Tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ

28 630 3
Tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN TÊN ĐỀ TÀI:XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ Nhóm: 9 Khóa lớp: K49E Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mai Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN TÊN ĐỀ TÀI: XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ Nhóm 9 STT Họ và tên thành viên MSSV 1 Trần Bội Liên 1001017476 2 Nguyễn Thanh Nhân 1001017200 3 Nguyễn Ngọc Như 1001017510 4 Trần Thị Bích Nụ 1001017220 5 Trần Thị Kiều Oanh 1001017515 6 Nguyễn Thị Hạnh Phúc 1001017519 7 Trương Thị Thu Thanh 1001017268 8 Bùi Nguyễn Hoàng Thụy 1001017561 9 Nguyễn Phạm Mỹ Tiên 1001017565 10 Nguyễn Thị Thùy Trang 1001017324 2 MỤC LỤC I.MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………… 1 1. Lý do …………………………………………………………………… …1 2. Giới hạn ……………………………………………………….………….…2 3. Mục đích – Nhiệm vụ ………………………………………… ……………2 4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………… … …………3 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu …………………………………….………3 II. KẾT CẤU ĐỀ TÀI…………………………………………………………………7 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU………………………………………………………8 Chương 1.Sơ lược về xu hướng vận động của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa …8 A. Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản 8 B. Tính chu kỳ của khủng hỏang kinh tế chủ nghĩa tư bản………………… 9 Chương 2. Cuộc khủng hoảng Tài chính ở Mỹ (2007-2009)…………… …10 A. Kinh tế của Mĩ trước cuộc khủng hoảng 2007 – 2009…………….………10 B. Diễn tiến cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009…………………….…13 C. Kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2009…………… 19 Chương 3. Đánh giá về xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ thông qua cuộc khủng hoảng Tài chính năm 2007 – 2009………….…………………………………………20 IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….…25 3 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Carl Marx đã đặt nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở vị trí song song với nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa để mô tả một hệ thống trong đó một nhóm ít người kiểm soát một khối lượng lớn tiền tệ, hoặc vốn, và đưa ra các quyết định về kinh tế quan trọng nhất. Đặc trưng nhất của kinh tế Tư bản chủ nghĩa là việc nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất, kinh doanh mà quốc gia tiêu biểu nhất cho nó là Mỹ. GDP danh nghĩa năm 2010 (đơn vị nghìn tỷ USD) Theo số liệu năm 2010 vừa qua, với GDP danh nghĩa vào năm 2010 của Mỹ được tính gần 14 799 tỷ USD cao hơn hẳn so với các quốc gia khác, gần ¼ GDP toàn cầu (24%) thì Mỹ được xem là nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Một điều không thể phủ nhận khác là bất kì biến động hay thay đổi nào dù lớn hay nhỏ của nền kinh tế Mỹ đều có ảnh hưởng cực kì lớn đối với nền kinh tế của thế giới mà đặc biệt là với nền kinh tế của những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam của chúng ta. 1 Vậy, với một nền kinh tế theo phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa liên tiếp thu được lợi nhuận siêu ngạch và đạt được những thành công vượt hẳn các nền kinh tế khác như Mỹ, liệu có phải sản xuất theo phương thức tư bản chủ nghĩa là phương thức sản xuất cao nhất? Nếu vậy thì tại sao Marx còn đề cập đến phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa song song bên cạnh đó? Liệu ở phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa còn tồn tại những mâu thuẫn, những khuyết điểm nào liên tiếp dẫn đến các cuộc khủng hoảng trầm trọng và có chu kì ngày càng rút ngắn dần? Và quan trọng hơn hết là một nền kinh tế theo phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa sẽ có xu hướng vận động như thế nào từ khi bắt đầu cho đến khi vượt qua một cuộc khủng hoảng? Hơn thế nữa, nhận thức đúng đắn và cặn kẽ về chiều hướng cách thức vận động của nền kinh tế đầu tàu thế giới nói riêng và tư bản chủ nghĩa nói chung, cùng với việc đánh giá và rút ra bài học là nền tảng cho việc vận dụng hợp lí phương thức sản xuất này vào quá trình phát triển ở Việt Nam. Trong mức độ giới hạn của đề tài này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ thông qua các giai đoạn trước, trong và sau khủng hoảng mà tiêu biểu là cuộc khủng hoảng tài chính (giai đoạn 2007-2009) vừa qua một cách thật súc tích và hệ thống. 2.Giới hạn nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ.  Thời gian : từ 2005 đến nay. 3. Mục đích- nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích: - Nhằm nhận thức đầy đủ về xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ cũng như đánh giá về xu hướng đó. - Giúp chúng ta rút ra một số bài học để có thể vận dụng tích cực vào nền kinh tế Việt Nam. 2  Nhiệm vụ: - Nghiên cứu, trình bày về xu hướng vận động của nền kinh tế tư bản Mỹ và đánh giá nhận xét về xu hướng đó. - Rút ra bài học. 4.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, thông qua: - Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. - Các bài viết có liên quan. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đề tài 1: Tám cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ - Xuân Hòa (Vnexpress.net - 4/12/2008) Trong bài viết này tác giả đã đề cập sơ lược đến tám cuộc khủng hoảng được xem là lớn nhất trong lịch sử kinh tế nước Mỹ. Đầu tiên là cuộc suy thoái đầu năm 2000. Nguyên nhân hình thành suy thoái là do Mỹ đã bị giáng một đòn mạnh khi vụ khủng bố ngày 11/9/2001 nổ ra kèm theo sự đổ vỡ hàng loạt của các công ty trong cuộc “khủng hoảng chấm com” làm phá sản hàng loạt các công ti công nghệ và tin học. Cuộc khủng hoảng thứ hai được nhắc đến là suy thoái vào cuối thập kỉ 90. Chỉ số Dow Jones trên đà sụt giảm chưa từng có 22.6% và chỉ trong từ 2 đến 3 năm đã gây ra sự sụp đổ của thị trường tín dụng và cho vay kèm theo đó là thị trường bất động sản, lao động, giá năng lượng, cán cân thương mại và GDP của Mỹ không ngừng đi xuống. Tiếp theo đó tác giả bài viết đã đề cập đến suy thoái đầu những năm 1980 hay còn gọi là cuộc khủng hoảng năng lượng. Cuộc cách mạng tại Iran đẩy giá dầu tăng cao làm tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng tại Mỹ. Giá năng lượng đi lên kéo 3 theo lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, làm cho ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất và sản xuất thép liên tục sụt giảm trong 10 năm sau đó. Cuộc khủng hoảng thứ 4 là khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Bắt đầu vào ngày 15/9/1975, hai nước Ai Cập và Syria thực hiện cấm vận dầu mỏ với Mỹ và các quốc gia ủng hộ Israel. Hậu quả của việc cấm vận dầu lửa là giá dầu thị trường thế giới tăng lên gấp 5 lần và giá xăng trung bình tại Mỹ tăng 86% chỉ trong một năm. Tiếp theo, tác giả nhắc đến suy thoái năm 1958 bắt nguồn từ chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư tại Mỹ khiến cho tỉ lệ thất nghiệp gia tăng. Tệ hơn nửa là thay vì mặt bằng giá giảm thì giá cả trong giai đoạn từ 1957 đến 1959 lại bất ngờ leo thang. Từ một số biến động chính trị, kinh tế những năm đầu thập niên 50 dẫn đến lạm phát leo thang làm bùng nổ suy thoái vào năm 1953. Tiếp theo đó Mỹ lại áp dụng một số biện pháp quá mạnh tay dẫn đến sự bi quan trong người dân, dẫn đến việc giảm chi tiêu tăng tiết kiệm, suy giảm tổng cầu của nền kinh tế. Suy thoái 1947 bắt nguồn từ những bước tiến thần tốc của giai đoạn hồi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới. Ngoại trừ lương thực, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nói chung của Mỹ thời điểm này trở nên bão hoà do hàng hóa được sản xuất nhiều tới mức thừa mứa. Và cuối cùng, trước khi kết thúc bài viết của mình, tác giả đã đề cập đến cuộc đại khủng hoảng của nước Mỹ vào năm 1930. Bắt đầu vào năm 1929, cuộc suy thoái này có sức ảnh hưởng hủy diệt với kinh tế toàn cầu, các nước phát triển và đang phát triển.Trong thập niên 20, mở rộng cung tiền quá mức đã dẫn đến sự phát triển bùng nổ nhưng thiếu bền vững của khối tài chính. Hệ quả là nhiều công ty phá sản do thiếu vốn, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiêu dùng bị đình trệ, thất nghiệp tràn lan gây ảnh hưởng to lớn tới kinh tế Mỹ và toàn thế giới. Ưu điểm: Nêu được tổng quan tình hình, nguyên nhân dẫn đến tám cuộc suy thoái tiêu biểu của nước Mỹ một cách ngắn gọn, súc tích. 4 Nhược điểm: Vì mức độ giới hạn của đề tài nên tác giả chỉ nêu được sơ lược các cuộc khủng hoảng mà chưa nêu được cụ thể sức ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến nền kinh tế thế giới và các nước khác như thế nào. Đồng thời tác giả cũng chưa nêu được những biện pháp mà nước Mỹ đã áp dụng để vượt qua khỏi khủng hoảng nhằm giúp người đọc có thể rút ra kinh nghiệm. Đề tài 2: Khủng hoảng kinh tế Mỹ: 3 kịch bản tăng trưởng Tác giả: Ông Michael Mandel, kinh tế gia trưởng Business Week Nguồn: http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-36583.htm ngày 17/11/2008 Nội dung: Tác giả đã đưa ra 3 giả định về thâm hụt thương mại Mỹ trong tương lai ảnh hướng tới kinh tế Mỹ và toàn cầu:  Hậu quả của nợ nần Thâm hụt thương mại cao do Chính phủ Mỹ vay cho tiêu dùng. Hay nói cách khác, dòng tiền từ nước ngoài chảy vào Washington hơn là Wall Street. Giả sử chính quyền mới áp dụng một chính sách bơm vốn lớn, khoảng 400 tỷ đôla vào năm sau, chủ yếu từ nguồn vay nước ngoài nhằm giải quyết khủng hoảng tại Mỹ và toàn cầu, điều đó cũng có nghĩa là các công ty đa quốc gia vẫn tiếp tục làm những gì họ đang làm, ít nhất là vẫn sản xuất hàng hóa tại nước ngoài. Điều này sẽ rất nguy hiểm bởi Mỹ sẽ phải tiếp tục nợ nần.Tuy nhiên, lúc này Chính phủ Mỹ đi vay thay vì các định chế tài chính riêng lẻ và kết quả là toàn bộ nền kinh tế phải lo trả nợ. Nếu đồng tiền không được sử dụng khôn ngoan cho đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục và nghiên cứu thì sẽ còn có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn thế trong tương lai. 5  Tái cơ cấu thương mại làm hạn chế tăng trưởng Giả định thứ hai là kêu gọi tái cơ cấu thương mại toàn cầu.Thâm hụt thương mại sẽ giảm do Mỹ giảm mạnh nhập khẩu. Điều này là do Chính phủ không bơm vốn đủ mạnh để giải quyết được khủng hoảng, do đồng đôla giảm giá hoặc do cả 2 lý do này. Trong dài hạn, kịch bản tái cơ cấu thương mại toàn cầu cũng có cái được và mất. Cái được tất nhiên là ở chỗ không bắt Mỹ phải rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất mà khuyến khích các hoạt động sản xuất quay trở lại nước này.Trong khi đó, cái mất chính là chất lượng cuộc sống ở Mỹ sẽ giảm sút trong một thời gian dài. Ngay cả khi ngành sản xuất nội địa có thể được hồi phục, hàng hóa sẽ trở nên đắt đỏ hơn.  Đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất Ở giả định thứ 3, Mỹ sản xuất hàng hóa và dịch vụ công nghệ cao nhiều hơn tại nội địa và xuất khẩu chúng nhằm giảm thâm hụt thương mại. Thực tế, trong những năm 90, các nhà kinh tế học đã dự báo rằng xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao sẽ tăng cùng với tăng trưởng thương mại. Tuy nhiên, không ai dự đoán được việc sản xuất các sản phẩm được xem là giá trị nhất trong cuộc cách mạng công nghệ tại Mỹ là dược phẩm và điện tử công nghệ cao lại được chuyển ra nước ngoài nhanh đến vậy và làm giảm xuất khẩu của Mỹ. Giả định này có lợi cho Mỹ và các nước bởi vì Mỹ có cái để bán. Để có được điều này, cần đầu tư xứng đáng cho hoạt động nghiên cứu như công nghệ sinh học, công nghệ nano. Hơn nữa, sản xuất chủ yếu tại Mỹ hơn là mang ra nước ngoài sản xuất. Kịch bản này không dễ gì đạt tới. Nhưng đó là những gì nước Mỹ cần tiến tới vì đó là cách tốt nhất để có được một kết cục tốt đẹp. Ưu điểm:Tác giả đã đưa ra những giả định và dẫn chứng hết sức thuyết phục, vạch rõ khó khăn tương lai mà Mỹ và thế giới phải đối mặt. Từ đó đưa ra cái nhìn bao quát, 6 hướng đi và sự mong đợi của một chuyên gia kinh tế về những giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Nhược điểm: Vì chỉ là những giả định về các vấn đề trong tương lai nên không tránh khỏi việc tác giả đưa ra những suy luận và hướng giải quyết của riêng mình, nhìn chung bài viết chỉ mang tính quan điểm cá nhân.  Trên cở sở nghiên cứu những bài viết về khủng hoảng kinh tế mà đặc biệt là khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, bài tiểu luận của chúng tôi sẽ mang một số điểm mới sau đây: - Áp dụng toàn diện các tiến trình của cuộc khủng hoảng tài chính Mĩ 2007-2009 vào nội dung lí thuyết để rút ra được bài học thực tiễn về xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ. - Trình bày một cách dễ hiểu, có hệ thống nội dung, các sự kiện, các quan điểm theo các phương pháp diễn giải, liệt kê - Phân tích cụ thể đối tượng nghiên cứu trên nhiều phương diện. - Tham khảo dữ liệu có chọn lọc từ nhiều nguồn thông tin đảm bảo tính đa dạng nhưng vẫn chính xác về nội dung cho bài tiểu luận. II. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Chương 1.Sơ lược về xu hướng vận động của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa Chương 2. Cuộc khủng hoảng Tài chính ở Mỹ (2007-2009) Chương 3. Đánh giá về xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ thông qua cuộc khủng hoảng Tài chính năm 2007 – 2009 III. NỘI DUNG Chương 1.Sơ lược về xu hướng vận động của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa A. Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản. Nguyên nhân: 7 [...]... chính ở Mỹ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng mang bản chất gốc rễ từ kinh tế tư bản chủ nghĩa, ban đầu là khủng hoảng tài chính, sau đó mở rộng thành khủng hoảng bất động sản - Thông qua cuộc khủng hoảng 2007-2009, một lần nữa nền kinh tế Mỹ đã cho thấy xu hướng vận động chung cho loại hình kinh tế tư bản chủ nghĩa Đó là sự vận động theo chu kì của khủng hoảng Tuy phải đương đầu cuộc khủng hoảng kinh tế tồi... nhiều câu hỏi xung quanh mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay Mỹ được đánh giá là nằm ở điểm mấu chốt của tất cả các xu hướng khác biệt trên Tuy Mỹ là một quốc gia có tiềm lực kinh tế vững chắc và là đại diện tiêu biểu nhất cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thế nhưng vẫn không thể tránh khỏi những 19 khủng hoảng mà theo quy luật đó là điều tất yếu của mọi nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế tư bản... dội B Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản: Khái niệm: 8 Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau Cứ khoảng 8-12 năm, nền kinh tế Chủ nghĩa tư bản lại khủng hoảng 1 lần Chu kỳ kinh tế gồm 4 giai đoạn:  Giai đoạn khủng hoảng là giai đoạn khởi điểm Đặc điểm của giai đoạn này... dân chủ hóa tín dụng”.Tuy nhiên, chính phủ Mỹ cũng hứa hẹn sẽ có thêm chính sách giảm thuế nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn nợ nước ngoài ở Mỹ Chương 3.Đánh giá về xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ thông qua cuộc khủng hoảng Tài chính năm 2007 – 2009 Khủng hoảng kinh tế và tài chính giai đoạn 2007-2009 làm lộ các nhược điểm của toàn cầu hoá không hạn chế, các khoảng... nhất của thế giới trong nhiều thập kỷ, các sức ép đòi hỏi cần ưu tiên cho nhu cầu nội địa hơn so với các quan ngại quốc tế hiện hữu ở mọi quốc gia nhưng ta vẫn thấy được sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ là một điều tất yếu Quan điểm của giới học giả Anh có thiên hướng khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục vai trò lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu, bất chấp cuộc khủng hoảng và sự suy yếu của vị thế có liên quan của Mỹ. .. còn tương đối nhỏ và không gắn kết với nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, các quốc gia này vẫn phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nền kinh tế phát triển Như vậy, theo đánh giá của các học giả Anh thì Mỹ vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo đối với các vấn đề kinh tế quốc tế, bất chấp các ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu đối với Mỹ Thách thức lớn nhất của Mỹ trong khẳng định vai trò lãnh 22 đạo... đưa ra nhằm khắc phục khủng hoảng để từ đó nền kinh tế có thể phát triển lên một tầm cao mới Cứ như thế, sự vận động và phát triển mới không ngừng tiếp diễn Qua sự tổng hợp ta có thể đánh giá về xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ thông qua cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 như sau: 20 - Xét về quy mô, đây là một cuộc khủng hoảng lớn, nó diễn ra không chỉ ở Mỹ mà còn lan rộng sang Anh, Pháp và nhiều... phần nào làm cho tác động phá hoại của khủng hoảng hạn chế bớt Chương 2.Cuộc khủng hoảng Tài chính ở Mỹ (2007-2009) A Kinh tế của Mĩ trước cuộc khủng hoảng 2007 – 2009 Trên đà phát triển kinh tế của đất nước, nhằm duy trì mức tăng trưởng kinh tế bậc nhất thế giới, chính phủ Mĩ đã chọn cho mình một con đường riêng Đó là khuyến khích và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa Những chiến lược kinh tế sớm được ban hành... mối quan ngại về các rủi ro kinh tế đang diễn ra, và tính thanh khoản chậm do vị thế con nợ và các yếu điểm của nền kinh tế nội địa 21 Mỹ Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ lựa chọn Mỹ nhằm kiếm lợi nhuận từ một thị trường tài chính phát triển cao, thanh khoản tốt và có các thể chế chính trị và luật định mạnh  Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế linh hoạt và có các nguồn... tác động không nhỏ đến tình hình nước Mỹ và các nước trên thế giới Thế giới vận động và phát triển không ngừng, vô cùng vô tận và với diễn biến của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập , “nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật”, ta thấy rõ chính những mâu thuẫn, những mặt đối lập trong nền kinh tế . nghiên cứu: xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ.  Thời gian : từ 2005 đến nay. 3. Mục đích- nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích: - Nhằm nhận thức đầy đủ về xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ cũng. xu hướng đó. - Giúp chúng ta rút ra một số bài học để có thể vận dụng tích cực vào nền kinh tế Việt Nam. 2  Nhiệm vụ: - Nghiên cứu, trình bày về xu hướng vận động của nền kinh tế tư bản Mỹ. tiểu luận. II. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Chương 1.Sơ lược về xu hướng vận động của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa Chương 2. Cuộc khủng hoảng Tài chính ở Mỹ (2007-2009) Chương 3. Đánh giá về xu hướng vận động

Ngày đăng: 11/04/2015, 20:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương trình nghị sự phục hồi kinh tế của Tổng thống và Phó Tổng thống mớicó nội dung:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan