SKKN Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học ở các lớp 1, 2, 3

12 655 0
SKKN Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học ở các lớp 1, 2, 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ở CÁC LỚP 1, 2, 3” A- PHẦN MỞ ĐẦU I- Lý do chọn đề tài: Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dục, giáo dưỡng đối với các môn học trong nhà trường, nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiêu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa, thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành. Thiết bị đồ dùng dạy học là vật chất hữu hình tưởng như là vô tri vô giác. Nhưng, dưới sự điều khiển của người giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó: Làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn, làm cho giờ học sinh động, hiệu quả hơn. Đối với học sinh tiểu học, thiết bị dạy học lại càng đặc biệt quan trọng, vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kỹ năng kỹ xão. Thiết bị dạy học là phương tiện, là điều kiện vật chất để đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. Khi nói đến việc sử dụng đồ dùng dạy học, người giáo viên nghĩ ngay đến các vật dụng trực quan cụ thể, các vật tư, hóa chất, mẫu vật, mô hình, tranh ảnh, các tài liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, vở bài tập, phiếu bài học, Trong những năm qua, các trường tiểu học đã được cung cấp khá nhiều trang thiết bị và đồ dùng dạy học, có những thùng đồng bộ để dạy cho các cấp học và những bộ va- li để dạy theo lớp. Nhưng thống kê theo danh mục thì số lượng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ. Ở phân môn Luyện Từ Và Câu (lớp 2, 3), đồ dùng dạy học mà Công Ty Sách Và Thiết Bị Trường Học sản xuất, cung cấp cho các trường hiện nay chủ yếu là các loại tranh ảnh. Song, một số tranh ảnh do sản xuất chung cho tất cả các trường tiểu học trong cả nước, nên so với kiến thức hiểu biết của học sinh từng vùng, có lúc thừa loại này nhưng lại thiếu loại khác. Từ thực tế thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu, bản thân giáo viên còn ngại sử dụng, cán bộ phụ trách thiết bị ở trường lại kiêm nhiệm những việc khác nên việc mượn – trả gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giáo viên lên lớp sử dụng đồ dùng thiếu thường xuyên. Trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học, một số giáo viên còn lúng túng. Chẳng hạn khi dạy giải nghĩa từ, họ nghĩ rằng cứ đưa ra tranh ảnh, vật thật cho học sinh quan sát là đảm bảo điều kiện để giải nghĩa từ. Trên thực tế, nhiều tranh ảnh, vật thật chưa cung cấp hết nghĩa của từ cần giảng, mà phải có sự hỗ trợ bằng lời nói của giáo viên. Mặt khác, tuy rằng 100% giáo viên đều nhận thức đúng ý nghĩa, tác dụng to lớn của đồ dùng dạy học trong quá trình hình thành kiến thức cho học sinh, nhiều giáo viên đã biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ các đò dùng dạy học. Song, cũng có nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu rõ cấu tạo của bộ đồ dùng hàng khối, lớp mà mình phụ trách, chưa biết rõ số lượng đồ dùng trong bộ đồ dùng dạy học, chưa nhớ phạm vi sử dụng của các đồ dùng dạy học cho các tiết dạy. Đặc biệt, những thao tác kỹ thuật trong khi sử dụng đồ dùng học theo những dụng ý sư phạm còn ít được giáo viên chú ý. Được sự quan tâm của các cấp các ngành, trong những năm vừa qua, cơ sở vật chất trường học đã được đầu tư và nâng cấp. Song thực tế vẫn còn hết sức khó khăn, nhất là vùng nông thôn, trường lớp ẩm thấp, dột nát, thiếu các phòng chức năng, phòng đồ dùng thiết bị, trường có nhiều khu lẻ. Tất cả các điều kiện trên cũng là một khó khăn cho việc bảo quản và sử dụng đồ dùng dạy học. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài, giải pháp nhằm giúp cho giáo viên: “Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học ở các lớp 1,2, 3”. II- Mục đích và phương pháp: 1- Mụcđích : Giúp cho giáo viên sử dụng tốt có hiệu quả đồ dung dạy học ở các lớp 1, 2, 3,tạo cho học sinh hứng thú trong học tập có kết quả. 2- Phương pháp: Đổi mới phương pháp dạy học toán 1 phải phù hợp trình độ của học sinh. Học sinh lớp 2 hầu hết đã qua lớp mẫu giáo, đã làm quen với các chữ số. Nhiều em đã biết viết biết làm tính cộng trừ. Kiến thức trong sách giáo khoa quá quen thuộc và đơn giản với một số em. Chính vì vậy, dạy toán lớp 2 càng khó hơn giáo viên phải có biện pháp thích hợp để học sinh không thấy nhàm chán, không bị cảm giác học lại. III- Giới hạn đề tài: Với đề tài “ Sử dụng hiệu quả đồ dung dạy học các lớp 1, 2, 3” vì thế đối tượng nghiên cứu ở đây là hoạt động dạy và học từ tư duy trừ u tượng đến trực quan sống động bằng đồ dung dạy học, phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 2E Trường Tiểu Học An Thạnh 1 thị xã Hồng Ngự B- NỘI DUNG I- Cơ sở lý luận: Vấn đề đổi mới thiết bị đồ dùng dạy học được đặt ra đồng bộ với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa các môn học. Chính vì vậy, sau mỗi đợt tập huấn về thay sách, các tổ chuyên môn ở trường chúng tôi thường dành thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm hiểu chi tiết về bộ đồ dùng dạy học, để từ đó lĩnh hội đầy đủ về cấu tạo và phạm vi sử dụng đồ dùng dạy học. Còn một số bất hợp lý trong bộ đồ dùng dạy học mà chỉ khi lên lớp, giáo viên mới nhận ra. Chính vì vậy, chúng tôi chọn bài dạy thích hợp để thực hành trực tiếp vào một số đồ dùng dạy học. Các giáo viên khác sẽ góp ý vào thao tác thực hành trên đồ dùng dạy học và từ đó cũng thấy rõ những gì cần tiếp tục hoàn thiện ở đồ dùng dạy học. Bảng đa năng để dạy toán 2 có bề ngang quá hẹp. Khi giáo viên gắn các bảng 100 ô vuông để biểu diễn các số (giúp học sinh quan sát để so sánh hoặc hình thành thuật tính) thì không có chổ để biểu diễn đủ ví dụ trong sách giáo khoa. Hoặc 1 số thanh kẹp bằng nhựa để cài các bảng ô vuông, thẻ ô vuông thì không khít, vì thế, khi giáo viên thực hiện ở trên lớp, các thẻ thường bị đổ hoặc không ngay ngắn, mất nhiều thời gian điều chỉnh mà cũng không đảm bảo tính thẩm mỹ. II- Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ thực tế khi nghiên cứu kỹ các bộ đồ dùng, chúng ta thấy được một số hạn chế và những bất hợp lý còn tồn tại. Hơn nữa, hiện nay, việc nâng cao chất lương giáo dục đòi hỏi nhà trường cần phải có đầy đủ đồ dùng, thiết bị dạy học và các thiết bị, đồ dùng đó phải đảm bảo phù hợp, có tác dụng tích cực trong việc dạy và học. Trong mấy năm gần đây, trường tôi tổ chức nhiều phong trào thì đua, trong đó, có phong trào “tự làm và cải tiến đồ dùng, thiết bị dạy học”. Đây là phong trào mà tôi tâm đắc. Bời vì tôi thấy: - Thiết bị đồ dùng dạy học tự làm, tự cải tiến thường sát với nội dung bài học. - Hình thành được thói quen tiết kiệm cho giáo viên và học sinh. - Góp phần làm phong phú thiết bị dạy học. Để làm thiết bị dạy học, tôi có thể: - Sưu tầm tranh ảnh có ở các loại báo, họa báo, tạp chí, bìa lịch. - Chọn các loại vật liệu sẵn có ở địa phương như: Trái cây, hoa, gỗ, tre, rơm, đất. Khi dạy các bài trong môn Tiếng Việt, môn Tự Nhiên Xã Hội, môn Đạo Đức, môn Nghệ Thuật, tôi hướng dẫn học sinh sưu tầm các loại tranh ảnh theo các chủ đề về quê hương đất nước, rừng, núi, biển, con người, con vật. - Tổ chức cho các nhóm, tổ trong lớp thi đua trưng bày sản phẩm, tập hợp thành sản phẩm chung của cả lớp, để sử dụng dạy học theo các chủ đề thích hợp, làm phong phú thêm nguồn thiết bị dạy học. - Làm các thanh hình chữ nhật (bằng gỗ, bìa), có các chấm tròn để học bảng nhân toán 2. Qua quá trình học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và quá trình giảng dạy ở trên lớp, tôi đã tiến hành cải tiến một số đồ dùng dạy học, đem áp dụng và thấy có hiệu quả. Đó là các đồ dùng sau: III- Thực trạng: 1- Thuận lợi: Sách giáo khoa Toán 2 được biên soạn theo tinh thần đổi mới, trong đó thể hiện rõ quá trình hình thành kiến thức, có định hướng về cách dạy cho giáo viên. Sách in màu đẹp, có nhiều hình vẽ, trình bày khoa học hấp dẫn. Sách trình bày “mở”, không thông báo tường minh kiến thức bài học, mà để học sinh suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện kiến thức; hệ thống bài tập đa dạng, gây hứng thú và phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. Sách giáo khoa toán 2 có ý nghĩa như một đồ dùng dạy học. Nếu hiểu được nội dung, mục đích, ý tưởng giúp các em sử dụng hợp lý thì học sinh sẽ học toán tốt hơn. Bộ đồ dùng học Toán Thực Hành 2 là tiến bộ của thiết bị dạy học, là cơ sở vật chất cho đổi mới phương pháp dạy học toán. Khi sử dụng đồ dùng học toán thực hành, học sinh được hoạt động bằng tay với các vật chất: que tính dùng để hình thành biểu tượng về số có 2 chữ số và các phép tính trong phạm vi 100, bộ chữ số, dấu phép tính và dấu so sánh để thực hành so sánh số và tính toán trong giờ học toán tiện lợi. Học sinh lớp 1 nhờ có đồ dùng thực hành mà “cái tay làm khôn cái đầu”. Đồ dùng thực hành còn giúp giáo viên tổ chức học tập theo nhóm, theo cặp một cách thuận lợi. Đây là điểm quan trọng nhất với việc học toán của lớp 2. 2- Khó khăn: Mặc dù đã hiểu sâu sắc về bộ đồ dùng học toán của học sinh, nhưng thực tế một số giáo viên lớp 2 còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh sử dụng. Bời vì thời gian của một tiết học chỉ 35 – 45 phút. Học sinh lớp 2 ngày đầu đi học, chân tay còn vụng về, lóng ngóng, cùng với sự lúng túng trong tổ chức hoạt động của giáo viên đã làm cho đa số tiết học bị quá giờ. Những tồn tại đó sẽ được khắc phục khi lớp đi vào nề nếp, học sinh quen với hoạt động thực hành, giáo viên quen với tổ chức hoạt động học tập. Mặc dù đã biết các số, biết làm tính, nhưng các em không nắm vững được bản chất của kiến thức. Giáo viên còn phải hình thành chính xác kiến thức và hướng dẫn các thao tác “chuẩn”; tận dụng vốn kinh nghiệm của học sinh để hình thành, củng cố, khắc sâu, phát triển kiến thức với mỗi đối tượng; huy động được tất cả học sinh trong lớp tham gia vào quá trình học tập; đặc biệt ưu tiên các em học yếu, hỗ trợ tích cực để các em theo kịp trình độ chung; nên có thêm bài cho học sinh giỏi. IV- Biện pháp giải quyết vấn đề: Điều cuối cùng tôi muốn nói ở đây là: Muốn nâng cao hiệu quả khi sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc sau: - Gắn với nội dung của sách giáo khoa. - Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn. - Phù hợp với kế hoạch bài học. - Đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ. Tự làm và cải tiến đồ dùng dạy học phải phù hợp điều kiện kinh tế, nhưng vẫn phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ. Trong bài xé dán hình chữ nhật, hình vuông môn Nghệ Thuật (phần thủ công lớp 2), tôi không cần thiết sử dụng bản đồ, mô hình hộp. Đối với bài này, tôi chỉ cần xé mẫu của hình trên khổ giấy to có kẻ ô để học sinh dễ quan sát, thực hành. Trong các bài thực hành, tôi chỉ dùng thiết bị dạy học giới thiệu vật mẫu, tranh ảnh để học sinh quan sát, phân tích khi chuẩn bị thực hành. Sau khi chia nhóm, học sinh có thể thảo luận nhóm, thực hành hoàn thành sản phẩm một cách độc lập, sáng tạo. Trong bài ôn tập Môi Trường Và Sức Khỏe, tôi có thể tổ chức cho học sinh tự đánh giá qua bài tập cá nhân (dùng phiếu học tập vào cuối giờ dạy). Không có một đồ dùng dạy học nào là vạn năng. Chỉ có thể sử dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng và kết hợp khéo léo mới đem lại hiệu quả thiết thực cho giờ dạy. V- Hiệu quả áp dụng: Sau khi áp dụng những biện pháp, giải pháp trên, từ năm học 2003 – 2004 đến nay, tôi không còn thấy ngại khi sử dụng đồ dùng trong dạy học. Thấy được hiệu quả của nó, mọi thành viên đều tích cực nghiên cứu để sử dụng đồ dùng dạy học. Điều này đã giúp các em tiếp thu bài một cách dễ dàng, hiểu bài, làm được bài, chất lượng giáo dục nâng lên một cách rõ rệt. Đó là kết quả của việc sử dụng hợp lý có hiệu quả của đồ dùng dạy học. C- KẾT LUẬN I- Ý nghĩa của đề tài đối với công tác: Học sinh tiểu học có đặc điểm tâm lý “thích thì học say sưa và ngược lại”. Những đồ dùng được chọn để giảng dạy và học tập hiện nay có nhiều ưu điểm, nhưng nhìn chung, còn có chỗ bất hợp lý. Để đảm bảo sao cho các đồ dùng được chọn để giảng dạy và học tập phải phù hợp với bài học, môn học, đảm bảo tính chính xác và tính thẩm mỹ thì đòi hỏi người thầy phải có sự đầu tư về thời gian và công sức để nghiên cứu. Nhưng hiện nay, giáo viên tiểu học phải soạn giáo án rất nhiều môn học, lại còn chấm bài và làm nhiều các công tác khác, nên quỹ thời gian dành cho việc nghiên cứu để sử dụng tốt đồ dùng còn hạn hẹp. Hơn nữa, học sinh ở các trường vùng nông thôn, kinh tế gia đình có nhiều khó khăn, nên việc cha mẹ đầu tư để mua các đồ dùng thực hành thêm cho các em là hạn chế. Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng. II- Khả năng áp dụng: - Đề tài này áp dụng có hiệu quả cho đối tượng học sinh lớp 1, 2,3 trong phạm vi của Trường Tiểu Học An Thạnh 1 III- Bài học kinh nghiệm: - Là giáo viên tôi nhận thấy rằng khi sử dụng đồdùng dạy học. Giáo viên phỉa thành thạo các bước của bài để khi thao tác không bị rớt xuống học sinh thấy nhàm chán. - Khuyến khích, động viên phong trào tự làm và cải tiến thiết bị đồ dùng dạy học. - Khuyến khích giáo viên tích cực chủ động xây dựng nội dung bài giảng, các kiểu bài tập, các bài kiểm tra đánh giá trên cơ sở trang thiết bị đồ dùng hiện có. [...]...Qua phạm vi bài viết này, tôi hy vọng góp phần tháo gỡ một số vướng mắc trong việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học ở các lớp 1, 2, 3 Tài liệu tham khảo: - Các văn bản chỉ đạo qui định tối thiểu về thiết bị sử dụng cho cấp học (Từ năm 2002 đến 2006) - Sách hướng dẫn sử dụng thiết bị cấp học . NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ở CÁC LỚP 1, 2, 3 A- PHẦN MỞ ĐẦU I- Lý do chọn đề tài: Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ. viên sử dụng tốt có hiệu quả đồ dung dạy học ở các lớp 1, 2, 3, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập có kết quả. 2- Phương pháp: Đổi mới phương pháp dạy học toán 1 phải phù hợp trình độ của học. cấu tạo của bộ đồ dùng hàng khối, lớp mà mình phụ trách, chưa biết rõ số lượng đồ dùng trong bộ đồ dùng dạy học, chưa nhớ phạm vi sử dụng của các đồ dùng dạy học cho các tiết dạy. Đặc biệt,

Ngày đăng: 09/04/2015, 15:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan