Tiểu Luận Một số giải pháp hợp tác cho ngành Bưu chính viễn thông trong quá trình hội nhập

20 804 1
Tiểu Luận Một số giải pháp hợp tác cho ngành Bưu chính viễn thông trong quá trình hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 1. Tính tất yếu khách quan phải phát triển BCVT trong qua trình hội nhập Không có một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại độc lập, phát triển có hiệu quả mà không có mối quan hệ nào với các quốc gia khác đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Một quốc gia không thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững mà không hạ thấp hàng rào thương mại nước mình. Nếu một nước đóng cửa thị trường, nước đó buộc ngươì lao động phải làm việc vất vả hơn với mức thu nhập ít hơn. Cuối cùng nền kinh tế của nước đó sẽ chịu thua lỗ và dần suy thoái. Ngày nay quan hệ buôn bán trao đổi hàng hoá tiền tệ đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và ngày càng mở rộng thành một hệ thống mang tính chất quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế phát triển đã đem lại nhiều lơi ích cho các nước tham gia. Đối với các nước phát triển :mở rộng kinh tế ra bên ngoài giúp cho việc bành trướng nhanh chóng sức mạnh nền kinh tế của mình, như tìm kiếm thị trường về dư thừa hàng hoá, tìm kiếm nơi đầu tư thuận lợi đem lại lợi nhuận cao, giảm được chi phí sản xuất nhờ sử dụng được nhân công và tài nguyên rẻ ở các nước chậm phát triển, giải quyết được vấn đề thiếu năng lượng và nguyên liệu… Đối với các nước đang phát triển : thì mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài có lợi trong việc tiếp nhận kỹ thuật mới làm cho năng xuất lao động tăng lên, sử dụng hiệu quả nguồn lao động dư thừa, có nhiều điều kiện thu hút vốn để phát triển kinh tế. Thương mại không bao giờ chỉ đem lại lợi ích cho quốc gia này còn quốc gia kia chịu thiệt. Thực tế đã chứng minh tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới đều giành được vị trí của họ nhờ vào yếu tố - họ là những quốc gia thương mại lớn. Để tăng trưởng kinh tế, các quốc gia phải mở cửa thị trường với nhau. Nhận thức được thức tế cơ bản này, những nước ASEAN đã đồng ý mở cửa thị trường khu vực của họ, cũng giống như thị trường các khu vực khác như châu Âu, Bắc Mỹ .Toàn cầu hoá về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia. Nó được biểu hiện thông qua sự chuyển dịch tài chính giữa các nước (qua hoạt động đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, tín dụng quốc tế, tài trợ OAD…); sản phẩm sản xuất ngày càng mang tính quốc tế cao (theo báo cáo của tổ chức OECD về kinh tế đưa ra kết luận: trên 90% sản phẩm của các nước, có sự tham gia của hai nước trở lên, ví dụ hàng nông sản do Việt Nam sản xuất nhưng phân bón lại của Indonesia, máy bơm phục vụ tưới tiêu của Trung Quốc, thuốc trừ sâu nhập khẩu của Thái Lan…); hoạt động thương mại giữa các nước gia tăng (theo báo cáo của WTO năm 2000: năm1994 tổng kim ngạch thương mại thế giới là 8090 tỷ USD - lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới vượt quá 8000 tỷ USD, thì năm 2000 đã tăng lên gần 14000 tỷ USD); di dân và xuất khẩu lao động, vấn đề lao động và nhập cư… Toàn cầu hoá kinh tế là một cỗ xe lớn. Cỗ xe muốn vận hành tốt thì trước tiên nó phải được lắp giáp bằng những phụ tùng tốt và công nghệ thông tin, BCVT là một trong những mắt xích quan trọng của bộ máy lớn đó. Toàn cầu hoá diễn ra càng mạnh mẽ thì nhu cầu trao đổi thông tin, buôn bán thương mại điên tử được đòi hỏi càng cao. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi muốn đưa ra quyết định để giải quyết ba vấn đề cơ bản của kinh tế học: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào, đều phải trải qua các bước: thu nhập thông tin, thăm dò tìm hiểu thị trường, tìm đối tác, tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… và BCVT đã trở thành công cụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh để phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của thời đại ngày nay. Nó làm cho quá trình này dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn. Do đó phát triển mạng lưới BCVT là một yêu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập. Theo nhận xét của các nhà kinh tế, có 6 yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghịêp Việt Nam đó là: 1.Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp . 2.Trình độ khoa học và công nghệ. 3.Chất lượng và hình thức của sản phẩm. 4.Năng lực sản xuất lao động. 2 5.Chi phí sản xuất và quản lí. 6.Đầu tư cho nghiên cứu,triển khai thương hiệu,kiểu dáng công nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam tương đối thấp: năm 1997 xếp thứ 49/53; năm 1998 xếp thứ 39/53 (vì các nước trong khu vực chịu nhiều thiệt hại do khủng hoảng tài chính tiền tệ); năm 1999 xếp thứ 48/59. Từ năm 2000 WEF - diễn đàn kinh tế thế giới điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp thành ba nhóm lớn là: sáng tạo kỹ thuật, khoa học công nghệ; tài chính; quốc tế hoá trong đó trọng số của sáng tạo kỹ thuật, khoa học công nghệ tăng từ 1/9 còn 1/3 và Việt Nam xếp thứ 53/59 năm 2000 và năm 2001 là 62/75.Với số liệu này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ của mình vì nhiều yếu tố như: khả năng tiếp cận thị trường vốn, công nghệ, ngoại tệ, chi phí của các dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng … đều bất lợi so với những nước được xếp hạng. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết, kết quả của nhiều cuộc điều tra và hội thảo cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thiếu nghiêm trọng thông tin về thi trường, về những sản phẩm thích hợp có thể đưa ra thị trường thế giới, về đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh. Công tác tiếp thị còn rất nhiều hạn chế, ít được đầu tư. Nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được rằng trong kinh tế thị trường thì bán hàng còn khó hơn sản xuất ra mặt hàng đó. Theo báo cáo của phòng Thương mại và công nghệ Việt Nam ( ngày 25/10/2001) nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa tổ chức tốt công tác thu thập thông tin về thị trường quốc tế, gặp nhiều khó khăn về ngoại ngữ, thiếu khả năng tài chính để tiếp cận Internet ở mức giá quá cao hiện nay. Vì vậy số doanh nghiệp có địa chỉ thư điện tử và sử dụng Internet để giao dịch còn rất hạn chế, số trang chủ (website) của các doanh nghiệp còn ít hơn và chậm được cập nhật. Nhiều doanh nghiệp chưa có thói quen phúc đáp kịp thời ( theo qui định là 24h) qua thư điện tử làm cho đối tác nước ngoài thiếu tin tưởng. Vì thế phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông, giảm giá 3 cước dịch vụ… là vấn đề cấp thiết được đặt ra trong thời đại hiện nay, đặc biệt là đối với Việt Nam. Bảng 1: Doanh số thương mại điện tử toàn cầu 1997 - 2002. Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh số (tỷ USD) 13,0 33,5 69,3 137,1 243,3 435,1 Tốc độ tăng trưởng % - 257,69 206,86 197,83 177,4 178,83 Nguồn: International Dât Corp - Canadian Economic Outlook. 2. Tình hình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BCVT Bưu chính viễn thông giờ đây không đơn giản chỉ là phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin mà thực sự đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ câu kinh tế của mọi quốc gia. Trong qua trình hội nhập, các nước đều gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ, gay gắt trong lĩnh vực BCVT nói riêng như các yêu cầu mở cửa thị trường BCVT, thực hiện các nguyên tắc tối huệ quốc (MFN-Most Favoured Nation), nguyên tắc đối xử quốc gia (NT-National Treatment); giảm giá cước dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh. Việt Nam là nước có trình độ khoa học kĩ thuật thấp, thiếu cơ sở vật chất, có xuất phát điểm thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới nên chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Nhưng không vì thế mà ta đứng ngoài xu thế chung của thế giới, đợi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện rồi mới tham gia. Cho nên Viêt Nam đã từng bước đổi mới, cải cách, kiện toàn bộ máy quản lý và hệ thống luật trong BCVT và đã tham gia vào các tổ chức BCVT trong khu vực và thế giới như: liên minh bưu chính thế giới (UPU), liên minh bưu chính khu vực Châu á -Thái Bình Dương (APPU), liên minh viễn thông quốc tế (ITU), tổ chức viễn thông (ITSO) –Intelsat cũ), tổ chức thông tin vũ trụ Intersputnik, diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC) và nhóm công tác chuyên ngành về thông tin và viễn thông. Mỗi tổ chức quốc tế và khu vực, các hiệp định có những yêu cầu và điều luật khác nhau, song nhìn chung tất cả đều nhằm mục tiêu: tự do hoá thương mại, không phân biệt đối xử, công bằng và bình đẳng trong cạnh tranh, luật lệ, chính sách minh bạch hoá, công khai. 4 2.1. Các cam kết về viễn thông của Việt Nam trong diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC) Các cam kết về viễn thông trong APEC được thiết lập trên nguyên tắc tự nguyện và có thể được điều chỉnh hàng năm trên nguyên tắc không được giảm bớt mức độ tự do hoá với từng loại hình cam kết của các nền kinh tế thành viên. Với nguyên tắc tự nguyện, các nước thành viên của APEC đặt ra mục tiêu sẽ tự do hoá hoàn toàn viễn thông vào năm 2020, mức độ và lộ trình nằm trong chương trình hành động của từng quốc gia. Năm 2002 các cam kết của Việt Nam về viễn thông tại APEC về cơ bản còn nhiều hạn chế, mới dừng lại ở mức tối thiểu là chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và về cơ bản dựa trên các cam kết của Việt Nam trong Asean. 2.2. Các cam kết về viễn thông của Việt Nam trong Asean Các cam kết về dịch vụ viễn thông của các nước ASEAN thể hiện trong Hiệp định khung của ASEAN về thương mại dịch vụ – AFAS. Hiệp định này buộc các nước thành viên phải tuân thủ triệt để quy chế đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. Các nước thành viên phải thông báo các giới hạn về đãi ngộ quốc gia cho từng phương thức của bốn phương thức cung cấp dịch vụ viễn thông. Cụ thể, Việt Nam cam kết không hạn chế việc cung cấp dịch vụ viễn thông đối với phương thức: 1) Cung cấp dịch vụ qua biên giới. 2) Tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài. 3) Hiện diện thương mại. Việt Nam đã cam kết mở cửa, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào việc cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) với các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam trong các loại hình dịch vụ sau: dịch vụ điện tử, dịch vụ thư thoại, dịch vụ trao đổi dữ liệu, dịch vụ telex, dịch vụ điện báo, truyền số liệu chuyển mạch gói, truyền số liệu mạch kênh, dịch vụ Facsimile, dịch vụ thuê kênh riêng, truy cập dữ liệu trực tuyến, xử lí dữ liệu trực tuyến, chuyển đổi mã và gia thức và các dịch vụ giá trị gia tăng Facsimile. 5 Tuy nhiên ASEAN cũng quy định: đối với quốc gia thành viên ASEAN mà chưa tham gia vào Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS), thì bất cứ cam kết nào về mở cửa dịch vụ, trong đó có dịch vụ viễn thông, sẽ đuợc xác định theo nguyên tắc “GATS plus”, tức là cam kết trong ASEAN phải mở cửa hơn so với các cam kết mà nước đó đưa ra tại GATS. Như vậy, đến thời điểm hiện nay, khi hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết và đã có hiệu lực, được đánh giá là có tính cởi mở cao hơn các cam kết đã có trong AFAS, phù hợp với quy định về tuân thủ bắt buộc quy chế tối huệ quốc của AFAS, các cam kết của Việt Nam trong AFAS cần phải được hiểu là không kém thuận lợi hơn so với cam kết của Việt Nam trong hiệp định thương mại Việt Nam _ Hoa Kỳ vì hiệp định này được coi là có tính chất quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. 2.3. Các cam kết về bưu chính viễn thông vủa Việt Nam trong hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký ngày 13/07/2000 và được quốc hội nước ta phê chuẩn ngày 28/11/2001 . Ngày 10/12/2001 ,Bộ trưởngthương mại Vũ Khoan và Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ Donal Evans đã trao đối công hàm phê chuẩn Hiệp định ,chính thức đưa vào thực hiện từ ngày 10/12/2001 >Những vấn đề về khung thời gian được bắt đầu tính từ 01/2002 Nguyên tắc hợp tác chung kể từ khi hiệp định có hiệu lực đối với tất cả các loại hình dịch vụ viễn thông là: 1) Cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới : các công ty Hoa Kỳ chỉ được ký kết qua các thoả thuận khai thác với các nhà khai thác chạm cổng của Việt Nam. 2) Tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài : không hạn chế . 3) Hiện diện thương mại : chỉ thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 2 năm (3 năm đối với dịch vụ Internet) kể từ khi hiệp định có hiệu lực va phần góp vốn của phía Hoa Kỳ không quá 50% vốn pháp định của liên doanh. 6 - Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản : từ ngày 10/12/205 ( tức là sau 4 năm kể từ ngày hiệp định co hiệu lực ) các công ty Hoa Kỳ được phép thành lập liên doanh ,với mức giới hạn cổ phần tối đa là 49% vốn pháp định của liên doanh. - Đối với các dịch vụ điện thoại cố định bao gồm nội hạt , đường dài trong nước và quốc tế:từ ngày 10/12/2007các công ty Hoa Kỳ dược phép thành lập liên doanh với mức giới hạn cổ phần tối đa là 49% vốn pháp định của liên doanh . Theo qui định của hiệp định ,Việt Nam cam kết sẽ xem xét việc tăng giới hạn góp vốn của Hoa Kỳ trong linh vực viễn thông khi hiệp định được xem xét lại sau 3 năm .Các liên doanh cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng và dịch vụ viễn thông cơ bản chgưa được phép xây dựng mạng lưới riêng mà thuê laị chúng từ các công ty khai thác dịch vụ Việt Nam 4) Hiện diện thể nhân :chưa cam kết ngoài các cam kết chung Như vậy từ cuối năm 2003 các doanh nghiệp Hoa Kỳ dã có thể được thành lập các liên doanh trong lĩnh vực các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thư điện tử, dịch vụ thư thoại, dịch vụ truy cập cơ sở dữ liệu và thông tin trên mạng, dịch vụ trao đổi điện tử ( EDI), dịch vụ fax nâng cao hay gia tăng giá trị, bao gồm lưu giữ và gửi, lưu giữ và truy cập ,dịch vụ chuyển đổi mã hiệu ,dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng . Đến cuối 2004 các doanh nghiệp viễn thông Hoa Kỳ sẽ được thiếp lập liên doanh cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam với bất kỳ nhà khai thác được phép nào của Việt Nam 2.4. Các cam kết về bưu chính viễn thông của Việt Nam trong khuôn khổ WTO Tháng 1 năm 1995, Việt Nam bắt đầu đệ đơn xin ra nhậpWTO .Với mục tiêu đặt ra là Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào năm 2005,Việt nam đã có nhiều cố gắng trong việc sửa đổi các điều luật và mở cửa thị trường. Trong lĩnh vực BCVT, Việt Nam cũng đã ký một số cam kết trong hiệp định thương mại Việt Nam –Hoa Kỳ - là cơ sở để Việt Nam tiến hành các cuộc đàm phán song phương và đa phương với các nước thành viên. 7 Một số cam kết của GATS trong lĩnh vực dịch vụ BCVT : -Lĩnh vực dịch vụ viễn thông : +Sự minh bạch: Sự minh bạch yêu cầu phải được thể hiện toàn diện từ việc mở cửa thị trường, việc sử dụng dịch vụ, biểu giá cước, đến việc quy định và chỉ số kỹ thuật của mạng và dịch vụ, các điều kiện về cấp phép. + Sự thâm nhập và sử dụng dịch vụ : thể hiện ở : Từng quốc gia thành viên phải đảm bảo cho bất kì nhà khai thác viễn thông của quốc gia khác sẽ có khả năng thâm nhập và sử dụng dịch vụ và hệ thống thông tin viễn thông công cộng với những điều khoản và điều kiện hợp lý, không phân biệt đối xử. Từng thành viên đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của bất kì thành viên nào khác của GATS có khả năng thâm nhập và sử dụng mọi hệ thống thông tin viễn thông công cộng và dịch vụ được cung cấp trên toàn bộ lãnh thổ của thành viên đó bằng cách : thuê hoặc mua điểm đầu cuối, hoặc các thiết bị khác vào mạng để các nhà dịch vụ viễn thông có thể cung cấp được dịch vụ, kết nối mạch thuê riêng, hoặc mạch thuộc sở hữu của các nhà khai thác khác vào mạng viễn thông công cộng, sử dụng các phương thức khai thác do các nhà cung cấp dịch vụ lựa chọn. - Lĩnh vực bưu chính: bảng số liệu Bảng 2: Lộ trình cam kết trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát nhanh. 8 Cung cấp qua biên giới Tiêu thụ ở nước ngoài Hiện diện Thương mại Hiện diện thể nhận F P N F P N F P N F P N Thâm nhập thị trường (% 42 30 27 55 33 12 39 59 3 15 76 9 Đối xử quốc gia (%) 45 30 24 55 30 15 42 58 0 9 79 12 F: Cam kết hoàn toàn P: Cam kết từng phần N: Không cam kết 2.5. Các cam kết trong một số tổ chức khác -Tổ chức liên minh viễn thông Quốc tế-ITU<International Telecommunication Union> Được thành lập ngày 17/5/1865 có tên Liên minh điện tín Quốc tế (International Telegraph Union ) với 20 thành viên ban đầu. Ngày 1/1/1934 Liên minh điện tín Quốc tế quyết định đổi tên thành Liên minh viễn thông Quốc tế – ITU với đầy đủ chức năng nhiệm vụ : các dạng thông tin như hữu tuyến, vô tuyến, hệ thống cáp quang hay hệ thống điện tử khác. Từ năm 1975 đến nay Chính phủ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện hợp pháp duy nhất của nước Việt Nam thống nhất tham gia vào Liên minh viễn thông quốc tế. Là một thành viên của Liên minh ITU, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động của tổ chức như : Năm 1982 Việt Nam tham gia Hội nghị toàn quyền ở Nairobi (ở Kenya ), kí công ước Nairobi-82. Năm 1989 Việt Nam tham gia Hội nghị toàn quyền Nice (Pháp) và kí các văn kiện Nice – 89. Năm 1992 Việt Nam tham gia Hội nghị toàn quyền bổ sung ở Geneva (Thụy Sĩ) và kí các văn kiện Geneva-92 9 Năm 1994 Việt Nam tham gia Hội nghị toàn quyền Kyoto (Nhật Bản) và kí các văn kiện Kyoto – 94. Việt Nam được bầu vào Hội đồng điều hành ITU trong nhiệm kì 1994-1998. Năm 1998 Việt Nam tham gia Hội nghị toàn quyền Minneapolis (Mĩ) và kí các văn kiện Minneapolis – 98. Việt Nam được tái cử vào Hội đồng điều hành ITU trong nhiệm kì 1998 – 2002. Năm 2002 Việt Nam tham gia Hội nghị toàn quyền Marrakech (Marốc) và kí các văn kiện Marrakech – 02. Tại hội nghị này Việt Nam được tái cử lần 3 vào Hội đồng điều hành ITU trong nhiệm kì 2002 – 2006. Ngoài tham gia vào những hội nghị lớn này, Việt Nam còn có nghĩa vụ đóng góp về tài chính cho các hoạt động của liên minh. Hiện nay, Việt Nam đăng kí đóng góp hàng năm ở mức 1/2 đơn vị và mức đóng góp niên liễm của Việt Nam cho năm 2003 là 157500 Phrang Thụy Sĩ. Trong thời gian qua, Tổng cục Bưu điện ( nay là Bộ BCVT ) được nhà nước ủy quyền đã tham gia tích cực nhiều hoạt động của ITU và qua đó uy tín của Việt Nam đối với các tổ chức Quốc tế về viễn thông nói riêng đã được nâng cao. Việt Nam đã được liên minh hỗ trợ tư vấn về chính sách cước phí và quản lý viễn thông, đồng thời ITU đã phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc xây dựng một số dự án lớn như : dự án VIE85/019 về củng cố và trang bị mạng thông tin chống bão lụt cho tỉnh Bình Trị Thiên; dự án VIE86/047 về nâng cấp phòng thí nghiệm kĩ thuật số cho Viện khoa học kĩ thuật Bưu điện với số vốn do UNDP cấp là 700000 USD và ITU là cơ quan điều hành được thực hiện từ năm 1989 đến năm 1993; dự án VIE89/006 về đánh giá tổng thể mạng viễn thông Việt Nam với tổng số vốn UNDP cấp là 580000 USD và cũng do ITU điều hành thực hiện. - Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương và nhóm công tác chuyên ngành về viễn thông và công nghệ thông tin APEC and APEC TEL. Việt Nam thường xuyên tham gia vào các cuộc họp Nhóm chuyên ngành thông tin 10 [...]... chất lượng trong hội nhập quốc tế 2 Những khó khăn và thách thức BCVT đã thực sự trở thành phương tiện phục vụ thông tin liên lạc không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập nói riêng và của tất cả các quốc gia khác nói chung Trong quá trình xây dựng lộ trình và thực hiện các cam kết trong chương trình hợp tác kinh tế ASEAN, APEC, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ… Ngành BCVT... ban hành luật BCVT … ngành BCVT của ta cũng đã đạt được những bước tiến quan trọng Trước hết, việc BCVT tham gia vào một số tổ chức Bưu chinh -Viễn thông trong khu vực và thế giới đã đánh dấu bước tiến quan trọng của BCVT Việt Nam 16 ttrong quá trình hội nhập Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức trong liên minh viễn thông thế giới (IITU), liên minh viên thông khu vực (APT), trong các tổ chức ITSO,... tiên là chủ trương tách Bưu chính ra khỏi Viễn thông Theo ông Bùi Quốc ViệtGiám đốc trung tâm Thông tin Bưu điện cho biết: khi VNPT chuyển thành tập đoàn BCVT Việt Nam, đây sẽ là một tập đoàn có quy mô lớn, kinh doanh đa ngành, trong đó bưu chính viễn thông và công nghẹ thông tin là lĩnh vực kinh doanh chính được chuyên môn hoá cao, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước... để tìm hiểu thông tin và kinh nghiệm quản lý tần số, vệ tinh II NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 1 Những thuận lợi Như các nhà kinh tế học cho rằng thương mại là chìa khoá dẫn đến sự giàu có cho tất cả các quốc gia Hợp tác thương mại làm cho các nước tham gia đều thu được những nguồn lợi nhất định Việt Nam tuy gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế... mặt tài chính vẫn phải dựa nhiều vào viễn thông ( bưu chính chiếm tỷ lệ doanh thu nhỏ bé so với viễn thông, chỉ đạt 7% còn viễn thông chiếm 93% trong lực lượng lao động 14 lại quá lớn, chiếm 50% số lao động toàn ngành ) Nguyên nhân là do quy mô và năng lực mạng lưới còn chưa bắt kịp với các nước khác trong khu vực và trên thế giới _ Hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành nhằm xây dựng một môi... và sử dụng 17 hợp lý lao động VNPT triển khai thí điểm tách Bưu chính – Viễn thông tại 10 bưu điện tỉnh gồm: Lào Cai, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Long An và Cần Thơ đã bước đau thu được thành công nhất định Sau khi tách, hạch toán Bưu chính- Viễn thông vẫn đạt mức tăng trưởng khá, khối Bưu chính tỏ ra năng động hơn, đưa tỷ trọng doanh thu Bưu chính từ 57%... INTERSPUTNIK, trong liên minh Bưu chính thế giới (UPU), liên minh Bưu chính khu vực (APPU)… Điều đó đồng nghĩa với việc ngành BCVT Việt Nam đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của hội nhập quốc tế như: tự do hoá trong cạnh tranh, vấn đè minh bạch, yêu cầu về công nghệ, cơ sở vật chất… tạo được nhữnquốc gia chuyển biến cơ bản chuẩn bị cho quá trình gia nhập WTO Một bước chuyển biến quan trọng trong cải cách... và được toàn quyền trong việc khai thác, xây dựng, cung cấp trong Bưu chính – Viễn thông Ví dụ như khai thác thông tin vệ tinh chỉ có VNPT được quyền khai thác, thậm chí một số nhà khai thác như Hanoi Telecom, ETC, Vishipel vẫn phải thuê một số kênh, đường truyền của VNPT _ Bưu điện Việt Nam tuy có tốc độ phát triển và hiện đại hoá hơn một số ngành khác đã mở rộng được nhiều loại hình dịch vụ đáp ứng... Australia, Pháp nhưng là một bước đi dũng cảm và nhạy bén đối với BCVT Việt Nam để đảm bảo phá triển bền vững trong cạnh tranh và hội nhập Việc tập trung quản lý Bưu chính và Viễn thông trong thời gian qua đa bộc lộ nhiều nhược điểm, hạn chế sự năng động trong việc cung cấp dịch vụ, an toàn mạng lưới, chăm sóc khách hàng, hạn chế hiệu quả đầu tư Việc hạch toán không rõ ràng giũa hai khối đã khiến Bưu chính. .. còn chưa cao Đó cũng là nguyên nhân làm giảm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của Việt Nam Đồng thời, trong qúa trình hội nhập các nhà khai thác dịch vụ thông tin của ta cũng gặp phải nhiều khó khăn để không vi phạm luật và bảo vệ được quyền lợi của mình nếu xảy ra tranh chấp III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC 1 Giải pháp _ Việt Nam là một thi trường nhiều tiềm năng, nền kinh tế nước ta đang . I. TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 1. Tính tất yếu khách quan phải phát triển BCVT trong qua trình hội nhập Không có một quốc gia nào trên. tài chính vẫn phải dựa nhiều vào viễn thông ( bưu chính chiếm tỷ lệ doanh thu nhỏ bé so với viễn thông, chỉ đạt 7% còn viễn thông chiếm 93% trong lực lượng lao động 14 lại quá lớn, chiếm 50% số. Nam 16 ttrong quá trình hội nhập. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức trong liên minh viễn thông thế giới (IITU), liên minh viên thông khu vực (APT), trong các tổ chức ITSO, INTERSPUTNIK, trong

Ngày đăng: 11/04/2015, 18:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan