các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật

7 1.3K 6
các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật

MSV 351856. A. MỞ ĐẦU Văn bản pháp luật là phương tiện chủ yếu quan trọng trong hoạt động quản lí của Nhà nước. Trên thực tế, văn bản pháp luật thường có mối quan hệ nhất định với các quan hệ xã hội và tác động vào đời sống xã hội ở những phạm vi và giới hạn nhất định. Hiệu quả của sự tác động này được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau như thẩm quyền ban hành văn bản, hình thức văn bản, phạm vi điều chỉnh và chất lượng của văn bản. Trong đó chất lượng văn bản được đánh giá là nội dung quan trọng mang tính quyết định đối với hiệu lực và hiệu quả tác động của văn bản pháp luật. Để đánh giá đúng đắn về chất lượng của văn bản pháp luật và hoạt động xây dựng văn bản pháp luật cần dựa vào nhiều tiêu chí mang tính khách quan và toàn diện. Trong đó yêu cầu về tính khả thi là một trong những yêu cầu cần được quan tâm và chú trọng. Do đó để hiểu hơn về phương diện nào đó các điều kiện để đảm bảo cho một văn bản pháp luật được hợp pháp em xin đi vào tìm hiểu vấn đề “các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật”. B. NỘI DUNG Một văn bản pháp luật đảm bảo tính khả thi đòi hỏi văn bản đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chủ thể ban hành, nội dung và cách thức trình bày một cách cụ thể, đúng quy phạm pháp luật. Để hiểu rõ về những điều kiện đó ta có thể xem xét những yêu cầu đối với một văn bảntính khả thi như sau: + Thứ nhất: Điều kiện về chủ thể ban hành văn bản. Văn bản pháp luật phải được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định. Chủ thể đó có thể là các cơ quan Nhà nước như cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, Tòa án, kiểm sát, thủ trưởng các cơ quan, nhân viên đang thi Bài tập lớn môn xây dựng văn bản pháp luật 1 MSV 351856. hành công việc, một số cá nhân được Nhà nước ủy quyền trong những tình huống nhất định (người lái máy bay, tàu biển, công đoàn). Không phải bất cứ chủ thể nào cũng có thể ban hành văn bản pháp luật mà chỉ những chủ thể do pháp luật quy định mới có quyền ban hành văn bản pháp luật mà chỉ được phép ban hành những văn bản trong phạm vi thẩm quyền của mình. Nếu văn bản được ban hành bởi một cá nhân hay tổ chức mà pháp luật không quy định về thẩm quyền thì văn bản đó không có hiệu lực pháp luật, do đó không thể được thực hiện trong thực tế. +Thứ hai: Điều kiện về nội dung văn bản. Để một văn bảntính khả thi cao thì nội dung văn đó phải đáp ứng những yêu cầu sau: Trước hết nội dung văn bản phải phản ánh kịp thời đường lối, chính sách của Đảng trong từng thời kì, từng bước cụ thể. Bên cạnh yêu cầu phải phù hợp với đường lối chính sách của Đảng còn phải còn phải phản ánh đầy đủ, kịp thời ý chí, nguyện vọng của nhân dân, hay nói cách khác chính là sự đảm bảo yếu tố phù hợp giữa nhu của xã hội và chủ trương xây dựng pháp luật của nhà nước. Suy cho cùng để một văn bản pháp luật đảm bảo tính khả thi thì nội dung văn bản phải có tính hợp pháp. Tính hợp pháp thể hiện ở nội dung phải đáp ứng những yêu cầu thực tế cần giải quyết của đất nước. Văn bản phải được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung văn bản có hiệu lực pháp lí thấp phải phù hợp với nội dung của văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn và đặc biệt nội dung văn bản không được trái với quy định của pháp luật, chủ thể có thẩm quyền không được ban hành những văn bản có nội dung thô thiển mang tính phản nghịch, truyền bá những tư tưởng sai lầm trái pháp luật. Bài tập lớn môn xây dựng văn bản pháp luật 2 MSV 351856. Việc ban hành những văn bản phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, chứa đựng những nội dung phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu quản lí Nhà nước sẽ tạo ra những “đòn bẩy” tăng trưởng kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Thể hiện tính khả thi to lớn của văn bản. Ví dụ: Việc ban hành văn bản pháp luật để tổ chức thực hiện hoạt động cụ thể trong quản lí Nhà nước như chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về công tác phòng cháy chữa cháy năm 2012. Trường hợp văn bản không phù hợp, không phản ánh đầy đủ các hướng vận động của đời sống xã hội, với những quy định quá cao hoặc quá lỗi thời sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, xã hội, là nguyên nhân làm giảm sút hiệu quả của quản lí Nhà nước. Do vậy, yêu cầu đặt ra là văn bản pháp luật phải vừa phản ánh được những quy luật chung về sự phát triển của xã hội, vừa phản ánh được những quy luật mang tính đặc thù trong từng giai đoạn, từng lĩnh vực. + Thứ ba: Bên cạnh điều kiện về chủ thể ban hành và nội dung, yêu cầu về tính khả thi của văn bản còn thể hiện ở quy định, mệnh lệnh, chi tiết cụ thể trong từng văn bản pháp luật. Các quy định, mệnh lệnh ở đây chính là những quy định mà chủ thể ban hành văn bản pháp luật quy định các cơ quan cấp dưới phải chỉ đạo thực hiện hoặc toàn thể nhân dân trong phạm vi cả nước phải nghiêm chỉnh chấp hành. Những quy định này thường mang tính chất cưỡng chế xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội đất nước, từ những hoạt động thực tiễn hay những vấn đề đang là trăn trở, khó khăn của đất nước. Đi kèm theo những quy định này là hệ thống các chế tài quy định những chủ thể được áp dụng phải làm những việc mà nội dung văn bản yêu cầu, đảm bảo cho văn bản pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc. Bên cạnh những quy định đối với đối tượng áp dụng trong văn bản pháp luật còn Bài tập lớn môn xây dựng văn bản pháp luật 3 MSV 351856. sử dụng những từ ngữ mang tính mệnh lệnh của chủ thể ban hành. Điều đó thể hiện tính nghiêm khắc cần thực hiện của văn bản, xác lập mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền đối với những đối tượng áp dụng trong văn bản. Những từ mang tính chất mệnh lệnh như : “cấm”, “nghiêm cấm”, được sử dụng với những hành vi có khả năng xâm hại đến quyền lợi Nhà nước và xã hội, hoặc trong những trường hợp bắt buộc đối với những hành vi nếu được thực hiện sẽ đem lại lợi ích cho Nhà nước và xã hội, không thực hiện có thể gây hại như “ai có nghĩa vụ”, “ai phải”, “bắt buộc ai làm gì”. Ví dụ chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về công tác phòng chống lụt bão năm 2007 có đoạn như sau: “ Ở các tỉnh miền núi thường sảy ra lũ quét, núi lở, ở các tỉnh đồng bằng thường xảy ra lụt lội nên cần triệt để di dời dân khỏi những khu vực ven sông suối, những vùng có khả năng sạt lở, ngập lụt”. Việc sử dụng các quy định, mệnh lệnh chi tiết cụ thể trong văn bản thể hiện tính công khại, kịp thời yêu cầu cần thực hiện đối với những chủ thể có liên quan. Đây là một trong những điều kiện đảm bảo tính chặt chẽ bắt buộc. +Thứ tư: Tính khả thi của văn bản pháp luật còn được xem xét dưới góc độ khoa học pháp lí thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, xây dựng kết cấu văn bản, bố cục logic, chặt chẽ. Đây là điều kiện về hình thức của một văn bản pháp luật. Để toàn thể các đối tượng áp dụng có thể hiểu một cách đầy đủ về văn bản được ban hành thì việc sử dụng ngôn ngữ, cách diễn đạt chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Thông qua ngôn ngữ chủ thể ban hành văn bản thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình và khi đọc văn bản người tiếp nhận hiểu được ý chí đó đê tùy từng trường hợp cụ thể thể Bài tập lớn môn xây dựng văn bản pháp luật 4 MSV 351856. hiện những hành vi cần thiết, phù hợp với văn bản đã nhận được, đáp ứng yêu cầu của chủ thể ban hành. Nhằm mục đích tạo ra những văn bản pháp luật gọn gàng, rõ nghĩa, dể hiểu và dễ thi hành thì việc sử dụng chính xác là một yêu cầu rất quan trọng đối với người soạn thảo văn bản pháp luật. Để truyền tải hết lượng thông tin, ý nghĩa chính xác của từng câu, chữ khi soạn thảo văn bản pháp luật đòi hỏi ngôn ngữ văn bản cần đảm bảo những điều kiện sau : Trước hết ngôn ngữ văn bản phải là ngôn ngữ viết, nhưng khi sử dụng ngôn ngữ thì chủ thể ban hành cần lựa chọn các từ có nghĩa chính xác cao và phải được soạn thảo bằng ngôn ngữ tiếng Việt vì tiếng Việt là tiếng được đại đa số người dân trên đất nước sử dụng nên mang tính thông dụng và phổ biến. Văn bản pháp luật phải được viết bằng tiếng Việt thì mới có thể phổ biến tới nhiều người, và nhiều người cùng hiểu được nội dung của văn bản pháp luật và nhờ đó mới đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình truyền tải ý chí của chủ thể trong quá trình ban hành văn bản. Đó chính là điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của văn bản . Vì khi đối tượng áp dụng của văn bản hiểu được nội dung văn bản đề cập thì khi đó họ mới có thêt thực hiện được những điều đó. Nếu việc sử dụng ngôn ngữ không đồng nhất, khó hiểu sẽ gây ra việc khó thực hiện, hoặc hiểu sai nghĩa dẫn đến việc thực hiện văn bản một cách sai lệch. Xuất phát từ đặc thù của văn bản pháp luật là mang tính quyền lực Nhà nước nên ngôn ngữ văn bản pháp luật phải là ngôn ngữ chuẩn quốc gia, được Nhà nước sử dụng chính thức và có tính nghiêm túc. Vì vậy nếu ngôn ngữ trong văn bản thiếu tính nghiêm túc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự trang nghiêm, uy quyền của hoạt động quản lí Nhà nước, tạo ra tâm lí coi thường Nhà nước, coi thường pháp luật, đồng thờ có thể ảnh hưởng tới tính chính xác . Bên cạnh đó ngôn ngữ trong văn bản phải bảo đảm tính chính xác, ở đây là chính xác về chính tả, nghĩa là viết đúng các âm, vần, tiếng, từ, chữ viết hoa… theo chuẩn quốc gia. Nếu mắc lỗi chính tả trong văn bản sẽ ảnh hưởng trực tiếp Bài tập lớn môn xây dựng văn bản pháp luật 5 MSV 351856. tới sự chính xác của văn bản pháp luật đồng thời có thể làm giảm sút uy tín của Nhà nước. Không được sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương khi ban hành văn bản tránh gây nhầm lẫn. Việc sử dụng dấu chấm câu đúng ngữ pháp cũng là điều kiện để văn bản pháp luật được hiểu và thi hành một cách hiệu quả. Một văn bản pháp luật được ban hành phải có kết cấu, bố cục logic, chặt chẽ như kết cấu nghị luận hoặc kết cấu điều khoản phải đảm bảo phần hình thức và phần nội dung rõ ràng. Các bộ phận trong câu để tạo thành một đoạn văn phải logic, các đoạn trong văn bản phải có kết cấu chặt chẽ với nhau, các thuật ngữ pháp lí phải được sử dụng chính xác, một nghĩa (không dùng từ đa nghĩa), cách diễn đạt, trình bày nội dung văn bản phải cô đọng, khoa học, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của đông đảo nhân dân để tạo ra sự thuận lợi trong việc thực hiện văn bản pháp luật trên thực tế. Thực trạng hiện nay có rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhưng không có tính khả thi, không được áp dụng vì: những văn bản đó không đảm bảo được các điều kiện cần thiết để một văn bảntính khả thi như thực trạng các văn bản được ban hành trái thẩm quyền, hoặc văn bản ban hành có nội dung bất hợp pháp. Để hạn chế những văn bản pháp luật ban hành không có tính khả thi, không tuân thủ những quy định pháp luật như trên, đòi hỏi trong quá trình thẩm tra, thẩm định việc soạn thảo văn bản của các chủ thể có thẩm quyền cần xem xét kỹ văn bản xắp được ban hành có đảm bảo được đầy đủ các điều kiệnbản và quan trọng trên đây về tính hợp pháp khả thi của văn bản hay không?. C. KẾT LUẬN. Trên đây là những cơ sở phápđể chủ thể ban hành pháp luật tuân theo khi ban hành văn bản pháp luật. Đó là những điều kiện để một văn bản có thể khẳng định được sự ra đời, tồn tại và điều chỉnh đối với các hoạt động, những Bài tập lớn môn xây dựng văn bản pháp luật 6 MSV 351856. yêu cầu cấp bách của đất nước hay không?. Do đó việc soạn thảo ban hành văn bản hoàn toàn không phải là việc ngẫu nhiên, đơn thuần mà thực tế đó là một quá trình cần tuân thủ theo những quy định đối với từng đối tượng, từng loại văn bản cụ thể. Đảm bảo được những điều kiện để một văn bản pháp luật thật sự là một văn bản hợp pháp cũng chính là đảm bảo được những điều kiện để văn bản đó có tính khả thi. Bài tập lớn môn xây dựng văn bản pháp luật 7 . đó các điều kiện để đảm bảo cho một văn bản pháp luật được hợp pháp em xin đi vào tìm hiểu vấn đề các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp. văn bản cụ thể. Đảm bảo được những điều kiện để một văn bản pháp luật thật sự là một văn bản hợp pháp cũng chính là đảm bảo được những điều kiện để văn

Ngày đăng: 04/04/2013, 08:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan