TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

22 604 0
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI CNDCND LÀO 8 1.1. Đạo luật liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của Ngân hàng 9 1.1.1. Pháp luật về đầu tư 9 1.1.2. Pháp luật về ngân hàng 13 1.1.3 Các hiệp định thương mại liên quan giữa Lào và Việt Nam 16 1.2. Quy đinh pháp luật về các loại hình Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại CHDCND Lào 20 1.2.1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 22 1.2.2. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh 26 1.2.3. Văn phòng đại diện 29 Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nước ngoài tại CHDCND Lào 32 2.1 Áp dụng pháp luật về thành lập chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại CHDCND Lào 32 2.1.1 Nhận xét chung 34 2.1.2 Vấn đề áp dụng pháp luật trong quá trình thành lập chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại CHDCND Lào 38 2.2. Áp dụng pháp luật trong hoạt động của Ngân hàng nước ngoài tại CHDCND Lào 65 Chương 3. Kiến nghị các giải pháp cho Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại CHDCND Lào 74 3.1. Một số khó khăn trong tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài 74 3.2. Một số giải pháp trong việc tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại CHDCND Lào 77 3.2.1. Tận dụng cơ hội bằng điểm mạnh hiện tại của Ngân hàng 80 1 nước ngoài 3.2.2. Một số giải pháp đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam khi đầu tư vào CHDCND Lào 84 3.2.3 Các giải pháp cụ thể 87 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 MỞ ĐẦU Lào là quốc gia có nhiều tiềm năng về khoáng sản, thủy điện, nông - lâm nghiệp, nguồn lao động, đồng thời là cửa ngõ quan trọng để thâm nhập vào thị trường lớn của tiểu vùng châu Á với khoảng 150 triệu dân gồm các nước Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Trung Quốc (tỉnh 2 Vân Nam)… Cũng như một số nước đang phát triển trong khu vực, nền kinh tế Lào xuất phát điểm thấp nên đang cần nguồn lực rất lớn để phát triển. Trong khi đó, thị trường tài chính Lào còn rất đơn sơ, thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động (mới khai trương vào 10/10/2010), nên Chính phủ Lào rất hoan nghênh sự đầu tư của doanh nghiệp các nước vào thị trường Lào. Tại Hội nghị hợp tác đầu tư Việt - Lào diễn ra (2011), dưới sự đồng chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng nước chủ nhà Thongsing Thammavong, Sáu dự án với tổng vốn đầu tư 410 triệu USD đã được cấp phép. Có thể nói việc hợp tác giữa hai quốc gia góp phần mở ra một hướng đi mới cho các Doanh nghiệp Việt Nam để đầu tư vào môi trường mới. Xuất phát từ tầm quan trọng của tìm hiểu pháp luật Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào để thành lập Ngân hàng; xuất phát từ tính cấp thiết phải làm rõ các quy định của pháp luật về mặt nội dung cũng như thủ tục thành lập; với mong muốn tìm hiểu, phân tích thực trạng và góp ý những bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng khi tham gia vào thị trường đầy tiềm năng tại Lào; tác giả chọn đề tài “Về việc thành lập và hoạt động của Ngân hàng nước ngoài tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình Chương 1 TỔNG QUẢN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI CHDCND LÀO 3 1.1. Pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ngân hàng 1.1.1. Pháp luật về đầu tư Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên của CHDCND Lào được ban hành ngày 19/4/1988, đã được thay thế bằng Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài được Quốc Hội thông qua ngày 14/3/1994, có hiệu lực tháng 6/1994. Luật này chỉ điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài. Theo Điều 1 Luật này, nước CHDCND Lào khuyến khích tư nhân và pháp nhân nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, tuân theo pháp luật của CHDCND Lào. Tư nhân và pháp nhân trên gọi là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động đầu tư trong mọi ngành kinh tế được Nhà nước cho phép đầu tư tại Lào bao gồm kinh doanh mở nhưng phải có điều kiện thông qua Uỷ ban quản lý đầu tư nước ngoài (FIMC), còn những ngành nghề kinh doanh dành cho công dân Lào thì trong một số trường hợp, Uỷ ban quản lý đầu tư nước ngoài sẽ xem xét giải quyết nếu thấy sự cần thiết. Còn theo Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại nước CHDCND Lào sửa đổi năm 2004, số 11/QH Thủ đô Viêng Chăn ngày 22/10/2004, Đầu tư nước ngoài được quy định như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nghĩa là thu hút vốn gồm có tài sản, công nghệ và nhân lực của nước ngoài vào CHDCND Lào với mục đích kinh doanh”. Các quan điểm và định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài được đưa ra tuỳ theo góc độ nhìn nhận của các nhà kinh tế, rát phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, dù được định nghĩa như thế nào thì bản chất của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư. Qua đó, chúng ta có thể rút ra một định nghĩa chung nhất như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư. Trong đó nhà đầu tư nước ngoài có thể thiết lập quyền sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền 4 quản lý, điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư đó trên cơ sở tuân theo quy định của Luật ĐTNN của nước đó. 1.1.2. Pháp luật về ngân hàng Luật Ngân hàng thương mại được Quốc hội Lào phê chuẩn vào ngày 26/12/2006 với những điều khoản chung về thành lập, cơ cấu hoạt động; cơ cấu tổ chức và nhân sự; các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng; điều kiện quy chế kinh doanh; Quản lý, thanh tra Ngân hàng; Khôi phục và phá sản Điều 2 về “Ngân hàng Thương mại” Luật Ngân hàng thương mại năm 2006 quy định “Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp được thành lập theo bộ luật này với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi để cung ứng tín dụng, mua – bán ngoại hối, cung ứng dịch vụ thanh toán và đầu tư”. Với hoạt động huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi, ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cùng với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp. Còn hoạt động cấp tín dụng, ngân hàng sẽ cung ứng nguồn tiền tệ huy động được vào đúng tay những nhà doanh nghiệp cần vốn, góp phần không nhỏ tăng hiệu quả của đồng vốn trên thị trường. Thêm vào đó với hoạt động cung ứng các dịch vụ thanh toán, ngân hàng sẽ trực tiếp tạo điều kiện cho người sử dụng vốn quay vòng một cách nhanh chóng và hiệu quả. 1.1.3. Các hiệp định thương mại liên quan giữa Lào và Việt Nam Trong thương mại, Việt Nam và Lào cũng đã có mối quan hệ từ xa xưa, ban đầu chủ yếu là thông qua việc giao thương, trao đổi hàng hoá của cư dân vùng biên giới hai nước. Mối quan hệ này được xác lập chính thức thông qua con đường Nhà nước từ khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Vương quốc Lào ký Hiệp định Thương mại ngày 5 13/7/1961. Đây là bước đi đầu tiên và tạo cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển. Tháng 2/1991, Hiệp định Thương mại thời kỳ 1991 - 1995 được ký giữa hai Chính phủ, hai bên thoả thuận chấm dứt hình thức ký Nghị đinh như trao đổi hàng hoá hàng năm, xoá bỏ tình trạng bao cấp của Nhà nước, tạo ra một thời kỳ mới trong quan hệ thương mại hai nước Việt Nam – Lào. Hiệp định Thương mại trong thời kỳ này cho phép mở rộng đối trong trao đổi, không hạn chế các tổ chức, cá nhân tham gia trao đổi làng hóa và dịch vụ, không hạn chế kim ngạch trao đổi, mở rộng danh mục trao đổi từ các mặt hàng cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu, góp phần làm phong phú, đa dạng các mặt hàng trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp của hai nước. Ngoài ra, Hiệp định thương mại được ký vào ngày 09/3/1998 đang có hiệu lực một lần nữa khẳng định mong muốn củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước một cách ổn định và lâu dài. Về lĩnh vực đầu tư và bảo hộ đầu tư thì đến ngày 14/01/1996, tại Viengchan, các bên đã ký Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với mong muốn mở rộng và tăng cường hợp tác lâu dài về kinh tế, công nghiệp và đặc biệt là tạo những điều kiện thuận lợi cho đầu tư của các nhà đầu tư của Bên ký kết tại lãnh thổ của Bên ký kết còn lại. Ngày 19/12/2012 hai bên đã thoả thuận một Nghị định thư về sửa đổi Hiệp định này, nhằm đưa ra các quy định hợp lý hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cũng như hoạt động. 1.2. Quy định pháp luật về các loại hình Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại CHDCND Lào 1.2.1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài Điều 35 về “Chi nhánh của công ty cổ phần”, Luật doanh nghiệp Lào năm 2005 đã quy định “Công ty cổ phần nước ngoài có ý định thành 6 lập chi nhánh tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào phải đăng ký doanh nghiệp như quy định trong Luật này”. Theo đó, việc đăng ký doanh nghiệp được cụ thể hoá tại Chương II của Luật này. Ngoài ra, Khoản 18, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Ngân hàng thương mại lào năm 2006 quy định “Chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài” là một bộ phận Ngân hàng thương mại nước ngoài được cấp phép tiến hành kinh doanh ngân hàng tại CHDCND Lào theo pháp luật nước CHDCND Lào. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, cơ bản nêu ra các dẫn chiếu của pháp luật Lào về việc thành lập cũng như các hoạt động của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 1.2.2. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh Theo luật về khuyến khích ĐTNN tại CHDCND Lào doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp của người nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào. Sự thành lập doanh nghiệp có thể thành lập pháp nhân mới hoặc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài. Theo Điều 25 về “Vốn đăng ký”, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài có quy định “Vốn đăng ký của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tối thiểu phải bằng 30% tổng vốn hoạt động”. Trong toàn bộ thời gian hoạt động, giá trị tài sản của doanh nghiệp không được nhỏ hơn vốn đăng ký. Ưu điểm của quy định này là Hình thức vốn sẽ đảm bảo tính độc lập tự chủ của nhà đầu tư. Không có quy định không bị lệ thuộc, chia sẻ quyền lợi với một bên nào khác, do đó dự án được triển khai nhanh, hoạt động có hiệu quả, nhanh thu hồi vốn và có lãi. Đây là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốn, nước sở tại không phải bỏ vốn, không tham gia trực tiếp quản lý mà NSNN vẫn có được nguồn thu từ hoạt động của doanh nghiệp này đồng thời giải quyết được việc làm cho người lao động. 7 Tuy nhiên nhược điểm của vấn đề này cũng có những điểm như Đối với nước đầu tư thì lĩnh vực kinh doanh bị hạn chế hơn do nước sở tại không cho phép và nếu nhà đầu tư không hiểu rõ về chính sách – pháp luật, văn hoá, chính trị, nguồn lao động, thị trường của nước sở tại thì rất dễ bị thiệt hại, gặp nhiều trắc trở trong kinh doanh. Ngoài ra, Đối với nước nhận đầu tư: Sẽ phải đối phó với một những hiện tượng tiêu cực do nhà đầu tư nước ngoài mang lại, một số ngành nghề, lĩnh vực bị chi phối vì mục tiêu của nhà đầu tư là lợi nhuận tối đa. 1.2.3. Văn phòng đại diện Điều 32 về “Điều kiện thành lập công ty trực thuộc, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp và văn phòng đại diện” Luật Ngân hàng thương mại năm 2006 có quy định “Ngân hàng thương mại có mục đích thành lập công ty trực thuộc, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp và văn phòng đại diện phải đảm bảo những điều kiện sau: 1. Bộ máy quản lý điều hành hoạt động, hệ thống thanh tra, kiểm toán sổ sách nội bộ có hiệu quả; 2. Hệ thống nhận – truyền thông tin có thể đáp ứng cho công tác quản lý hiệu quả; 3. Thực hiện điều lệ bảo vệ sự ổn định Ngân hàng Thương mại.” Ngoài ra, Ngân hàng nước ngoài muốn thành lập văn phòng đại diện phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào, luật khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào. Điều kiện thành lập, bổ sung hồ sơ, đơn xin thành lập công ty trực thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện được quy định trong từng trường hợp riêng. Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI CHDCND LÀO 8 2.1. Áp dụng pháp luật về việc thành lập của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại CHDCND Lào 2.1.1 Nhận xét chung Đối với doanh nghiệp thì việc đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc này còn giúp các doanh nghiệp tăng nội lực kinh doanh: tích luỹ kinh nghiệm trên thương trường quốc tế; học hỏi tiếp thu công nghệ và bí quyết công nghệ; sử dụng đội ngũ quản lý và khoa học kỹ thuật bản xứ… Có thể thấy, hoạt động đầu tư ra nước ngoài thể hiện mối quan hệ hữu cơ ”Ích nước, lợi cho nhà đầu tư”, cho nên cần có những giải pháp mang tính chủ động làm cho hoạt động này phát triển có hiệu quả, và làm giảm tác động hạn chế như sau của hoạt động đầu tư ra nước ngoài như làm phân tán nguồn lực về tài chính, về con người, làm giảm bớt khả năng tạo việc làm ở trong nước. 2.1.2 Vấn đề áp dụng pháp luật trong quá trình thành lập chi nhánh của Ngân hàng nước ngoài tại CHDCND Lào Tại Điều 30 về “Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, hiện diện thương mại”, Luật các TCTD năm 2010 có quy định “Tuỳ theo loại hình hoạt động, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, tổ chức tín dụng được thành lập: Chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác ở nước ngoài”. Chủ quản là Ngân hàng nhà nước cũng đưa ra quy định cụ thể về những điều kiện tiên quyết tại Điều 8 về “Điều kiện mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài” Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 09-9- 2013 của Ngân hàng nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại. Cụ thể, Ngân hàng thương mại được mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1. Điều kiện tiên quyết của phía Ngân hàng thương mại là “Có thời gian hoạt động tối thiểu là năm năm;hoạt động kinh doanh có lãi ba năm liền kề trước năm đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện; đảm bảo các tỷ 9 lệ an toàn; phân loại nợ, trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ dưới 3% tại thời điểm đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài;Có bộ máy quản trị, điều hành và kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu quả; Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định của NNHNN; Có hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý trực tuyến của ngân hàng thương mại; chấp hành đúng chế độ báo cáo thống kê theo quy định của NHNN”. 2. Điều kiện đủ của phía Ngân hàng thương mại là “Có các văn bản nội bộ quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng quy định pháp luật của nước sở tại; Không bị Thanh tra Ngân hàng xử phạt hành chính tổng cộng từ ba mươi triệu đồng trở lên trong thời gian một năm tính đến thời điểm đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài; Cơ quan thanh tra, giám sát của nước sở tại nơi mở chi nhánh, văn phòng đại diện có thoả thuận hợp tác thanh tra, giám sát với cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam.” 3. Điều kiện về năng lực của Ngân hàng thương mại là “Có tổng tài sản Có đạt 100.000 tỷ Đồng Việt Nam trở lên theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị”. Ngoài ra hồ sơ, trình tự mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài cũng được quy định tại Điều 12 về “Hồ sơ đề nghị chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh, phòng giao dịch ở trong nước; chấp thuận thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài”, Thông tư 21/2013/TT-NHNN. Áp dụng pháp luật CHDCND Lào a) Quy định về hình thức đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 10 [...]... Ngân hàng nước ngoài tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Theo quy định tại Điều 40 về “Các hoạt động của Ngân hàng Thương mại” Luật Ngân hàng thương mại Lào năm 2006 đã có quy định hai lĩnh vực hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại bao gồm hoạt động ngân hàng và hoạt động tài chính Ngoài ra cụ thể 02 hoạt động này tại Điều 41 và 42 của Luật này Hoạt động ngân hàng gồm: 1 Nhận gửi các loại tiền như:... hàng tại Lào Việc thành lập được quy định khá chi tiết tại Chương II Thành lập và cơ cấu ngân hàng Luật Ngân hàng thương mại Lào năm 2006 Cá nhân và tổ chức có mục đích thành lập Ngân hàng thương mại phải trình đơn lên Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào Hồ sơ xin thành lập bao gồm: 1 Kế hoạch hoạt động và sơ đồ tổ chức Ngân hàng Thương mại; 2 Giấy chứng nhận khả năng tài chính và thông tin cần thiết về. .. khăn trong việc tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài Do việc áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, mở chi nhánh và các điểm giao dịch, dỡ bỏ dần hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND và khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng nên hoạt động của các ngân hàng nước ngoài ngày càng sôi động Theo... thương hiệu tại nước sở tại, mạng lưới chi nhánh còn hạn chế, chi phí cao, thiếu thông tin về tình hình thị trường tài 15 chính ngân hàng của nước sở tại, các quy định pháp lý về việc thành lập và mở văn phòng đại diện, chi nhánh hay ngân hàng con tại nước sở tại Tại Cộng hoà Séc, thông tin thị trường và các quy định pháp luật của nước sở tại thường không đầy đủ và nếu có thì bằng tiếng Séc Ngoài ra,... văn phòng đại diện tại Cộng hoà Séc, khai trương hoạt 16 động vào ngày 07-11-2012 với chức năng là đại diện của BIDV trong các mối quan hệ tại các nước sở tại; kết nối khách hàng, nghiên cứu thị trường, xây dựng hình ảnh của BIDV tại Cộng hoà Séc 3.2 Một số giải pháp trong việc tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại CHDCND Lào 3.2.1 Tận dụng cơ hội bằng các điểm mạnh hiện tại của. .. định ngân hàng nhà nước Lào đề ra Về khả năng sinh lợi của các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Lào, nhìn chung, cao hơn so với các ngân hàng trong nước do các ngân hàng này sử dụng vốn được cấp và vốn vay tương đối hiệu quả, mức rủi ro thấp Bên cạnh đó, các ngân hàng này còn có nguồn thu đáng kể từ các hoạt động phi tín dụng, mảng hoạt động còn yếu của các ngân hàng Việt Nam hiện nay; Về lĩnh vực Tín... nước ngoài của CHDCND Lào, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào CHDCND Lào theo 2 hình thức sau: liên doanh với một hoặc nhiều nhà đầu tư Lào; doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Theo Điều 5 Luật này, liên doanh là đầu tư nước ngoài được thành lập và đăng ký theo pháp luật của CHDCND Lào, trong đó cùng sở hữu và kinh doanh với một hoặc nhiều nhà đầu tư Lào Việc điều hành tổ chức và hoạt động. .. tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán; cho vay đối với cá nhân và doanh nghiệp; hoạt động thanh toán; hoạt động mua bán ngoại tệ; kinh doanh thẻ Vào tháng 6, chi nhánh Vietinbank tại Frankfurt đã được NHNN Việt Nam chấp thuận và Bộ kế hoạch và đầu tư cấp phép thành lập ngân hàng con với tên mới là Ngân hàng TNHH Công thương Việt Nam (Châu Âu) Tại Cộng hoà Séc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt... sơ năng lực hoạt động kinh doanh và chuyên môn của người điều hành trong thời gian 5 năm; 4 Danh sách cổ đông và tỉ lệ góp vốn; 5 Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng qua Internet phải thực hiện theo quy định tại điều 59 và 60 của Luật Ngân hàng thương mại Lào; Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào sẽ cấp giấy phép thành lập trong thời gian 10 ngày hành chính kể từ ngày người trình đơn hoàn thành các điều... hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nữa, mà thay vào đó sẽ tập trung đầu tư trong nước, khả năng xuất khẩu , khả năng nhập khẩu cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp 19 Thay đổi tư duy về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng: Nhà nước ở đây cụ thể hơn là Ngân hàng Nhà nước cần phải coi hoạt động này là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng không kém gì hoạt động thu . Về việc thành lập và hoạt động của Ngân hàng nước ngoài tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình Chương 1 TỔNG QUẢN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT. pháp luật trong hoạt động của Ngân hàng nước ngoài tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Theo quy định tại Điều 40 về “Các hoạt động của Ngân hàng Thương mại” Luật Ngân hàng thương mại Lào năm 2006. TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI CHDCND LÀO 8 2.1. Áp dụng pháp luật về việc thành lập của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại CHDCND Lào 2.1.1 Nhận xét

Ngày đăng: 10/04/2015, 18:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan