TỔNG QUAN – THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN6.doc

46 574 1
TỔNG QUAN – THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN6.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN – THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN6

Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN62.1. Khái quát về hoạt động xuất nhập khẩu 14 2.1.1. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế .14 2.1.2. Vai trò của nhập khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế 172.2. Những vấn đề chung về tài trợ xuất nhập khẩu .182.2.1. Lịch sử, khái niệm và đặc trưng 182.2.2. Vai trò của tài trợ xuất nhập khẩu .212.2.3. Nhu cầu tài trợ trong ngoại thương và cách xác định nhu cầu tài trợ 222.2.4. Rủi ro trong tài trợ xuất nhập khẩu 232.2.4.1. Rủi ro tín dụng và tài sản bảo đảm tín dụng .242.2.4.2. Rủi ro hối đoái và lãi suất 242.2.4.3. Rủi ro chuyển tiền .252.2.4.4. Rủi ro bảo quản chứng từ 252.2.5. Biện pháp phòng ngừa rủi ro .252.2.5.1. Xếp hạng quốc gia có quan hệ ngoại thương .252.2.5.2. Thu thập và xử lý thông tin đa chiều .262.2.5.3. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .262.2.5.4. Quản trị ngân quỹ ngoại hối 262.3. Các loại nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu 272.3.1. Trên cơ sở hối phiếu .272.3.1.1. Chiết khấu thương phiếu .272.3.1.2. Bảo lãnh thanh toán thương phiếu .282.3.1.3. Tài trợ bằng chấp phiếu ngân hàng 282.3.2. Dựa trên phương thức thanh toán nhờ thu .282.3.2.1. Ứng trước giá trị nhờ thu .282.3.2.2. Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu 292.3.3. Tín dụng chứng từ 292.3.3.1. Phát hành L/C .292.3.3.2. Xác nhận L/C 302.3.3.3. Chiết khấu L/C 302.3.4. Tài trợ trực tiếp dạng cổ điển 312.3.4.1. Tín dụng từng lần 312.3.4.2. Tín dụng hạn mức .32SVTH: Bùi Vũ An Trang 12 Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN62.3.4.3. Tín dụng tuần hoàn .322.3.5. Tài trợ chuyên biệt 322.3.5.1. Bảo lãnh 332.3.5.2. Bao thanh toán (Factoring) 342.4. Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam và hướng phát triển trong thời gian tới 362.4.1. Xuất khẩu .372.4.2. Nhập khẩu 392.4.3. Hướng phát triển xuất nhập khẩu trong thời gian tới của Việt Nam .392.5. Thực tiễn tài trợ xuất nhập khẩu tại NHCT-CN6 41 2.5.1. Sơ lược hình thành và phát triển .412.5.1.1 Các dịch vụ chính ngân hàng cung cấp .412.5.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT-CN6 .422.5.2. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại NHCT-CN6 .462.5.2.1. Nguyên tắc tài trợ, đối tượng, điều kiện vay vốn và lãi suất 462.5.2.2. Loại hình tài trợ và quy trình nghiệp vụ .482.5.2.3. Kết quả hoạt động tài trợ ngoại thương .502.5.3. Những thuận lợi, khó khăn trong tài trợ tại NHCT-CN6 .522.5.3.1. Môi trường hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu .522.5.3.2. Thuận lợi và khó khăn từ phía NHCT-CN6 .54SVTH: Bùi Vũ An Trang 13 Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN62.1. Khái quát về hoạt động xuất nhập khẩuHoạt động ngoại thương có thể được hiểu là các giao dịch thương mại xuyên biên giữa các quốc gia. Có 3 đặc điểm để xác định một giao dịch thương mại quốc tế: Các chủ thể của giao dịch là những người có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Đồng tiền dùng trong giao dịch là ngoại tệ đối với ít nhất một bên. Hàng hóa mua bán được vận chuyển xuyên biên giới quốc gia.- Quá trình giao dịch ngoại thương được hiểu là toàn bộ diễn biến của thương vụ xuất khẩu (đối với bên bán) hoặc nhập khẩu (đối với bên mua). Quá trình này là trọn gói thương vụ XNK, từ lúc tìm kiếm đối tác, thiết kế sản phẩm xuất khẩu, chào hàng đặt hàng, kết lập hợp đồng, đến khi giao hàng-nhập khẩu và hoàn thành hợp đồng ngoại thương.- Quá trình giao dịch thương mại thường là ngắn hạn, nghĩa là kéo dài không quá một năm, nhưng cũng có khi kéo dài nhiều năm như đối với các dự án, công trình hoặc thương vụ giá trị lớn.- Đối tượng giao dịch trong các thương vụ yêu cầu tài trợ phải mang tính thương mại hoặc vì mục tiêu thương mại. Thông thường đối tượng này là hàng hóa, dịch vụ, hoặc các công trình, dự án nên chủ thể tham gia tài trợ chỉ có thể là các pháp nhân có đăng ký sản xuất kinh doanh.2.1.1. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tếBất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà còn phải giao dịch với các nước khác. Sự khác nhau về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, trình độ công nghiệp, kinh tế, chính trị, xã hội…tạo ra lợi thế so sánh riêng của từng quốc gia. Trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước, còn có thể tạo ra những thặng dư có thể xuất khẩu sang các nước. Chính vì thế, một nền kinh tế muốn phát triển không có con đường nào khác là phải mở rộng giao thương, buôn bán .SVTH: Bùi Vũ An Trang 14 Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6 Xuất khẩu không chỉ thúc đẩy sự phát triển duy nhất của một ngành nghề sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà còn là động lực thúc đẩy các ngành nghề sản xuất vật tư, nguyên vật liệu đầu vào phát triển. Chẳng hạn khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc sản xuất ngành nguyên vật liệu như bông, đay hay thuốc nhuộm và sự phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu có thể sẽ kéo theo sự phát triển các ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định xuất khẩu còn tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Có thể chứng minh bằng “sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc - một hiện tượng của nền kinh tế thế giới”. Sau 5 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng với tốc độ hai con số và giúp nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Nhật, Đức. Hay ở Việt Nam, về thị trường có sự bùng nổ kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, nếu như ở thời điểm năm 1986, hàng hóa của Việt Nam có mặt ở 40 quốc gia và lãnh thổ thì con số này sau một thập kỷ là 105 (năm 1995, tăng 2,63 lần), còn hiện nay là 226, tăng 5,56 lần so với năm 1986. Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc. Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống tiêu dùng của nhân dân.Chẳng hạn, hiện nay Cộng hòa Liên Bang Đức đang dẫn đầu các nước châu Âu về công nghệ na-nô, việc phát triển công nghệ na-nô đã góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lực lượng lao động. Đến cuối năm 2006, Đức có hơn 500 công ty nghiên cứu phát triển và sản xuất liên quan đến kỹ thuật na-nô và đã tạo ra hơn 50.000 việc làm.Ở Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế đã giải quyết việc làm ổn định cho 800.000 lao động, chưa kể hàng trăm ngàn lao động có việc làm theo mùa hoặc các SVTH: Bùi Vũ An Trang 15 Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6dịch vụ khác có liên quan. Chính điều đó đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam trong hàng thập kỷ giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 6,7 đến 8,5%, đạt mức thứ nhì Châu Á và thế giới trong vòng 10 năm nay.Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam Năm 1986-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006 2007GDP (%) 3,9 8,2 7,5 7,46 8,2 8,5Nguồn: Bộ thương mại Xuất khẩu còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao địa vị của các quốc gia trên thị trường quốc tế.Từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, chính sách xuất khẩu đã giúp Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia và lãnh thổ, và quan hệ thương mại với trên 200 nước và vùng lãnh thổ. Nhờ vào xuất khẩu, các quan hệ tín dụng đầu tư được mở rộng; lĩnh vực tài chính NH phát triển mạnh, đặc biệt là các nghiệp vụ tài trợ ngoại thương, thanh toán quốc tế; lĩnh vực bảo hiểm và giao nhận quốc tế cũng theo đó mà phát triển. Xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước, đồng thời xuất khẩu cũng là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu. Vì vậy, công nghiệp hóa - hiện đại hóa con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và phát triển kinh tế của đất nước ta. Tuy nhiên để có thể thực hiện được việc này thành công đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được lấy từ các nguồn như: vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu… Trong các nguồn vốn đó thì nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu được xem là quan trọng nhất và là nguồn thu chủ yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Xuất khẩu đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, kinh tế phát triển.SVTH: Bùi Vũ An Trang 16 Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1990, nền kinh tế của các nước thuộc Liên Xô trước đây, trong đó có Nga, lâm vào bế tắc. Chính những chương trình cải cách kinh tế sau đó, năm 2006, với việc xuất khẩu dầu và khí đốt đã đem về cho Nga 170 tỉ đô la Mỹ so với con số 28 tỉ đô la Mỹ của năm 1998. Các khoản thu từ thuế cũng đã tăng từ 40 tỉ đô la Mỹ vào năm 2000, lên 240 tỉ đô la Mỹ vào năm 2004, hiện tại nền kinh tế Nga đã tăng trưởng bình quân 6,8%/năm.2.1.2. Vai trò của nhập khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hầu hết các quốc gia phát triển không có đủ điều kiện về vốn cũng như trình độ kỹ thuật để xây dựng cơ sở vật chất cho công nghiệp hóa, tất cả đều phải nhờ vào nhập khẩu cả vốn và trình độ kỹ thuật, máy móc, công nghệ, trang thiết bị hiện đại…từ các quốc gia phát triển. Chính nhập khẩu đã giúp các nước đang phát triển rút ngắn thời gian, tận dụng lợi thế của mình tốt hơn.Như Trung Quốc chẳng hạn, nhập khẩu nguyên nhiên liệu, vốn từ nước ngoài, cùng với việc tận dụng những lợi thế trong nước như: thị trường khổng lồ, nhân công rẻ, đồng tiền có giá trị thấp, luật lệ về môi trường và lao động còn khá lỏng lẻo, nhà nước ưu đãi nhiều cộng với quy chế thành viên WTO, Trung Quốc nhanh chóng biến thành “công xưởng của thế giới. Kết quả là hàng hóa Trung Quốc tràn ngập mọi siêu thị trên thế giới. Hiện nay ngoại thương Trung Quốc được đánh giá là đứng thứ hai thế giới, dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khoảng 10% mỗi năm từ 2006 đến 2010, dự báo Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nước có nền thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2010. Thúc đẩy xuất khẩu. Rất dễ thấy vai trò này thể hiện ở Nhật. Nhật có 5 hòn đảo chính, núi chiếm khoảng 71,4% diện tích lãnh thổ, có 67 núi lửa còn hoạt động và thường xuyên xảy ra động đất, hầu như có rất ít tài nguyên khoáng sản, 99% dầu lửa nhập khẩu, 90% sắt thép nhập khẩu…Ngày nay, Nhật là một trong ba cường quốc kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng vào hàng cao nhất thế giới, sở dĩ có được điều đó là vì SVTH: Bùi Vũ An Trang 17 Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6Nhật đã chú trọng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, dựa vào nhập khẩu nguyên liệu và tập trung nguồn lực trong nước để tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu.Hay ở Việt Nam, một số doanh nghiệp hiện nay vẫn phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu, như bột giấy, linh kiện ô-tô, nguyên phụ liệu dệt may da, nguyên liệu dược phẩm, phôi thép… Nhờ đó hàng hóa Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào các thị trường ở nước ngoài. Đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhập khẩu góp phần đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, nhờ vậy trình độ sản xuất và chất lượng sản phẩm được nâng cao giúp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhập khẩu phát triển còn góp phần cải thiện và nâng cao mức sống cho nhân dân. Nhập khẩu vừa thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, vừa tạo việc làm ổn định cho người lao động.2.2. Những vấn đề chung về tài trợ xuất nhập khẩu2.2.1. Lịch sử, khái niệm và đặc trưng- Tài trợ ngoại thương bao hàm các hoạt động mang tính chất tài trợ của NH nhằm đáp ứng những nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩunhập khẩu trong quá trình giao dịch ngoại thương.- Ngày nay, tài trợ ngoại thương không chỉ là cho vay tín dụng để hoàn tất nghĩa vụ sản xuất và thanh toán cho xuất khẩunhập khẩu từ ngắn hạn đến dài hạn mà còn hàm ý áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi, hay sự bảo hiểm trong giao dịch thương mại và các chính sách ưu đãi XNK của Chính phủ.- Sự ra đời của hoạt động tài trợ XNK là một yêu cầu tất yếu khách quan, gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với nhau. Hoạt động tài trợ XNK đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngoại thương cũng như đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.a) Giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ nhất- Hình thức tài trợ ngoại thương đầu tiên là nghiệp vụ bảo lãnh đã xuất hiện vào thế kỷ V (sau Công Nguyên). Thời đó có nhiều tàu hàng cập cảng Florence và SVTH: Bùi Vũ An Trang 18 Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6Athene, nhiều thương nhân muốn mua một số hoặc nguyên cả tàu hàng nhưng lại không đủ tiền kể cả tiềntài khoản NH. Nếu họ là khách hàng lâu năm của NH, lại được NH tín nhiệm, có thể nhờ NH đứng ra bảo lãnh để mua. Họ và chủ hàng sẽ cùng nhau đến NH, NH sẽ cấp cho chủ hàng một chứng thư với nội dung trong đó đảm bảo rằng 3 tháng hoặc 6 tháng sau, chủ hàng cầm giấy nợ quay lại thì thương nhân sẽ thanh toán toàn bộ tiền cho chủ hàng với giá cả đã được thống nhất, kể cả lãi suất trong thời gian nói trên. Chứng thư cũng nhấn mạnh rằng, nếu đến thời hạn đó mà thương nhân không thanh toán nổi, hoặc không muốn thanh toán nợ, NH sẽ có trách nhiệm đứng ra trả thay toàn bộ số tiền ấy cho chủ hàng. Sau đó NH và thương nhân sẽ làm việc riêng với nhau.- Nhờ có đường biển, thương mại giữa các vùng như Ai Cập, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp,…phát triển rất mạnh. Do vậy hình thức bảo lãnh nợ như trên ngày càng phổ biến. Các NH đã tiến thêm hai bước trong việc bảo lãnh. Một là, NH sẵn sàng cấp trước thư bảo lãnh cho thương nhân cầm từ La Mã qua Ai Cập hay Ba Tư (hoặc ngược lại) để mua hàng đem về xứ tiêu thụ, sau đó nộp tiền vào cho NH để thanh toán hoặc thanh toán trực tiếp với chủ hàng. Hai là, nếu không tin tưởng lắm ở lời cam kết của thuơng nhân, NH vẫn bảo lãnh song họ đứng ra trực tiếp bán hoặc theo dõi việc bán hàng của thương nhân, cho đến khi thu đủ nợ. Toàn bộ thao tác bảo lãnh nói trên, mà ngày nay đã phát triển với tên gọi tín dụng thư (Letter of credit) đã thực hiện từ thế kỷ thứ X.- Vào khoảng thế kỷ XIII, ở Florence, Lucca và Genoa, các chủ NH đã bắt đầu áp dụng nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu (commercial paper discount). Có những thương nhân sau khi mua hàng về, họ có nhu cầu gấp về tiền mặt, chờ hàng bán xong thì lâu mà tiền thì nằm ở hàng hóa, họ phải đến nhờ vào NH. Có hai cách:+ Thương nhân ấy mang toàn bộ chứng từ hàng hóa và chứng từ gửi hàng (ở kho) đến NH đề nghị thế chấp để vay tiền qua lúc khó khăn. Sau khi giám định, NH chấp nhận các chứng từ hàng hóa như một loại tài sản đảm bảo và cho thương nhân vay tiền. Ngược lại, thương nhân sẽ ký một giấy nhận nợ và đưa cho NH giữ. SVTH: Bùi Vũ An Trang 19 Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6Khi nào hết lúc khó khăn, thương nhân đem tiền và lãi đến trả cho NH, nhận giấy nợ về và đem hàng hóa ra bán.+ Trong trường hợp mua bán chịu hàng hóa, người mua sẽ ký vào một tờ giấy nợ ghi cụ thể thời gian đáo hạn thanh toán tiền hàng (ngày nay được gọi là thương phiếu) đưa cho thương nhân giữ. Thương nhân có thể mang thương phiếu đến, gần như bán hẳn cho NH với giá trị thấp hơn mệnh giá để có tiền.Cho đến cuối thế kỷ XVII, hệ quả của việc tìm ra Châu Mỹ cũng như các vùng đất mới đã mở ra một giai đoạn mới cho hoạt động tài trợ ngoại thương của NH, giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng.b) Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ nhấtHệ thống tài trợ XNK của thế giới ngày càng hoàn thiện dần từ trung tâm mua bán quốc tế Châu Âu, rồi sau đó lan rộng sang các châu lục khác, đánh dấu bằng các mốc lịch sử sau:+ Từ sau thế chiến thứ nhất, các cường quốc phương Tây đã bắt đầu trích từ ngân sách các khoản tài trợ XNK tập trung cho nhiều sản phẩm công nghiệp có chất lượng và hiệu quả cao.+ Trong thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến, tài trợ XNK tập trung ưu đãi với sản phẩm máy móc và trang thiết bị hiện đại để đẩy mạnh xây dựng các tổ hợp công nghiệp quân sự khổng lồ, quân phiệt hóa nền kinh tế Châu Âu.+ Sau thế chiến thứ hai, tài trợ XNK mang tính vừa rộng, vừa sâu. Hầu hết các nước xuất khẩu đều chú trọng tới việc xây dựng và triển khai chiến lược “khuyến khích xuất khẩu” và tăng dần ưu đãi tín dụng trung và dài hạn đối với xuất khẩu sản phẩm chế biến có hàm lượng công nghệ cao.Trong các giai đoạn đó, hoạt động tài trợ ngoại thương của NH hầu như bị chi phối hoàn toàn bởi chính phủ các nước, luôn phải đối mặt với tình trạng chiến tranh và khủng hoảng kinh tế. Những năm 1950 trở lại đây là giai đoạn phát triển cực thịnh của hệ thống tài trợ ngoại thương. Hệ thống tài trợ của NH không còn trong khuôn khổ quốc gia mà đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới. Nhiều NH ở nhiều nước khác nhau đã tiến đến việc hợp tác với nhau để cung cấp các khoản tín dụng khổng lồ cho SVTH: Bùi Vũ An Trang 20 Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6các dự án XNK của nhiều quốc gia. Hình thức NH Anh hợp tác với NH Pháp đồng tài trợ cho nhà nhập khẩu Nhật mua hàng từ Đức và trả tiền hàng bằng đồng USD rồi bán sang các nước Đông Nam Á là một biến tướng điển hình của tài trợ ngoại thương hiện đại ở mỗi quốc gia cho mãi đến ngày hôm nay.2.2.2. Vai trò của tài trợ xuất nhập khẩuKhi doanh nghiệp có nhu cầu tài trợ, NH sẽ tài trợ trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Vì thế, hoạt động tài trợ ngoại thương của NH không chỉ mang lại lợi nhuận cho chính NH, cho doanh nghiệp mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Vai trò của hoạt động tài trợ cho từng đối tượng này như sau:a) Đối với doanh nghiệp- Tài trợ ngoại thương của NH là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xuất khẩunhập khẩu hoàn thành nghĩa vụ theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà xuất khẩu có thể thiếu hụt vốn tạm thời trong việc thu mua nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Với các hình thức tài trợ chuyên biệt cho nhập khẩu của NH (như tài trợ ứng trước), khó khăn này sẽ được khắc phục để nhà xuất khẩu có thể giao hàng đúng hạn. Về phía nhà nhập khẩu, không phải dòng tiền lúc nào cũng quay về đúng thời điểm thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Trong trường hợp này, NH sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng cách cấp tín dụng từng lần hoặc theo hạn mức đề thanh toán cho phía xuất khẩu, giúp nhà nhập khẩu thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán của mình.- Ngoài ra, với hệ thống mạng lưới NH đại lý trải rộng qua nhiều quốc gia và mối quan hệ tài chính với nhiều doanh nghiệp từ việc tài trợ của mình, các NH có thể trở thành nhà tư vấn, cung cấp nhiều thông tin quý giá cho doanh nghiệp khi cần đến sự trợ giúp của họ. Điều này sẽ hạn chế tối đa rủi ro cho các doanh nghiệp trong việc buôn bán với nước ngoài và góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh.b) Đối với ngân hàng- Tài trợ XNK nâng cao tính an toàn cho NH thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán. Đối với người xuất khẩu, khi NH chuyển hộ chứng từ giao hàng để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài đã chỉ định việc thanh toán tiền hàng phải thông SVTH: Bùi Vũ An Trang 21 [...]... 2: Tổng Quan- Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6 2.3.4.3. Tín dụng tuần hồn 32 2.3.5. Tài trợ chun biệt 32 2.3.5.1. Bảo lãnh 33 2.3.5.2. Bao thanh toán (Factoring) 34 2.4. Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam và hướng phát triển trong thời gian tới 36 2.4.1. Xuất khẩu 37 2.4.2. Nhập khẩu 39 2.4.3. Hướng phát triển xuất nhập khẩu trong thời gian tới của Việt Nam 39 2.5. Thực tiễn tài trợ xuất. .. thu hồi được tiền khi đáo hạn bằng cách bảo lưu “quyền truy đòi” đối với nhà xuất khẩu đã chuyển nhượng quyền thụ hưởng giá trị hối phiếu. SVTH: Bùi Vũ An Trang 27 Chương 2: Tổng Quan- Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN6 2.1. Khái quát về hoạt động xuất nhập khẩu Hoạt động ngoại thương có thể được hiểu là các giao dịch thương mại xuyên... Chương 2: Tổng Quan- Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6 NH phải rất thận trọng. NH sẽ tiến hành thẩm định tín dụng hồ sơ yêu cầu tài trợ và thương lượng các điều khoản, điều kiện tài trợ với nhà nhập khẩu về thời hạn tài trợ (thời hạn hiệu lực của L/C), các dạng đảm bảo tín dụng, cách thức nhà nhập khẩu thanh tốn bồi hồn giá trị L/C cho NH và những điều kiện liên quan đến bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu. .. trong tài trợ tại NHCT-CN6 52 2.5.3.1. Mơi trường hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 52 2.5.3.2. Thuận lợi và khó khăn từ phía NHCT-CN6 54 SVTH: Bùi Vũ An Trang 13 Chương 2: Tổng Quan- Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6 - Để được chiết khấu, Quý khách phải có đơn xin chiết khấu và cam kết thực hiện của NH phát hành và chịu tất cả các chi phí liên quan đến thanh toán L/C. b) Thủ tục thanh toán Nhờ thu xuất. .. nhà xuất khẩu. Với dạng Factoring này, tổ chức tài trợ Factoring thực hiện chức năng quản lý nợ phải thu và đảm nhận các rủi ro thanh tốn bởi người mua nước ngồi. SVTH: Bùi Vũ An Trang 35 Chương 2: Tổng Quan- Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6  Xuất khẩu không chỉ thúc đẩy sự phát triển duy nhất của một ngành nghề sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà còn là động lực thúc đẩy các ngành nghề sản xuất. .. động tài trợ cho từng đối tượng này như sau: a) Đối với doanh nghiệp - Tài trợ ngoại thương của NH là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu hoàn thành nghĩa vụ theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà xuất khẩu có thể thiếu hụt vốn tạm thời trong việc thu mua nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Với các hình thức tài trợ chuyên biệt cho nhập. .. tác với NH Pháp đồng tài trợ cho nhà nhập khẩu Nhật mua hàng từ Đức và trả tiền hàng bằng đồng USD rồi bán sang các nước Đơng Nam Á là một biến tướng điển hình của tài trợ ngoại thương hiện đại ở mỗi quốc gia cho mãi đến ngày hơm nay. 2.2.2. Vai trị của tài trợ xuất nhập khẩu Khi doanh nghiệp có nhu cầu tài trợ, NH sẽ tài trợ trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Vì thế, hoạt động tài trợ ngoại thương của... tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. SVTH: Bùi Vũ An Trang 37 Chương 2: Tổng Quan- Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6 hối phiếu sẽ được NH phát hành chấp nhận và thanh toán khi đến hạn. Như vậy, đối với NH tài trợ chiết khấu, rủi ro trong giao dịch này có thể xem là rất thấp. Về nguyên tắc, nghiệp vụ tài trợ cho phép NH chiết khấu bảo lưu “quyền truy địi bồi hồn” mức tài trợ chiết khấu từ nhà xuất. .. với hoạt động NH cũng vì thế mà mang tính đặc thù. Nghiên cứu những rủi ro thường gặp trong SVTH: Bùi Vũ An Trang 23 Chương 2: Tổng Quan- Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6 Bảng 2. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam theo năm Đơn vị: Tỷ USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch 2006 39,605 44,410 84,015 2005 32,223 36,881 69,104 2004 26,503 32,075 58,578 2003 20,149 25,256 45,405 2002 16,706... trị L/C trước khi thực hiện tài trợ xác nhận. 2.3.3.3. Chiết khấu L/C Nghiệp vụ tài trợ này cũng tương tự như tài trợ chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu, chỉ khác ở chỗ hối phiếu trong giao dịch tín dụng chứng từ ln được nhà nhập khẩu ký phát cho NH phát hành có uy tín và các điều kiện L/C đáp ứng phù hợp hoàn toàn, SVTH: Bùi Vũ An Trang 30 Chương 2: Tổng Quan- Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6 0 0 . 2: Tổng Quan- Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN – THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN62 .1. Khái quát về hoạt động xuất nhập khẩu. .......................................................14. 2: Tổng Quan- Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN – THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN62 .1. Khái quát về hoạt động xuất nhập khẩuHoạt

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan