Tiểu Luận Xung đột giữa Triều Tiên và Hàn Quốc hậu 1953

14 3.3K 10
Tiểu Luận Xung đột giữa Triều Tiên và Hàn Quốc hậu 1953

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC a. Khả năng leo thang xung đột 6 1 I. LỜI NÓI ĐẦU Sau chiến tranh lạnh bên cạnh những nỗ lực duy trì hòa bình mở rộng hợp tác để phát triển, nhân loại vẫn đang phải chứng kiến nhiều cuộc xung đột quốc tế lớn, nhỏ trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm gần đây, chỉ trong khu vực Châu Á đã xảy ra hàng loạt các cuộc xung đột quốc tế với quy mô, mức độ khác nhau: khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp hòn đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, giữa Nhật Bản và Trung Quốc, xung đột Triều Tiên và Hàn Quốc… trong đó cuộc xung đột Triều Tiên và Hàn Quốc là một điển hình, cuộc xung đột này đã kéo dài đến nửa thế kỉ và chính thức không bao giờ thực sự chấm dứt. Xung đột chính của cuộc chiến kết thúc không phải là một hiệp ước hòa bình chính thức mà chỉ là một hiệp ước đình chiến kí ngày 27/ 7/ 1953 giữa Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên và Liên Hợp Quốc. Dù chiến tranh giữa 2 miền đã kết thúc năm 1953, nhưng những xung đột hậu năm 1953 vẫn không hề giảm mà ngược lại còn gia tăng làm thiệt hại không nhỏ về người cũng như vật chất. Gây ảnh hưởng đến hòa bình khu vực và an ninh thế giới. Vậy sau năm 1953, nguyên nhân xung đột là do đâu ? tình hình xung đột ra sao giảm hay gia tăng? Quan điểm và quan điểm của các bên trong việc giải quyết xung đột cũng như dư luận Quốc tế phản ánh như nào? những phân tích dưới đây sẽ trả lời cho những câu hỏi ở trên và đồng thời cho chúng ta thấy rõ hơn tình hình của cuộc xung đột này. 2 II. TÌNH HÌNH XUNG ĐỘT 1. Vài nét về Bán đảo Triều Tiên Trên bản đồ thế giới, bán đảo Triều Tiên có vị trí địa – chiến lược quan trọng, không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều thập kỉ qua, vấn đề Triều Tiên luôn được các nước lớn như Liên Xô ( nay là Nga), Mỹ, Trung Quốc, và Nhật Bản đặc biệt quan tâm. Là một bán đảo nằm án ngữ ngã ba chiến lược cả trên biển lẫn lục địa, nối Thái Bình Dương với lục địa Châu Á và Châu Âu nên vùng bán đảo này sớm trở thành khu đệm, điểm nóng của sự tranh chấp quyền lực chính trị quốc tế. Khi nhận xét về tầm quan trọng có ý nghĩa chiến lược của bán đảo Triều Tiên, Lord Curson – ngoại trưởng Anh từ thế kỉ XIX đã khẳng định: “ Triều Tiên là một đất nước thiên nhiên tươi đẹp và không được trao cho bất kì nước nào khác. Triều Tiên có nhiều vịnh mà ở đó các lực lượng hải quân lớn có thể đóng quân được. Nếu Triều Tiên trao cho một nước ngoài nào khác thì điều đó sẽ tác động mạnh mẽ đến buôn bán của Anh ở Thái Bình Dương cũng như các vùng biển ven bờ Trung Quốc” 1 . Còn đối với người Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên luôn là “chiếc cầu nối tự nhiên của họ” với trung tâm lục địa Châu Á. 2. Nguyên nhân xảy ra xung đột giữa Triều Tiên và Hàn Quốc hậu 1953 2.1. Nguyên nhân truyền thống Sự chia cắt vùng bán đảo Triều Tiên thành hai nhà nước không chỉ đi ngược lại với lợi ích chính đáng của dân tộc Triều Tiên, mà sự chia cắt này chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cuộc chiến giữa hai miền Triều Tiên 1950 – 1953 và những xung đột hậu 1953. Trong đó, nguyên nhân chính là tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp vùng biển giữa hai miền Triều Tiên. 1 Thế kỉ XXI: một vài dự báo. Tài liệu tham khảo Thông tấn xã Việt Nam, tháng 12.2000; Tr.25. 3 Đầu tiên, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc hiện đang ở trong tình trạng có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Từ năm 1953 tới nay đã hơn nửa thế kỉ trôi qua, hai miền Triều Tiên chỉ kí với nhau hiệp định đình chiến chứ chưa kí kết hiệp ước hòa bình. Thứ hai, giữa hai miền Triều Tiên ngăn cách nhau bởi một khu vực phi quân sự, nơi đã từng xảy ra không ít các vụ đụng độ, trên không và trên biển. Xung đột vũ trang giữa hai miền Triều Tiên cũng đã từng xảy ra trên Biển Vàng, bởi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên không công nhận đường phân giới phía Bắc đi qua trên vùng biển này do Mỹ đơn phương áp đặt sau cuộc chiến tranh Triều Tiên trong những năm 1950 – 1953 Đầu năm 2010, cách không xa nơi vừa diến ra cuộc đọ súng, chiếc tàu ngầm “Cheon” của Hàn Quốc đã bị đắm chưa rõ nguyên nhân, làm 46 người chết. Sau vụ này càng làm cho tình hình hai miền càng thêm căng thẳng và nó cũng là nguyên nhân của các cuộc xung đột sau này. Thứ ba, cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên sau một thời gian dài bế tắc, nay sắp được nối lại. Thứ tư, ở Triều Tiên đang diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực giữa chủ tịch Kim Châng In và người kế nhiệm. Ngoài ra, những cuộc gần đây xảy ra chủ yếu là do nguyên nhân đường phân định trên biển giữa hai miền Triều Tiên được Seoul công nhận từ sau cuộc chiến tranh 1950 – 1953, nhưng Bình Nhưỡng kiên quyết bác bỏ. Đó là những nguyên nhân chủ yếu khiến đây thường là nơi xuất phát của các vụ căng thẳng. 2.2. Nguyên nhân phi truyền thống Việc tranh chấp lãnh thổ và vùng biển ảnh hưởng đến kinh tế cũng như lợi ích quốc gia hai bên. Hơn thế nữa hai quốc gia đã không đạt được thỏa thuận về khu công nghiệp chung. Đó cũng chính là nguyên nhân bên trong gây nên sự xung đột giữa hai miền. 3. Xung đột hai miền Triều Tiên hậu năm 1953 4 Sau 1953, nhiều trận đánh tại biên giới, giao tranh, sự cố, phim kinh dị gián điệp, âm mưu ám sát và hành động khủng bố đã xảy ra giữa hai miền Triều Tiên, thường có sự tham chiến của lực lượng Hoa Kì. 3.1. Tiền xung đột Xung đột hai miền Triều Tiên đã có từ trước và sau năm 1953 tình hình mâu thuẫn lại tiếp tục khi biên giới và vùng phi quân sự thường xuyên xảy ra đụng độ. Mặc dù vậy, nhưng giai đoạn này chỉ là giai đoạn đầu của cuộc xung đột. Giai đoạn này cũng đã xảy ra nhiều cuộc va chạm, nhưng các bên vẫn chịu được. Cuộc va chạm dừng lại ở những cuộc đọ súng, tập trận. Ngày 21/1/1986 đặc công Triều Tiên đột kích dinh tổng thống Hàn Quốc nhằm sát hại Tổng thống Park Chung Hee. Khi chỉ còn cách nhà xanh 800m, toàn bộ đặc công đã bị giết và bắt. Thông tin về vụ xủ lí đó đến nay vẫn còn là bí ẩn. Ngày 29/11/1987: Toàn bộ 115 người trên một máy bay của Hàn Quốc thiệt mạng khi một quả bom do điệp viên Triều Tiên cài đặt trên phát nổ. Tháng 9/1996: Một tàu ngầm của Triều Tiên đưa đặc công vào bờ biển của Hàn Quốc, châm ngòi cho cuộc chiến dịch săn lùng quy mô lớ. Tuy nhiên, 24 người trong số họ bị thiệt mạng và 11 người tự sát. Ngày 29/6/2002: Một tàu Hàn Quốc chìm trên biển Hoàng Hải, khiến 6 thủy thủ thiệt mạng. Vụ này diễn ra trong thời gian Hàn Quốc đâng là đồng chủ nhà World Cup. Ước tính 13 người của phía Triều Tiên cũng mất mạng. 3.2. Xung đột Từ đầu năm 2010 đến nay tần suất va chạm gia tăng và nghiêm trọng hơn cụ thể là: Ngày 26/3/2010: Một vụ nổ xảy ra trên tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc, con tàu vỡ đôi và chìm khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Và cũng năm 2010 này kết quả của cuộc điều tra đa quốc gia cho thấy tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị một quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên tấn công. 5 Ngày 24/5/2010 Hàn Quốc đình chỉ mọi hoạt động thương mại với Triều Tiên và cấm mọi tàu thuyền của Bình Nhưỡng hoạt động tại lãnh hải của Seoul. Ngày 29/10/2010: Quân đội hai miền Triều Tiên đọ súng tại biên giới, châm ngòi căng thẳng ngay trước thềm hội nghị G-20 tại thủ đô Seoul. Đến ngày 23/11/2010: Triều Tiên “đội pháo” về phía Hàn Quốc. Sau đó hai bên có cuộc đấu súng căng thẳng và Seoul cũng huy động máy bay chiến đấu F-16 đến vùng chiến sự. Thông báo mới nhất của Hàn Quốc cho thấy, ít nhất một binh sĩ thiệt mạng và ba người khác bị thương nặng. Đến năm 2011 căng thẳng lại tiếp tục dâng cao khi Hàn Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự trên năm hòn đảo gần ranh giới biển tranh chấp với Triều Tiên bất chấp đe dọa tấn công của Bình Nhưỡng. Chúng tôi đang theo dõi mọi động thái hiếu chiến của Hàn Quốc. Nếu như họ khiêu khích chúng tôi, thì sẽ chỉ có cuộc tấn công trả đũa tàn nhẫn"- Ông Sin Chol Ung, quan chức thuộc Lực lượng An ninh Nhân Dân Triều Tiên nói. Mới đây, ngày 23/4/2012 TPO – Báo Yonhap (Hàn Quốc) hôm nay đưa tin, Triều Tiên vừa quyết định khởi động các hoạt động quân sự nhằm vào Hàn Quốc và đe dọa biến quốc gia này thành tro bụi chỉ trong vài phút. Tiếp theo là chuẩn bị thử hạt nhân của Triều Tiên và khoe khoang đánh bại Mỹ chỉ với một đòn. và những cuộc tập trận bằng đạn thật chĩa pháo về phía Hàn Quốc. Đó là những động thái càng khiến cho tình hình bán đảo này căng thẳng hơn bao giờ hết. a. Khả năng leo thang xung đột. Những năm gần đây, khả năng xảy ra xung đột lớn giữa hai miền Triều Tiên đã từng xảy ra không ít lần, nhưng rốt cuộc cũng chỉ dừng lại ở mức độ “đe dọa” bởi sự leo thang xung đột thành chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nói về quan hệ hai miền Triều 6 Tiên, hai bên cũng ít có khả năng tiếp tục làm cho tình hình ngày một căng thẳng tới mức có thể leo thang thành cuộc xung đột lớn bởi cả hai đều sẽ bị thua thiệt. Theo các chuyên gia phân tích nước ngoài, xét về so sánh lực lượng , giữa hai miền Triều Tiên cũng “ bên chín bên mười”. Trong khi CHDCND Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội chiếm ưu thế về số lượng, thì Hàn Quốc lại có ưu thế hơn hẳn về mức độ hiện đại của vũ khí trang thiết bị. Nhận thức được sự thiệt hại to lớn đó nên Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc đã tuyên bố, chính phủ Hàn Quốc sẽ làm tất cả mọi việc để vụ đụng độ vừa qua không leo thang thành xung đột lớn. Nhưng ông cũng cho biết, nếu CHDCND Triều Tiên tiếp tục khiêu khích thì Hàn Quốc sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả. III. CHÍNH SÁCH VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CỦA CÁC BÊN 1. Triều Tiên Tất cả các chính sách của Triều Tiên từ trước tới nay đều hướng đến sự thống nhất hai miền Triều Tiên thành một nước thống nhất. Nhưng đó là một ước muốn xa vời khó thực hiện của Triều Tiên. Đến năm 2011 Triều Tiên đã tuyên bố là sẽ không thay đổi chính sách đối với Hàn Quốc. Những yếu tố này càng khiến tình hình hai nước càng thêm căng thẳng. Năm 2012 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã kêu gọi Mỹ thay đổi chính sách đối đầu và ngừng các cuộc tập trận quân sự với mục đích nhằm chống lại Triều Tiên. Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 3/3, ông Kwak Chol Hui, Phó Cục trưởng Cục Chính sách thuộc Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên cho biết cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc đang đe dọa hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên cho dù vòng đàm phán thứ ba giữa Mỹ-Triều Tiên vừa kết thúc đã đạt được những kết quả tích cực với việc Triều Tiên đồng ý ngừng chương trình hạt nhân của nước này. 2. Hàn Quốc 7 Tại Hàn Quốc, ngày 25.2.1988, trong lễ nhậm chức, Tổng thống Roh Dae Woo đã biểu thị quyết tâm thúc đ N y tiến trình hoà giải và hợp tác giữa hai miền Triều Tiên bằng các chính sách hợp tác tích cực với Cộng hoà Dân chủ N hân dân Triều Tiên. Ông cũng cho rằng chính sách mà ông đưa ra trong quan hệ với Cộng hoà Dân chủ N hân dân Triều Tiên sẽ hoàn toàn phù hợp với mong muốn của nhân dân cả hai miền trong việc tiến tới chấm dứt sự chia cắt. Trong quan hệ, Hàn Quốc luôn xác định Cộng hoà Dân chủ N hân dân Triều Tiên không phải là đối thủ cạnh tranh và xung đột của họ mà chính là một thành viên trong gia đình có cùng sắc tộc và cộng đồng quốc gia có thể cùng tìm ra tiếng nói chung cho sự hoà giải và hợp tác. Việc làm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống của Roh Dae Woo là tổ chức thành công Thế vận hội Seoul 1988 mở ra một triển vọng mới trong quan hệ hợp tác giữa hai miền. Mặc dù vậy, tiến trình hoà giải, hợp tác và thống nhất của hai bên vẫn trong tình trạng bế tắc và chưa có dấu hiệu khả quan. N guyên nhân của vấn đề này là sự cha sẵn sàng và tin tưởng trong hoà giải, hợp tác của phía Cộng hoà Dân chủ N hân dân Triều Tiên. Sự bế tắc này tiếp tục kéo dài đến đầu năm 1989 khi cả hai phía đều thống nhất thành lập một đội thể thao lấy bài dân ca “Arirang” làm bài hát chính thức tham gia Thế vận hội châu Á lần thứ 11 tại Bắc Kinh. Sau sự kiện thể thao này, cùng với sự cố gắng nỗ lực của mỗi bên, các cuộc đàm phán liên Triều đã được nối lại, điển hình là cuộc gặp cấp thủ tướng giữa hai miền diễn ra vào cuối tháng 7/1990 tại Seoul. Hàn Quốc luôn xác định Triều Tiên không phải là đối thủ cạnh tranh và xung đột của họ mà chính là một thành viên trong gia đình có cùng sắc tộc và cộng đồng quốc gia có thể cùng tìm ra tiếng nói chung cho sự hòa giải và hợp tác. Cuối năm 1991, Tổng thống Hàn Quốc Roh Dae Woo đã công khia tuyên bố rằng Hàn Quốc không có vũ khí hạt nhân và ông cũng yêu cầu phía Triều Tiên tham gia việc cắt giảm vũ khí hạt nhân, thực hiện chính sách phi hạt nhân trên 8 bán đảo Triều Tiên. Đến ngày 25.2.1993, sau khi tổng thống Kim Young Sam đắc cử thì ông đã đưa ra ba giai đoạn cụ thể là: Giai đoạn 1: Hòa giải và hợp tác Giai đoạn 2: Phát triển khối thịnh vượng Triều Tiên Giai đoạn 3: Chính sách một nhà nước, một dân tộc Bước sang năm 1997, trước khi sắp kết thúc nhiệm kì của Tổng thống Kim Young Sam đã đưa ra sáng kiến hòa bình và hợp tác với Triều Tiên gồm 4 điểm chính sau: 1. Hàn Quốc không tìm kiếm và khai thác các khó khăn nội của Triều Tiên 2. Hàn Quốc không tìm cách cô lập chính quyền Triều Tiên 3. Hàn Quốc không tìm cách thống nhất bằng chính sách thâu tóm Triều Tiên 4. Hàn Quốc trợ giúp cho Triều Tiên về công nghệ kĩ thuật, đầu tư thương mại du lịch. Tại Hàn Quốc, ngày 18/12/1997, ông Kim Dea Jung đã đắc cử tổng thống. Trong buổi nhậm chức ngày 25/12/1998, Tổng thống Kim Dea Jung đã đưa ra chính sách mới cho vấn đề Triều Tiên (còn gọi là chính sách Ánh Dương). Nội dung của chính sách “Ánh Dương” của Kim Dea Jung đã được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ cụ thể: 1. Đặt nền tảng cho việc cải thiện quan hệ Nam – Bắc trên cơ sở hiệp định cơ bản kí tháng 12/1991. 2. Thúc đẩy hợp tác kinh tế Nam – Bắc theo nguyên tắc tách vấn đề chính trị ra khỏi kinh tế. 3. Tăng cường hợp tác giao lưu hợp tác văn hóa, xã hội nhằm khôi phục tính đồng nhất dân tộc. 4. Thực hiện đoàn tụ cho các gia đình phải sống chia ly ở hai miền, cho phép trao đổi thư từ càng sớm càng tốt. 5. Xây dựng nền tảng hòa bình chi bán đảo Triều Tiên. 9 6. Thực hiện tốt dự án xây dựng là phản ứng hạt nhân nước nhẹ cho Bắc Triều Tiên. 7. Thúc đẩy thống nhất trên cơ sở hòa hợp dân tộc và giúp đỡ lẫn nhau. Đến năm 2003, năm thứ ba của chính sách hòa bình thịnh vượng, hai nước đã đã viếng thăm nhau. Cũng trong năm 2003, năm thứ 3 của hòa bình và thịnh vượng tổng số người hai miền viếng thăm nhau lên tới 88.341 người, vượt qua tổng số thăm viếng liên Triều của 15 năm trước đó cộng lại (85.400) 2 Sang năm 2011 chính phủ Hàn Quốc cho biết phương châm và mục tiêu cơ bản của Seoul với các chính sách đối với Triều Tiên sẽ không có sự thay đổi sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong – il qua đời. 3. Dư luận quốc tế đối với cuộc xung đột Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun cho biết, Tổng thư ký Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và kêu gọi hai bên kiềm chế. Đồng thời, ông Ban Ki-mun nhấn mạnh rằng, mọi khác biệt đều có thể giải quyết thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình. Tổng thư ký Ban Ki-mun cũng đã chuyển ý kiến lo ngại của ông tới HĐBA LHQ để triệu tập một cuộc họp khẩn cấp bàn về vấn đề này. Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố kêu gọi các bên kiềm chế, không để cho cuộc pháo kích vừa qua gây thêm căng thẳng trong quan hệ giữa hai miền. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng ra tuyên bố trong thời gian tới các bên cần nối lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố, Việt Nam phản đối mọi hành động sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước. Thủ tướng Nhật Bản đã điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc khẳng định sẽ 2 Hanquocngaynay.com; kiên trì theo đuổi chính sách Hòa Bình và Thịnh vượng. 10 [...]... Nhật Bản - Hàn Quốc trong vấn đề ứng xử với CHDCND Triều Tiên Trung Quốc cùng với Mỹ đề nghị bắt đầu ngay cuộc đàm phán 6 bên để thảo luận về việc chấm dứt chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên Các cuộc đàm phán này bị ngắt quãng từ tháng 4/2009, còn CHDCND Triều Tiên rút khỏi đàm phán sau khi hoàn thành thêm một vụ thử đầu đạn hạt nhân Với những động thái giữa hai miền Triều Tiên và các bên... giao giữa hai miền Triều Tiên sẽ tiếp tục căng thẳng hơn, nhưng leo thang thành xung đột quy mô lớn hoặc chiến tranh ở Đông Bắc Á là triển vọng rất ít khả năng xảy ra 4 Triển vọng thống nhất hai miền Triều Tiên Đã hơn 50 năm trôi qua, kể từ khi chia cắt thành hai quốc gia, công dân hai miền Triều Tiên luôn có nguyện vọng được sống trong một quốc gia thống nhất Khi đề cập tới vấn đề thống nhất Triều Tiên, ... Tiên, Kim Il Sung ( Kim Nhật Thành) cố Chủ tịch CHDCND Triều Tiên đã nêu rõ: “thống nhất đất nước bị chia cắt của chúng ta là nhiệm vụ to lớn nhất của dân tộc và sự nghiệp cách mạng quan trọng nhất của Đảng và nhân dân ta” 3 Lập trường thống nhất của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên còn được thể hiện: “nếu Hàn Quốc theo lập trường chân thành trong thực hiện thống nhất quốc gia theo nguyên tắc đại... nguyên tắc đại thống nhất tự chủ, chúng tôi sẵn sàng thảo luận vấn đề thống nhất với Hàn Quốc 4 Về phía Hàn Quốc, trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEM 3 ở Seoul, Tổng thống Kim Dae Jung cũng khẳng định: Giờ đây cửa đập đã mở, dòng nước hòa giải và hợp tác giữa hai miền Triều Tiên có thể trở thành luồng chảy mạnh mẽ vì hòa bình và thịnh R.B Foste, Những tác động qua lại của các nước lớn... được Vấn đề này không chỉ phụ thuộc vào yếu tố trong nước mà còn bị chi phối bởi các trung tâm quyền lực quốc tế Tuy nhiên, hòa giải hợp tác và thống nhất hai miền Triều Tiên luôn là ước nguyện duy nhất của dân tộc Triều Tiên nên vấn đề này cần phải sớm được giải quyết, vì lợi ích chính đáng của dân tộc Triều Tiên và vì nền hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Bắc Á và thế giới 13 V TÀI LIỆU THAM KHẢO... nước lớn, trước hết là Trung Quốc, Nga, Mỹ và Nhật Bản Do xuất phát từ lợi ích khác nhau nên không nước nào muốn vấn đề Triều Tiên được giải quyết mà lợi ích của họ bị gạt ra ngoài Vì vậy, mối quan hệ hai miền Nam - Bắc Triều Tiên không chỉ là vấn đề nhạy cảm về chính trị mà còn chịu sự chi phối của các thế lực quốc tế Con đường hòa bình ổn định và thống nhất bán đảo Triều Tiên không phải một sớm một... ngắn, thành công hay không thành công chắc chắn còn gặp nhiều trở ngại và điều đó cũng tùy vào sự chuẩn bị của cả hai bên Để tiến trình hòa giải hợp tác và thống nhất giữa hai miền Triều Tiên sớm đem lại những hiệu quả thiết thực, trước hết, hai bên cần phải xây dựng lòng tin chính trị cho nhau, tôn trọng chế độ chính trị của nhau, thực hiện đường lối không xâm lược, thực hiện chung sống hòa bình và cùng... dụng hoặc sở hữu các vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhất là không nhất thiết phải duy trì hoặc phô diễn quân sự như các cuộc tập trận chung 12 IV KẾT LUẬN Vấn đề hòa bình ổn định và thống nhất bán đảo Triều Tiên là một quá trình lâu dài và đầy quanh co phức tạp Vấn đề này do đã bị quốc tế hóa từ lâu nên là nơi đan xen lợi ích của nhiều nước lớn Việc giải quyết vấn đề Triều Tiên tức là động chạm đến lợi ích... viện Quan hệ quốc tế Hà Nội, 1994 2 Nguyễn Anh Thái (chủ biên); lịch sử thế giới hiện đại 1917- 1995 (tái bản làn thứ bảy); nhà xb Giáo dục 3 Lịch sử Hàn Quốc; ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học; nhà xb Đại học Quốc gia Seoul 4 Tài liệu tham khảo Thông tấn xã Việt Nam ngày 8.1.2001 Một số trang web • http://www.tapchicongsan.org.vn • http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Diem-mat-cac-cuoc -xung- dotTrieu-Tien... http://vietbao.vn/The-thao/Han-Quoc-se-khong-thay-doi-chinhsach-voi-Trieu-Tien/75317002/134/ • http://vtc.vn/311-231393/quoc-te/toan-canh-vu-tau-han-quoc-vatrieu-tien-do-sung.htm • http://vietbao.vn/The-gioi/Kim-giu -xung- dot-tai-ban-dao-TrieuTien-Van-de-cang-thang/1735165709/161/ • http://dvt.vn/20120304095930759p100c102/trieu-tien-keu-goimy-va-han-quoc-ngung-tap-tran.htm • http://www.tinmoi.vn/trieu-tien-chia-phao-vao-dao-cua-hanquoc-05797949.html . Tiên, tranh chấp hòn đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, giữa Nhật Bản và Trung Quốc, xung đột Triều Tiên và Hàn Quốc trong đó cuộc xung đột Triều Tiên và Hàn Quốc là một điển hình, cuộc xung đột này đã kéo. bình và hợp tác với Triều Tiên gồm 4 điểm chính sau: 1. Hàn Quốc không tìm kiếm và khai thác các khó khăn nội của Triều Tiên 2. Hàn Quốc không tìm cách cô lập chính quyền Triều Tiên 3. Hàn Quốc. Quốc 1 . Còn đối với người Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên luôn là “chiếc cầu nối tự nhiên của họ” với trung tâm lục địa Châu Á. 2. Nguyên nhân xảy ra xung đột giữa Triều Tiên và Hàn Quốc hậu 1953 2.1.

Ngày đăng: 12/04/2015, 00:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Từ đầu năm 2010 đến nay tần suất va chạm gia tăng và nghiêm trọng hơn cụ thể là:

  • Chúng tôi đang theo dõi mọi động thái hiếu chiến của Hàn Quốc. Nếu như họ khiêu khích chúng tôi, thì sẽ chỉ có cuộc tấn công trả đũa tàn nhẫn"- Ông Sin Chol Ung, quan chức thuộc Lực lượng An ninh Nhân Dân Triều Tiên nói.

  • Mới đây, ngày 23/4/2012 TPO – Báo Yonhap (Hàn Quốc) hôm nay đưa tin, Triều Tiên vừa quyết định khởi động các hoạt động quân sự nhằm vào Hàn Quốc và đe dọa biến quốc gia này thành tro bụi chỉ trong vài phút. Tiếp theo là chuẩn bị thử hạt nhân của Triều Tiên và khoe khoang đánh bại Mỹ chỉ với một đòn. và những cuộc tập trận bằng đạn thật chĩa pháo về phía Hàn Quốc. Đó là những động thái càng khiến cho tình hình bán đảo này căng thẳng hơn bao giờ hết.

  • a. Khả năng leo thang xung đột.

    • Những năm gần đây, khả năng xảy ra xung đột lớn giữa hai miền Triều Tiên đã từng xảy ra không ít lần, nhưng rốt cuộc cũng chỉ dừng lại ở mức độ “đe dọa” bởi sự leo thang xung đột thành chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nói về quan hệ hai miền Triều Tiên, hai bên cũng ít có khả năng tiếp tục làm cho tình hình ngày một căng thẳng tới mức có thể leo thang thành cuộc xung đột lớn bởi cả hai đều sẽ bị thua thiệt. Theo các chuyên gia phân tích nước ngoài, xét về so sánh lực lượng , giữa hai miền Triều Tiên cũng “ bên chín bên mười”. Trong khi CHDCND Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội chiếm ưu thế về số lượng, thì Hàn Quốc lại có ưu thế hơn hẳn về mức độ hiện đại của vũ khí trang thiết bị. Nhận thức được sự thiệt hại to lớn đó nên Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc đã tuyên bố, chính phủ Hàn Quốc sẽ làm tất cả mọi việc để vụ đụng độ vừa qua không leo thang thành xung đột lớn. Nhưng ông cũng cho biết, nếu CHDCND Triều Tiên tiếp tục khiêu khích thì Hàn Quốc sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan