2. Giai đoạn 2016 - 2020: + Ngành kinh tế mũi nhọn: - Trồng cây công nghiệp lâu năm. - Trồng cây hàng năm. - Trồng rừng và chăm sóc rừng. - Xay xát và sản xuất bột. - Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy. - Sản xuất sản phẩm từ cao su. - Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại chưa được phân vào đâu (vật liệu xây dựng). - Sản xuất, truyền tải và phân phối điện - Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch (du lịch sinh thái nghỉ dưỡng). + Sản phẩm chủ lực: Cao su và sản phẩm từ cao su; cà phê; giấy; gạch ngói; điện địa phương (thủy điện); du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng Măng Đen; Sâm Ngọc Linh; cá nước ngọt. III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC 1. Quan điểm, mục tiêu a. Quan điểm: 4 Báo cáo tóm tắt - Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm, vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài của Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. - Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh là khâu đột phá quan trọng để khai thác tốt, có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực phải theo một lộ trình rõ ràng, khoa học, phải hết sức kiên trì và nhất quán. b. Mục tiêu Xây dựng thành công các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực (đã nêu ở phần trên) 2. Các giải pháp chủ yếu - Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực - Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. - Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực - Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh - Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng - Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành và sản phẩm - Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường - Đẩy mạnh liên kết kinh tế với các tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên - Nghiên cứu ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ vượt trội Dành tỷ lệ thỏa đáng từ phần vượt thu ngân sách hàng năm để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực, tập trung vào các nội dung sau: * Chính sách hỗ trợ chung đối với dự án đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực: + Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước + Hỗ trợ một phần lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư phát triển trong vòng 3-5 năm. + Hỗ trợ chi phí thuê tư vấn về thiết kế, đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất. + Hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư, hoàn thiện hệ thống xử lý môi trường. + Hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu. 5 Báo cáo tóm tắt + Được quảng cáo, giới thiệu sản phẩm miễn phí trên trang thông tin điện tử của tỉnh và các ngành. * Chính sách hỗ trợ riêng đối với một số ngành: + Các ngành trồng cây công nghiệp lâu năm; trồng rừng và chăm sóc rừng: . Hỗ trợ giống cây trồng cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển các vùng nguyên liệu (cao su, cà phê, nguyên liệu giấy) phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản. . Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn phát triển cao su tiểu điền; thay thế vườn cà phê già cỗi, phát triển cà phê chè, trồng cây nguyên liệu giấy, trồng rừng sản xuất. + Các ngành công nghiệp: xay xát và sản xuất bột; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại chưa được phân vào đâu: . Hỗ trợ kinh phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trong và ngoài nước. . Hỗ trợ lãi suất vay vốn để thu mua nguyên liệu trong dân vào những lúc chính vụ. . Hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. . Hỗ trợ lập các dự án nghiên cứu tiền khả thi; dành quỹ đất sạch cho các dự án đầu tư phát triển sản phẩm chủ lực. . Hỗ trợ trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, điện đến hàng rào doanh nghiệp (nếu địa điểm xây dựng nhà máy nằm ngoài khu công nghiệp). IV. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ (có Danh mục kèm theo) V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ủy ban nhân dân tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh phân công 01 đồng chí Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi việc triển khai thực hiện Đề án. Định kỳ, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra việc thực hiện Đề án ở các ngành, địa phương để có sự chỉ đạo kịp thời. 2. Các sở, ban, ngành, địa phương 2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư + Chủ trì phối hợp với các sở ban ngành liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các ngành, các doanh nghiệp tham gia đề án, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua. + Tham mưu bố trí và hướng dẫn sử dụng vốn đầu tư phát triển để thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ các nhiệm vụ của Đề án. + Theo dõi và báo cáo hàng năm tình hình thực hiện đề án cho UBND tỉnh. 6 Báo cáo tóm tắt 2.2. Sở Công thương + Chủ trì, phối hợp với ban chỉ đạo, các sở ban ngành liên xây dựng và triển khai các giải pháp, chính sách liên quan đến thương mại, giá bán sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ.v.v + Đề xuất, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các ngành, sản phẩm trong lĩnh vực sở quản lý. + Lập các dự án tiền khả thi đầu tư phát triển sản phẩm chủ lực làm cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư. 2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chủ trì, phối hợp với ban chỉ đạo, các sở ban ngành liên quan đề xuất, triển khai và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu, cung cấp giống hỗ trợ kỹ thuật canh tác, dịch vụ nông nghiệp.v.v 2.4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch để trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định. 2.5. Sở Lao động thương binh và Xã hội Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành liên quan xây dựng các chính sách về hỗ trợ đào tạo dạy nghề để trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định. 2.6. Sở Tài chính + Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính có liên quan đến thuế, hỗ trợ một phần lãi suất ngân hàng; cân đối và bố trí kinh phí từ ngân sách để thực hiện đề án. + Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu bố trí kinh phí hỗ trợ hàng năm để thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ của đề án; hướng dẫn và kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí theo chế độ quy định. 2.7. Sở Khoa học và Công nghệ - Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành liên quan xây dựng các chính sách hỗ trợ về đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ và đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu sản phẩm của các ngành, doanh nghiệp. 2.8. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Kon Tum Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành liên quan xây dựng các chính sách về khuyến khích các tổ chức tín dụng trên địa bàn cho vay, giải ngân vốn vay đối với các doanh nghiệp để phát triển sản phẩm chủ lực. 2.9. Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Kon Tum - Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành liên quan trình UBND tỉnh ban hành văn bản quy định về công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; - Tiếp tục triển khai các giải pháp thu hút đầu tư và xây dựng thông tin chi tiết về dự án đầu tư đối với các dự án trọng điểm để kêu gọi đầu tư. 7 Báo cáo tóm tắt 2.10. Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành liên quan xây dựng các chính sách về khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y để trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định. 2.11. Các sở, ban ngành, địa phương khác Phối hợp với ban chỉ đạo để triển khai thực hiện đề án theo chức năng nhiệm vụ được giao. II. KIẾN NGHỊ 1. Đối với Chính phủ - Ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách Trung ương (bao gồm có nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA, trái phiếu Chính phủ và các chương trình mục tiêu khác) thông qua các Bộ, cơ quan Trung ương hoặc hỗ trợ một phần theo mục tiêu cho ngân sách tỉnh để triển khai, thực hiện các dự án trọng yếu sau: + Các dự án giao thông liên tỉnh có tính chất đột phá, tạo ra liên kết vùng (các công trình trên trục dọc vùng, các đường kết nối các cảng biển lên Tây Nguyên và các hành lang vận tải quốc tế): nâng cấp đường Hồ Chí Minh, hành lang Tây Nguyên- Dung Quất (quốc lộ 24), hành lang Tây Nguyên - Đà Nẵng (đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 14B), các quốc lộ 40, 14C; xây dựng đường Đông Trường Sơn, đường Đăk Tô- Trà My - Tam Kỳ. + Xây dựng, phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (nhất là đường nội bộ khu kinh tế, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, trạm xử lý nước thải ngoài hàng rào các doanh nghiệp, hệ thống cây xanh, các công trình công cộng…). + Dự án nâng cấp sân bay Taxi tại Măng Đen. - Đối với các dự án giao thông do Trung ương quản lý, có ý nghĩa quyết định cho phát triển của Kon Tum và vùng Tây Nguyên nhưng chưa đủ điều kiện thực hiện đầu tư, đề nghị Chính phủ cho phép Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan nghiên cứu cơ chế tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để thực hiện việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và giao cho chính quyền địa phương tạm thời quản lý để đảm bảo quỹ đất phát triển giao thông theo quy hoạch. - Cho phép đa dạng các hình thức đầu tư; áp dụng các chính sách khuyến khích, thu hút, động viên mọi thành phần kinh tế; huy động mọi nguồn vốn bằng những biện pháp thích hợp để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y… - Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu cơ chế, chính sách và các hình thức huy động các nguồn vốn để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh theo quy hoạch được duyệt bằng các hình thức BOT, BTO, BT, hợp tác kinh doanh PPP theo quy định của pháp luật. Trong đó có phương án huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu đầu tư trong nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 8 Báo cáo tóm tắt - Thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các nhà đầu tư vay tối đa theo tổng mức đầu tư được duyệt hoặc thực hiện bù lãi suất không phân biệt thành phần kinh tế đối với các dự án đầu tư sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, chế biến nông lâm sản. 2. Đối với các bộ, ngành 2.1. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư + Nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù nhằm phát triển một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng đối với vùng Tây Nguyên đến năm 2015. + Tham mưu Chính phủ bố trí các nguồn lực, nhất là vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để đầu tư một số công trình lớn, trọng điểm trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025. + Phối hợp, hỗ trợ tỉnh Kon Tum trong công tác xúc tiến đầu tư. 2.2. Đối với Bộ Tài chính Nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành chính sách, cơ chế ngân sách - tài chính đặc thù để huy động các nguồn lực, đặc biệt là về đất đai, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội , hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và quản lý trong tình hình mới. 2.3. Bộ Giao thông vận tải + Xem xét, trình Chính phủ bổ sung dự án xây dựng sân bay Kon Tum và sân bay taxi Măng Đen vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020. + Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như Đường Hồ Chí Minh-Quốc lộ 14C; Quốc lộ 24, 40, 14B. 2.4. Bộ Công Thương + Xem xét, trình Chính phủ bổ sung các dự án chế biến cao su, chế biến giấy và sản phẩm giấy của tỉnh Kon Tum vào danh mục các ngành công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên phát triển. + Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam quan tâm quy hoạch và đầu tư mạng lưới truyền tải trên địa bàn để đấu nối vào mạng lưới truyền tải quốc gia. + Hỗ trợ tỉnh Kon Tum trong công tác xúc tiến thương mại. 2.5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: + Nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hợp lý, phù hợp với đặc thù Kon Tum để tỉnh Kon Tum có điều kiện phát triển ngành kinh tế du lịch (trong đó có khu du lịch Măng đen) thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn, gắn kết với việc khai thác và bảo tồn các di sản thế giới (vật thể và phi vật thể) ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. 9 Báo cáo tóm tắt + Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; hỗ trợ phát triển làng văn hóa du lịch; đồng thời hướng dẫn về mô hình, định hướng phát triển, cơ chế tổ chức, quản lý… + Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm đào tạo, huấn luyện thể dục thể thao quốc gia tại Măng Đen. + Hỗ trợ tỉnh Kon Tum trong công tác xúc tiến du lịch. 2.6. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu cà phê gắn với sản xuất, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa sản xuất và tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu theo hướng: tăng khả năng dự trữ cà phê khi xuống giá; kiểm soát giá xuất khẩu, nhất là đối với giá các hợp đồng giao hàng trong tương lai và trong kỳ hạn; kiểm soát ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua, hạ giá khi xuất khẩu gây thiệt hại cho người trồng cà phê; hỗ trợ trực tiếp cho người trồng cà phê ký gửi khi có rủi ro về thị trường giá cả. 10 . BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020 Ngoài phần mở đầu, Đề án có 04 phần chính: (1) Một số vấn đề cơ bản về ngành kinh. HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC 1. Quan điểm, mục tiêu a. Quan điểm: 4 Báo cáo tóm tắt - Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm. và ngoài nước. - Phạm vi ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực Ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực có thể là: Một sản phẩm; một nhóm sản phẩm; một ngành kinh tế; một nhóm ngành kinh

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Khái niệm ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chủ lực:

  • - Sản phẩm chủ lực là sản phẩm đóng vai trò then chốt, quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ nhất định về phát triển kinh tế của một nước, vùng lãnh thổ hay một địa phương. Đây là những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các ngành; có nhịp độ tăng trưởng cao; có tỷ lệ giá trị gia tăng cao; có vị trí chi phối và ảnh hưởng đến sự phát triển đối với các sản phẩm khác; có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.

  • - Phạm vi ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực

  • - Vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực

  • 2.2.Tiêu thức xác định ngành kinh tế mũi nhọn:

  • * Ngành kinh tế mũi nhọn đề nghị xác định là ngành cấp III trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam(1) (Theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg, ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ), bởi vì nếu xác định là ngành cấp II (có 88 ngành cấp II) thì chung quá(2); nếu xác định là ngành cấp IV (có 437 ngành cấp IV) thì sẽ có quá nhiều ngành được lựa chọn.

  • 2.3. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực

  • 2. 4. Phương pháp lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chủ lực

    • - Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực

    • - Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh

    • - Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành và sản phẩm

    • - Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

    • - Nghiên cứu ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ vượt trội

    • V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ

      • I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

        • 1. Ủy ban nhân dân tỉnh:

        • 2. Các sở, ban, ngành, địa phương

          • 2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

          • 2.2. Sở Công thương

          • 2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

          • Chủ trì, phối hợp với ban chỉ đạo, các sở ban ngành liên quan đề xuất, triển khai và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu, cung cấp giống hỗ trợ kỹ thuật canh tác, dịch vụ nông nghiệp.v.v..

            • 2.4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

            • 2.5. Sở Lao động thương binh và Xã hội

            • Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành liên quan xây dựng các chính sách về hỗ trợ đào tạo dạy nghề để trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định.

              • 2.6. Sở Tài chính

              • 2.7. Sở Khoa học và Công nghệ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan