BÁO CÁO PHÂN TÍCH Triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam 2013

16 530 0
BÁO CÁO PHÂN TÍCH Triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 VIỆN NGHIÊN CỨU TIN HỌC & KINH TẾ ỨNG DỤNG Institute of Information and Business Research (IIB) Số 1 Công trường quốc tế Q.3 Tp.HCM – Tel : 39 321 697 Website : http://www.iib.vn B B Á Á O O C C Á Á O O P P H H Â Â N N T T Í Í C C H H Triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam 2013 T11.2012 2 A. TÌNH HÌNH THị TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 1. Doan thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng qua các năm Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng duy trì mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 2005 – 2011, bình quân tăng tới 27%/năm. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2011 của Việt Nam ước tính đạt 2.004,4 nghìn tỷ đồng (gần 96 tỷ USD) tăng 24,2% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 4,7%. Căn cứ theo tỷ trọng thành phần tham gia thì doanh thu bán lẻ tập trung chủ yếu ở khu vực cá thể và tư nhân, chiếm tỷ trọng 85% trên tổng doanh thu bán lẻ. Điều này cho thấy sự năng động ở khối kinh doanh này. Doanh thu từ khối Nhà nước năm 2010 đạt 219 nghìn tỷ đồng, chiếm 11% tổng doanh thu bán lẻ và cung cấp dịch vụ. Tỷ trọng doanh thu từ khối doanh nghiệp FDI khá thấp, chỉ chiếm 3% doanh thu bán lẻ năm 2010. Xét về tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 – 2011, tăng trưởng doanh thu bán lẻ bình quân của khối cá thể và tư nhân lần lượt đạt 23%/năm và 38%/năm trong khi khối doanh nghiệp FDI tăng 21%/năm, thấp hơn so với bình quân chung khoảng 27%/năm. Cơ cấu doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2005 – 2011 (nghìn tỷ đồng) Nguồn: Tổng cục thống kê 3 2. Thị trường các mặt hàng bán lẻ chủ yếu 2.1. Thực phẩm và đồ uống - Thực phẩm Thực phẩm là phân khúc quan trọng nhất của thị trường bán lẻ. Năm 2010, chi tiêu thực phẩm của Việt Nam chiếm tới 62,5% tổng chi tiêu bán lẻ, cao hơn cả Trung Quốc (60,7%), Thái Lan (58,1%), Indonesia (59,8%). Tại Việt Nam, số lượng các cửa hàng bán thực phẩm chiếm tới 80% các địa điểm bán lẻ. Ngoài ra, địa điểm bán thực phẩm thường tập trung ở các khu chợ truyền thống và các cửa hàng tự phát. Cùng với xu thế đô thị hóa và hiện đại hóa của nền kinh tế, các siêu thị và cửa hàng thực phẩm cũng xuất hiện nhiều hơn. Nhìn chung, nhu cầu về ăn uống của người dân Việt Nam ngày càng đa dạng và tăng theo quy mô phát triển dân số. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lạm phát nên tỷ trọng chi tiêu dành cho ăn uống trên tổng thu nhập của người dân ngày càng tăng. Theo Tổ chức Giám sát kinh doanh quốc tế (BMI), doanh thu tiêu dùng thực phẩm của Việt Nam năm 2010 đạt 357 nghìn tỷ đồng (tương đương 18,69 tỷ USD), gấp 1,9 lần so với năm 2005. Ước tính doanh thu tiêu dùng dành cho thực phẩm năm 2011 đạt 397 nghìn tỷ đồng (tương đương 19,3 tỷ USD), tăng 3% so với năm 2011. Tình hình tiêu dùng thực phẩm của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 Nguồn: Tổng cục thống kê, BMI 4 So với quy mô dân số thì mức tiêu dùng thực phẩm bình quân đầu người năm 2010 của Việt Nam đạt hơn 4 triệu đồng/người (tương đương 212,7 USD/ người), tăng 1,8 lần so với năm 2005. Như vậy, tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm bình quân hàng năm của Việt Nam ở khoảng 12%. So với các nước châu Á khác, chi tiêu bình quân đầu người cho ngành hàng thực phẩm là tương đối thấp. Đây chính là tiềm năng tăng trưởng đáng kể cho ngành thực phẩm. Chi tiêu thực phẩm bình quân đầu người so với GDP bình quân đầu người ở Châu Á (năm 2010) Nguồn: EIU vào tháng 1/2011, Euromonitor vào tháng 3/2011 - Đồ uống Nhu cầu về đồ uống tại Việt Nam rất lớn. Ngoài nguyên nhân là do Việt Nam nằm ở vị trí nhiệt đới, khí hậu khá nóng ẩm thì có hai nguyên nhân quan trọng khác đó là do: Cơ cấu dân số trẻ trong độ tuổi lao động chiếm đa số và văn hóa sống của người dân Việt Nam. Tổng doanh thu đồ uống có cồn năm 2010 đạt 1,7 tỷ USD, tăng 18,46% so với năm trước. Tổng dung tích đồ uống có cồn năm 2010 của Việt Nam đạt 2,1 triệu lít. Trong đó mặt hàng bia đã chiếm tới 2 tỷ lít, rượu vang chiếm 16,3 triệu lít. Như vậy, bia là mặt hàng chiếm lĩnh thị trường đồ uống của Việt Nam. 5 Ngoài đồ uống có cồn, nhu cầu về đồ uống không cồn của Việt Nam cũng rất lớn. Doanh thu từ đồ uống không cồn năm 2010 đạt 1,7 tỷ lít, tương đương 6.430 tỷ đồng, tăng 20,37% về số lượng và 15,98% về giá trị so với năm trước. Cà phê cũng là thức uống rất được quan tâm và ưa chuộng tại Việt Nam. Tổng doanh thu bán hàng cà phê năm 2010 của Việt Nam đạt 39,8 nghìn tấn. Việt Nam cũng đã có một số thương hiệu cà phê nổi tiếng như cà phê Trung Nguyên, Vinacafe Biên Hòa (VCF). Về phía nhà đầu tư nước ngoài, Nestlé chiếm vị trí dẫn đầu trong phân khúc cà phê hòa tan. 2.2. Tiêu dùng - Đồ gia dụng Ngành đồ gia dụng được chia làm 2 phân khúc là thiết bị cỡ lớn (máy giặt, điều hòa, ti vi, tủ lạnh…) và thiết bị cỡ nhỏ (quạt, bàn là, máy xay sinh tố, máy pha cà phê…). Theo thống kê của Euromonitor, tổng doanh số đồ gia dụng bán ra năm 2010 khoảng 14,2 triệu chiếc, trong đó thiết bị gia dụng loại nhỏ đạt 9,4 triệu chiếc và thiết bị gia dụng loại lớn chiếm 4,7 triệu chiếc. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh số bán hàng gia dụng giai đoạn 2005 – 2010 đạt 12,5%/năm, trong đó thiết bị loại nhỏ tăng 10,5%/năm và thiết bị loại lớn tăng 17,5%/năm. Về giá trị, doanh thu bán hàng gia dụng năm 2010 của Việt Nam đạt 30.882 tỷ đồng. Trong đó thiết bị loại nhỏ đạt 11.063 tỷ đồng, thiết bị loại lớn đạt 19.819 tỷ đồng. Tăng trưởng doanh thu bình quân của hàng gia dụng giai đoạn 2005 – 2010 đạt 21,1%. Trong đó, doanh thu bán hàng thiết bị loại lớn bình quân tăng 20%/năm và thiết bị loại nhỏ tăng 21,7%/năm. Doanh thu bán đồ gia dụng giai đoạn 2005 – 2010 (tỷ đồng) Nguồn: Euromonitor 6 Xét về thị phần (theo doanh số) các nhà sản xuất cung cấp đồ gia dụng loại lớn thì thương hiệu Sanyo chiếm thị phần lớn nhất năm 2010 là 49,8%. Tiếp đến là LG (9,7%), Toshiba (6,5%), Panasonic (4,8%), Elextrolux (4,7%)… Xét về thị phần các nhà cung cấp đồ gia dụng loại nhỏ thì Philips chiếm thị phần lớn nhất năm 2010 là 21,3%. Tiếp đến là Sharp (17%), Panasonic (15,7%)… Thị phần các thương hiệu trong đồ gia dụng cỡ lớn (2010). Thị phần các thương hiệu trong đồ gia dụng cỡ lớn (2010). - Đồ dùng cá nhân Ngành hàng tiêu dùng – đồ dùng cá nhân chủ yếu liên quan đến áo quần, phụ kiện trang sức…Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu các mặt hàng may mặc, tuy nhiên, khi chất lượng đời sống người dân ngày càng lên, quá trình toàn cầu và hội nhập diễn ra nhanh chóng thì người dân Việt Nam ở phần khúc trung bình trở lên có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến những thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài như: Mango, Bossini. Gucci, D&G, Valentino… Ngoài ra, hầu hết các thương hiệu phổ biến được sản xuất ở Trung Quốc như Bossini, Mango và Giordano nên được bày bán ở các thành phố lớn của Việt Nam với giá cả không phải là cao. Ở các khu chợ đầu mối ở Tân Bình và Bình Tây của TP.Hồ Chí Minh, có tới 70% các mặt hàng may mặc của Trung Quốc có chất lượng trung bình thấp với giá cả khá rẻ. Quần áo ở chợ Tân Bình được chuyển đi các tỉnh miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia, Lào và Thái Lan. Theo ước tính, tổng doanh thu đối với các mặt hàng may mặc năm 2010 của Việt Nam đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2009. Dự báo tăng trưởng bình quân doanh thu hàng may mặc giai đoạn 2008 – 2012 của Việt Nam ước đạt 15%/năm, giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 16%/năm trong giai đoạn 2002 – 2007. 7 Doanh thu hàng may mặc qua các năm (triệu USD) Nguồn: EIU B. Triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam 2013 1. Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam 2013 Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012 đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù lạm phát đã có phần hạ nhiệt, tuy nhiên, những ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt đối với nền kinh tế là rất lớn. Tình hình sản xuất kinh doanh bị đình đốn do sức cầu trên thị trường sụt giảm mạnh. Tồn kho tăng mạnh trong khi lãi suất vẫn ở mức cao đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Lợi nhuận trong kinh doanh giảm ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân, đặc biệt là tầng lớp công nhân, người thu nhập thấp. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sức mua trên thị trường bán lẻ. Căn cứ vào các báo cáo dự báo của các tổ chức kinh tế thì kinh tế Việt Nam năm 2013 vẫn chưa thực sự thoát khỏi khó khăn. Tuy nhiên, tình hình kinh tế sẽ khả quan hơn năm 2012. Tăng trưởng kinh tế sẽ ở trong khoảng 5 – 5,5%. Đáng lưu ý là tình trạng lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt và dự báo tăng dưới 10% trong năm 2013. Đây là nhân tố quan trọng đảm bảo sức mua của người dân không bị ảnh hưởng bởi yếu tố trượt giá. 8 Dự báo tăng trưởng kinh tế và CPI Việt Nam năm 2013 Nguồn: ADB 2. Triển vọng thị trường bán lẻ 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng thị trường bán lẻ Việt Nam Thị trường bán lẻ VN được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và có tốc độ phát triển hàng năm khá cao trong khu vực. Mặc dù thị trường bán lẻ VN tụt xuống vị trí thứ 32 trong chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2012 (so với vị trí thứ 23 năm 2011), tuy nhiên, tiềm năng và cơ hội trong thời gian tới vẫn còn rất lớn. a. Quy mô dân số Tốc độ tăng trưởng dân số là một trong những nhân tố chính hỗ trợ cho sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ VN. Khi quy mô dân số ngày càng tăng thì nhu cầu đối những sản phẩm bán lẻ cũng sẽ tăng theo. Theo tổng cục thống kê, dân số trung bình năm 2011 của VN ước tính khoảng 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010. Trong đó, dân số ở khu vực thành thị đạt khoảng 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số cả nước. Dự báo năm 2012, quy mô dân số VN sẽ vượt ngưỡng 88 triệu người. b. Sức mua và chi tiêu dành cho tiêu dùng Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng bình quân khoảng 7,3%/năm trong giai đoạn 2002 – 2007 và dự báo sẽ tăng lên khoảng 10,3%/năm trong giai đoạn 2007 – 2012. Thu nhập cải thiện sẽ giúp người dân chi tiêu nhiều hơn qua đó sẽ giúp thị trường bán lẻ VN tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. 9 Chi tiêu dành cho tiêu dùng tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 14,5% trong giai đoạn 2002 – 2007 và dự báo sẽ đạt tốc độ 14,8%/năm trong giai đoạn 2007 – 2012 và đạt giá trị 89,7 tỷ USD vào cuối năm 2012. c. Tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đóng vai trò quan trọng tạo tiền đề phát triển thị trường bán lẻ. Việt Nam là một trong những nước thuộc nền kinh tế mới nổi ở châu Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm lên tới 6 – 7%/năm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa đã tăng mạnh từ 31 tỷ USD năm 2000 lên gần 140 tỷ USD vào năm 2011, tăng gấp 4,5 lần. Mặc dù tình hình kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2012, tuy nhiên, dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay vẫn ở mức trên 5%. d. Tiến trình đô thị hóa Một trong những thành quả của quá trình tăng trưởng cao đó là tiến trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Đây là yếu tố quan trọng và có vài trò lớn trong việc tạo môi trường sống và phát triển cho thị trường bán lẻ. Hầu hết các mô hình bán lẻ ở Việt Nam tập trung ở các khu vực thành thị và dân số thành thị cũng dễ dàng tiếp cận được các loại hình bán lẻ nhiều hơn so với người dân ở nông thôn. Do đó, quá trình đô thị hóa sẽ tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường bán lẻ của VN. Theo báo cáo “Đánh giá Đô thị Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới, tốc độ đô thị hóa của VN bình quân đạt 3,4%/năm, đa số tập trung trong và xung quanh TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. e. Lực lượng lao động Dân số ở độ tuổi lao động là nhân tố chính tạo ra thu nhập và duy trì sức mua khá thường xuyên. Việt Nam có lực lượng dân số trẻ khá đông đảo. Theo thống kế, dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam năm 2011 ở khoảng 46,48 triệu người, chiếm 53% dân số cả nước và vẫn tiếp tục tăng trưởng đều qua các năm. Tăng trưởng lao động bình quân hằng năm giai đoạn 2002 – 2007 đạt khoảng 2,88% và dự kiến sẽ đạt khoảng 2,42%/năm trong giai đoạn 2007 – 2012 và đạt gần 49 triệu người vào cuối năm 2012. f. Du lịch Du lịch cũng là nhân tố hỗ trợ cho thị trường bán lẻ, đặc biệt đối với những phân khúc liên quan đến ẩm thực và trang phục. Tăng trưởng số lượt khách du lịch đến Việt Nam bình quân đạt khoảng 15%/năm trong giai đoạn 2003 – 2007. Năm 2011, mặc dù kinh tế trong nước gặp khó khăn nhưng Việt Nam đã đón được trên 6 triệu lượt du khách 10 quốc tế, tăng 19,1% so với năm 2010. Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam cũng đã phục vụ khoảng 30 triệu du khách nội địa, tăng 7,14% so với năm trước. Tổng thu nhập từ hoạt động du lịch năm 2011 ước đạt 130 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2010. Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2015 ngành du lịch sẽ thu hút được 7 – 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 32 – 35 triệu khách du lịch nội địa. g. Tự do hóa thương mại Mặc dù Chính phủ tiếp tục kiểm soát khá chặt chẽ đối với hoạt động bán lẻ, tuy nhiên xu hướng này sẽ dần thay đổi theo hướng cởi mở và tự do hơn theo lộ tình cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Cụ thể, kể từ ngày 01/01/2009, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để kinh doanh dịch vụ bán buôn, bán lẻ. Sau ngày 11/01/2010, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bán buôn, bán lẻ và đại lý hoa hồng tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Cũng sau ngày 11/01/2010, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập chi nhánh để thực hiện dịch vụ nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Việc để nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bán lẻ trong nước sẽ là áp lực buộc các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải đổi mới theo hướng hiện đại hóa dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất, kiểm soát tốt chi phí và quan tâm hơn đến hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm và các dịch vụ chăm sóc khách hàng. h. Thanh toán không dùng tiền mặt Việc áp thanh toán mua hàng bằng thẻ tín dụng và những sản phẩm tài chính khác có liên quan sẽ giúp Việt Nam thu hút được nhiều nhà bán lẻ quốc tế tham gia. Theo thống kê của NHNN, đến cuối tháng 5/2010, cả nước hiện có trên 11.000 máy giao dịch tự động (ATM), gần 40.000 các thiết bị chấp nhận thẻ (POS) được lắp đặt và 24 triệu thẻ ngân hàng được phát hành với 48 tổ chức phát hành thẻ và hơn 190 thương hiệu thẻ. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán đã giảm mạnh qua các năm (giảm từ 31,6% năm 1991 đến còn khoảng 15% vào năm 2010). Chi tiêu qua thẻ ngày càng tăng cho thấy người dân Việt Nam đang ngày càng quan tâm và chấp nhận rộng rãi hoạt động thanh toán này. Người tiêu dung có thể dễ dàng mua hàng, đặc biệt các mặt hàng điện tử như truyền hình hay điện thoại thông quan việc thanh toán bằng thẻ tín dụng. 2.2. Triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam 2013. 2.2.1. Triển vọng thị trường bán lẻ giai đoạn 2013 – 2015 Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn được xem là một trong những nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn giai đoạn 2013 – 2015. Tuy nhiên, doanh số và [...]... trung lưu Thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn còn khó nhỏ so với nhiều nước Đông Nam Á khác Chuỗi siêu thị sẽ vẫn tiếp tục mở rộng trong giai đoạn 2013 – 2015 Khi thị thị trường bán lẻ ngày càng mở cửa hơn nữa thì chắc chắn các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia khổng lồ sẽ tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam Thự phẩm vẫn là ngành quan trọng nhất trong thị trường bán lẻ ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015... International, doanh thu bán hàng thiết bị cỡ lớn sẽ đạt khoảng 24.861 tỷ đồng vào năm 2013, tăng 7% so với năm 2012 Trong khi đó, doanh thu bán hàng thiết bị cỡ nhỏ năm 2013 dự báo đạt khoảng 12.274 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012 14 Dự báo doanh thu bán hàng đồ gia dụng giai đoạn 2010 – 2013 (tỷ VND) Kết luận: Với các phân tích trên, mặc dù dự báo tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian tới sẽ... trội thị trường bán lẻ của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan Tăng trưởng doanh số bán lẻ năm 2013 dự kiến đạt 8,4%, cao hơn so với mức tăng 5,8% của năm 2012 Doanh thu ngành thực phẩm, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành hàng tiêu dùng, dự kiến tăng 7% so với năm 2012 Doanh thu đồ uống dự báo sẽ đạt mức tăng khoảng 7 – 9% trong năm 2013 Đặc biệt, doanh thu thực phẩm đóng hộp dự báo sẽ...doanh thu bán lẻ chỉ tăng 2,2% trong năm 2011 nhưng dự báo sẽ tăng thấp hơn trong các năm tới do giá cả hàng hóa tăng mạnh Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Nielsen, trong mức tăng trưởng doanh thu bán hàng bình quân hàng năm của Việt Nam thì giá cả tăng chiếm tới 70% khoản tăng đó Dự báo doanh số bán lẻ trong giai đoạn 2013 – 2015 bình quân tăng khoảng 8,5%/năm Doanh... 2012 Doanh thu bán hàng dự 12 báo đạt 8,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,36% so với năm trước Các nhà kinh doanh bánh kẹo tại Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong năm 2012 Giá cả trên thị trường thế giới được điều tiết, điều này cho thấy khả năng kinh doanh thu được lợi nhuận cho các nhà bán lẻ bánh kẹo trong nước Xét về dài hạn, các yếu tố như sức mua tăng, dân số trẻ phát triển, nhận... nhận thức về vấn đề sức khỏe gia tăng, và vốn đầu tư vào ngành đang gia tăng chính là những động lực có triển vọng để ngành bánh kẹo Việt Nam tăng trưởng mạnh trong thời gian tới Dự báo doanh thu thực phẩm năm 2012 – 2013 (tỷ VND) Nguồn: BMI - Đồ uống Triển vọng đối với ngành đồ uống có cồn của Việt Nam khá sáng sủa, và tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong đó nổi bật là một số thương... phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Theo BMI, dự báo doanh thu đồ uống có cồn năm 2013 ước đạt 52.030 tỷ đồng, tăng 11,99% so với năm 2011 Doanh số đồ uống có cồn năm 2013 ước đạt 2,7 tỷ lít, tăng 9,12% so với năm 2012 Bia vẫn tiếp tục giữ vai trò chiếm lĩnh thị trường cả về mặt doanh số lẫn doanh thu Dự báo doanh số bia năm 2013 sẽ tăng khoảng 9% so với năm 2012 Dự báo doanh số bán hàng cà phê năm 2013. .. làm tăng doanh số bán hàng Trong khi đó, người lao động ở các thành phố đang có xu hướng ít đi ăn nhà hàng hơn mà thay vào đó họ lựa chọn những loại thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn để tiết kiệm chi phí sinh hoạt vì thực phẩm đóng hộp, chế biến thường rẻ hơn 20 – 30% so với các loại thực phẩm tươi sống Về thị trường bánh kẹo, dự báo doanh số bán hàng bánh kẹo năm 2013 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 115,8... nhiều Dự báo doanh thu đồ uống năm 2012 – 2013 (tỷ VND) Nguồn: EIU 2.2.3 Tiêu dùng - Đồ gia dụng Nền kinh tế đang có xu hướng hồi phục sẽ kích thích nhu cầu đối với các thiết bị gia dụng Tăng trưởng kinh tế, tiến trình đô thị hóa, thu nhập người dân tăng và chất lượng đời sống cải thiện sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường đồ gia dụng của Việt Nam trong thời gian tới Theo dự báo của tổ... đoạn 2013 – 2015 Doanh số bán máy tính và máy tính cá nhân sẽ tiếp tục tăng cùng với nhu cầu sử dụng Internet, thu nhập cải thiện và việc nâng cao chất lượng dịch vụ Internet Tăng trưởng doanh thu bán lẻ giai đoạn 2008 – 2013 của các nước Đông Nam Á Nguồn: EIU 11 2.2.2 Thực phẩm và đồ uống - Thực phẩm Theo dự báo của Tổ chức giám sát doanh nghiệp quốc tế (BMI), doanh thu tiêu dùng thực phẩm năm 2013 . 2. Triển vọng thị trường bán lẻ 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng thị trường bán lẻ Việt Nam Thị trường bán lẻ VN được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và có tốc độ phát triển. thẻ tín dụng. 2.2. Triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam 2013. 2.2.1. Triển vọng thị trường bán lẻ giai đoạn 2013 – 2015 Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn được xem là một. năm (triệu USD) Nguồn: EIU B. Triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam 2013 1. Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam 2013 Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012 đối mặt với nhiều khó khăn.

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan