Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT

26 1.4K 1
Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT 0 Nguyễn Thị Phú - THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG MỤC LỤC NỘI DUNG Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Tính cấp thiết đề tài 1 II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2 III. Giới hạn đề tài 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thức hoạt động dạy học địa lý Ngoại khóa – ngoài lớp 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 3 II. Các biện pháp tiến hành hoạt động ngoại khóa, ngoài lớp 4 1. Tham quan địa lý 4 2. Khảo sát địa phương 9 3. Ngoại khoá Địa lý 10 4. Một số loại hình giải trí địa lý 17 III. Kết quả đề tài 18 C. KẾT LUẬN 20 Tài liệu tham khảo 22 Mục lục Phiếu thăm dò ý kiến SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI Trong thời đại hiện nay, loài người đang chuyển từ kỷ nguyên cũ sang kỷ nguyên mới. Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão. Xuất phát từ sự đòi hỏi lớn lao ấy của xã hội đã thôi thúc nhà trường phổ thông phải có cách thức tổ chức phương pháp dạy học mới để rèn luyện và truyền thụ tri thức cho học sinh một cách có hiệu quả như Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh: “Cần phải có ý thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hóa phổ thông, có hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ và có kiến thức tốt”, để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Một mặt địa lý là môn học chính thống trong nhà trường, nó có mối liên hệ với các môn khác. Tuy nhiên, môn địa lý thường bị học sinh xem nhẹ, coi như là một môn học phụ các em chưa thực sự hứng thú học tập. Vậy làm thế nào để học sinh có hứng thú học tập hơn đó là một câu hỏi lớn của đa số giáo viên giảng dạy địa lý. Phải chăng chúng ta có sự thay đổi cách dạy cho phù hợp, nhất là tổ chức các hình thức dạy học. Một điều dễ thấy hình thức hoạt động dạy học ngoài lớp có vai trò rất quan trọng đối với học sinh đòi hỏi người giáo viên không chỉ đơn thuần cung cấp những kiến thức chỉ bó hẹp trong chương trình chính khóa. Vả lại, trong khoảng thời gian ngắn ở trên lớp những bài học có rất nhiều vấn đề không thể cung cấp, lý giải một cách đầy đủ được. Phải chăng việc bổ trợ thêm kiến thức cho học sinh có thể thông qua các hoạt động ngoài lớp là điều rất cần thiết. Ở đây quan điểm chung của hoạt động ngoài lớp là: "Học mà chơi", "Chơi mà học", "Học đi đôi với hành - lý thuyết gắn liền với thực tiễn", thông qua hình thức này mà giúp học sinh trau dồi thêm kiến thức tiếp thu kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ đã học. Những thực tế vẫn cho ta thấy rằng hiện nay trong nhà trường phổ thông nói chung, dạy học địa lý chủ yếu được tiến hành dưới hình thức nội khóa, còn hoạt động dạy học ngoài lớp chưa được chú trọng mấy. Nếu có nữa chỉ mang tính chất hình thức mà thôi. Phải chăng do hình thức hoạt động dạy học ngoài lớp nó rất khó tổ chức; tốn nhiều thời gian; kinh phí các trường cũng còn nhiều eo hẹp; cơ sở vật chất (phương tiện đi lại) còn hạn chế. Với một phần nặng về tâm lý của giáo viên (do tốn nhiều thời gian đế tổ chức, an toàn, ). Chính vì vậy có nhiều giáo viên có ý tưởng thực hiện nhưng còn lúng túng, không biết làm như thế nào để có hiệu quả cao. Thông qua giảng dạy ở trường Phổ thông, tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học ngoại khoá, ngoài lớp có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn thực hiện đề tài “Cách tổ chức một số hoạt SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT 2 động ngoài giờ lên lớp môn Địa lý THPT” II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu: Nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu xác định và tìm tòi một số hình thức tổ chức hoạt động ngoài lớp thích hợp với địa lý THPT trong tình hình tổ chức hoạt động dạy học hiện nay nhằm góp phần nâng cao dạy học địa lý. 2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ sở lý luận cùng cơ sở thực tiễn có liên quan đến các hoạt động dạy học ngoài lớp trong dạy học địa lý THPT. - Tổ chức một số hoạt động mới góp phần trong việc giảng dạy địa lý. - Thực nghiệm sư phạm để từ đó rút ra kết luận và những đề xuất cần thiết. III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Nghiên cứu một số hình thức hoạt động dạy học ngoài. Đề tài chỉ đi sâu một số tổ chức hoạt động ngoài lớp trong chương trình địa lý THPT như Câu lạc bộ địa lý, tham quan địa lý. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện có hiệu quả nội dung của đề tài, trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã áp dụng các phương pháp: 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn và điều tra giáo viên học sinh - Phương pháp thực nghiệm sư phạm và tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp thống kê toán học SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT 3 B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG DẠY ĐỊA LÝ NGOÀI LỚP VÀ NGOẠI KHOÁ 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm - Ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học nhưng không được ghi trong chương trình, kế hoạch dạy học . Hoạt động ngoại khóa thì thường dựa trên cơ sở tự nguyện của học sinh (phần lớn là học sinh khá) có kỹ năng và có hứng thú yêu thích môn học. - Hoạt động ngoài lớp cũng là hình thức dạy học nhưng vừa thuộc nội khóa vừa thuộc ngoại khóa. + Trong trường hợp nội khóa: tức là những hoạt động đó được quy định trong chương trình dạy học. Ví dụ: tham quan một số cơ sở sản xuất + Trường hợp ngoại khóa: các hoạt động không được quy định trong chương trình. 2.1 Bản chất của hoạt động Đây là hình thức tổ chức dạy học có tính chất tự nguyện, được tiến hành ngoài giờ lên lớp. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hoạt động theo hứng thú, sở thích của mình, nhờ đó bồi dưỡng được nhanh chóng năng lực riêng của từng học sinh và góp phần hướng nghiệp cho các em. Hoạt động ngoài lớp và ngoại khóa còn có thể giúp học sinh củng cố, mở rộng, khơi sâu thêm tri thức về một số lĩnh vực nhất định, gắn liền lý luận với thực tế, phát huy tác dụng của học tập đối với đời sống. Hoạt động ngoại khóa có thể được tiến hành ở nhóm, tổ, lớp hoặc toàn trường. Đối với học sinh trung học, hình thức thích hợp là các tổ ngoại khóa bộ môn. Hình thức hoạt động ngoại khóa rất đa dạng. Ví dụ: Nghiên cứu, sưu tầm, tổ thực nghiệm khoa học, tham quan 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Đối với giáo viên Hình thức tố chức dạy học ngoài lóp và ngoại khóa trong nhà trường hiện nay đang được mọi giáo viên địa lý nói riêng và toàn thể giáo viên trong trường nói chung quan tâm rất lớn. Song không phải giáo viên nào cũng thành công trong việc trang bị cho học sinh. Nói chung hình thức tổ chức dạy học này mang tính cộng động rất cao, cần phải có sự nỗ lực giúp đỡ của tập thể. SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT 4 Kết quả điều tra ở 3 trường THPT Hà Tĩnh cho thấy đa số các thầy cô cho rằng hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp và ngoại khóa là quan trọng, song nó chỉ thỉnh thoảng được thực hiện. Nhiều ý kiến cho rằng nên thực hiện ngoài lớp và ngoại khóa theo chuyên đề, có chủ định thì mới mang lại hiệu quả cao. Bởi thời gian của học sinh có hạn với lại kinh phí cho việc ngoại khóa cũng rất lớn và vấn đề an toàn đến học sinh. Các em học sinh lớp 10 là lớp đầu cấp chưa tự làm chủ bản thân mình được, ý thức và trách nhiệm chưa cao nên hình thức ngoại khóa chỉ thực hiện ở một số hình thức như giải trí địa lý (đố vui, trò chơi, ) Câu lạc bộ địa lý ở trường hoặc gần khu vực trường đóng. Còn hình thức tham quan địa lý, khảo sát địa phương ít khi được thực hiện. Mặc dầu vậy các thầy cô thừa nhận rằng hai hình thức này nếu được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả rất cao, không những cung cấp những tri thức địa lý mà còn nhằm rèn luyện kỹ năng địa lý (như địa lý quan sát, đo đạc, ) và có những thái độ đúng đắn với thực tế. 2.2. Đối với học sinh - Tăng thêm sự hiểu biết cho học sinh - rèn luyện kỹ năng địa lý. - Giải trí, kích thích hứng thú học tập - Thiết lập mối quan hệ thầy trò. Tuy nhiên, nó cũng có một số điểm hạn chế: - Tốn nhiều thời gian để tổ chức (85% cho rằng tốn thời gian) - Vấn đề kinh phí và an toàn. Do vậy mà hình thức này chưa được sử dụng rộng rãi như những hình thức dạy học khác. Song thầy cô cũng có những xu hướng mới là sẽ thực hiện hình thức dạy học này ngày càng nhiều hơn, sẽ cải tiến những khó khăn đầu để phát huy những ưu điểm, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. II. Các biện pháp tiến hành hoạt động ngoại khóa và ngoài lớp 1. Tham quan địa lý 1.1. Khái niệm về tham quan địa lý Tham quan địa lý là hình thức dạy học được tiến hành ngoài lớp (ngoài nhà trường) với cả lớp học hay chỉ với một nhóm học sinh. Nếu nội dung tham quan được ghi trong chương trình và kế hoạch giảng dạy thì nó được coi là hoạt động dạy học trong lớp (nội khóa). Còn nếu nội dung tham quan là một vấn đề không có ghi trong chương trình, kế hoạch giảng dạy, thì nó được gọi là hình thức ngoại khóa địa lý. Như vậy khác với tiết học trong lớp, tham quan thường được tiến hành ngoài trường học, trong thiên nhiên, các xí nghiệp, nhà máy sản xuất, nhà bảo tàng, khu SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT 5 triển lãm, 1.2. Tổ chức tham quan địa lý a. Lựa chọn đối tượng tham quan Tham quan địa lý có tác dụng tích cực về mặt giáo dục và trau dồi học vấn nhưng việc tổ chức tham quan không đơn giản, nó đòi hởi ngưòi giáo viên địa lý phải cân nhắc suy nghĩ khi lựa chọn đối tượng tham quan cũng như lựa chọn hình thức và phướng pháp tiến hành cũng như các khâu tổ chức. Trước hết, cần lựa chọn đúng đối tượng tham quan để từ đó xác định được nội dung cụ thể của cuộc tham quan. Đối tượng tham quan có thể là một hiện tượng, một quá trình địa lý tự nhiên hay kinh tế - xã hội có thể tham quan: Tham quan các cơ sở hành chính, y tế, kinh tế và văn hoá ở địa phương - Tham quan các di tích lịch sử và các nhà bảo tàng. - Tham quan các cơ sở sản xuất - Tham quan đồng ruộng và khu chăn nuôi. - Tham quan rừng cây (nhất là rừng nguyên sinh) - Tham quan các dạng địa hình phổ biến trên mặt đất: núi, thung lũng, suối, sông, hồ, đầm, đồng bằng, cao nguyên, miền núi, Đối tượng tham quan phải có nội dung liên quan đến nội dung của chương trình học tập địa lý trong nhà trường. Đối tượng phải đảm bảo được những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức tham quan (như thời gian, địa điểm, thời tiết, kinh phí, phương tiện đi lại, ). Chính vì vậy địa điểm tham quan nên nằm gần khu vực trường đóng. Đối với cuộc tham quan trên một ngày thì ngoài những điểm cần lưu ý trên, cần tính đến nơi ăn chốn nghỉ cho học sinh. Như chúng ta đã biết lứa tuổi học sinh trung học (nhất là lớp 10), đây là lứa tuổi "học đòi làm người lớn" (theo tâm lý học lứa tuổi) các em đã hình thành, nảy nở các mối quan hệ. Ví dụ: Tham quan Đài khí tượng để chuẩn bị cho chủ đề bầu trời và trái đất. + Tham quan để tìm hiểu sâu về một chủ đề Ví dụ: Giáo viên ở vùng nông thôn có thể dẫn học sinh đến thị trấn, thành phố để có biểu tượng về đô thị, làm cơ sở để hình thành những đặc điểm của đô thị (nhà cửa, đường giao thông, cơ sở thông tin, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ và cơ sở hành chính, cơ sở thương mại) Và ngược lại, giáo viên ở thành phố lại đưa học sinh về nông thôn để nhận ra SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT 6 những đặc điểm của làng quê (đồng ruộng, công trình thủy lợi, khu chăn nuôi ) + Tham quan để kết thúc một chủ đề hoặc nhiều đề tài Hình thức tham quan này thường được các trường sử dụng vì phù hợp với điều kiện kinh tế và thời gian của nhà trường. Tùy theo số lượng học sinh tham gia, giáo viên chuẩn bị cách tổ chức phù hợp, để vừa bảo đảm kỷ luật trật tự, tránh những tai nạn có thể xảy ra, cần làm đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn. b. Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên : + Xác định mục đích tham quan + Xác định thời gian tham quan + Lộ trình và phương tiện đưa học sinh đi. + Những thông tin cần thiết đưa ra trước khi tham quan: Đặc điểm hiện tượng, nguyên lý hoạt động của máy móc, sơ đồ tổ chức của cơ quan + Các câu hỏi định hướng tham quan + Các hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm hoặc lớp. + Các hình thức thu thập thông tin: Quan sát, phởng vấn, thu thập hiện vật Và tư liệu, tranh ảnh + Giáo viên cần đến trước địa điểm tham quan để dự kiến về kế hoạch và dự kiến người hướng dẫn tham quan. + Đối với những cuộc tham quan xa giáo viên cần dự liệu cả việc ăn uống, túi thuốc cấp cứu. Quần áo và nhắc nhở nghiêm ngặt về nội quy đi đường. - Chuẩn bị của học sinh : + Tham quan cũng là cơ hội để học sinh giả định về sự thay đổi vị trí trong xã hội: Khi tham quan cơ sở sản xuất họ sẽ coi mình như một người lao động thực thụ, quan tâm đến giờ làm việc và thu nhập hàng tháng. Nếu đến một cơ quan, một cơ sở dịch vụ học sinh phải hiểu được sơ lược về hệ thống tổ chức và xem xét mặt hợp lý và chưa hợp lý về giao dịch giữa cán bộ và nhân dân Để từ đó học sinh có thể nêu ra những kiến nghị, đề nghị, phương án giải quyết + Trong quá trình tham quan, học sinh được quyền và khuyến khích các em đặt ra Câu hởi tìm hiểu sâu hơn theo định hướng của những Câu hởi giáo viên đã nêu ra trưóc khi tham quan. + Khi trả lời các Câu hởi của giáo viên học sinh có thể có nhiều hình thức trả SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT 7 lời: Trả lời bằng văn viết, văn miệng, bảng biểu, sơ đồ + Học sinh phải chuẩn bị giấy bút để ghi chép những thông tin cần thiết và nên cần cả những túi đựng các vật thu thập (như hiện vật, tài liệu, tranh ảnh ) c. Tiến hành tham quan: + Giáo viên dẫn học sinh đến địa điểm tham quan. + Nếu là cơ sổ sản xuất, tổ chức cơ quan, cơ sở dịch vụ giáo viên yêu cầu học sinh chào hỏi lễ phép khi đến và khi đi, trước lúc ra về cần biểu lộ sự cảm ơn chân thành và lịch sự. + Đặc biệt tôn trọng các quy định về giao tiếp xã hội, tiếp xức vói máy móc, hiện vật và an toàn. d. Tổng kết tham quan: Khi kết thúc tham quan phải có nhận xét, đánh giá những thu hoạch của học sinh, công việc này giáo viên có thể tiến hành theo các cách sau: + Hướng dẫn học sinh viết thu hoạch, giáo viên nhận xét, đánh giá và tổng kết. + Từng nhóm viết báo cáo trình bày dưới hình thức hội nghị, sau đó có thể tổ chức hội thảo dưới sự chủ trì của giáo viên. Song song với việc viết thu hoạch và báo cáo giáo viên có thể cho học sinh tổ chức triển lãm những mẫu vật và tài liệu thu thập được. -VÍ DỤ LÊN PHƯƠNG ÁN CHO CUỘC THAM QUAN: NỘI DUNG: THAM QUAN MỘT NHÀ MÁY XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP Buổi tham quan được thực hiện sau khi học sinh học xong chương trình địa lý công nghiệp (ở lớp 10) 1) Mục đích: Trước khi tham quan giáo viên phải xác định mục đích yêu cầu của cuộc tham quan như sau: + Ý nghĩa của nhà máy đối với sự phát triển và việc nâng cao đời sống của nhân dân địa phương, đối với sự phát triển kinh tế của vùng, toàn quốc (nếu có) + Tìm hiểu tổ chức sản xuất của nhà máy về các mặt sau: Nguồn vốn đầu tư cũng như đầu ra, đầu vào. Nhà máy bao gồm bao nhiêu cổ máy, công nhân, kỹ sư (Cán bộ) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà máy. Vấn đề đầu tư kỹ thuật cho nhà máy. SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT 8 + Tìm hiểu triển vọng của nhà máy đó. 2) Địa điểm tham quan: Nhà máy Bia Huda thành phố Hà Tĩnh (nhà máy nằm gần nơi trường đóng) 3) Thời gian : 1 buổi 4) Lộ trình: từ trường đến nhà máy Bia Huda. Phương tiện: Đi xe đạp. 5) Những thông tin cần thiết: - Nhà máy Bia là nơi hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến của thành phố. - Đến nơi đây có các guồng máy hoạt động theo một công nghệ dây chuyền, ở đây có các cán bộ cũng như công nhân đang làm việc. Vì vậy học sinh cần giữ trật tự để đảm bảo an toàn cũng như phải trang nghiêm lịch sự khi đến nhà máy. 6) Tổ chức tham quan và các câu hỏi định hướng: Lớp học dược chia thành các nhóm (tùy vào số lượng học sinh của lớp). Mỗi nhóm có một nhiệm vụ riêng. Và mời một cán bộ lãnh đạo của nhà máy báo cáo tình hình chung của nhà máy theo những nội dung mà giáo viên đã đặt vấn đề với họ chuẩn bị trước. * Nhóm I: Tình hình chung của nhà máy: - Vị trí phân bố của nhà máy . Thời gian ra đời của nhà máy; số lượng công nhân, cán bộ quản lý + kỹ sư. Gồm bao nhiêu cổ máy; Trung bình một năm xuất được bao nhiêu? * Nhóm II: Hoạt động của nhà máy: - Một công nhân làm mấy tiếng/ngày; Thu nhập một tháng/công nhân - Để hoàn thành 1 sản phẩm (1 chai bia) trải qua mấy khâu? - Hàng năm sản phẩm làm ra vượt qúa chỉ tiêu (dự định) là bao nhiêu? - Sản phẩm được tiêu dùng cho nơi nào là chủ yếu? (Thị trường tiêu thụ) * Nhóm III: Khâu quản lý của nhà máy: - Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là ở đâu? Tổng số vốn đầu tư? - Có thường xuyên tổ chức cho công nhân, hoạt động vui chơi giải trí không? - Chi phí vận chuyển sản phẩm cũng như nguyên liệu. - Sản phẩm có luôn bị hạ. giá và tồn kho không? * Nhóm IV: Các yếu tố tác động đến sự phát triển của nhà máy: SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT 9 - Quan sát toàn cảnh của nhà máy để biết được: Sân kho, bến bãi của nhà máy. - Hệ thống xử lý chất thải có được an toàn không? - Máy móc nhập từ đâu? (Thời gian cũ hay mới ) - Nguyên liệu cung cấp có luôn bị gián đoạn không? - Các nhân tố kinh tế - xã hội (như dân cư - nguồn lao động, KHKT , phương tiện giao thông, thị trường tiêu thụ sản phẩm ) - Quan sát nơi nhà máy có các loại đường giao thông nào? Vì sao chỉ có loại đường giao thông đó? Theo em, có khả năng sẽ phát triển loại đường giao thông nào? 7) Tổng kết tham quan: - Giải đáp những thắc mắc còn tồn tại của học sinh. - Cho từng nhóm viết báo cáo tổng kết qua buổi tham quan (cho chuẩn bị 2 ngày) - Giáo viên nhận xét - đánh giá và nêu kết quả thu được sau cuộc tham quan. 2. Khảo sát địa phương (KSĐP) 2.1. Quan niệm về khảo sát địa phương. Khảo sát địa phương là nội dung không thể thiếu được của dạy và học địa lý . Nó là một phần của chương trình nhưng được dạy dưới hình thức ngoài lớp. Nó không phải là những bài lên lớp có hệ thống mà chỉ là 1 hoạt động thường xuyên được thực hiện trong năm học. Nó khác với nội dung địa lý địa phương ở chỗ: Địa lý địa phương phải được dạy thành bài, có hệ thống dưới hình thức nội khóa trên lớp, giống như các phần khác trong chương trình. Công tác KSĐP được sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên cần đề ra những vấn đề khảo sát đồng thời là người tổ chức và trực tiếp hướng dẫn học sinh thực hiệ. Kết quả đạt được trong KSĐP phụ thuộc rất nhiều vào trình độ hiểu biết địa phương của giáo viên, vào khả năng hướng dẫn, động viên làm cho học sinh thích thú với công tác này. 2.2. Hình thức tiến hành KSĐP. Nói chung bất kể một hình thức dạy học nào giáo viên cũng phải là người hướng dẫn, điều khiển quá trình hoạt động của học sinh, ở hình thức này cũng vậy giáo viên tổ chức các buổi khảo sát tập trung cho tất cả các học sinh. Có thể giao đề tài khảo sát cho học sinh như những bài tập dài hạn. Sau đó có thể để cho học sinh tự tổ chức làm theo nhóm hoặc theo một tổ trong một thời gian nhất định. Nhưng trong quá trình thực hiện giáo viên hướng dẫn và gợi ý. Hình thức này chỉ nên làm một năm 2 lần. Giáo [...]... Có nê tổ chức ngoại khóa một cách thường xuyên không? Tại sao? 23 SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT Hà Tĩnh, ngày tháng năm 201 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH (VỀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI LỚP ĐỊA LÝ Ở THPT) Trường: Lớp: Họ và tên học sinh: Xin các bạn vui lòng đánh dấu (x) vào những Câu mình lựa chọn đúng nhất Chân thành cám ơn 1 Bạn có thích môn địa lý không?... đổi thực trạng môn Địa lý hiện nay Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 3 năm 2014 21 SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 A.V Daxixki (trích dịch) – Phương pháp giảng dạy địa lý – NXB GD, 1975 2 Nguyễn Dược (chủ biên) – Lý luân dạy học địa lý – ĐHSP Hà Nội I – 1991 3 Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc – Lý luận dạy học địa lý phần đại cương... thức: tổ chức câu lạc bộ địa lý * Tổ chức Câu lạc bộ địa lý (CLB) Đây là một hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa có thể nói đây là một hình thức tương đối đơn giản Câu lạc bộ địa lý thường có hoạt động định kỳ, mỗi tháng 1 lần cho toàn trường hoặc cho từng khối lớp Ở đây nên hoạt động cho từng khối lớp, vì những hoạt động đó thích hợp với những đối tượng học sinh cùng lứa tuổi và cùng trình độ Hoạt động. .. được lòng say mê học tập bộ môn của học sinh Chính về thế hoạt động ngoại khóa cũng được coi là một biện pháp hướng nghiệp có hiệu quả b, Các nguyên tắc hoạt động của ngoại khóa: + Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa phải phù hợp vói hoàn cảnh học tập của học sinh, với điều kiện vật chất và thời gian cho phép 10 SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT + Nội dung ngoại khóa... luận - Lưu ý cần phải có một kinh phí để làm giải thưởng, nhằm khuyến khích học sinh 11 SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT Giáo án thực nghiệm: CLB Địa lý NỘI DUNG THỰC HIỆN HỘI THI THANH NIÊN VỚI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG TRƯỜNG THPT TỔ CHỨC HỘI THI NHÓM: ĐỊA - QUỐC PHÒNG - LỊCH SỬ “THANH NIÊN VỚI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG” 1 Thời gian: 1 buổi 2 Địa điểm: Sân trường (hoặc... trên biển ? Đáp án: tràn dầu trên biển Câu 2: Kể tên một số hòn đảo mang tên một loài động vật trong vùng biển nước ta Đáp án: Đảo chim (Quảng Trạch - Quảng Nình), đảo yến (Nha Trang - Khánh Hòa), Đảo khỉ (Nha Trang - Cần Thơ - Quảng Ninh), Đảo Sơn Ca, Đảo Én, 16 SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT Câu 3: Một hoạt động lễ hội rất được ngư dân Việt Nam coi trọng, đó... SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC NGOÀI LỚP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ THPT Trường: Họ và tên giáo viên: Tuổi nghề: Kính mong thầy cô giáo đánh dấu (x) vào các ô thích hợp trong các Câu sau Xin chân thành cảm ơn 1 Ở trường phổ thông hiện nay tình hinh sử dụng hình thức dạy học ngoài. .. lạc bộ địa lý 17 Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT SKKN: III KẾT QUẢ ĐỀ TÀI: Từ thực tế thưc hiện đề tài, chúng tôi đã khẳng định được tính khả thi và hiệu quả chất lượng đề tài Đề tài thu được kết quả như sau: 1 Về mặt định tính: Thực hiện đề tài này, trong thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy rằng, điều dễ nhận thấy nhất là việc tổ chức dạy học ngoại khóa và ngoài lớp mà... tòi, mở rộng hiểu biết về các vốn địa lý địa phương - Tạo bầu không khí nhẹ nhàng, cởi mở trong giờ học nhưng đồng thời rèn luyện tính kỷ cương, nề nếp học tập nghiêm túc cho học sinh * Đối với học sinh: - Nắm vững những quy trình thực hiện mà giáo viên yêu cầu, phát huy tính tích 20 SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT cực, tự giác, lý thuyết gắn liền với thực tiễn... khóa + Hoạt động ngoại khóa cũng cần thực hiện có nề nếp, đề cao tinh thần kỷ luật + Hoạt động ngoại khóa cần biết tranh thủ được sự giúp đỡ của các ngành có liên quan 3.2 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về địa lý Trong hoàn cảnh thực tế của nhà trưởng phổ thông hiện nay, hoạt động ngọai khóa có thể được tiến hành với các hình thức sau: Tổ chức câu lạc bộ địa lý ,tổ chức triển lảm, tổ chức . SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT 3 B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG DẠY ĐỊA LÝ NGOÀI LỚP VÀ NGOẠI. TÀI Nghiên cứu một số hình thức hoạt động dạy học ngoài. Đề tài chỉ đi sâu một số tổ chức hoạt động ngoài lớp trong chương trình địa lý THPT như Câu lạc bộ địa lý, tham quan địa lý. IV. PHƯƠNG. việc tổ chức dạy học ngoại khoá, ngoài lớp có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn thực hiện đề tài Cách tổ chức một số hoạt SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài

Ngày đăng: 10/04/2015, 21:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • bookmark1

  • bookmark8

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan