Định hướng phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần TMT

42 396 3
Định hướng phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần TMT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều bước chuyển mình trong việc quan tâm đến vấn đề xây dựng và phát triển truyền thông thương hiệu. Cùng với đó là sự bùng nổ của một kỷ nguyên công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông kéo theo sự thay đổi lớn, hỗ trợ một phần rất lớn trong việc quảng bá, truyền thông thương hiệu cho các công ty, tập đoàn. Các nhà làm thương hiệu cũng có cái nhìn tích cực về phát triển truyền thông cho thương hiệu của doanh nghiệp. Không nằm ngoài xu thế đó, Công ty cổ phần Du lịch và Sự kiện TMT cũng có những quan tâm đặc biệt cho vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các mặt đặc biệt là truyền thông.

LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn rất tận tình của các anh (chị) tại Công ty cổ phần Du lịch và Sự kiện TMT, các thầy cô và các bạn thuộc khoa Kinh doanh thương mại, trường Đại học Thương Mại. Tôi xin cảm ơn các thầy cô đã cung cấp cho tôi các kiến thức vô cùng quý báu và cần thiết trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn PGS.TS An Thị Thanh Nhàn đã tận tình hướng dẫn, góp ý, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn chị Diệp Bình Dương - người trực tiếp hướng dẫn tôi tại công ty cùng với các anh chị tại TMT Elite tour, phòng kế toán Nguyễn An Ninh, phòng hội sở chính TMT đã nhiệt tình giúp đỡ tôi định hướng đề tài khóa luận, cung cấp các tài liệu cần thiết trong quá trình tôi thực hiện đề tài, đã tạo điều kiện cho tôi thực tập, học hỏi và tìm hiểu thêm kiến thức thực tế. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình cùng bạn bè đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Do giới hạn về mặt thời gian và kiến thức nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2014 Sinh viên thực hiện Vũ Trung Thành 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU 1.1 Khái niệm, chức năng, vai trò của truyền thông thương hiệu tại các doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, chức năng, vai trò của thương hiệu. 1.1.1.1 Khái niệm thương hiệu Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp các yếu tố nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”. “Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng”. (Nguồn: Thương hiệu với nhà quản lý – Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung) 1.1.1.2 Chức năng của thương hiệu  Chức năng nhận biết và phân biệt Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu. Khả năng nhận biết được của thương hiệu là yếu tố quan trọng không chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp trong quản trị và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua thương hiệu người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt, nhận biết hàng hóa của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Tập hợp các dấu hiệu của thương hiệu (tên hiệu, biểu tượng, biểu trưng, khẩu hiệu hoặc kiểu dáng đặc biệt của hàng hóa và bao bì…) chính là căn cứ để nhận biết và phân biệt.  Chức năng thông tin và chỉ dẫn Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu thể hiện ở chỗ thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác cũng như khẩu hiệu của thương hiệu. Người tiêu dùng có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng của hàng hóa, những công dụng đích thực mà hàng hóa đó mang lại cho người tiêu dùng trong hiện tại và tương lai. 2 Những thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng… cũng có thể phần nào được thể hiện thông qua thương hiệu.  Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy Thương hiệu còn có chức năng tạo sự cảm nhận. Đó là cảm nhận của người tiêu dùng về sự sang trọng, sự khác biệt, một cảm nhận yên tâm, thoải mái và tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó và sư tin tưởng khi lựa chọn tiêu dùng hàng hóa đó. Sự tin cậy và sẵn sàng lựa chọn hàng hóa mang một thương hiệu nào đó mang lại cho doanh nghiệp tập khách hàng trung thành. Một thương hiệu có đẳng cấp được chấp nhận sẽ tạo một sự tin cậy đối với khách hàng và khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ là yếu tố quyết định lòng trung thành của khách hàng nhưng thương hiệu là động lực cực kì quan trọng để giữ chân khách hàng ở lại và là địa chỉ để người tiêu dùng đặt lòng tin của mình.  Chức năng kinh tế Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu. Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp. Mặc dù giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu nổi tiếng mang lại hàng hóa sẽ bán được nhiều, cao hơn, dễ thâm nhập thị trường. Những chi phí đó tạo nên một giá trị kinh tế cho thương hiệu. Bên cạnh đó sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ làm cho giá trị của thương hiệu tăng lên gấp bội và đó chính là chức năng kinh tế của thương hiệu. 1.1.1.3 Vai trò của thương hiệu  Đối với doanh nghiệp Thương hiệu làm gia tăng đối thoại thương hiệu doanh nghiệp. Người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa thông qua sự cảm nhận của mình. Một thương hiệu lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, nó hoàn toàn chưa có được một hình ảnh nào trong tâm trí người tiêu dùng. Qua thời gian, bằng kinh nghiệm trong sử dụng, qua những điểm tiếp xúc thương hiệu và những thông điệp mà thương hiệu truyền tải đến người tiêu dùng thì vị trí và hình ảnh của hàng hóa được định vị dần trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu có vai trò như là lời cam kết của doanh nghiệp với khách hàng. Sự cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phầm của doanh nghiệp dựa vào nhiều yếu tố như các thuộc tính của hàng hóa, cảm nhận thông qua dịch vụ đi kèm của doanh nghiệp, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng . Khi người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm mang một thương hiệu nào đó tức là họ đã chấp nhận và gửi gắm lòng tin 3 vào thương hiệu đó. Do đó, một thương hiệu mạnh sẽ giúp củng cố được hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp. Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường. Trong kinh doanh các công ty luôn đưa ra một tổ hợp các thuộc tính lí tưởng về các thế mạnh, lợi ích đích thực và đặc trưng nổi trội của hàng hóa, dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của từng nhóm hàng cụ thể. Thương hiệu với chức năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường. Bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt doanh nghiệp sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng cho từng chủng loại hàng hóa. Và như thế với từng chủng loại hàng hóa cụ thể sẽ tương ứng với từng tập khách hàng nhất định. Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm. Xuất phát từ những định vị khác nhau cho từng chủng loại hàng hóa với những thương hiệu khác nhau, quá trình phát triển của sản phẩm sẽ được khắc sâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của sản phẩm, cá tính thương hiệu ngày càng được định hình và thể hiện rõ nét, thông qua đó các chiến lược sản phẩm sẽ phải phù hợp và hài hòa hơn cho từng chủng loại hàng hóa. Một sản phẩm khác biệt với những sản phẩm khác bởi các tính năng công dụng cũng như dịch vụ kèm theo mà theo đótạo sự gia tăng của giá trị sử dụng. Thương hiệu có dấu hiệu bên ngoài để nhận dạng sự khác biệt đó. Thương hiệu cũng là một tài sản có giá của doanh nghiệp. Người tiêu dùng luôn có xu hướng lựa chọn hành hóa mà mình tin tưởng, vì vậy một thương hiệu mạnh thì sẽ càng có nhiều tập khách hàng trung thành. Bên cạnh đó, nhờ tác dụng tuyên truyền và phổ biến kinh nghiệm từ các khách hàng trung thành này đến những người tiêu dùng khác, từ đó sẽ làm gia tăng lượng khách hàng cho doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh cũng làm gia tăng giá trị thương hiệu và giá trị doanh nghiệp. Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp. Một hàng hóa mnag thưng hiệu nổi tiếng có thể bán được với giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự mang thương hiệu xa lạ. Một thương hiệu uy tín sẽ mang về những giá trị vật chất cho doanh nghiệp, giúp bán được nhiều hàng hóa hơn. Khi thương hiệu được người tiêu dùng chấp nhận và ưa chuộng sẽ tạo dựng được sự trung thành của khách hàng. Lúc đó người tiêu dùng sẽ không xét nét lựa chọn hàng hóa mà họ có xu hướng lựa chọn hàng hóa tin tưởng. Bên cạnh đó nhờ tác dụng tuyên truyền và phổ biến kinh nghiệm của người tiêu dùng mà hàng hóa sẽ bán được nhiều hơn. Đây là vai trò rất tích cực của thương hiệu xét theo góc độ thương mại và lợi nhuận. 4 Thương hiệu giúp thu hút đầu tư. Thương hiệu nổi tiếng cũng giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn, bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp vì họ tin vào sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.  Đối với người tiêu dùng Thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng hàng hóa cần mua trong muôn vàn các hàng hóa cùng loại khác, góp phần xác định được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm một cách dễ dàng. Thương hiệu góp phần tạo ra một giá trị cá nhân cho người tiêu dùng một cảm giác sang trọng và được tôn vinh. Nó làm cho người tiêu dùng có cảm giác được sang trọng hơn, nổi bật hơn, có đẳng cấp hơn và được tôn vinh khi dùng hàng hóa mang thương hiệu đó. Thương hiệu tạo một tâm lí về chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng. Khi người tiêu dùng lựa chọn một thương hiệu tức là họ đã gửi gắm niềm tin vào thương hiệu đó. Họ hoàn toàn yên tâm về chất lượng hàng hóa, những dịch vụ đi kèm và thái độ ứng xử của nhà cung cấp đối với các sự cố xảy ra đối với hàng hóa, dịch vụ.  Đối với nền kinh tế quốc dân và đất nước. Khi doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, họ sẽ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với các cơ quan chức năng của nhà nước, các cơ quan quản lý thị trường và nhà nước sẽ có cơ sở pháp lý để tiền hành xử lý việc bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Nhờ vậy cơ quan quản lý thị trường có thể quản lý hiệu quả hơn, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho cá doanh nghiệp. 1.1.2 Khái niệm, vai trò của truyền thông thương hiệu 1.1.2.1 Khái niệm truyền thông thương hiệu Truyền thông là các hoạt động chia sẻ, truyền đạt thông tin trong đó có ít nhất hai tác nhân tham gia trong quá trình truyền thông gồm: - Truyền thông một chiều: chỉ gửi thông tin, không nhận thông tin. - Truyền thông hai chiều: cả gửi và nhận thông tin. Truyền thông thương hiệu là các hoạt động của truyền thông của doanh nghiệp giúp đưa những thông tin về thương hiệu (logo, slogan, tên gọi, hình ảnh…) đến với khách hàng nhằm tạo sự liên kết giữa khách hàng với thương hiệu của doanh nghiệp. 5 1.1.2.2 Vai trò của truyền thông thương hiệu Truyền thông có một vai trò vô cùng to lớn trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Các hoạt động truyền thông thương hiệu đóng góp cho giá trị thương hiệu theo nhiều cách: bằng cách tạo ra sự nhận biết thương hiệu, kết nối những liên tưởng đúng với hình ảnh thương hiệu trong trí nhớ người tiêu dùng, khơi gợi những đánh giá hoặc cảm nhận tích cực về thương hiệu trong trí nhớ và tình cảm của khách hàng, và tạo sự thuận lợi cho mối quan hệ thân thiện, bền vững và gắn bó giữa thương hiệu với người tiêu dùng. 1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chương trình truyền thông thương hiệu.  Khách hàng Do đặc trưng của các chương trình truyền thông thương hiệu luôn có sự tương tác giữa doanh nghiệp và rất nhiều khách hàng vì vậy nên nhân tố khách hàng có sự ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của chương trình truyền thông của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và phân tích kỹ các thành phần chính thuộc nhân tố này như: đối tượng khách hàng (khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức), cơ cấu tuổi tác, trình độ văn hóa, thu nhập, thói quen tiêu dùng,… để từ đó có thể đưa ra các quyết định lựa chọn mục tiêu cũng như hoạch định các kế hoạch truyền thông cụ thể. Tùy vào đối tượng khách hàng là khách hàng tổ chức hay khách hàng cá nhân mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn các phương tiện truyền thông thích hợp để truyền thông thương hiệu, giúp tạo mối liên kết với từng đối tượng khách hàng và tiết kiệm chi phí truyền thông. Quảng cáo và quan hệ công chúng là hai phương tiện truyền thông thương hiệu hiệu quả với đối tượng khách hàng cá nhân, còn với đối tượng khách hàng tổ chức doanh nghiệp có thể chọn quảng cáo và bán hàng cá nhân nhằm giúp khách hàng có được nhiều thông tin cần thiết hơn về thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra việc nghiên cứu và phân tích rõ về trình độ văn hóa, thu nhập, thói quen tiêu dùng,… của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp nhằm tạo liên kết giữa thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng một cách chính xác. Việc phân tích còn ảnh hướng nhiều đến việc hoạch định kế hoạch truyền thông do khách hàng là đối tượng chính của các chương trình truyền thông của doanh nghiệp.  Đối thủ cạnh tranh Trong khi xây dựng chương trình truyền thông thương hiệu việc phân tích và nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh đã được doanh nghiệp thực hiện tuy nhiên cũng còn nhiều thông tin của các đối thủ cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến các chương trình truyền thông 6 thương hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ như chiến lược truyền thông của đối thủ cho ta biết ngân sách được phân bổ ra sao? Đối thủ lựa chọn phương tiện truyền thông nào là chủ yếu? Ngoài ra nó có thể hỗ trợ cấp quản lý triển khai kế hoạch truyền thông của riêng mình. Khi nắm rõ được khối lượng truyền thông, kênh truyền thông được chọn, tần suất, độ bao phủ,… của đối thủ cạnh tranh nhà quản trị của doanh nghiệp có thể sắp xếp để các chương trình truyền thông của mình hợp lý, đạt được hiệu quả cao nhất.  Các nhân tố khác Trong việc xây dựng chương trình truyền thông thương hiệu cho doanh nghiệp còn nhiều nhân tố ảnh hưởng như: kinh tế, chính trị - xã hội, luật pháp, tự nhiên, công nghệ,… Ví dụ có các loại sản phẩm/dịch vụ giới hạn nhiều phương tiện truyền thông như thuốc lá, rượu bia,… hay môi trường công nghệ phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các phương tiện truyền thông. Việc nghiên cứu và phân tích rõ các nhân tố này sẽ giúp các nhà quản trị nâng cao hiệu quả truyền thông cũng như hạn chế rủi ro khi gặp phải trong quá trình truyền thông thương hiệu. 1.2. Công cụ truyền thông chủ yếu và nội dung truyền thông thương hiệu. 1.2.1 Công cụ truyền thông chủ yếu. 1.2.1.1 Quảng cáo thương hiệu Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa có mục đích sinh lợi; sản phẩm hàng hóa không có mục đích sinh lời; tổ chức cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được giới thiệu trừ tin tức thời sự, chính sách xã hội, thông tin cá nhân( Theo Điều 1 khoản 2 Luật Quảng cáo 2012)  Đặc điểm của quảng cáo: Giai đoạn đầu quảng cáo có vai trò quan trọng. Nếu là một chương trình truyền thông độc đáo, rộng khắp gây ấn tượng mạnh mẽ sẽ thuận lợi cho các giai đoạn kế tiếp và rút ngắn thời gian tác động. Việc lựa chọn phương tiện và thiết kế nội dung quảng cáo đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, kết hợp hài hòa các mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp Tần suất quảng cáo phải duy trì ở mức độ độc đáo trong giai đoạn đầu sau đó giảm dần tùy điều kiện môi trường và hiệu ứng tác động đến khách hàng từ đó cần duy trì thông điệp trong một thời gian đủ dài để thương hiệu đi vào tâm trí người tiêu dùng. Các kĩ thuật tạo điểm nhấn mang tính nhắc nhở sẽ giúp cũng cố hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, tránh bị lãng quên. 7  Mục tiêu của quảng cáo thương hiệu: Tạo ra nhận thức về thương hiệu: Tạo ra nhận thức về sự tồn tại của thương hiệu đó Tạo ra sự hiểu biết về thương hiệu: Đưa kiến thức, tạo dấu ấn và niềm tin đến khách hàng. Thuyết phục quyết định mua: Tạo niềm tin với khách hàng, kích thích cảm xúc mua tạm thời. Duy trì lòng trung thành khách hàng - Một số phương tiện quảng cáo: Trên báo chí, truyền thông, phát thanh Website, giao tiếp cá nhân Ngoài trời Truyền thông tích hợp 1.2.1.2 Quan hệ công chúng PR  Khái niệm Quan hệ công chúng được hiểu là một hệ thống các hoạt động có liên quan một cách hữu cơ, nhất quán tạo dựng một hình ảnh, một ấn tượng, một quan niệm, nhận định hoặc một sự tin tưởng nào đó giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ cùng có lợi giữa doanh nghiệp và công chúng.  Ưu điểm của PR Là một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu, nhằm trực tiếp vào đối tượng mục tiêu không chỉ là khách hàng tiềm năng mà còn nhằm thiết lập, khai thác quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông, địa phương, người trung gian… Là một quá trình thông tin hai chiều: Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần đưa ra các thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp mà còn phải lắng nghe các ý kiến phản hồi từ khách hàng từ đó biết và hiểu được tâm lí, những mong muốn, nhận định của đối tượng về sản phẩm, doanh nghiệp đề có thể điều chỉnh chiến lược phù hợp. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp và lắng nghe những ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm của mình. Có tính khách quan cao: Do PR thường dùng các biện pháp trung gian cho mọi thông điệp đến với người tiêu dùng nên dẽ được chấp nhận hơn, ít thể hiện tính thương mại hơn. 8 Điều này sẽ mang đến những cơ hội rất tốt để tạo dựng ấn tượng, một sự tin tưởng của người tiêu dùng với hàng hóa mang thương hiệu được tuyên truyền. Hoạt động PR truyền tải một lượng thông tin nhiều hơn so với các bộ phận tuyên truyền, quảng bá khác, tạo cho người tiếp nhận thông tin có cảm giác như được tư vấn về sản phẩm vì vậy người tiêu dùng sẽ biết đến nhiều hơn. Hoạt động PR thường mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng: Qua hoạt động PR doanh nghiệp không chỉ tiến hành quảng cáo cho thương hiệu của mình mà còn mang lại cho đối tượng những lợi ích đích thực như các chương trình biểu diễn nghiệ thuật, các khoản đóng góp nghệ thuật… từ đó tạo sự gắn bó, gần gũi, thân thiện với người tiêu dùng. PR có chi phí đôi khi thấp hơn quảng cáo do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tá động rộng rãi của truyền miệng.  Nhược điểm cuả PR Hoạt động PR hạn chế số lượng tiếp cận: Do thông tin không đến được với một số lượng rất lớn các đối tượng trong một thời gian ngắn, trong một khu vực định trước. Thông điệp trong PR thường không gây được ấn tượng mạnh + Khó ghi nhớ thông điệp hơn so với quảng cáo bởi không thông qua những hình ảnh, nhạc điệu vui nhộn nào cả vì vậy khó đi vào tâm trí người tiêu dùng. + Khó kiểm soát nội dung thông điệp do phai truyền tải qua bên thứ 3: nhà báo, chuyên gia…  Các phương tiện PR Marketing sự kiện và tài trợ Quan hệ báo chí và phương tiện truyền thông Các hoạt động vì cộng đồng Đối phó với các rủi ro và xử lí tình huống Ấn phẩm của công ty: Lịch, card, báo tạp chí tháng, dồng phục… 1.2.1.3 Công cụ truyền thông trực tiếp - Marketing trực tiếp là hình thức sử dụng thư, điện thoại và những công cụ liê lạc gián tiếp khác để thông tin cho khách hàng hiện tại, tiềm năng và yêu cầu họ có thông tin phản hồi. 9 - Bán hàng cá nhân: Là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng triển vọng nhằm tư vấn, giới thiệu thuyết phục họ sử dụng sản phẩm - Product Placement: là công cụ quảng cáo thông qua lồng ghép tại các bộ phim, truyện, đĩa hài… “Các hoạt động truyền thông chính là “tiếng nói” của thương hiệu, tạo nên hình ảnh thương hiệu, thuyết phục khách hàng mua thương hệu và cũng là công cụ để giúp doanh nghiệp gây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Quảng cáo và các phương thức xúc tiến đóng vai trò khác nhau trong chương trình truyền thông nhưng đều có chung một mục đích quan trọng đó là xây dựng và phát triển giá trị thương hiệu. Hoạt động truyền thông giúp thiết lập giá trị thương hiệu bằng cách dần dần đưa thương hiệu đó vào tâm trí khách hàng, từng bước theo quá trình tâm lý và dẫn dắt để đi đến các mức độ sẵn sàng cao hơn trong hành vi mua” “Xúc tiến thương mại trong xây dựng và phát triển thương hiệu” 1.2.2. Mô hình chương trình truyền thông thương hiệu. Sơ đồ: 1.2 Mô hình chương trình truyền thông thương hiệu Đ 10 Phân tích bối cảnh Định vị thương hiệu và mục tiêu truyền thông Kế hoạch truyền thông Phối hợp các phương thức truyền thông Thực thi, đánh giá và kiểm soát Nghiên cứu thị trường Đơn vị dịch vụ truyền thông [...]... đang cố gắng phát triển thương hiệu điện tử của công ty ngày càng được nhiều người biết đến và tìm kiếm rộng rãi hơn nữa Đây là một trong những kênh truyền thông hiệu quả có thể giúp công ty phát triển hơn nữa thương hiệu của mình đồng thời tiết kiệm chi phí hơn cho doanh nghiệp 3.1.1 Định hướng phát triển thương hiệu TMT  Tầm nhìn TMT là công ty hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, vì vậy công ty cũng đã... và phát triển truyền thông thương hiệu Cùng với đó là sự bùng nổ của một kỷ nguyên công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông kéo theo sự thay đổi lớn, hỗ trợ một phần rất lớn trong việc quảng bá, truyền thông thương hiệu cho các công ty, tập đoàn Các nhà làm thương hiệu cũng có cái nhìn tích cực về phát triển truyền thông cho thương hiệu của doanh nghiệp Không nằm ngoài xu thế đó, Công ty cổ phần. .. thế TMT càng không được chú ý đến bởi đông đảo khách hàng trên địa bàn Hà Nội Dịch vụ của TMT có chất lượng tốt, cách thức làm việc chuyên nghiệp nhưng công ty chưa tìm cách để truyền bá những nét độc đáo đó đến người tiêu dùng 30 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN TMT 3.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và thương hiệu TMT. .. thị phần, hiệu quả chi phí,… - Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động truyền thông Tính pháp lý Tính thông tin Tính nghệ thuật Tính thống nhất và đa dạng 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN TMT 2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện TMT 2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TMT 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát. .. làm tăng giá trị thương hiệu của công ty cũng như cảm nhận của khách hàng - Ngân sách của công ty cổ phần du lịch và sự kiện TMT dành cho hoạt động phát triển truyền thông thương hiệu còn nhiều eo hẹp, dẫn đến việc: Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán của công ty như khuyến mãi, PR chưa được khách hàng biết đến Hệ thống nhận diện thương hiệu chưa đồng bộ và chưa được truyền thông hiệu quả nên tỷ lệ... phát triển truyền thông như: 2.2.1 Triển khai các hoạt động truyền thông thương hiệu TMT 2.2.1.1 Quảng cáo thương hiệu  Quảng cáo qua banner Hiện nay công ty cổ phần Du lịch và Sự kiện TMT mới chỉ tiến hành các hoạt động như gửi banner đến một số khách sạn, đại lý chính để quảng bá hình ảnh thương hiệu cũng như các dịch vụ mà công ty cung cấp chứ không thực hiện việc trao đổi banner với các công ty. .. đề cho công ty thực hiện những hoạt động truyền thông cho thương hiệu sau này 28 Qua việc phân tích kết quả kinh doanh của công ty 3 năm vừa qua (2011- 2013), với doanh thu đạt được cho thấy công ty cổ phần du lịch và sự kiện TMT đang làm ăn có hiệu quả Ngoài mảng kinh doanh lữ hành, công ty còn mở rộng kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác góp phần ổn định. .. quyết định mua hàng, sử dụng dịch vụ Nhận biết thương hiệu ở mức độ nhận dạng thường dễ đạt được hơn là ở mức độ nhớ lại thương hiệu Nhận ra thương hiệu có ý nghĩa quan trọng khi khách hàng ở bên trong cửa hiệu Nhớ lại thương hiệu có ý nghĩa quan trọng khi khách hàng ở bên ngoài cửa hiệu Nhận biết thương hiệu là một trong những yếu tố nền móng để xây dựng giá trị thương hiệu - Thái độ đối với thương hiệu: ... lịch và Sự kiện TMT cũng có những quan tâm đặc biệt cho vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các mặt đặc biệt là truyền thông Theo kết quả điều tra sơ bộ thì hầu hết các cán bộ nhân viên của công ty đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu đối với sự tồn tại của doanh nghiệp Bên cạnh việc xây dựng cho mình một hệ thống nhận diện thương hiệu, Công ty đã thực hiện... thiệu về thương hiệu TMT  Logo của công ty 25 Hiện nay logo của công ty được sử dụng trên website http://elitetour.vn/ là website chính thức của công ty; ngoài ra logo còn được in trên áo đồng phục của các hướng dẫn viên cũng như nhân viên phục vụ tại tàu xe giúp khách hàng nhận biết được hình ảnh của công ty thông qua các điểm tiếp xúc thương hiệu, logo được in trên xe, trên tàu thuyền của công ty,

Ngày đăng: 10/04/2015, 21:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan