SKKN Giúp học sinh lớp 5 xác định đúng từ loại Tiếng việt

23 5.2K 17
SKKN Giúp học sinh lớp 5 xác định đúng từ loại Tiếng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : "GIÚP HỌC SINH LỚP 5 XÁC ĐỊNH ĐÚNG TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT" I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Mục tiêu giáo Tiểu học là giáo dục toàn diện cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi có những hiểu biết cơ bản về: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Thực hiện chủ trương dạy đủ môn ở Trường Tiểu học, ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học trong tất cả các môn học nói chung. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. Môn Tiếng Việt rất quan trọng đối với học sinh cấp bậc tiểu học nói chung, ở lớp tôi nói riêng. Nếu học tốt bộ môn này nó sẽ giúp các em học tốt hơn các phân môn của bộ môn Tiếng Việt như: Nó sẽ giúp thêm cho môn Tập làm văn, vế câu sẽ trau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hình ảnh hay vào trong bài. Nó còn giúp cho bộ môn chính tả như viết đúng, ít lỗi hơn. Trong bộ môn kể chuyện, các em sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người nghe hơn. Học tốt bộ môn này nó còn giúp cho việc học và nắm bắt kiến thức các môn học khác một cách dể dàng hơn. Được phân công dạy lớp 5, qua một thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt. Nhưng trong thực tế khi học đến từ loại Tiếng Việt thì nhiều em còn lúng túng. Với suy nghĩ: "Làm thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức này và tự tin trong học tập?" nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Giúp học sinh lớp 5 xác định đúng từ loại Tiếng viêt.” để viết sáng kiến kinh nghiệm II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong xã hội chủ nghĩa. Các kiến thức về Từ loại trong phân môn Luyện từ và câu đóng vai trò rất lớn trong việc thực hiện các mục tiêu đó. 2. Cơ sở thực tiễn: Ở trong trường tiểu học môn Tiếng Việt giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở tiểu học theo đặc trưng bộ môn của mình. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt, nhà trường rèn luyện cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng lành mạnh, trong sáng, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Môn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm nhiều phân môn. Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng song mục đích cuối cùng của chúng ta là cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngôn ngữ. Trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm giúp học sinh vận dụng các từ đã học vào phân môn tập làm văn vốn rất hạn chế bởi việc hiểu nghĩa từ loại chưa chính xác. Trong quá trình thực tế trức tiếp giảng dạy tôi thấy học sinh trường tiểu học nói chung, học sinh lớp 5A nói riêng việc xác định từ loại Tiếng Việt và vận dụng từ loại Tiếng Việt vào các kỹ năng nói, viết vẫn con nhiều hạn chế do một số nguyên nhân sau: - Do không phân định đúng ranh giới của từ mà học sinh xác định từ loại sai. - Nhiều em không nắm được khái niệm "từ loại" nên không hiểu đúng yêu cầu của bài tập. - Khi xác định từ loại học sinh còn gặp khó khăn trong những trường hợp mà nghĩa của từ hoặc dấu hiệu hình thức không rõ ràng. - Thời gian luyện tập, số tiết luyện tập về từ loại Tiếng Việt ở chương trình lớp 5 còn chưa được nhiều. 3 . Khảo sát tình hình ở trường Sau đây là bảng thống kê kết quả của học sinh lớp 5A làm một số bài tập về thực hành từ loại Tiếng việt có trong chương trình tiểu học hiện hành khi chưa thực hiện đề tài này. Kết quả T.S HS Giỏi Khá Trung bình Yếu S.L % S.L % S.L % S.L % 20 1 5 5 25 5 25 9 45 4 - Quá trình thực hiện : A. biện pháp 1. Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về từ loại Các từ loại cơ bản của T.V Ghi nhớ : - Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra thành từng loại, gọi là từ loại. - Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát. - Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm : Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, Quan hệ từ . a. Danh từ: a.1. Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị. Ví dụ:- Chỉ người: Ông, bà, bố, me, thầy giáo , cô giáo, học sinh - Chỉ vật: Nhà, bàn, ghế, cây, sách, vở, sông - Chỉ hiện tượng: Gió, bão, nắng, mưa - Chỉ đơn vị: cơn,… Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Quan hệ từ Đại từ chỉ ngôi Chỉ t/c chung không kèm mức độ Chỉ t/c ở mức độ cao nhất ĐT chỉ hoạt động ĐT chỉ trạng thái DT chung DT riêng a.2. Muốn biết một từ có phải là danh từ không thì cần phải thử xem: - Thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng (một, hai, vài, những,các ) xem có được không, nếu được thì đó là một danh từ. Ví dụ: + Hai học sinh; vài cái ghế, những cái bàn , chiếc xe đạp… ( học sinh, cái ghế, cái bàn, xe đạp là danh từ) - Thêm vào sau nó một từ chỉ trỏ (nay, ấy, kia, đó ) xem có được không nếu được thì đó là một danh từ. Ví dụ: Học sinh ấy; cái bàn kia, xe đạp đó, cái ghế đó… ( học sinh, cái ghế, cái bàn, xe đạp là danh từ). a.3. Danh từ có nhiều loại: phân biệt danh từ chung với danh từ riêng:. * Danh từ chung: là tên gọi chung của một loại sự vật. VD: Học sinh, cây cối, bàn ghế, công nhân, thành phố * Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một loại sự vật. VD: Kim Đồng, núi Trường Sơn, Hà Nội,…. a.4. Trong câu, danh từ (Đứng một mình hoặc kèm theo các từ phụ thuộc) có thể làm nhiều chức vụ khác nhau: Làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. b. Động từ: b.1. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. VD: - Chỉ hoạt động của người: Ngủ, chạy, đi, viết… - Chỉ trạng thái của sự vật: đổ, bay, phi,… - Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là : nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong , ) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, ). b.2. Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau : + ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) : còn, hết, có, + ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá, + ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu, + ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là, - Một số “nội ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng, Các từ này có một số đặc điểm sau : + Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại). VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu ) Bác ấy đứng tuổi rồi . + Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT ( kết hợp được với các từ chỉ mức độ ) + Một số từ vừa được coi là ĐT chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái. - Các ‘ngoại ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái ( trạng thái tâm lí ) : yêu, ghét , kính trọng, chán, thèm,, hiểu, Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của TT, có tính chất trung gian giữa ĐT và TT. - Có một số ĐT chỉ hành động dược sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái. VD : Trên tường treo một bức tranh rất đẹp. - ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào ? c.Tính từ: c.1. Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái Ví dụ : - Xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm (chỉ màu sắc) - Vuông, tròn, thon (chỉ hình thể) - To, nhỏ,dài, ngắn (chỉ kích thước) - Nặng, nhẹ, nhiều, ít (chỉ khối lượng, dung lượng) - Tốt, xấu, thông minh (chỉ phẩm chất) c.2 . Có hai loại tính từ: * Tính từ chỉ tính chất chung, không có mức độ. Ví dụ: Xanh, đỏ, dài, tốt * Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh, cảm xúc. Ví dụ: Xanh biếc, gầy nhom, chi chít c.3. Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái : - Từ chỉ đặc điểm : VD : + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : Cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ, + Từ chỉ đặc điểm bên trong : tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ, - Từ chỉ tính chất : VD : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ,sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực, Như vậy, đối với HS tiểu học, khi phân biệt ( một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, GV có thể tạm thời cho rằng : Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài , còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp HS tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập. ** Cách phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn : Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết ( kết hợp ) với các phụ từ. *Danh từ : - Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các, ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau, ) - DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó, ở phía sau (hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó, ) - DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào? ) - Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái, ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui, ) - Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại: V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT ) * Động từ : - Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ, ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp, ) - Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu? ) *Tính từ : - Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng, (rất tốt, đẹp lắm, ) [...]... chúc - Nếu xếp theo từ loại, ta sẽ xếp như sau: + Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn + Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn + Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt 2 Dạng bài tập xác định từ loại cho từ Dạng này thường có 2 kiểu bài tập sau Kiểu 1: Cho sẵn các từ yêu cầu học sinh xác định từ loại của các từ đó Kiều 2: Xác định từ loại trong đợn thơ văn có sẵn: VD Kiểu 1 Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui,... của từ và hướng dẫn học sinh xếp từ “ngược” “xuôi”,là tính từ, “mòn” là động từ chứ không phải là tính từ DT ĐT nước, đá, nước, bèo đi, về, chảy, trôi, ngược, nhìn, trông, mòn TT xuôi, xa, rộng Lưu ý: ở dạng này học sinh có thể cho thêm một số ví dụ để xác định từ loại 5 Dạng bài tập xác định từ loại trong các trường hợp chuyển từ loại theo một kiểu cấu tạo nào đó Ví dụ 1: Xác định từ loại của các từ. .. những kết quả trong giảng dậy Tiếng Việt Để giúp học sinh lớp 5 xác định đúng từ loại Tiếng Việt theo ý chủ quan của tôi, tôi cần chú ý những quan điểm sau: 1 Giáo dục được ý thức ham học tập cho học sinh ngay từ đầu vì ấn tượng đầu tiên rất quan trọng 2 Yêu cầu bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng phần lí thuyết về từ loại 3 Trên cơ sở nội dung chương trình toán ở lớp 4, 5 giáo viên phải hệ thống hoá... từ chỉ màu trắng với các sắc độ khác nhau có tác dụng gợi tả Làm giàu vốn từ chỉ màu trắng thường dùng trong các đoạn văn miêu tả III KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua việc cung cấp kiến thức cơ bản về từ loại và ho học sinh thực hành các dạng bài tập về xác định và sử dụng từ loại đối với họ sinh lớp 5 , tôi nhận thấy: 1 Học sinh đã nắm vững về thuật ngữ từ loại 2 Phân biệt các từ loại cơ bản: danh từ, động từ, ... thứ từ loại không rõ: VD: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau: Đi ngược, về xuôi Nước chảy, đá mòn Nhìn xa trông rộng Nước chảy bèo trôi Các từ loại học sinh xác định nhanh và rõ ràng chính xác là “đi, về” “chảy”, “trôi”, nhìn, trông” là động từ; “nước, đá” “nước, bèo” là danh từ; “xa,rộng” là tính từ Nhưng các em lúng túng và hay xếp các từ “ngược”, “xuôi”là động từ, “mòn” tính từ Vậy... từ “ danh dự” vào từ loại là tính từ VD2: Xác định từ loại của từ “ ngược”, “xuôi” trong 2 câu văn sau: 1 Đi ngược về xuôi 2 Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình Ở bài này ta thấy : + từ “ ngược”, “xuôi” ở câu 1 là tính từ + từ “ ngược”, “xuôi” ở câu 1 là động từ 7 Dạng bài tập xác định từ loại khi thay thế danh từ bằng đại từ chỉ ngôi Ví dụ: Thay thế danh từ bằng đại từ chỉ ngôi thích... những từ trên thành các nhóm theo hai cách: a, Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép , từ láy) b, Dựa vào từ loại ( danh từ , động từ, tính từ) - ở bài tập này học sinh phải củng cố về kiến thức thế nào là chia từ theo cấu tạo và thế nào là chia từ theo từ loại Các em sẽ dễ dàng làm được - Nếu xếp theo cấu tạo từ, ta sẽ xếp như sau: + Từ đơn: vườn, ăn, ngọt + Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập + Từ láy:... * Học sinh phải có nhận xét danh từ được lặp lại - ở câu a là “ con quạ” - ở câu b là Tấm Việc lặp từ làm cho câu văn không hay vậy ta có thể thay các danh từ bị lặp lại đó bằng các đại từ thích hợp: Từ “ con quạ” có thể thay bằng đại từ “nó” Từ “ Tấm” có thể thay bằng từ “nàng” 8 Dạng bài tập xác định chức vụ ngữ pháp của một từ loại khi nó đứng ở những vị trí khác nhau VD: Xác định từ loại của từ. .. của mật ong già hạn” a) Hãy tìm các tính từ có trong câu văn b) Nhận xét các từ loại: cái béo, mùi thơm - Ở bài tập này học sinh cần vận dụng kiến thức về quy tắc cấu tạo từ và ý nghĩa của từ để xác định từ loại và tìm được các tính từ trong bài là: “thơm”, “béo”, “ngọt”, “già” Nhờ có sự kết hợp từ: cái béo, mùi thơm… là các danh từ 1: Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây : 1 Anh ấy đang... tính từ nhanh , chính xác, ít bị nhầm lẫn 3 Biết sử dụng các từ loại trong câu văn đúng chỗ 4 Học sinh tự tin , hào hứng khi họ đến phần này 5 Kết quả môn học được nâng cao Sau đây là bảng thống kê kết quả của học sinh lớp 5A làm một số bài tập về thực hành từ loại Tiếng việt có trong chương trình tiểu học hiện hành khi đã thực hiện đề tài này Kết Giỏi Khá Trung bình Yếu quả S.L % S.L % S.L % S.L % 5 . phân định đúng ranh giới của từ mà học sinh xác định từ loại sai. - Nhiều em không nắm được khái niệm " ;từ loại& quot; nên không hiểu đúng yêu cầu của bài tập. - Khi xác định từ loại học sinh. dạng này học sinh có thể cho thêm một số ví dụ để xác định từ loại. 5. Dạng bài tập xác định từ loại trong các trường hợp chuyển từ loại theo một kiểu cấu tạo nào đó. Ví dụ 1: Xác định từ loại của. từ được phân ra thành từng loại, gọi là từ loại. - Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát. - Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm : Danh từ, động từ, tính từ,

Ngày đăng: 11/04/2015, 23:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan