Thiết kế tháp đệm xử lý SO2, công suất 12300 m3/h

53 958 3
Thiết kế tháp đệm xử lý SO2, công suất 12300 m3/h

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết kế tháp đệm xử lý SO2, công suất 12300 m3/h

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA MÔI TRƯỜNG ĐỒ ÁN KĨ THUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TIẾNG ỒN VÀ PHÓNG XẠ THIẾT KẾ THÁP ĐỆM XỬ LÝ SO 2 . CÔNG SUẤT 12300 m 3 /h. Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ Ý NHI Mã số sinh viên : 152255763 Lớp : K15KMT Nhóm : 11 Đà Nẵng tháng 3/2013 Đồ án kĩ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí tiếng ồn và phóng xạ GVHD: PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG MỞ ĐẦU Hiện nay, sự phát triển của các ngành công nghiệp tạo ra các sản phẩm phục vụ con người , đồng thời cũng tạo ra một lượng chất thải vô cùng lớn làm phá vỡ cân bằng sinh thái mà các quá trình sinh thái không kịp xử lý nên gây ô nhiễm môi trường. Những tác nhân gây ô nhiễm gồm chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí và các dạng năng lượng như nhiệt độ, tiếng ồn… Trong môi trường tự nhiên luôn tồn tại những yếu tố này nhưng nếu nồng độ vượt mức chịu đựng và khả năng tự làm sạch của môi trường sẽ gây ra tác động xấu đến con người, sinh vật thì nó trở thành chất ô nhiễm. Các chất ô nhiễm không khí chủ yếu là oxit cacbon, oxit lưu huỳnh, oxit nito, hydrocacbon và bụi công nghiệp. Những nguồn phát sinh ô nhiễm chính là từ các hoạt động giao thông, một số ngành công nghiệp và các nhà máy nhiệt điện… Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường. Vì vậy, việc ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm không khí rất cần thiết đối với con người và môi trường. Phương hướng hiệu quả để giảm ô nhiễm không khí là hoàn thiện các quá trình công nghệ, bảo đảm độ kín tuyệt đối cho các thiết bị, ứng dụng phương pháp vận chuyển vật liệu trong ống dẫn khí bằng khí nén và xây dựng các hệ thống xử lý khí thải. Xử lý khí và hơi độc hại thường ứng dụng các phương pháp: hấp thụ, hấp phụ, xúc tác, nhiệt và ngưng tụ. Trong phạm vi của đồ án môn học ô nhiễm không khí em sẽ tập trung giới thiệu và thiết kế thiết bị tháp đệm xử lý khí SO 2 bằng phương pháp hấp thu. Nhằm tìm hiểu xem quá trình xử lý có đạt hiệu quả và kinh tế không , để có thể đưa vào hệ thống xử lý khí thải trong các ngành sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Nguyễn Thị Ý Nhi - K15KMT 1 Đồ án kĩ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí tiếng ồn và phóng xạ GVHD: PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG  Bản vẽ  Tài liệu tham khảo - PGS. TS. Đinh Xuân Thắng, 2007, Giáo trình ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc Gia, TP. HCM. - Tài liệu bài giảng môn Công nghệ xử lý nước thải của PGS. TS. Đinh Xuân Thắng. - Quy chuẩn chuyên ngành QCVN 19:2009.  Mục tiêu của đồ án - Tính toán xử lý SO 2 bằng tháp đệm - Tính toán thiết bị, chọn quạt gió và ống khói  Nội dung của đồ án - Giới thiệu tổng quan về khí SO 2 - Giới thiệu tổng quan về các phương pháp xử lý - Tính toán thiết kế tháp đệm - Bản vẽ kĩ thuật  Phương pháp thực hiện - Nghiên cứu lý thuyết xử lý nước thải trong các sách, giáo trình chuyên ngành. - Sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách. - Tìm và tham khảo tài liệu trên Website có liên quan. - Tham khảo các đồ án xử lý khí SO 2 đã thực hiện. - Tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải - Xử lý thông tin đưa vào chương trình tin học: word, autocad. Nguyễn Thị Ý Nhi - K15KMT 2 Đồ án kĩ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí tiếng ồn và phóng xạ GVHD: PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KHÍ SO 2 . SO 2 được gọi là sunfua dioxit, khí sunfurơ, dioxit lưu huỳnh, anhidrit sunfurơ … Trong lĩnh vực ô nhiễm không khí, SO 2 là chất ô nhiễm hàng đầu, thường gặp trong không khí môi trường sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành hóa chất. 1.1 Tính chất hóa lý của khí SO 2 . - SO 2 là một khí không màu, không cháy, có mùi hăng cay và gây ngạt thở, có vị chua của acid. - Phân tử lượng của SO 2 là 64 và nặng hơn không khí, d = 2,279. SO 2 dễ hóa lỏng dưới áp suất cao hoặc làm lạnh ở -15 o C. 1 lít SO 2 lỏng cho 500 lít SO 2 khí. - SO 2 tan trong nước thành H 2 SO 3 , H 2 SO 3 bị oxy hóa thành H 2 SO 3 dưới tác dụng của O 2 hòa tan. - SO 2 có tính khử nên được ứng dụng trong công nghiệp để tẩy màu và các phản ứng phân tích hóa học. 1.2 Các nguồn tạo ra SO 2 . - Trong hoạt động giao thông. - Các ngành công nghiệp hóa chất, luyện kim, sơn, thủy tinh… - Các công nghiệp sử dụng các nguyên liệu chứa S: nhiệt điện, nồi nung, lò hơi đốt than hoặc dầu… - Công nghiệp dầu mỏ. - Công nghiệp giấy, đường, sợi, da… SO 2 được dùng làm chất tẩy trắng. - SO 2 được dùng trong máy lạnh, làm chất xông hơi trong sát trùng, tẩy uế, diệt chuột… - SO 2 thường thoát ra ngoài môi trường từ các ống khói hoặc các hệ thống thông gió gây ô nhiễm không khí. 1.3 Tác hại của SO 2 . - SO 2 ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, các hoạt động của con người, cũng như động vật, thực vật và bầu khí quyển . Nguyễn Thị Ý Nhi - K15KMT 3 Đồ án kĩ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí tiếng ồn và phóng xạ GVHD: PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG - Đối với con người: khí SO 2 gây kích ứng các niêm mạc mắt, khi hít phải có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, giản phổi , suy tim , hen xuyển . . . . Nếu hít phải SO 2 với nồng độ cao có thể gây tử vong . - Đối với vật liệu và công tŕnh xây dựng :  Khí SO 2 có khả năng chuyển thành acid sunfuric , là chất phản ứng mạnh. Do đó làm hư hỏng, làm thay đổi tính năng vật lư, màu sắc, độ bền các vật liệu xây dựng như đá vôi , đá hoa , đá cẩm thạch … cũng như phá hoại, làm giảm tuổi thọ các sản phẩm điêu khắc , các tượng đài, các công tŕnh xây dựng.  Sắt , thép ,các kim loại khác , các công tŕnh xây dựng cũng dễ dàng bị gỉ , bị ăn ṃn hóa học và điện hóa . - Đối với thực vật :  Khí SO 2 xâm nhập vào các mô của cây và kết hợp với nước để tạo thành acid sunfurơ gây tổn thương màng tế bào và làm giảm khả năng quang hợp của cây . Cây chậm lớn , vàng úa và chết .  Khí SO 2 làm cây cối chậm lớn , nhiều bệnh tật , chất lượng giảm, hiệu quả thu hoạch kém . - Mưa acid : khí SO 2 trong khí quyển khi gặp các chất oxy hóa hay dưới tác động của nhiệt độ, ánh sáng chúng chuyển thành SO 3 nhờ O 2 có trong không khí . Khi gặp H 2 O, SO 3 kết hợp với nước tạo thành H 2 SO 4 . Đây chính là nguyên nhân tạo ra các cơn mưa acid mà thiệt hại của mưa acid gây ra là rất lớn. Mưa acid làm tăng tính acid của trái đất , hủy diệt rừng và mùa màng, gây nguy hại đối với sinh vật nước, đối với động vật và cả con người . Ngoài ra, c̣n phá hủy các nhà cửa, công tŕnh kiến trúc bằng kim loại bị ăn ṃn … Nếu H 2 SO 4 có trong nước mưa với nồng độ cao sẽ làm bỏng da người hay làm mục nát áo quần . Nguyễn Thị Ý Nhi - K15KMT 4 Đồ án kĩ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí tiếng ồn và phóng xạ GVHD: PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ SO 2 BẰNG HẤP THỤ. 2.1 Xử lý bụi bằng phương pháp ướt. 2.1.1 Nguyên lý. Quá trình lọc bụi trong thiết bị lọc kiểu ướt được dựa trên nguyên lý tiếp xúc giữa dòng khí mang bụi với chất lỏng, bụi trong dòng khí bị chất lỏng giữ lại và thải ra ngoài dưới dạng cặn bùn. Phương pháp lọc bụi bằng thiết bị lọc kiểu ướt đơn giản và cho hiệu quả rất cao. Các biện pháp cơ bản như: - Dòng khí bụi đi vào thiết bị và được rửa bằng chất lỏng. Các hạt bụi được tách ra khỏi khí nhờ va chạm với các giọt nước. - Chất lỏng tưới ướt bề mặt làm việc của thiết bị, dòng khí tiếp xúc với bề mặt này, các hạt bụi bị hút bởi màng nước và tách ra khỏi dòng khí. - Dòng khí bụi được sục vào nước và bị chia thành các bọt khí, các hạt bụi bị dính ướt và loại ra khỏi khí. Chất lỏng được sử dụng phổ biến nhất trong thiết bị lọc bụi kiểu ướt là nước. Trường hợp thiết bị lọc có chức năng vừa khử bụi vừa khử khí độc thì chất lỏng có thể là một loại dung dịch nào đó do quá trình hấp thụ quyết định. 2.1.2 Ưu điểm & nhược điểm. ♣ Ưu điểm -Thiết bị lọc bụi ướt dễ chế tạo, giá thành thấp nhưng hiệu quả lọc cao. -Có thể lọc được bụi có kích thước dưới 0.1µm (Ví dụ thiết bị lọc Venturi). -Có thể làm việc với khí có nhiệt độ và độ ẩm cao mà một số thiết bị khác không thể đáp ứng được như bộ lọc túi vải, bộ lọc bằng điện. -Nguy hiểm cháy, nổ thiết bị thấp. -Thiết bị lọc bụi kiểu ướt có thể thu hồi hơi và các khí độc hại bằng quá trình hấp thụ. Nguyễn Thị Ý Nhi - K15KMT 5 Đồ án kĩ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí tiếng ồn và phóng xạ GVHD: PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG ♣ Nhược điểm -Bụi được thu hồi và thải ra dưới dạng cặn bùn do đó có thể làm phức tạp hệ thống thoát nước và tăng chi phí xử lý nước thải. -Dòng khí thoát ra khỏi thiết bị có độ ẩm cao và có thể mang theo những giọt lỏng làm han gỉ đường ống, ống khói và các bộ phận khác. -Trường hợp khí thải có tính ăn mòn, cần bảo vệ thiết bị và hệ thống bằng vật liệu chống ăn mòn. 2.2 Cơ sở lý thuyết của quá trình hấp thụ. 2.2.1 Nguyên tắc cơ bản của hấp thụ khí: Hấp thụ khí là tạo ra một sự tiếp xúc giữa dòng khí chứa các chất ô nhiễm và các hạt dung dịch hấp thụ thường được phun ra với kích thước nhỏ và mật độ lớn. Các chất ô nhiễm được tách ra bằng việc hòa tan trong chất lỏng chất hấp thụ hoặc xảy ra phản ứng hóa học giữa chất ô nhiễm và dung dịch hấp thụ Quá trình hấp thụ chất khí vào chất lỏng xảy ra qua ba giai đoạn: Khuếch tán các phân tử chất ô nhiễm thể khí trong khối khí thải đến bề mặt của chất lỏng hấp thụ. Thâm nhập và hoà tan chất khí vào bề mặt của chất hấp thụ. Khuếch tán chất khí đã hoà tan trên bề mặt ngăn cách vào sâu trong lòng khối chất lỏng hấp thụ. 2.2.2 Hiệu quả của quá trình hấp thụ phụ thuộc: Diện tích bề mặt tiếp xúc giữa dòng khí và các hạt dung dịch hấp thụ. Thời gian tiếp xúc Dung dịch hấp thụ Nhiệt độ khí thải. Hướng chuyển động tương đối của dòng khí và dung môi. Tốc độ của dòng khí… Nguyễn Thị Ý Nhi - K15KMT 6 Đồ án kĩ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí tiếng ồn và phóng xạ GVHD: PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG 2.2.3 Dung dich hấp thụ: Dung dịch hấp thụ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình hấp thụ. Một dung dịch hấp thụ tối ưu cần đạt được: Có khả năng hấp thụ được các chất ô nhiễm cần xử lý. Dễ bay hơi ở nhiệt độ và áp suất thấp. Có tính chất hòa tan chọn lọc. Độ nhớt động lực học thấp. Không tạo kết tủa để tránh thiết bị xử lý bị tắc. Ít hoặc không gây ăn mòn thiết bị. Không gây độc hại đối với con người. Rẻ tiền, dễ kiếm. Tuy nhiên, khó có loại dung dịch hấp thụ nào đáp ứng được tất cả yêu cầu trên, vì vậy khi lựa chọn dung dịch hấp thụ thường dựa vào khà năng hấp thụ các chất ô nhiễm làm yếu tố quan trọng nhất. 2.3 Dung dịch hấp thụ khí SO 2 : Để hấp thụ SO 2 có thể sử dụng dung dịch hấp thụ là nước, dung dịch hoặc huyền phù của muối kim loại kiềm và kiềm thổ như: CaCO 3 , Ca(OH) 2 ,MgO, ZnO, Na 2 CO 3 , amoniac, các amin thơm… a. Hấp thụ bằng nước. Quá trình hấp thụ SO 2 bằng nước diễn ra theo phản ứng: Độ hòa tan SO 2 trong nước thấp nên cần lưu lượng nước lớn và thiết bị hấp thụ có thể tích lớn. Việc loại SO 2 ra khỏi dung dịch được thực hiện bằng cách đun nóng đến 100 o C, cần chi phí nhiệt lớn. b. Hấp thụ bằng huyền phù CaCO 3 . Ưu điểm của phương pháp này là quy trình công nghệ đơn giản , chi phí hoạt động thấp, chất hấp thụ dễ tìm và rẻ, có khả năng xử lý khí mà không cần làm nguội và xử lý bụi sơ bộ. Nguyễn Thị Ý Nhi - K15KMT 7 Đồ án kĩ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí tiếng ồn và phóng xạ GVHD: PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG Quá trình hấp thụ bằng huyền phù CaCO 3 (thành phần rắn : lỏng = 1:10, kích thước hạt CaCO 3 0,1mm) diễn ra theo các giai đoạn sau: Các phản trên phụ thuộc thành phần và độ pH của huyền phù. Quá tŕnh hấp thụ được thực hiện trong nhiều loại tháp khác nhau: tháp đệm, tháp chảy màng, tháp đĩa, tháp phun, tháp sủi bọt và tháp tầng sôi. c. Hấp thụ bằng huyền phù oxit – hydroxit magie. SO 2 được hấp thụ bỏi oxit – hydroxit magie, tao thành tinh thể ngậm nước sunfit magie. Trong thiết bị hấp thu, xảy ra các phản ừng sau: Nguyễn Thị Ý Nhi - K15KMT 8 Đồ án kĩ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí tiếng ồn và phóng xạ GVHD: PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG Độ ḥa tan của sunfit magie trong nước bị giới hạn, nên lượng dư ờ dạng MgSO 3 .6H 2 O và MgSO 3 .3H 2 O rơi xuống thành cặn lắng. Tỷ lệ rắn:lỏng trong huyền phù là 1:10, độ pH ở đầu vào là 6,8÷7,5 còn ở đầu ra là 5,5÷6. Sunfat magie được hình thành do oxy hóa sunfit magie. Sự h́nh thành MgSO 4 không có lợi cho việc tái sinh MgO (nhiệt độ phân hủy MgSO 4 là 1200÷1300 o C). Tái sinh oxit magie được thực hiện trong ḷ nung ở nhiệt độ 900 o C với xúc tác than cốc. Ưu điểm: Có thể xử lư khí nóng không cần làm nguội sơ bộ. Thu được sản phẩm tận dụng là acid sunfuaric. MgO sẵn có và rẻ, hiệu quả xử lư cao. d. Hấp thụ bằng huyền phù oxit kẽm. Phản ứng hấp phụ: Khi nồng độ SO 2 lớn: Sunfit kẽm tạo thành không tan trong nước được tách ra bằng xiclon nước và sấy khô. Tái sinh ZnO bằng cách nung sunfit ở 350 o C. SO 2 được tiếp xúc xử lư, c̣n ZnO được tái sử dụng trong quá tŕnh hấp thụ. Ưu điểm: có khả năng xử lư ở nhiệt độ cao (200÷250 o C). Nhược điểm: có thể h́nh thành sunfat kẽm (ZnSO 4 ), làm cho việc tái sinh ZnO bất lợi về kinh tế nên phải thường xuyên tách ZnSO 4 và bổ sung thêm ZnO. e. Hấp thụ bằng muối natri Nguyễn Thị Ý Nhi - K15KMT 9 [...]... THẮNG - Hiệu suất : H = 78 % Công suất máy quạt Trong đó: ΔP : trở lực của tháp đệm, ΔP = N/m2 m3/s Qc : lưu lương khí ra khỏi tháp đệm, Qc = 3.3 Tính chiều cao ống khói thải •Nồng độ SO2 còn lại trong ống khói thải Trong đó: Cđ : nồng độ bụi đi vào tháp đệm, Cđ = g/m3 η : hiệu suất lọc của tháp đệm với hóa chất hấp thụ là CaCO3 là 95 %, η = 95%  Nồng độ khí SO2 sau khi xử lý bằng tháp đệm vượt quy... kiểm soát ô nhiễm không khí tiếng ồn và phóng xạ GVHD: PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG CHƯƠNG III : TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ Thiết kế tháp đệm xử lý SO2 với các số liệu sau: - Lưu lượng khí thải : Q = 12300 m3/h - Nồng độ SO2 ban đầu : [SO2]đ = Cđ = 13 g/m3 = 13.000 mg/m3 - Nhiệt độ khí thải : t = 60oC = 333 oK - Áp suất làm việc chọn : P = 1 atm = 760 mmHg - Nồng độ SO2 đầu ra : [SO2]cp = Ccp = 0,5 g/m3 = 500 mg/m3... cao lớp vật liệu đệm Trong đó: H : chiều cao lớp vật liệu đệm, m ny : số đơn vị truyền khối hoy :chiều cao của một đơn vị truyền khối,m  Chiều cao tháp hấp thụ Chiều cao lớp vật liệu đệm là m Ta chia chiều cao làm việc của tháp làm 2 lớp đệm, giữa các lớp đệm là đĩa phân phối chất lỏng có chiều cao là 0,2 m • Tỷ lệ chiều cao và đường kính • Chiều cao làm việc của tháp đệm Đối với tháp có đường kính... nhược điểm của tháp đệm là hay xảy ra hiện tượng “ tắc nghẽn” và “sặc” thiết bị do các chất kết tủa sinh ra từ các phản ứng phụ giữa các chất ô nhiễm và dung dịch hấp thụ hoặc bụi gây ra., từ đó làm cho hiệu suất xử lý thường không ổn định Khí đầu ra Thùng rửa Khí SO2 khí 2.5 Sơ đồ công nghệ Bơ m Quạ t Hình 3.1 Sơ đồ hấp thụ SO2 bằng CaCO3 rỗng Nguyễn Thị Ý Nhi - K15KMT Bồn chứa Xử lý nước thải Dung... của đệm bao gồm trở lực ma sát và trở lực cục bộ Với vòng đệm lộn xộn ở chế độ xoáy khí Rey > 40, ta có: •Trở lực của đệm ướt Xét: Theo bảng IX.7 – tr 189 – Sổ tay quá tŕnh và thiết bị công nghệ hóa chất – Tập 2, ta có: A = 8,4 m = 0,405 n = 0,225 c = 0,015 •Hệ số trở lực của tháp đệm 3.2 Chọn quạt hút - Lưu lượng chọn quạt gió: Q = 12300 m3/h - Chọn quạt ly tâm Π 4 = 70 Ω 7 - Số vòng quay : n = 900... dẫn Ống dẫn khí vào tháp Vận tốc khí trong ống trong khoảng v kv = 4 - 15 m/s, → chọn v kv = 15 m/s (Tra bảng II.3, tr.369 – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất - Tập 1) → chọn dkhí 1 = 540 mm Ống dẫn khí ra khỏi tháp dkhí 2 = dkhí 1 = 540 mm Ống dẫn chất lỏng vào tháp Chọn vận tốc chất lỏng vào tháp, v = 2,5 m/s Ống dẫn chất lỏng ra tháp Chọn vận tốc chất lỏng vào tháp, v = 1,5 m/s →... nước ở 20oC:  Lưu lượng khí thải trung b́nh pha khí • Suất lượng khí thải của SO2 • Lưu lượng khí SO2 bị hấp thụ • Lưu lượng khí thải đi vào tháp đệm • Lưu lượng khí thải đi ra tháp đệm • Lưu lượng khí thải trung b́nh pha khí  Vận tốc dòng khí trung bình qua tháp xây dựng theo tốc độ sặc Trong đó: ωc : vận tốc sặc, m/s σ : bề mặt riêng của đệm, m2/m3 Nguyễn Thị Ý Nhi - K15KMT 18 Đồ án kĩ thuật kiểm... THẮNG •Vận tốc khí trong lớp đệm Trong đó: ù: vận tốc khí thải trung b́nh qua tháp, chọn ù = 2 m/s Vd : thể tích tự do của đệm, Vd = 0,79 m3/m3 •Hệ số Raynol của tháp đệm Trong đó: : khối lượng riêng trung b́nh pha khí, ñy-TB = 1,065 kg/m3 dl : đường kính lỗ, dl = 0,001 m = 1 mm μ : độ nhớt của không khí, μ = 15,93 x 10-6 N.s/m2 •Trở lực của đệm khô Trong đó: Hđ : chiều cao lớp đệm, Hđ =1,68 m wy : vận... trung bình qua tháp  Đường kính tháp hấp thụ Chọn D = 1,3 m Trong đó: Q : Lưu lượng khí thải trung b́nh pha khí, m3/s ω : Vận tốc khí thải trung bình qua tháp, m/s  Xác định chiều cao tháp hấp thụ Mật độ tưới thực tế Trong đó: V: thể tích pha lỏng, m3 /h Ft : diện tích tháp, m2 Mật độ tưới thích hợp Trong đó: B = 0,0093 là giá trị số (Tra bảng IX.6 – tr.177 – sổ tay quá tŕnh thiết bị công nghệ hóa... Vận tốc dòng khí đi qua lớp đệm trong khoảng v = 1÷1,5 m/s Chiều dày lớp đệm h = 0,4÷3 m Dung dịch hấp thụ được phân phối đều trên toàn mặt cắt ngang tháp bắng vòi phun hay ống khoan lỗ Cường độ tưới dung dịch hấp thu μ = 1,5 ÷ 4 kg/kg kk Tháp hấp thụ đệm cũng có tác dụng tách các hạt bụi có kích thước khoảng 10 μm hoặc nhỏ hơn, do ngưng hơi các phân tử từ trạng thái hơi Tháp đệm khi vận hành thường làm . giới thiệu và thiết kế thiết bị tháp đệm xử lý khí SO 2 bằng phương pháp hấp thu. Nhằm tìm hiểu xem quá trình xử lý có đạt hiệu quả và kinh tế không , để có thể đưa vào hệ thống xử lý khí thải. MÔI TRƯỜNG ĐỒ ÁN KĨ THUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TIẾNG ỒN VÀ PHÓNG XẠ THIẾT KẾ THÁP ĐỆM XỬ LÝ SO 2 . CÔNG SUẤT 12300 m 3 /h. Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG Sinh viên thực. SO 2 - Giới thiệu tổng quan về các phương pháp xử lý - Tính toán thiết kế tháp đệm - Bản vẽ kĩ thuật  Phương pháp thực hiện - Nghiên cứu lý thuyết xử lý nước thải trong các sách, giáo trình chuyên

Ngày đăng: 12/04/2015, 10:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chi phí điện sử dụng: Ta có 1kW điện có giá thị trường là 2500 VNĐ Công suất quạt và máy bơm hoạt động trong 1 giờ là 15 kW Ta chọn 1 ngày làm việc có 2 ca, tức là 1 ngày sẽ làm việc 16 giờ đồng hồ. Vậy chi phí điện sử dụng trong 1 tháng là: 2500 x 15 x 16 x 25 = 15 000 000 VNĐ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan