luận văn Luận Văn Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon của gà tại một số địa điểm của thái nguyên và cách phòng trị

52 1.1K 3
luận văn Luận Văn Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon của gà tại một số địa điểm của thái nguyên và cách phòng trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1.Điều tra tình hình cơ bản huyện Phổ Yên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên. Huyện lỵ Phổ Yên đặt tại thị trấn Ba Hàng, cách tỉnh lỵ Thái Nguyên 26km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56km về phía Bắc. Xưa nay, Phổ Yên đều giữ vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Phổ Yên có vị trí địa lý: Trong giới hạn địa lý có toạ độ từ 21 0 19’ đến 21 0 34’ độ vĩ Bắc, 105 0 40’ đến 105 0 56’ độ kinh Đông.; phía Tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên); phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội). Huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 256,68km2; (trong đó, diện tích đất nông nghiệp 124,99km 2 , bằng 48,69% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp 73,68 km 2 , bằng 287% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 3,26km 2 , diện tích đất phi nông nghiệp là 51,67km 2 , diện tích đất cha sử dụng là 3,09km 2 ). Bao gồm 3 thị trấn: Nông trường Bắc Sơn, Bãi Bông, Ba Hàng và 15 xã: Phúc Tân, Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái, Đắc Sơn, Hồng Tiến, Nam Tiến, Đồng Tiến, Tấn Hương, Tiến Phong, Đông Cao, Tấn Hương, Tân Phú, Thuận Thành. 1.1.1.2. Khí hậu thủy văn Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. 2 Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít; độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến 98,3%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 22 0 C. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm 2 . Hướng gió chủ yếu là đông bắc (các tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12) và đông nam (các tháng còn lại). Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt. 1.1.1.3. Địa hình đất đai Phổ Yên là huyện trung du nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Phần lớn là đồi núi, điạ hình không bằng phẳng, đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém. Căn cứ vào các chỉ tiêu về loại đất, tầng dầy và độ dốc của đất, toàn huyện có 120,045 km 2 đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và 50,39 km 2 đất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp. Trên 50% diện tích đất nông nghiệp ở Phổ Yên là đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém. 1.1.1.4. Giao thông thủy lợi Đặc điểm nổi bật của huyện Phổ Yên là có đường Quốc lộ số 3 và đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc từ nam lên bắc, mang lại cho huyện nhiều thuận lợi về kinh tế - xã hội. Phổ Yên có mạng lưới giao thông tương đối phong phú huyện có quốc lộ 3 chạy suốt chiều dài của huyện, gần như chia đôi huyện thành hai phần, hệ thống giao thông đến các xã đã và đang được bê tông hoá và dải nhựa từng phần, các xã đều có giao thông liên xã thuận lợi cho việc trao đổi thông tin, văn hoá, khoa học kỹ thuật nên kinh tế của huyện Phổ Yên tương đối phát triển. 3 1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 1.1.2.1. Tình hình xã hội Đây là địa phương có trình độ dân trí tương đối cao so với cả khu vực. Công tác an ninh, trật tự xã hội liên tục được giữ vững; Hệ thống chính trị ổn định, đời sống nhân dân ngày một nâng cao; Các hoạt dộng văn hóa xã hội được quan tâm và phát triển Đó là những thuận lợi cơ bản cho sự phát triển của huyện Phổ Yên. 1.1.2.2. Tình hình kinh tế Kinh tế của huyện Phổ Yên ổn định và đạt mức tăng trưởng khá cao. Trong những năm gần đây, do ngành thương mại dịch vụ phát triển khá mạnh, do áp dụng các thành tựu khoa học và sản xuất nên huyện Phổ Yên có nhiều thay đổi rõ rệt. Năm 2011 vừa qua, huyện đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: huyện đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 20%; tổng sản lượng lương thực đạt trên 62.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay; thu ngân sách đạt 150 tỷ đồng, bằng 174% kế hoạch; giảm được trên 1400 hộ nghèo; giải quyết việc làm cho gần 5000 lao động; hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. 1.1.3. Phương hướng của huyện Phổ Yên nhằn phát triển ngành chăn nuôi 1.1.3.1. Công tác phát triển nghành chăn nuôi. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các quy trình kỹ thuật, chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi cho bà con. Đưa những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho bà con chăn nuôi vay vốn đầu tư, phát triển chăn nuôi. Tuyên truyền phổ biến cho người chăn nuôi xây dựng chuồng trại đúng quy cách, vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh thức ăn nước uống, ủ phân theo phương pháp sinh học. 4 1.1.3.2. Công tác phòng chống dịch bệnh. Hàng năm tổ chức tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm. Đẩy mạnh công tác vệ sinh thú y và chất lượng sản phẩm. Tổ chức phun thuốc sát trùng trên toàn bộ địa bàn huyện đặc biệt là khu chăn nuôi. Sản phẩm gia súc, gia cầm cần được cán bộ thú y kiểm tra nghiêm ngặt. Đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể khi đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn mắc bệnh. Lập các chốt kiểm dịch để kiểm soát sự giao lưu gia súc trong khu vực. 1.1.3.3. Công tác thực hiện pháp lệnh thú y. Kiểm dịch chặt chẽ, không vận chuyển động vật mắc bệnh từ bên ngoài vào trong địa bàn huyện hoặc từ trong khu vực huyện ra bên ngoài. Gia súc, gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm có khả năng phát triển thành dịch phải được lập biên bản rồi tiêu hủy. Khu vực lò mổ phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh thú y. Kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y về động vật và sản phẩm động vật ở các chợ và những điểm buôn bán thực phẩm tươi sống. Quản lý và hướng dẫn thực hiện pháp lệnh thú y, xử lý những trường hợp vi phạm pháp lệnh thú y. - Xây dựng cơ sở vật chất Chú trọng quan tâm tới việc đầu tư vốn và kỹ thuật cho chăn nuôi - Xây dựng vùng an toàn dịch Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh, phát hiện ngăn chặn dập tắt các ổ dịch xảy ra trong huyện. Đồng thời quản lý các ổ dịch cũ để có biện pháp phòng chống dịch xảy ra. Báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình dịch bệnh cho UBND huyện và Chi cục thú y tỉnh. 5 1.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của cơ sở Qua thực tế điều tra cơ bản của huyện về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của huyện tôi rút ra một số vấn đề sau: 1.1.4.1. Thuận lợi. Huyện Phổ Yên nằm ở vị trí thuận lợi gần trung tâm thành phố Thái Nguyên, có đường quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên chạy dọc từ nam tới bắc chạy qua huyện nên rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán và vận chuyển hàng hóa, vật tư nông nghiệp dịch vụ ở địa phương với các vùng lân cận. Đội ngũ cán bộ thú y của huyện năng động và nhiệt tình hăng hái trong mọi việc, tích cực tiếp thu cái mới và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. 1.1.4.2. Khó khăn. Do khí hậu nóng ẩm, mưa gió thất thường hàng năm làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp dẫn đến hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh. Trình độ dân trí chưa đồng đều, nhiều nơi vùng sâu vùng xa dân trí còn thấp. Địa bàn dân cư phân bố không đồng đều và phức tạp Công tác tiêm phòng chưa được thực hiện triệt để, vệ sinh phòng bệnh chưa tốt nên dịch bệnh vẫn còn xảy ra. Người dân vẫn chưa được tiếp cận nhiều với khoa học kỹ thuật, vẫn quen với sản xuất nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế. 1.2. Nội dung và biện pháp thực hiện 1.2.1. Nội dung thực tập tốt nghiệp Là sinh viên về thực tập tốt nghiệp với hình thức phục vụ sản xuất và làm đề tài nghiên cứu khoa học. Để đảm bảo tốt nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp theo yêu cầu của khoa và nhà trường đề ra. Bản thân tôi đưa ra một số nội dung cự thể như sau: 6 1.2.2. Công tác phục vụ sản xuất 1.2.2.1. Công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi - Công tác giống. - Công tác thức ăn. - Công tác chăm sóc nuôi dưỡng. 1.2.2.2. Công tác thú y Công tác thú y và vệ sinh thú y là vấn đề then chốt, nó quyết định sự thành bại trong chăn nuôi. Đặc biệt, trong điều kiện chăn nuôi tập trung với quy mô lớn. Ngoài ra, no ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nắm rõ được vấn đề đó, cần quan tâm đến công tác thú y. Cụ thể như sau: - Công tác phòng bệnh thường xuyên và định kỳ. - Phát hiện và điều trị kịp thời. 1.2.2.3. Công tác khác Tích cực tham gia mọi hoạt động phong trào của cơ sở và tham gia các hoạt động của công ty. 1.2.2.4. Công tác nghiên cứu khoa học Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon của gà tại một số địa điểm của tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”. 1.2.3. Biện pháp thực hiện Để thực hiện tốt nội dung trên, trong thời gian thực tập bản thân tôi đã đề ra một số biện pháp thực hiện như sau: - Tìm hiểu kỹ tình hình chăn nuôi – thú y ở nơi thực tập và khu vực vành đai, nhất là công tác thú y. Có những ý kiến đống góp cụ thể với ban lạnh đạo nơi thực tập nhằm phát triển chăn nuôi hơn nữa. - Tiêm phòng, chẩn đoán, mổ khám và điều trị bệnh cho gia cầm. - Tham gia mọi hoạt động thú y, phát triển, mạng lưới thú y cơ sở. 7 - Tham gia hoạt động chuyển giao con giống và kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi. - Thực hiện áp dụng khoa học – kỹ thuật mới mà bản thân đã đượchọc đưa vào thực tiễn sản xuất. - Tịch cực tham gia các hoạt động tại cơ sở, kiêm tốn, nhiệt tình, học hỏi và sống hòa mình với mọi người. - Nghiêm túc thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học. 1.3. Kết quả đạt được 1.3.1. Công tác chăn nuôi Tuyên truyền phổ biến cho người chăn nuôi hiểu được tầm quan trọng của con giống, các tác hại của con giống kém chất lượng và đặc biệt là giao phối cận huyết. Vận động người dân chăn nuôi lợn lai, lợn ngoại, bò Laisind và một số giống gà vịt chuyên thịt, chuyên trứng như: Gà Lương Phượng, Kabir, Sasso vịt Khakicambell, ngan pháp R31, R51 đem lại chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao, đồng thời phổ biến cho người dân nắm bắt được kỹ thuật chăn nuôi mới. Vận động người dân xây dựng chuồng trại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh thú y. Chuồng trại thường xuyên được quét dọn sạch sẽ, thức ăn nước uống phải đảm bảo không thiu mốc, lên men thối. Đặc biệt là phải tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm đối với các bệnh thường xảy ra. Vận động bà con mạnh dạn đầu tư cho chăn nuôi với quy mô lớn, sử dụng thức ăn tổng hợp, sử dụng máng ăn máng uống tự động để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Đối với chăn nuôi lợn: hướng dẫn người dân tiêm Dextran – Fe để bổ sung sắt cho lợn con vào thời gian lợn được 3 ngày tuổi và tiêm nhắc lại lúc 10 ngày tuổi. Hướng dẫn phối hợp khẩu phần ăn hợp lý cho lợn. Theo dõi lợn nái đến thời kỳ động dục và chọn thời điểm phối giống thích hợp để đạt năng suất sinh sản cao. 8 Đối với chăn nuôi trâu, bò: hướng dẫn bà con chú trọng đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn trâu bò nhất là vụ đông xuân khi mà thức ăn xanh khan hiếm. Vận động bà con thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho trâu bò để tránh dịch bệnh xảy ra. Đối với chăn nuôi gia cầm: hướng dẫn bà con áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh thú y chặt chẽ để hạn chế những tổn thất xảy ra trong chăn nuôi. Trong đó khuyến cáo bà con lưu ý giai đoạn 3 tuần đầu đối với gia cầm nói chung và gà nói riêng, gà con rất dễ cảm nhiễm bệnh. Đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm cho gia cầm lúc còn nhỏ. Phòng bệnh cho gia cầm với những bệnh thường gặp như: Gumboro, 1.3.1.1. Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà - Chuồng nuôi: phỉa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rèm che chắn gió lùa, có cống rãnh thoát nước đầy đủ. - Trước khi nuôi gà 2 tuần chúng tôi tiến hành quét dọn sạch sẽ, bên ngoài cũng như bên trong chuồng nuôi, lối đi, cống rãnh… Sau đó, phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Formol nồng độ 2%, phun 300ml dung dịch 1m 2 chuồng, phun quanh khu vực chuẩn bị nuôi gà. - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, uống, chụp sưởi, rèm che… Các dụng cụ đều được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc sát trùng trước khi sử dụng 5 -7 ngày. - Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho gà. - Đệm lót chuồng trước khi sử dụng: Phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Formol 2% sau đó đem phơi khô, trải vào nền chuồng với độ dày tối thiểu là 5 cm. 1.3.1.2. Công tác chọn giống Đối với gà bố mẹ sinh sản, sau một thời gian đẻ, căn cứ vào số lượng trứng đẻ, tỷ lệ ấp nở. Chúng tôi tiến hành loại thải một con số con không đủ tiêu chuẩn sinh sản. Công việc kiểm tra đàn gà được tiến hành thường xuyên đặc biệt đối với gà mái đã bắt đầu thay lông một phần hay thay lông toàn bộ. 9 1.3.2. Công tác thú y. Trong thời gian thực tập tại cơ sở, dựa vào kiến thức của bản thân và xin ý kiến chỉ đạo của cô giáo hướng dẫn, tôi tiến hành điều trị một số bệnh đã gặp. * Bệnh lợn con ỉa phân trắng Đây là bệnh do vi khuẩn Ecoli gây ra, bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào vụ Đông Xuân và vụ Hè khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa nhiều, ẩm độ cao Bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. - Triệu chứng Bệnh xảy ra ở thể quá cấp, cấp tính và mãn tính. Lợn con kém ăn, ủ rũ, niêm mạc mắt nhợt nhạt, chân lạnh hay nằm một chỗ, da nhăn nheo, lông dựng, phân màu trắng có mùi hôi tanh sau chuyển sang màu hơi vàng thối khắm dính bết ở hậu môn. - Điều trị Có nhiều thuốc để điều trị bệnh này, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cho kết quả cao. Tiêm Genorfcoli: 1ml/ 7 – 10 kg TT/ ngày Bcomplex: 3 – 5 ml/ con/ ngày. Các thuốc đều tiêm bắp, liệu trình điều trị 3 – 5 ngày. * Bệnh E.coli dung huyết. Đây là bệnh nhiễm độc cấp tính, tác động lên hệ thần kinh trung ương gây co giật, hôn mê, đi xoay vòng. Bệnh do Ecoli gây ra chủ yếu gặp ở lợn con sau cai sữa. - Nguyên nhân Bệnh chủ yếu do một loại trực khuẩn đường ruột gây dung huyết, thường là chủng O. - Triệu chứng 10 Lợn ốm bỏ ăn, mí mắt sưng, kết mạc đỏ, mắt nhắm, từ khóe mắt chảy ra thanh dịch. Tiếng kêu khò khè, lợn đi loạng choạng, đi xoay vòng hoặc đi giật lùi. Lợn sốt 40 – 41 0 C trong thời gian ngắn về sau thân nhiệt bình thường. Trong đàn con to mắc bệnh trước tiên. - Điều trị. + Hộ lý: Cách ly lợn ốm, nhốt vào chỗ tối để yên tĩnh. Cho nhịn ăn 1 – 2 ngày, chỉ cho uống nước sạch và ăn rau xanh để làm tăng nhu động ruột, đẩy mạnh vi khuẩn ra ngoài. + Dùng kháng sinh: ND-Sone : 1 ml/ 5 – 7 kg TT/ lần Bcomplex : 3 - 5 ml/ con/ lần Liệu trình điều trị 1 lần/ ngày, liên tục trong 3 – 5 ngày * Bệnh suyễn lợn. Bệnh do Mycoplasma gây ra, đây là một loại virus qua lọc. Bệnh còn có tên gọi khác như viêm phổi nhiễm trùng, viêm phế quản, viêm phổi địa phương, là một bệnh truyền nhiễm mãn tính, cấp tính lưu hành địa phương. Loài vật mắc: Trong thiên nhiên các loài lợn đều mắc bệnh, lợn các lứa tuổi nhất là lợn con 1, 2, 3 tháng sau cai sữa mắc và chết nhiều nhất. - Triệu chứng điển hình. Lúc đầu nhẹ khó phát hiện, lợn rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, lợn ăn ít, chậm hoặc không tăng trọng, da xanh nhợt, thân nhiệt sốt nhẹ 39 – 40,5 0 C. Bắt đầu triệu chứng hắt hơi từng hồi dài do chất dịch bài tiết. Sau ho lúc vận động hoặc vào buổi sáng sớm, ho về ban đêm, sau 2 – 3 tuần ho giảm, con vật ủ rũ. Khi phổi tổn thương nghiêm trọng là thở khó, khò khè 60 – 100 – 150 lần hoặc 200 lần/phút. Tần số hô hấp tăng, lợn thở khó, thở dốc ngồi thở như chó ngồi. [...]... Gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung Bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon là bệnh ký sinh trùng có tính lây lan mạnh, thấy ở nhiều lứa tuổi Gà, tỷ lệ chết cao nếu không được điều trị kịp thời Để có biện pháp phòng ngừa thiệt hại của bệnh Ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon của gà tại một. .. tại một số địa điểm của tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị *) Mục đích của đề tài - Xác định tỷ lệ mắc bệnh Ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon ở Gà nuôi tại các xã Đông Cao, Ba Hàng, Tấn Hương … của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - Đưa ra pháp đồ phòng và trị bệnh Ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon ở gà đạt hiệu quả *) Điều kiện của bản thân Được sử giảng dạy chỉ bảo tận tình của các thầy... thuốc trị bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon cho số lượng gà nhỏ mắc bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon (mỗi loại thuốc dùng cho 10 gà) , sau khi sử dụng thuốc hàng ngày lấy máu xét nghiệm lại bằng phương pháp soi tươi Nếu không tìm thấy ký sinh trùng Leucocytozoon trong máu xét nghiệm thì xác định thuốc đó có hiệu lực triệt để đối với ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon, nếu vẫn thấy ký. .. loạt là nguyên nhân của hiện tượng thiếu máu 2.2.2.1 Đặc điểm dịch tễ của ký sinh trùng đường máu ở gà Nguyên nhân gà bị mắc bệnh là do dĩn hút máu gà bị bệnh rồi truyền sang cho gà khỏe mạnh Bệnh phân bố ở khắp nơi trên thế giới nhưng ở Đông Nam Á bệnh xảy ra nhiều hơn Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện ở cả gà nhà và gà rừng ở một số tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên Bệnh. .. tháng 4-5 hàng năm Hầu hết các giống gà ở các độ tuổi đều có khả năng bị nhiễm bệnh 2.2.2.2 Bệnh lý của gà khi mắc ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon Thời gian ủ bệnh 4-7 ngày Bệnh lý điển hình của gà mắc bệnh ký sinh trùng đường máu bao gồm thiếu máu và sưng to của gan và lách.Tổn thương cũng làm tắc nghẽn mạch máu phổi và tràn dịch màng tim Megaloschizonts xuất hiện các nốt màu xám trắng được tìm... n− 1 - Sai số trung bình mẫu SX mX = ± SX mX = ± (n ≤ 30) n− 1 n −1 ( n ≤ 30) Trong đó: X : Số trung bình n: Dung lýợng mẫu xi : Giá trị trung bình của biến số sX : Độ lệch tiêu chuẩn mX : Sai số trung bình 2.4 Kết quả và thảo luận 2.4.1 Tổng số gà nghi mắc ký sinh trùng đường máu trên tổng số gà điều tra tại một số địa điểm của huyện Phổ Yên Qua quá trình điều tra thực tế tại một số xã của huyện Phổ... đề tài: Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon của gà tại một số địa điểm của tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị 2.1 Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi Gà nói riêng là nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam, hầu hết các gia đình ở nông thôn đều nuôi gia cầm Chăn nuôi gia cầm đã giúp tạo nguồn thực phẩm tự cung cấp cho nhân dân và góp phần tăng thêm... địa điểm và thời gian *) Đối tương: Gà nuôi ở mọi lứa tuổi tại Thái Nguyên *) Địa điểm: Tại các hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi gà tại Thái Nguyên *) Thời gian: Thời gian thực tập từ 29/08/2011 đến 12/01/2012 2.3.2 Nội dung thực hiện - Tham gia công tác thú y, công tác chăn nuôi, và các công tác khác tại cơ sở - Xác định tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoom ở gà nuôi tại Thái Nguyên. .. Leucocytozoon, nếu vẫn thấy ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon trong máu nhưng số lượng giảm rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực với ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon nhưng không triệt để Nếu số lượng ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon vẫn không giảm hoặc giảm không đáng kể so với trước khi dùng thuốc thì xác định thuốc không có hiệu lực với ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon - Sau khi xác... sảy ra và gây thiệt hại cho nền kinh tế đáng kể Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải có một chút kiến thức cơ bản về một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi gia cầm và cách sử lý các trường hợp bệnh đó đặc biệt là bệnh Ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon gà vì trong điều kiện khí hậu nước ta (Nóng ẩm, mưa nhiều) thì bệnh Ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon càng dễ xảy ra và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn . Công tác nghiên cứu khoa học Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon của gà tại một số địa điểm của tỉnh Thái Nguyên và biện. tài: Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon của gà tại một số địa điểm của tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị . 2.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm nói chung và. Leucocytozoon của gà tại một số địa điểm của tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị *) Mục đích của đề tài - Xác định tỷ lệ mắc bệnh Ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon ở Gà nuôi tại các xã

Ngày đăng: 09/04/2015, 16:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.2.2. Những hiểu biết về bệnh ký sinh trùng đường máu

  • 2.4.5. Triệu chứng của gà mắc bệnh ký sinh trùng đường máu.

  • LỜI CẢM ƠN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan