Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bất động sản

38 893 2
Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bất động sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ  BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN Giáo viên hướng dẫn : TH.S. PHẠM VĂN THẮNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN BÁ GIANG Mã số sinh viên : 11037353 Lớp : NCQT5TH Thanh Hóa, tháng 03 năm 2013 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT - CSH : Chủ sở hữu - DN : Doanh nghiệp - NH : Ngắn hạn - NV : Nguồn vốn - TL : Tỷ lệ - TT : Tỷ trọng - TSCĐ : Tài sản cố định DANH MỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Hiện nay cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động kinh doanh. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp, kết hợp giữa kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, các anh chị trong Công ty tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Thanh Hoa Sông Đà”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản của việc phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin cần thiết giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, như: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động… Mỗi một đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp có những nhu cầu về các loại thông tin khác nhau. Bởi vậy, mỗi một đối tượng sử dụng thông tin có xu hướng tập trung vào khía cạnh riêng của bức tranh tài chính doanh nghiệp. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kế toán đã được trình bày trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin về luồng vào và ra của tiền trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính nhằm phản ánh sự biến động (tăng hay giảm) về quy mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Phân tích tình hình biến động quy mô kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình dịch chuyển các luồng tiền vào và ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp đầy đủ nhất và toàn diện nhất những thông tin-cơ sở đánh giá thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, để nắm được một cách đầy đủ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp cần thiết phải đi sâu phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản, các mục trên từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính với nhau. Có như vậy, mới có thể đánh giá được đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để có thể đưa ra được những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ nhưng thông tin, thể hiện qua các khía cạnh sau đây: Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các khách hàng, các nhà cung cấp… Cung cấp những thông tin về tình hình sử dụng vốn ,khả năng huy động vốn, khả năng sinh lợi và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cung cấp những thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, 5. Phương pháp phân tích tình hình tài chính. Các công cụ chủ yếu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Phân tích theo chiều ngang: Phản ánh sự biến động khác của từng chỉ tiêu làm nổi bật các xu thế và tạo nên mối quan hệ của các chỉ tiêu phản ánh trên cùng một dòng của báo cáo. So sánh. Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh. Điều kiện so sánh: Chỉ tiêu kinh tế được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau: Chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về mặt nội dung và phương pháp tính toán. Chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường. Cùng quy mô hoạt động với điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Tiêu chuẩn so sánh: là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (kỳ gốc) Các phương pháp so sánh thường sử dụng So sánh tương đối: phản ánh kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế So sánh tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô doanh nghiệp đạt được từ các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. So sánh bình quân: Cho biết khả năng biến động của một bộ phận, chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu. Phương pháp chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích: Để phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không thể chỉ dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp, mà cần phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu thành của chỉ tiêu phân tích. Thông thường trong phân tích việc chi tiết chỉ tiêu phân tích được tiến hành theo các hướng sau. Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Chi tiết theo thời gian chi tiết: theo thời gian giúp cho việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh được chính xác, tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc sản xuất kinh doanh, tuỳ theo đặc tính của quá trình kinh doanh, tuỳ theo nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích, tuỳ mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cân chi tiết khác nhau và chỉ tiêu chi tiết khác nhau. Chi tiết theo địa điểm: là xác định các chỉ tiêu phân tích theo các địa điểm thực hiện các chỉ tiêu đó. 6. Cấu trúc đề cương Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính Chương 2: Thực trạng về tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2009-2011 Chương 3: Các giải pháp khắc phục và hoàn thiện tình hình tài chính của công ty CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1.1.Khái niệm về phân tích báo cáo Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiêú so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin hữu ích không chỉ cho quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp những thông tin kinh tế -tài chính chủ yếu cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính không phải chỉ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, mà còn cung cấp những thông tin về kết quả đã đạt được trong một kỳ nhất định. 1.2.Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính đối với việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện ở những vấn đề mấu chốt sau đây. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế tài chính, giúp cho việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích thực trạng của doanh nghiệp trong kì. Những thông tin trên báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế. Trên cơ sở đó, dự đoán tình hình sản xuất kinh doanh cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin giúp cho việc phân tích tình hình tài sản, tình hình nguồn vốn, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định, phân tích tình hình thực trạng của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu, các số liệu trên các báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác, giúp cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy có thể nói hệ thống báo cáo tài chính là “bức tranh sinh động nhất”, đầy đủ nhất, nó cung cấp toàn bộ những thông tin kế toán hữu ích, giúp cho việc phân tích tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, phản ánh khả năng huy động mọi nguồn vốn và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. 1.3. Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất là về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Do đó, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết phán đoán và đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư và quyết định tài trợ phù hợp. Phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người. Nhà quản lý, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ và người lao động Mỗi một nhóm người này có nhu cầu thông tin khác nhau. Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục, sẽ bị cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cũng buộc phải đóng cửa. Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng mối quan tâm hàng đầu của họ chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt quan tâm đến lượng tiền và các tài khoản có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số lượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Đối với các nhà cung ứng vật tư, hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại, và trong thời gian sắp tới. Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, và sự rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ quan chủ quản, các nhà phân tích tài chính hoạch định chính sách những người lao động cũng quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối cao và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp. 1.4.Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính phải cug cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư, quyết định cho vay. Phân tích báo cáo tài chính phải cug cấp đầy đủ cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất tài sản, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính phải cug cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. 1.5. Nội dung của phân tích báo cáo tài chính Hoạt động tài chính của doanh nghiệp là một trong những nội dung rất cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Hay nói cách khác, tài chính doanh nghiệp lả những quan hệ tiền tệ gắn liền với việc tổ chức, huy động, phân phối, quản lý và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, trước hết và bao giờ cũng đòi hỏi các doanh nghiệp có một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn chủ sở hữu, các quỹ xí nghiệp, vốn vay và các loại vốn khác. Quản trị doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động mọi nguồn vốn cần thiết, đáp ứng về mọi nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tổ chức phân phối, quản lý và sử dụng vốn hiện có sao cho hợp lý nhất để đạt được hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách, quản lý kinh tế-tài chính và kỷ luật thanh toán của nhà nước. Bởi vậy, việc thường xuyên phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng, giúp họ đánh giá chính xác thực trạng tài chính, xác định rõ những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình hoạt động tài chính-khâu trung tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý kinh tế .Trên cơ sở đó, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra [...]... giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của Công ty Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của Công ty Vì thế, phân tích tình hình tài chính của Công ty đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh chính là phân tích cân bang tài chính của công ty 2.3.1.2 Phân tích đánh giá khái quát tình hình huy động vốn Để đánh giá tình hình huy động vốn của Công ty, sử dụng các phương pháp so sánh: so sánh sự biến động. .. Thứ tư: về công tác phân tích tình hình tài chính Công ty đã có những phân tích tài chính cụ thể để quản lý công ty tốt hơn Tuy nhiên việc phân tích của công ty chưa được thực hiện đầy đủ và chi tiết ở một số mặt hoạt động như tình hình và khả năng thanh toán, tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giảm chi phí… Do đó đã hạn chế phần nào việc cung cấp thông tin đã phân. .. mạnh tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích hệ thống chỉ tiêu thông tin kế toán đã được trình bày trên từng báo cáo tài chính doanh nghiệp như: Phân tích bảng cân đối kế toán Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích thuyết minh baó cáo tài chính Đánh giá khái quát tình hình tài chính : Phân tích. .. lợi của vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lợi kinh tế của tài sản và khả năng sinh lợi của doanh thu CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 2.1 Giới thiệu tổng quát về tình hình tại công ty 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1 Qúa trình hình thành công ty Công ty CP Thanh Hoa Sông Đà có tiền thân là Công ty công nghệ phẩm Thanh Hóa, được cổ phần. .. 4,2 tư ng ứng giảm -7,7% Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn : Phân tích cấu trúc tài chính của một Công ty nếu chỉ dùng ở việc phân tích cơ cấu tài sản và phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ không bao giờ thể hiện được chính sách sử dụng vốn của Công ty Chính sách sử dụng vốn của mỗi Công ty không chỉ phẩn ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, ... Phân tích cơ cấu tài sản: được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được tính như sau: Tỷ trọng của từng Gía trị của từng bộ phận tài sản bộ phận tài sản chiếm = trong tổng số tài sản x100 Tổng số tài sản Phân tích cơ cấu nguồn... lập tài chính, về chính sách huy động và sử dụng vốn, về tình hình và khả năng thanh toán Đồng thời, cũng qua xem xét tình hình tài chính hiện tại,các nhà quản lý có thể dự báo được những chỉ tiêu tài chính trong tư ng lai, dự báo được nhưng thuận lợi hay khó khan mà doanh nghiệp có thể đương đầu 2.3 Phân tích tình hình thực tế 2.3.1 Phân tích cấu trúc và cân bằng tài chính 2.3.1.1 Phân tích cấu trúc tài. .. các thông tin kinh tế thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư cho từng giai đoạn, lập phương án kinh doanh cụ thể và giám sát thực hiện, tham mưu cho Tổng giám đốc công ty về đầu tư, sản xuất kinh doanh 2.2 Mô tả tình hình tài chính Tình hình tài chính của Công ty thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm Tình hình của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả... quả sử dụng vốn của Công ty là do vậy,tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của Công ty. Vì vậy, cần thiết phải phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản để thấy được chính sách sử dụng vốn của công ty. Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thương so sánh các chỉ tiêu sau BẢNG 3: BẢNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN (Nguồn... chính 2.3.1.1 Phân tích cấu trúc tài chính Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động sử dụng vốn và mối quan hệ giưa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Qua đó, giúp các nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính Những thông tin này sẽ là căn . định. 1.2 .Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính đối với việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong phân tích hoạt động tài. doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. 1.3. Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trình phân tích báo cáo. tranh tài chính doanh nghiệp. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kế toán đã được trình bày trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp,

Ngày đăng: 08/04/2015, 21:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan