TÌM HIỂU ONTOLOGY VÀ CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG

36 615 1
TÌM HIỂU ONTOLOGY VÀ CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG ________________ BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU ONTOLOGY VÀ CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Văn Nhơn Học viên thực hiện: Lƣơng Trí Quân MSHV: CH1101125 TP. HCM, năm 2012 Bài thu hoạch môn học: Biểu diễn tri thức và ứng dụng Lương Trí Quân – Lớp Cao Học CNTT K6 Trang 2 MỤC LỤC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG 1 LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIỂU DIỄN TRI THỨC 5 I. CÁC LOẠI TRI THỨC: 5 II. MỘT SỐ KỸ THUẬT BIỂU DIỄN TRI THỨC PHỔ BIẾN 5 1. Bộ 3 đối tƣợng - thuộc tính - giá trị 5 2. Các luật dẫn 6 3. Mạng ngữ nghĩa 6 4. Frame 6 5. Logic 6 CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ ONTOLOGY 7 I. TỔNG QUAN VỀ ONTOLOGY 7 II. ĐẶC ĐIỂM ONTOLOGY 8 III. VÒNG ĐỜI CỦA ONTOLOGY 9 IV. YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG ONTOLOGY 9 V. CÁC THÀNH PHẦN CỦA ONTOLOGY 10 VI. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ONTOLOGY 11 VII. WEB NGỮ NGHĨA 13 1. Web ngữ nghĩa là gì? 13 2. Kiến trúc web ngữ nghĩa 14 Bài thu hoạch môn học: Biểu diễn tri thức và ứng dụng Lương Trí Quân – Lớp Cao Học CNTT K6 Trang 3 3. Nội dung web ngữ nghĩa 17 VIII. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA RDF/RDFS 18 IX. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ OWL 19 1. Khái niệm OWL 19 2. Các phiên bản của OWL: 20 3. Mối liên hệ giữa các ngôn ngữ con của OWL 21 4. Cấu trúc của OWL 21 a. Namespace 21 b. Ontology headers 21 c. Các phần tử cơ bản 22 d. Định nghĩa thuộc tính đơn giản 24 e. Các đặc tính của một thuộc tính 24 X. CÔNG CỤ HỖ TRỢ ONTOLOGY 27 1. Công cụ PROTÉGÉ và bộ lập luận RACER 27 2. Pellet OWL Reasoner 29 a. Giới thiệu về Pellet 29 b. Các tính năng của Pellet 29 c. Kiến trúc Pellet 31 3. Eclipse Plugin Framework 32 a. Eclipse Plugin 32 b. AST Parser 34 Bài thu hoạch môn học: Biểu diễn tri thức và ứng dụng Lương Trí Quân – Lớp Cao Học CNTT K6 Trang 4 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, tin học đã len lõi vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, hỗ trợ một cách tích cực các hoạt động của con người. Trong tình hình hiện nay tri thức rất quan trọng đối với mọi người, bài toán hiện nay đối với các nhà khoa học máy tính là làm thế nào để biểu diễn tri thức vào máy tính một cách hiệu quả và tối ưu nhất mà không đánh mất đi tính đúng đắn của tri thức đồng thời internet đã và đang là nguồn kiến thức vô tận mang lại nhiều lợi ích cho con người. Sự phát triển mạnh mẽ của nó kéo theo việc những kiến thức trong ngành công nghệ thông tin tăng lên nhanh chóng làm cho việc tra cứu kiến thức cần thiết trở nên khó khăn hơn. Với các công cụ tìm kiếm hiện nay như Google, Yahoo… chỉ giúp người dùng tìm được những tài liệu có chứa từ khóa. Từ đây người dùng phải tốn thời gian và công sức vào từng tài liệu để tìm được đúng thông tin mình cần mà có khi không tìm thấy hoặc tìm thấy thông tin sai lệch. Vấn đề đặt ra là làm sao để có được một công cụ tìm kiếm theo ngữ nghĩa, hiểu được và trả lời câu hỏi của người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên một cách thân thiện. Đặc biệt có thể tìm kiếm bằng tiếng Việt, nhu cầu mà hầu như rất ít công cụ hỗ trợ và kết quả còn hạn chế. Do đó, Ontology là một giải pháp biểu diễn tri thức và chia sẻ thông tin mà cả hệ thống và con người có thể hiểu được. Ontology chứa những đặc tả rõ ràng các khái niệm về một lĩnh vực và quan hệ giữa các khái niệm đó. Nó được sử dụng trong trí tuệ nhân tạo, công nghệ Web ngữ nghĩa (Semantic Web), các hệ thống kỹ thuật, kỹ thuật phần mềm, sinh tin học và kiến trúc thông tin như là một hình thức biểu diễn tri thức về thế giới hoặc một số lĩnh vực cụ thể . Bài thu hoạch này, trình bày tóm tắt lại các phương pháp biểu diễn tri thức theo lối truyền thống đồng thời tập trung vào việc tìm hiểu ontology, web ngữ nghĩa (Semantic Web) và các công cụ hỗ trợ phát triển ontology đây là một phương pháp tiếp cận mới để biểu diễn tri thức. Bài thu hoạch môn học: Biểu diễn tri thức và ứng dụng Lương Trí Quân – Lớp Cao Học CNTT K6 Trang 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIỂU DIỄN TRI THỨC I. Các loại tri thức: Dựa vào cách thức con người giải quyết vấn đề , các nhà nghiên cứu đã xây dựng các kỹ thuật để biểu diễn các dạng tri thức khác nhau trên máy tính. Mặc dù vậy, không một kỹ thuật riêng lẻ nào có thể giải thích đầy đủ cơ chế tổ chức tri thức trong các chương trình máy tính. Để giải quyết vấn đề chúng ta chỉ chọn dạng biễu diễn nào thích hợp nhất. Sau đây là các dạng biểu diễn tri thức thường gặp  Tri thức thủ tục: mô tả cách thức giải quyết một vấn đề . Loại tri thức này đưa ra giải pháp để thực hiện một công việc nào đó. Các dạng tri thức thủ tục tiêu biểu thường là các luật , chiến lược , lịch trình và thủ tục .  Tri thức khai báo : cho biết một vấn đề được thấy như thế nào . Loại tri thức này bao gồm các phát biểu đơn giản , dưới dạng các khẳng định logic đúng hay sai. Tri thức khai báo cũng có thể là một danh sách các khẳng định nhằm mô tả đầy đủ hơn về đối tượng hay một khái niệm, khái niệm nào đó.  Tri thức heuristic: mô tả các “mẹo” để dẫn dắt tiến trình lập luận. Tri thức heuristic còn được gọi là tri thức nông cạn do không bảo đảm hoàn toàn chính xác về kết quả giải quyết vấn đề . Các chuyên gia thường dùng các tri thức khoa học như sự kiện, luật,… sau đó chúng chuyển thành các tri thức heuristic để thuận tiện hơn trong việc giải quyết một số bài toán .  Tri thức có cấu trúc: mô tả tri thức theo cấu trúc. Loại tri thức này mô tả mô hình quan hệ hệ thống theo quan điểm của chuyên gia, bao gồm khái niệm , khái niệm con , và các đối tượng, diễn tả chức năng và môi liên hệ giữa các tri thức dựa theo cấu trúc xác định. II. Một số kỹ thuật biểu diễn tri thức phổ biến 1. Bộ 3 đối tƣợng - thuộc tính - giá trị Cơ chế tổ chức nhận thức của con người thường được xây dựng dựa trên các sự kiện (fact), xem như các đơn vị cơ bản nhất . Một sự kiện là một dạng khai báo tri thức . Nó cung cấp một số hiểu biết về một biến cố hay một vấn đề nào đó. Một sự kiện có thể được dùng để xác nhận giá trị của một thuộc tính xác định của một vài đối tượng. Ví dụ: mệnh đề “quả bóng màu đỏ” xác nhận giá trị “đỏ” là một thuộc tính màu của đối tượng “quả bóng”. Một <O,A,V> là một mệnh đề phức tạp . Nó chia một phát biểu cho trước thành 3 phần riêng biệt: đối tượng, giá trị, thuộc tính. Một đối tượng có thể có nhiều thuộc tính với nhiều giá trị khác nhau(đơn trị, hay đa trị). Bài thu hoạch môn học: Biểu diễn tri thức và ứng dụng Lương Trí Quân – Lớp Cao Học CNTT K6 Trang 6 2. Các luật dẫn Luật là cấu trúc tri thức dùng để liên kết thông tin đã biết với các thông tin khác giúp đưa ra các suy luận, kết luận từ những thông tin đã biết. Trong hệ thống dựa trên các luật người ta thu thập các tri thức lĩnh vực trong một tập và lưu chúng trong cơ sở tri thức của hệ thống. Hệ thống dùng các luật này cùng với các thông tin trong bộ nhớ để giải bài toán. Việc xử lý các luật trong hệ thống dựa trên các luật được quản lý bằng một module gọi là bộ suy diễn. 3. Mạng ngữ nghĩa Mạng ngữ nghĩa là một phương pháp biểu diễn tri thức dùng đồ thị trong đó nút biểu diễn đối tượng và cung biểu diễn quan hệ giữa các đối tượng . 4. Frame Một trong những cách biểu diễn tri thức nữa là frame, phát triển dựa trên khái niệm lược đồ. Một lược đồ được coi là khối tri thức điển hình về khái niệm hay đối tượng nào đó, và gồm cả giá tri thức thủ tục lẫn tri thức mô tả. Frame là một cấu trúc dữ liệu để thể hiện tri thức đa dạng về khái niệm hay đối tượng nào đó. Nó có hình thức như một bảng mẫu. Cấu trúc cơ bản của nó có tên là đối tượng được thể hiện trong frame, có các trường thuộc tính của đối tượng. Mỗi thuộc tính có một ngăn để nhập dữ liệu riêng. Các thuộc tính và giá trị thuộc tính tạo nên danh sách các mệnh đề O-A-V, cho phép thể hiện đầy đủ về đối tượng. 5. Logic Đây là dạng biểu diễn tri thức cổ điển nhất trong máy tính, với 2 dạng phổ biến là logic mệnh đề và logic vị từ. Bài thu hoạch môn học: Biểu diễn tri thức và ứng dụng Lương Trí Quân – Lớp Cao Học CNTT K6 Trang 7 CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ ONTOLOGY I. Tổng quan về Ontology Ontology là một khái niệm được bắt nguồn từ triết học và được miêu tả trong (Kivela and Hyvonen,2002) và (Smith and Welty, 2001) nó được nghiên cứu và phát triển bởi các nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo để mô tả một cách hình thức một miền lĩnh vực nào đó. Có nhiều khái niệm về ontology đã được đưa ra và một trong những định nghĩa cơ bản được đưa ra bởi Gruber vào năm 1993, theo đó ontology “là quá trình chi tiết hóa các mức khái niệm; hay nói cách khác ontology bao gồm các khái niệm trong một mô hình miền lĩnh vực nào đó mà các khái niệm đó được mô tả một cách chi tiết” [Gruber,1993]. Sau đó vào năm 1997, Borst đã đưa ra định nghĩa ontology “là sự chi tiết hóa một cách hình thức các khái niệm có thể chia sẻ với nhau, quan hệ với nhau”[Borst,1997]. Dựa trên hai định nghĩa này, ta có định nghĩa tổng quát về ontology như sau: “Ontology là một tập các khái niệm và quan hệ giữa các khái niệm được định nghĩa cho một lĩnh vực nào đó nhằm vào việc biểu diễn và trao đổi thông tin để con người và máy tính có thể hiểu được”. Tổ chức W3C đã đề ra một ngôn ngữ ontology trên Web (OWL: Web Ontology Language) để xây dựng Sematic Web dựa trên nền tảng của ontology.Mỗi Ontology định nghĩa một bộ từ vựng mang tính phổ biến và thông thường cho một lĩnh vực nào đó. Bộ từ vựng này sẽ giúp các nhà nghiên cứu chia sẻ thông tin với nhau, nó cho phép các nhà nghiên cứu chia sẻ thông tin trong một/nhiều lĩnh vực. Nó bao gồm các định nghĩa về các khái niệm căn bản trong một lĩnh vực và các mối liên hệ giữa chúng mà máy tính có thể hiểu được. Ontology là tập từ vựng để mô hình hóa thế giới bên ngoài, nó đưa ra các khái niệm cơ bản và định nghĩa quan hệ giữa các khái niệm đó trong một miền lĩnh vực. Đồng thời ontology còn cung cấp các ràng buộc, là các giả định cơ sở về ý nghĩa mong muốn của bộ từ vựng. Ontology được xây dựng nhằm các mục đích sau:  Chia sẻ hiểu biết chung về cấu trúc thông tin giữa con người và phần mềm agent  Sử dụng lại tri thức về một miền lĩnh vực đã được xây dựng từ trước  Để làm cho các giả thuyết về lĩnh vực được tường minh.  Để tách biệt tri thức lĩnh vực (domain knowledge) ra khỏi tri thức thao tác(operational knowledge ).  Để phân tích lĩnh vực tri thức. Bài thu hoạch môn học: Biểu diễn tri thức và ứng dụng Lương Trí Quân – Lớp Cao Học CNTT K6 Trang 8 Trong hình trên ta thấy các ứng dụng khác nhau, muốn trao đổi thông tin với nhau thì cần phải có một tri thức chung, vì vậy các ứng dụng này đểu sử dụng một ontology để có thể chia sẻ tri thức cho nhau. Ontology được sử dụng rộng rãi trong công nghệ tri thức, trí tuệ nhân tạo, và khoa học máy tính trong các ứng dụng liên quan đến quản lý tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thương mại điện tử, tích hợp thông tin, tìm kiếm thông tin, thiết kế cơ sở dữ liệu… II. Đặc điểm Ontology  Ontology đƣợc chuẩn hóa: các thuật ngữ trong Ontology được định nghĩa rõ ràng về ngữ nghĩa  Ontology cung cấp khả năng đọc hiểu cho con ngƣời: chúng có thể được phát triển, chia sẻ, hiểu bởi không chỉ các chương trình máy tính mà còn bởi các người dùng, các chuyên gia và người thiết kế ontology về lĩnh vực đó.  Ontology là sự toàn diện: Chúng được thiết kế với mục đích bao trùm tất cả khái niệm,  Ontology có thể chia sẽ: thông thường một ontology bao gồm rất nhiều khái niệm do đó việc xây dựng ontology sẽ mất rất nhiều thời gian nếu không sử dụng lại các ontology sẵn có. Việc chia sẻ các ontology giúp dễ dàng kết hợp các ontology được phát triển riêng rẽ, sử dụng chúng để cho phép giao tiếp giữa các hệ thống thông tin cần chia sẽ t Bài thu hoạch môn học: Biểu diễn tri thức và ứng dụng Lương Trí Quân – Lớp Cao Học CNTT K6 Trang 9 III. Vòng đời của Ontology sau [Paul, 2004]. Từ các tài liệu chuyên môn (chủ yếu tồn tại dưới dạng văn bản), các lớp, các quan hệ giữa các lớp và thuộc tính của các lớp được định nghĩa, cấu trúc hóa và biểu diễn trong Ontology. Các lớp mới được thêm vào phải được định vị vị trí của lớp trong Ontology đã xây dựng trước, và xác thực tính hợp lệ của các thông tin mới trích rút được. Trong quá trình tìm kiếm, khai thác ontology, các tri thức mới được suy diễn từ CSTT sinh ra thông tin có ích mới, phục vụ nhu cầu của hệ thống khai thác. Nhờ đó, ontology được nâng cấp dần dần. IV. Yêu cầu khi xây dựng ontology Ngôn ngữ ontology cho phép người sử dụng viết rõ ràng, các khái niệm hình thức của mô hình miền. Các yêu cầu chính:  Cấu trúc rõ ràng: đây là điều kiện cần cho máy có thể xử lý thông tin.  Ngữ nghĩa hình thức miêu tả ý nghĩa tri thức một cách chính xác: Ý nghĩa của ngữ nghĩa hình thức tồn tại trong một thời gian dài trong miền toán logic. Việc sử dụng ngữ nghĩa hình thức cho phép con người suy diễn tri thức. Với tri thức trong ontology chúng ta có thể suy diễn về:  Thành viên của lớp: Nếu x là một thể hiện của lớp C và C là lớp con của lớp D thì chúng ta có x là thể hiện của lớp D  Các lớp tƣơng đƣơng: Nếu lớp A tương đương với lớp B và lớp B tương đương với lớp C, thì lớp A cũng tương đương với lớp C.  Tính nhất quán: Giả sử chúng ta khai báo x là thể hiện của lớp A và A là lớp con của B∩ C, A là lớp con của lớp D, Lớp B và lớp D không có Bài thu hoạch môn học: Biểu diễn tri thức và ứng dụng Lương Trí Quân – Lớp Cao Học CNTT K6 Trang 10 quan hệ với nhau (disjoint). Thì chúng ta không nhất quán bởi vì A nên là rỗng nhưng lại có thể hiện là x. Đây là một dấu hiệu của một lỗi trong ontology.  Phân loại : nếu chúng ta khai báo các cặp thuộc tính giá trị đã biết là điều kiện đủ cho thành viên trong một lớp A, thì nếu một cá thể x thỏa mãn các điều kiện, chúng ta có thể kết luận x phải là một thể hiện của A. Ngữ nghĩa là điều kiện tiên quyết cho việc hỗ trợ suy diễn: Hỗ trợ suy diễn rất quan trọng bởi vì nó cho phép kiểm tra tính nhất quán của ontology và tri thức, kiểm tra các quan hệ thừa giữa các lớp, tự động phân loại các thể hiện trong lớp. Ngữ nghĩa hình thức và hỗ trợ suy diễn thường được cung cấp bởi việc ánh xạ một ngôn ngữ ontology đến hình thức logic và sử dụng suy diễn tự động bởi các hình thức luôn tồn tại. OWL được ánh xạ logic miêu tả và sử dụng các suy diễn đang tồn tại như FaCT và RACER. Các logic mô tả là tập con của logic vị từ nhằm hỗ trợ suy diễn hiệu quả. V. Các thành phần của ontology Ontology được sử dụng như là một biểu mẫu trình bày tri thức về thế giới hay một phần của nó. Ontology thường miêu tả:  Cá thể: Các đối tượng cơ bản, nền tảng.  Lớp: Các tập hợp, hay kiểu của các đối tượng.  Thuộc tính: Thuộc tính, tính năng, đặc điểm, tính cách, hay các thông số mà các đối tượng có và có thể đem ra chia sẻ.  Mối liên hệ: cách mà các đối tượng có thể liên hệ tới một đối tượng khác. Bộ từ vựng ontology được xây dựng trên cơ sở tầng RDF và RDFS, cung cấp khả năng biểu diễn ngữ nghĩa mềm dẻo cho tài nguyên Web và có khả năng hỗ trợ lập luận.  Cá thể (Individuals) – Thể hiện Cá thể là thành phần cơ bản của một ontology. Các cá thể trong một ontology có thể bao gồm cá đối tượng trừu tượng như con số và từ.  Lớp (Classes) - Khái niệm nhiều lớp hoặc được gộp vào lớp khác. Một lớp gộp vào lớp khác được [...]... tính khả dụng, hiệu lực, và tính rõ ràng Protégé và OntoEditFree được phát triển bởi Singh & Murshed sử dụng các tiêu chuẩn này Một số công cụ hiệu chỉnh ontology phổ biến: Các công cụ phát triển Ontology 1 Công cụ PROTÉGÉ và bộ lập luận RACER Protégé là một một công cụ mã nguồn mở Java được phát triển tại khoa tin học y học Stanford Nó có một cộng đồng hàng nghìn người sử dụng Mặc dù phát triển của... tác dụng trên thuộc tính hasMaker của riêng lớp Wine Lương Trí Quân – Lớp Cao Học CNTT K6 Trang 26 Bài thu hoạch môn học: Biểu diễn tri thức và ứng dụng X Công cụ hỗ trợ Ontology Một số công cụ phát triển và hiệu chỉnh có giá trị trong việc làm giảm độ phức tạp và thời gian dùng cho nhiệm vụ xây dựng ontology Các công cụ như Kaon, OileEd và Protégé cung cấp các giao diện nhằm giúp đỡ người sử dụng. .. cho các ứng dụng sinh trắc học, nhưng hệ thống là độc lập và đã có rất nhiều miền ứng dụng khác nhau sử dụng sự hỗ trợ của công cụ này Protégé - OWL là một trong các công cụ chính trong Protégé, là một thư viện cho ngôn ngữ Web Ontology (OWL) và RDF(S) Nó cung cấp các lớp và các Lương Trí Quân – Lớp Cao Học CNTT K6 Trang 27 Bài thu hoạch môn học: Biểu diễn tri thức và ứng dụng phương thức để nạp và ghi... như thế nào? Mục tiêu cụ thể của SWAD là sử dụng các công nghệ, kỹ thuật và các công cụ hiện có của Web ngữ nghĩa để tạo ra các chương trình vượt xa hơn tầm hiện có, phát triển các thể hiện thực tiễn và cung cấp các công cụ và các chuẩn mới cho Web ngữ nghĩa Để phát triển SWAD hiện tại đã có một số dự án của các tổ chức thực hiện nghiên cứu và phát triển như: SWADEurope, SWAD-DAML, SWAD-Simile, SWAD-Oxygen... các ứng dụng phân tán Thư viện ATerm cung cấp các khái niệm cho việc chia sẻ và tự động thu gom rác giúp cho việc giảm bớt không gian bộ nhớ sử dụng Lương Trí Quân – Lớp Cao Học CNTT K6 Trang 31 Bài thu hoạch môn học: Biểu diễn tri thức và ứng dụng 3 Eclipse Plugin Framework Eclipse là phần mềm miễn phí, được các nhà phát triển sử dụng để xây dựng những ứng dụng J2EE, sử dụng Eclipse nhà phát triển. .. để phát triển hệ thống và các ứng dụng trên Web ngữ nghĩa Việc đưa các chuẩn đó thành các thể hiện, các sản phẩm của hệ thống Web ngữ nghĩa là công việc của SWAD SWAD thực hiện nghiên cứu và đưa ra các thể hiện của Web ngữ nghĩa trên công nghệ cơ sở và nó cũng bổ sung, hoàn thiện các công nghệ cơ sở này Nó chỉ ra các công nghệ Web ngữ nghĩa được sử dụng như thế nào? Mục tiêu cụ thể của SWAD là sử dụng. .. cấp khả năng xây dựng các mô hình dữ liệu OWL và thực hiện lập luận trên DL Bên cạnh đó nó còn cung cấp một giao diện đồ hoạ trực quan, dễ sử dụng Protégé hỗ trợ OWL, là công cụ được sử dụng rộng rãi và lâu nhất hiện nay Nó cho phép người sử dụng định nghĩa và chỉnh sửa các lớp ontology, các thuộc tính và quan hệ và các thể hiện sử dụng cấu trúc cây Các ontology có thể được đưa ra theo các định dạng... phương pháp chuẩn hóa nào để phát triển các ontology Quy trình phát triển gồm 7 bước do Stanford Center for Biomedical Informatics Research đưa ra (đây là nhóm phát triển phần mềm Protégé để trình diễn và soạn thảo Ontology) Bƣớc 1: Xác định lĩnh vực và phạm vi của Ontology Trong giai đoạn này cần xác định mục đích của việc xây dựng ontology là gì? Phục vụ đối tượng nào? Ontology sắp xây dựng cần có... diễn tri thức và ứng dụng quan đến lĩnh vực, phạm vi nào Quá trình khai thác, quản lý và bảo trì ontology được thực hiện ra sao? Bƣớc 2: Xem xét việc sử dụng lại các ontology có sẵn Cấu trúc của một Ontology bao gồm 3 tầng: tầng trừu tượng (Abstract), tầng miền xác định (Domain) và tầng mở rộng (Extension) Trong đó tầng trừu tượng có tính tái sử dụng rất cao, tầng miền xác định có thể tái sử dụng trong... XML, RDF, và thường sử dụng cơ sở logic là logic mô tả để biểu diễn ngữ nghĩa và hỗ trợ lập luận Lương Trí Quân – Lớp Cao Học CNTT K6 Trang 17 Bài thu hoạch môn học: Biểu diễn tri thức và ứng dụng  Phát triển nâng cao Web ngữ nghĩa (Semantic Web Advanced Development - SWAD) Các công việc chuẩn hoá các ngôn ngữ biểu diễn dữ liệu XML, siêu dữ liệu RDF hay ngôn ngữ biểu diễn Ontology là các công việc . HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG ________________ BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU ONTOLOGY VÀ CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN. tri thức theo lối truyền thống đồng thời tập trung vào việc tìm hiểu ontology, web ngữ nghĩa (Semantic Web) và các công cụ hỗ trợ phát triển ontology đây là một phương pháp tiếp cận mới để biểu. các ứng dụng này đểu sử dụng một ontology để có thể chia sẻ tri thức cho nhau. Ontology được sử dụng rộng rãi trong công nghệ tri thức, trí tuệ nhân tạo, và khoa học máy tính trong các ứng dụng

Ngày đăng: 10/04/2015, 08:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan