HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG LỰA CHỌN VÀ VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 9

21 1K 3
HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG LỰA CHỌN VÀ VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS NGUYỄN KIẾN  BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 ĐỀ TÀI HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG LỰA CHỌN VÀ VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 9 Người thực hiện: Phan Thị Thủy Điện thoại: 0986466969 Email: thuychanhung@gmail.com Vĩnh Tường, tháng 3 năm 2014 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận 1.2. Cơ sở thực tiễn 2. Phạm vi nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu Phần II. NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG 1.1. Về giáo viên 1.2. Về học sinh 1.3. Nguyên nhân 2. KHÁI QUÁT VỀ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ 2.1.Vị trí của biểu đồ trong dạy và học môn Địa lí 2.2. Phân loại biểu đồ Địa lí 3. BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỰA CHỌN VÀ VẼ BIỂU ĐỒ TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 3.1. Nghiên cứu lựa chọn loại biểu đồ thích hợp 3.2. Kĩ thuật tính toán, xử lí số liệu 3.3. Kĩ thuật vẽ biểu đồ 3.3.1. Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị) 3.3.2. Biểu đồ hình cột 3.3.3. Biểu đồ kết hợp (cột và đường) 3.3.4. Biểu đồ hình tròn 3.3.5. Biểu đồ cột chồng 3.3.6. Biểu đồ miền 3.3.7. Biểu đồ hình vuông 3.3.8. Lưu ý chung khi vẽ biểu đồ 3.4. Kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO . 2 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Dạy học theo định hướng đổi mới là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, học sinh phải được làm việc nhiều hơn, tự tìm ra kiến thức nhiều hơn. Đặc biệt là các em phải được rèn luyện các kĩ năng nhiều hơn nữa. Trong môn Địa lí có rất nhiều kĩ năng cần rèn cho học sinh. Trong đó kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ Địa lí là một trong những kĩ năng rất quan trọng giúp học sinh có thể tiếp cận kiến thức địa lí, đặc biệt là kiến thức địa lí kinh tế xã hội một cách dễ dàng và hiểu sâu sắc về vấn đề đặt ra. Biểu đồ là một phương tiện trực quan có công dụng rất lớn trong việc giảng dạy, học tập địa lí, giúp người học có thể ghi nhớ các số liệu dễ dàng và lâu hơn, từ đó giúp người học học tập môn Địa lí tốt hơn. Cùng với các loại bản đồ, biểu đồ địa lí đã trở thành một kênh hình không thể thiếu trong môn Địa lí nói chung và Địa lí ở trường Trung học cơ sở nói riêng. Có thể nói biểu đồ là một ngôn ngữ đặc thù của khoa học địa lí. Vì thế kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ là một yêu cầu cần thiết đối với cả người dạy và người học Địa lí. 1.2. Cơ sở thực tiễn Kĩ năng về biểu đồ Địa lí hiện nay đã trở thành một nội dung đánh giá học sinh trong việc học môn Địa lí. Về khái quát, trong các đề thi có thể phân ra thành những câu hỏi lý thuyết và câu hỏi thực hành. Trong đó phần lý thuyết thường chiếm khoảng 65- 75% tổng số điểm và phần thực hành chiếm khoảng 25- 35% tổng số điểm, mà đối với thi học sinh giỏi lớp 9 thì phần thực hành chủ yếu là kiểm tra kĩ thuật thể hiện biểu đồ và nhận xét, phân tích biểu đồ Chính vì vậy mà yêu cầu về kĩ thuật vẽ biểu đồ không chỉ là rèn cho học sinh kĩ năng vẽ đúng, vẽ đẹp mà còn cả kiến thức để lựa chọn, hiểu, thể hiện và nhận xét, phân tích biểu đồ. Đó chính là nền tảng cho các em nâng cao kiến thức, kĩ năng về kĩ thuật vẽ biểu đồ ở cấp học cao hơn (Trung học phổ thông, Đại học, Cao đẳng ). Tuy nhiên hiện nay kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ địa lí của phần lớn học sinh còn nhiều hạn chế. Hơn thế nữa, trong các nhà trường hiện nay, chưa có tài liệu quy định thống nhất và hướng dẫn cụ thể, chi tiết về kĩ thuật thể hiện biểu đồ Địa lí. Điều đó càng làm cho việc giảng dạy của các giáo viên và học tập của học sinh có nhiều phần lúng túng, đặc biệt là đối với các giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Trên thị trường tài liệu nói về đề tài này cũng có nhưng chủ yếu là dành cho ôn thi Đại học- Cao đẳng. Vì thế chưa có đề tài nào chi tiết, cụ thể, xác thực tế môn học, phù hợp cấp học Trung học cơ sở như đề tài này. Vì những lí do trên nên tôi chọn đề tài “Hướng dẫn kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ Địa lí cho học sinh lớp 9” để có biện pháp tốt nhất về việc rèn kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 nhằm phục vụ cho việc dạy và học môn Địa lí đạt hiệu quả cao hơn. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 Đề tài này chỉ gới hạn trong phạm vi lĩnh vực biểu đồ Địa lí dùng trong nhà trường Trung học cơ sở và là những dạng biểu đồ cơ bản, sát với chương trình địa lí lớp 9, phù hợp với trình độ của học sinh Trung học cơ sở. Trong đề tài này, tôi hướng dẫn chủ yếu về kĩ năng thao tác vẽ biểu đồ bằng tay với những đồ dùng học tập thông thường của học sinh như: com pa, thước kẻ, chì, máy tính bỏ túi mặc dù hiện nay máy tính đã trở thành phương tiện giúp ta làm được nhiều biểu đồ nhưng trong điều kiện nhà trường và địa phương hiện nay còn nhiều hạn chế nên không thể áp dụng đại trà cho học sinh vẽ biểu đồ trên máy vi tính. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Nguyễn Kiến - huyện Vĩnh Tường - tỉnhVĩnh Phúc. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này được nghiên cứu dựa trên những phương pháp sau: Phương pháp điền tra: điều tra kĩ năng vẽ biểu đồ của học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Nguyễn Kiến. Phương pháp thu thập tài liệu: tham khảo các tài liệu có liên quan cách vẽ biểu đồ Địa lí. Phương pháp thực hành: tiến hành áp dụng trên 32 học sinh lớp 9 của trường Trung học cơ sở Nguyễn Kiến, cho các em vận dụng kĩ thuật thể hiện biểu đồ địa lí theo yêu cầu của đề tài này rồi so sánh trước và sau khi thực hiện đề tài. 4 Phần II: NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG 1.1. Về giáo viên - Hiện nay nhiều giáo viên còn lúng túng trong phương pháp dạy học sinh lựa chọn và vẽ biểu đồ địa lí. - Một bộ phận giáo viên chưa thành thạo, thậm chí có giáo viên còn yếu về kĩ năng lựa chọn loại biểu đồ thích hợp cũng như kĩ năng thể hiện một loại biểu đồ nhất định. - Nhiều giáo viên lúng túng khi gặp một số đề thi, nhất là đề thi học sinh giỏi có liên quan tới kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ. - Chủ đề vẽ biểu đồ địa lí được giáo viên thảo luận rất nhiều khi gặp nhau do không có tài liệu thống nhất. Đôi khi ngay cả sách giáo khoa cũng có những biểu đồ không được coi là tối ưu khi sử dụng thể hiện số liệu. 1.2. Về học sinh - Thực tế, qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì và qua các kì thi học sinh giỏi bộ môn Địa lí ở trường Trung học cơ sở, kĩ năng thực hành địa lí nói chung và kĩ năng vẽ biểu đồ Địa lí nói riêng còn nhiều hạn chế. Do đó điểm thi phần thực hành về vẽ biểu đồ Địa lí thường thấp. - Nhiều học sinh không xác định được yêu cầu của đề bài, không xác định được loại biểu đồ thích hợp để vẽ, không xác định được với mỗi bảng số liệu thì có thể dùng những loại biểu đồ nào để thể hiện. - Nhiều học sinh khi xác định được loại biểu đồ để vẽ thì lại vẽ chưa chuẩn xác, chưa đảm bảo tính thẩm mĩ, tính khoa học, tính trực quan. 1.3. Nguyên nhân - Một số giáo viên Địa lí còn yếu về chuyên môn và cả phương pháp dạy học hoặc do phải dạy nhiều phân môn một lúc nên không sâu chuyên môn nào. - Một số giáo viên không chuyên cũng phải dạy Địa lí do nhà trường thiếu giáo viên. - Do một số giáo viên chưa nhận thức đúng đắn việc đổi mới phương pháp dạy học, vẫn mang nặng lối dạy chay, lối dạy học thụ động nên học sinh ít được thực hành rèn luyện kĩ năng. - Do trong các nhà trường hiện nay chưa có tài liệu quy định thống nhất và hướng dẫn cụ thể, chi tiết về kĩ thuật thể hiện biểu đồ Địa lí. Điều đó càng làm cho giáo viên thêm túng túng khi dạy học sinh kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp và thể hiện các loại biểu đồ, nhất là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Do nội dung kiến thức địa lí (nhất là địa lí lớp 9 ) hiện nay rất dài, do đó giáo viên không có nhiều thời gian để rèn cho học sinh kĩ năng về biểu đồ, thường kĩ năng này chỉ được rèn nhiều cho học sinh thi học sinh giỏi. - Nhiều học sinh luôn coi môn Địa lí ở cấp Trung học cơ sở là môn học phụ nên không quan tâm, không dành nhiều thời gian để học, nhất là những giờ thực hành vẽ biểu đồ. 5 2. KHÁI QUÁT VỀ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ 2.1. Vị trí của biểu đồ trong dạy và học môn Địa lí a. Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao, có chức năng: - Mô tả động thái phát triển của một hiện tượng địa lí . - Thể hịên quy mô, độ lớn của một đại lượng nào đó. - So sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. - Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có cùng một đại lượng, - Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm. b. Trong môn học địa lí cấp Trung học cơ sở, biểu đồ trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong kênh hình. Qua thống kê, học sinh được tiếp xúc với biểu đồ địa lí được thể hiện trong chương trình địa lí Trung học cơ sở bắt đầu từ lớp 6 đến lớp 9. Các em đã bắt đầu được hình thành kĩ năng vẽ biểu đồ ở mức độ đơn giản từ lớp 7, sau đó nâng cao dần lên ở lớp 8, và đặc biệt là lên lớp 9 các em được thực hành vẽ biểu đồ rất nhiều và tiếp xúc với nhiều loại biểu đồ khác nhau: có tới 11 bài thực hành, trong đó thực hành kĩ năng vẽ biểu đồ có tới 5 bài; có 12 bài tập có yêu cầu vẽ biểu đồ ở cuối các bài học chính khoá. Trong đó có liên quan tới kĩ năng vẽ nhiều loại biểu đồ khác nhau: biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền, biểu đồ hình tròn Và khoảng 80 % số bài học có quan sát và phân tích biểu đồ. Biểu đồ chủ yếu được sử dụng như một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. 2.2. Phân loại biểu đồ Địa lí: Các loại biểu đồ địa lí ở cấp Trung học cơ sở được phân thành hai nhóm sau: a. Nhóm các biểu đồ thể hiện quy mô, động thái phát triển của đối tượng: - Biểu đồ đường biểu diễn (Đồ thị) - Biểu đồ hình cột - Biểu đồ kết hợp. b. Nhóm các biểu đồ thể hiện cơ cấu của đối tượng: - Biểu đồ hình tròn - Biểu đồ cột chồng - Biểu đồ miền - Biểu đồ 100 ô vuông 3. BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỰA CHỌN VÀ VẼ BIỂU ĐỒ TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 * Quy trình vẽ biểu đồ địa lí nói chung gồm các bước sau: - Bước 1: Nghiên cứu lựa chọn loại biểu đồ thích hợp. - Bước 2: Xử lí số liệu (nếu có) - Bước 3: Vẽ biểu đồ - Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: Lập bảng chú giải, viết tên biểu đồ. * Yêu cầu : 6 Biểu đồ sau khi vẽ phải đảm bảo ba tiêu chí: - Tính khoa học (chính xác) - Tính trực quan (đúng, đầy đủ ) - Tính thẩm mĩ (rõ ràng, đẹp ). 3.1. Nghiên cứu lựa chọn loại biểu đồ thích hợp: 3.1.1. Tìm hiểu từ lời dẫn để chọn loại biểu đồ: * Lời dẫn có chỉ định: Ví dụ: “Hãy vẽ biểu đồ hình tròn/cột chồng ” Với dạng này thì ta vẽ theo chỉ định của lời dẫn * Lời dẫn không chỉ định: + Với biểu đồ đường biểu diễn: thường có lời dẫn với các từ mở: “vẽ biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng, biến động, phát triển, qua các năm ” + Với biểu đồ hình cột: Thường gợi mở các từ: vẽ biểu đồ so sánh quy mô, khối lượng, sản lượng, diện tích, trong năm và năm , qua các thời kì + Với biểu đồ cơ cấu: thường gợi mở bằng các từ: cơ cấu, phân theo, trong đó, bao gồm, chia ra, chia theo Ví dụ: Giá trị hàng hoá vận chuyển phân theo các loại đường giao thông 3.1.2. Tìm hiểu bảng số liệu để chọn loại biểu đồ: - Nếu các đại lượng trong bảng đều là đơn vị % thì phải nghĩ tới biểu đồ cơ cấu hoặc biểu đồ chỉ số phát triển. - Nếu đề bài đưa ra dãy số liệu (tỉ lệ % hoặc tuyệt đối) phát triển theo một chuỗi thời gian thì ta chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều đối tượng biến động theo một số thời điểm hay theo các thời kì (giai đoạn) thì chọn biểu đồ hình cột. - Trường hợp có hai đối tượng với 2 đại lượng khác nhau nhưng có mối liên hệ hữu cơ. Ví dụ: Diện tích (ha) và sản lượng (tấn) lúa của một vùng, lãnh thổ diễn biến qua một chuỗi thời gian thì ta chọn biểu đồ kết hợp (cột và đường) - Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, ha, mét ) diễn biến theo thời gian thì ta chọn biểu đồ chỉ số phát triển. - Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia theo từng thành phần cơ cấu như sau thì ta chọn biểu đồ cơ cấu: Năm Tổng số Chia ra (trong đó) Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp- Xây dụng Dịch vụ Tuy nhiên biểu đồ cơ cấu lại có một số loại biểu đồ chủ yếu, cần căn cứ vào đặc điểm của các con số thống kê, số mốc thời gian trong bảng số liệu để chọn loại biểu đồ, cụ thể: + Biểu đồ hình tròn: Phải có số liệu tương đối hoặc số liệu tuyệt đối của các thành phần hợp đủ giá trị tổng thể mới có đủ dữ kiện tính ra tỉ lệ cơ cấu (%) để vẽ biểu đồ hình tròn. Đối tượng trải qua 1- 3 thời điểm. + Biểu đồ cột chồng: Nếu một tổng thể có quá nhiều thành phần, ta khó thể hiện trên biểu đồ hình tròn (vì các góc quạt sẽ quá hẹp), khi đó chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng vì dễ thể hiện hơn. Đối tượng trải qua từ 1-4 thời điểm. + Biểu đồ miền: khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua trên 3 thời điểm 7 Nhìn chung việc lựa chọn loại biểu đồ thích hợp là một kĩ năng khó, đòi hỏi người lựa chọn phải biết phân tích, tổng hợp tất cả các căn cứ nêu trên để lựa chọn sao cho biểu đồ đó thể hiện tối ưu nhất được đặc điểm của đối tượng địa lí theo yêu cầu đề bài. 3.2. Kĩ thuật tính toán, xử lí số liệu 3.2.1. Tính tỉ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể: Số liệu tuyệt đối của thành phần A x 100 Tỉ lệ cơ cấu của thành phần A (%) = Giá trị tổng thể 3.2.2. Tính quy đổi tỉ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ biểu đồ hình tròn: Ta dùng phép suy luận sau: 100% tương ứng với 360 0 nên 1 % tương ứng với 3,6 0 . Vậy a% = a x 3,6 3.2.3. Tính bán kính các hình tròn : Ta dựa vào giá trị tuyệt đối của tổng thể trong từng năm để tính. Ví dụ: Tổng giá trị sản lượng của năm A gấp 2,4 lần tổng giá trị sản lượng của năm B. Do đó bán kính của biểu đồ năm A = 4,2 = 1,55 lần bán kính của biểu đồ năm B. 3.2.4. Tính chỉ số phát triển ( tốc độ tăng trưởng): Ví dụ : Cho bảng số liệu về đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua một số năm (đơn vị: nghìn con) Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm 1990 2854,1 3116,9 12260,5 107,4 1995 2962,8 3638,9 16306,4 142,1 2000 2897,2 4127,9 20196,8 196,1 2002 2814,4 4062,9 23169,5 233,3 Hãy vẽ biểu đồ chỉ số tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm nước ta qua các năm trên. * Xử lí số liệu: Ta cần tính chỉ số phát triển (%) bằng cách :  Đặt giá trị đại lượng của năm đầu tiên (năm đối chứng) = 100%  Chỉ số phát triển của năm tiếp theo được tính bằng cách : Giá trị đại lượng của năm tiếp theo = x 100 (%) Giá trị đại lượng của năm đối chứng Ta có bảng: Chỉ số phát triển đàn gia súc, gia cầm nước ta qua các năm (đơn vị: %) Năm Đàn trâu Đàn bò Đàn lợn Đàn gia cầm 1990 100 100 100 100 1995 103,8 116,7 133 132,3 2000 101,5 132,4 164,7 182,6 2002 98,6 130,4 189 217,2 3.2.5. Một số trường hợp xử lí, tính toán khác: 8 Sản lượng lúa cả năm (tạ) + Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) = Diện tích lúa cả năm (ha) Sản lượng lương thực (kg) + Bình quân lương thực đầu người (kg/người) = Số dân (người) + Tổng giá trị xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu + Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu Nếu cán cân âm thì nhập siêu, nếu cán cân dương thì xuất siêu. Giá trị xuất khẩu + Tỉ lệ xuất nhập khẩu (%) = x 100 Giá trị nhập khẩu tỉ suất sinh (‰) - Tỉ suất tử (‰) + Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) = 10 Tổng số dân của một điạ phương (người) + Tính mật độ dân số (người/ km 2) = Diện tích của địa phương đó (km 2 ) 3.3. Kĩ thuật vẽ biểu đồ 3.3.1. Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): * Vai trò: Dùng thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một hiện tượng theo chuỗi thời gian. Không dùng để thể hiện sự biến động theo không gian hay theo các thời kì (giai đoạn). * Cách vẽ: - Bước 1: Vẽ hệ trục tọa độ: Gồm một trục đứng Y thường thể hiện các đơn vị tính (triệu người, ha, kg…) và một trục ngang X thường thể hiện năm, tháng. Chia tỉ lệ ở hai trục cho hợp lí, khoa học. Đầu 2 trục cần có mũi tên và ghi danh số (đơn vị tính, năm), các năm phải phù hợp tỉ lệ khoảng cách. Năm đầu tiên thường trùng với trục Y. Nếu nhiều đường biểu diễn thì chú ý chia tỉ lệ cho phù hợp, tránh các đường biểu diễn quá sát nhau, không tiện so sánh. - Bước 2: Vẽ các đường biểu diễn. Mỗi đường cần theo trình tự: + Xác định các đỉnh (đánh điểm). + Kẻ các đoạn thẳng nối các đỉnh để thành đường biểu diễn. Nếu có nhiều đường thì chú ý: + Mỗi đường cần có kí hiệu riêng. + Vẽ xong mỗi đường lập chú giải ngay cho đường đó. - Bước 3: Hoàn thiện: Lập bảng chú giải, viết tên biểu đồ * Biểu đồ đường biểu diễn có các dạng sau: - Biểu đồ có một hay nhiều đường biểu diễn (một hay nhiều đối tượng có cùng đơn vị đo) - Biểu đồ có 2 đường biểu diễn của 2 đối tượng (khác nhau về đơn vị đo): Biểu đồ này thể hiện động thái phát triển của 2 đối tượng khác nhau về đơn vị đo, 9 nhưng có mối quan hệ với nhau: Ví dụ: diện tích và sản lượng, dân số và sản lượng lương thực quy ra thóc Biểu đồ gồm hai trục đứng (Y và Y’) - Biểu đồ đường chỉ số phát triển (tốc độ tăng trưởng) Ví dụ 1 : Hãy vẽ biểu đồ tình hình gia tăng dân số của nước ta từ 1921 đến 1999 theo bảng số liệu sau: (đơn vị: triệu người) Năm 1954 1960 1965 1970 1976 1979 1989 1999 2003 Số dân 23.8 30,2 34,9 41,1 49,2 52,7 64,4 76,3 80,9 * Vẽ biểu đồ 1 đường biểu diễn: Biểu đồ tình hình gia tăng dân số nước ta từ năm 2954 đến năm 2003 Ví dụ 2: Cho bảng nhiệt độ của Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh ( o C). Em hãy vẽ 3 đường biểu diễn nhiệt độ của 3 địa điểm trên ? * Vẽ biểu đồ có dạng 3 đường biểu diễn (mỗi địa điểm biểu diễn bởi một đường): Chú ý: Với biểu đồ này ta nên chú ý đặt mốc các tháng trong năm vào giữa các vạch chia trên trục ngang, chia tỉ lệ trục đứng sao cho 3 đường biểu diễn không quá sát nhau để tiện so sánh. Ví dụ 3: Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ các đường biểu diễn số dân và sản lượng lúa ở nước ta từ năm 1982 đến năm 1999. Năm 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1999 Số dân (tr. người) 56,2 58,6 61,2 63,2 66,2 69,4 72,5 75,3 76,3 Sản lượng (tr. tấn) 14,4 15,6 16 17 19,2 21,6 23,5 26,4 31,4 * Vẽ biểu đồ 2 đường với hai trục đứng biểu thị giá trị của hai đại lượng: Th¸ng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 16,4 17 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Huế 20 20,9 23,1 26 28,3 29,3 29,4 28,9 27,1 25,1 23,1 20,8 TPHCM 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 10 triÖu ngêi N¨m [...]... Thời kì Tỉ lệ % 192 1- 192 6 1,86 195 4- 196 0 3 ,93 192 6- 193 1 0, 69 196 0- 196 5 2 ,93 193 1- 193 6 1, 39 196 5- 197 0 3,24 193 6- 193 9 1, 09 197 0- 197 6 3,00 193 9- 194 3 3,06 197 6- 197 9 2,16 194 3- 195 1 0,50 197 9- 198 9 2,10 195 1- 195 4 1,10 198 9- 199 9 1,7 * Ta vẽ biểu đồ cột đơn: chú ý các khoảng cách mốc thời gian trên trục ngang được chia cách dều nhau (vì đây là thời kì chứ không phải là thời điểm) Ví dụ 3: Cho bảng số liệu:... ghi tên biểu đồ * Biểu đồ cột có các dạng sau: - Biểu đồ cột đơn - Biểu đồ cột gộp nhóm - Biểu đồ thanh ngang 11 Ví dụ 1: Hãy vẽ biểu đồ về sự phát triển dân số nước ta thời kì 192 1- 199 9 theo số liệu sau (đơn vị: triệu người): Năm 192 1 193 9 196 0 197 0 198 0 199 0 199 3 199 9 Số dân 15,6 19, 6 30,2 41 ,9 53,7 66,2 70 ,9 76,5 Hướng dẫn: - Vẽ biểu đồ dạng cột đơn Ví dụ 2: Qua bảng thống kê sau hãy vẽ biểu đồ tỉ... trục sao cho khoa học 13 - Bước 2: Vẽ đường biểu diễn và các cột: + Vẽ đường biểu diễn của đối tượng cần thể hiện bằng đường (giống như vẽ biểu đồ đường), vẽ các cột của đối tượng cần biểu thị bằng cột + Cần ghi số liệu trên đỉnh cột và đỉnh đường (nếu khoảng cách không dày quá) - Bước 3: Lập chú giải và ghi tên biểu đồ Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau đây: Năm 195 4 196 0 196 5 197 0 197 6 197 9 198 9 199 9 2003... %) Năm 199 1 199 3 199 5 199 7 199 9 2001 2002 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Nông-lâm-ngư nghiệp 40,5 29, 9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 Công nghiệp – xây dựng 23,8 28 ,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 Dịch vụ 35,7 41,2 44 42,1 40,1 38,6 38,5 Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 199 1-2002 của nước ta? * Vẽ biểu đồ miền (chồng nối tiếp): Biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 199 1-2002 b Biểu đồ chồng... sẽ cho ta giá trị tương đối của miền cần tìm Ví dụ : Cho bảng số liệu sau: Bảng số liệu về nhịp độ tăng dân số nước ta: Năm Tỉ lệ sinh (%0) tỉ lệ tử (%0) 196 0 46.0 12 196 5 37.8 6.7 197 0 34.6 6.6 197 6 39. 5 7.5 197 9 32.5 7.2 198 5 28.4 6 .9 198 9 31.3 8.4 199 2 30.4 6.0 199 3 28.5 6.7 199 5 23 .9 3 .9 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử và tình hình gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta thời kì 196 0- 199 5... sáng kiến: Phan Thị Thủy 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Địa lí 6,7,8 ,9 - Sách giáo viên Địa lí lớp 6,7,8 ,9 - Sách Thiết kế bài giảng Địa lí 6,7,8 ,9 - Hướng dẫn kĩ thuật thể hiện các loại biểu đồ Địa lí (dành cho thi Cao ĐẳngĐại học) - Đại học Sư phạm - Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kĩ năng thi vào Đại học, Cao đẳng môn Địa lí- Nhà xuất bản Giáo Dục 21 ... biểu đồ mang tính đột biến - Có kĩ năng tính tỉ lệ hay tính ra số lần tăng hoặc giảm của các con số để chứng minh cụ thể cho ý kiến nhận xét - Chú ý là nhận xét phải ngắn gọn, rõ ràng, xúc tích, nêu được đặc trưng nổi bật, sát câu hỏi của đề bài PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đề tài Hướng dẫn kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ Địa lí cho học sinh lớp 9 có tác dụng lớn đối với việc giảng dạy môn Địa lí. .. 2x 1,2 cm = 2,4 cm * Vẽ hai biểu đồ tròn có bán kính khác nhau theo số liệu đã tính : Năm 199 0 Năm 2002 Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây ở nước ta 15 năm 199 0 và năm 2002 Ví dụ 2: Dựa vào bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta Năm Nhóm tuổi (%) 0 - 14 15 - 59 Từ 60 trở lên 197 9 41,7 51,3 7,0 198 9 38,7 54,1 7,2 199 9 33,5 58,4 8,1 Hãy vẽ biểu đồ sự thay đổi cơ cấu... phải biểu diễn cơ cấu bằng biểu đồ hình tròn, mà bác bỏ khả năng của các loại biểu đồ khác trong việc biểu diễn cơ cấu và cả động thái của sự biến đổi cơ cấu - Với mỗi loại bài tập, bảng số liệu đã cho, giáo viên nên hướng dẫn học sinh chỉ ra được loại biểu đồ nào là thích hợp nhất, ngoài ra còn có thể sử dụng được những loại biểu đồ nào để thể hiện số liệu đó Trên đây là sáng kiến Hướng dẫn kĩ năng lựa. .. Minh? * Ta vẽ biểu đồ hình vuông như sau: 3.3.8 Lưu ý chung khi vẽ biểu đồ: - Mỗi một biểu đồ hoàn thiện phải gồm đủ 3 phần: + Tên của biểu đồ + Phần thực hiện vẽ + Chú giải cho biểu đồ - Đầu của các trục đều vẽ thành hình mũi tên chỉ chiều tăng của giá trị, thời gian - Cần chia tỉ lệ hai trục biểu đồ sao cho sau khi vẽ xong thì biểu đồ có khung tưởng tượng hình chữ nhật (đối với biểu đồ đường, cột, . 3 ,93 192 6- 193 1 0, 69 196 0- 196 5 2 ,93 193 1- 193 6 1, 39 196 5- 197 0 3,24 193 6- 193 9 1, 09 197 0- 197 6 3,00 193 9- 194 3 3,06 197 6- 197 9 2,16 194 3- 195 1 0,50 197 9- 198 9 2,10 195 1- 195 4 1,10 198 9- 199 9 1,7 * Ta vẽ biểu. tượng: - Biểu đồ hình tròn - Biểu đồ cột chồng - Biểu đồ miền - Biểu đồ 100 ô vuông 3. BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỰA CHỌN VÀ VẼ BIỂU ĐỒ TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 * Quy trình vẽ biểu đồ địa lí nói. DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS NGUYỄN KIẾN  BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 ĐỀ TÀI HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG LỰA CHỌN VÀ VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 9

Ngày đăng: 11/04/2015, 09:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan