Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam

17 3.9K 15
Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam

MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………… ………………….1 B. NỘI DUNG………………………………………………………………1 I. Lí luận chung……………………………………………………………1 1. Khái niệm về quyền con người………………………………………… 1 2. Khái quát chung về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến………………………………………………………………………2 II. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam…….3 1. Nội dung những quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam…………………………………………………………………………….3 1.1 Quyền của người phụ nữ trong Bộ Luật Hồng Đức…………………… 3 1.2 Quyền của người phụ nữ trong Bộ Luật Gia Long………………………5 2. Đánh giá những quy định về quyên của người phụ nữ trong pháp luật phong kiên Việt Nam…………………………………………………………10 2.1 Pháp luật phong kiến Việt Nam đã bước đầu ghi nhận và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ …………………………………………………………… .10 2.2 Tuy nhiên những quy định về quyền lợi của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế…………………………………12 2.2.1 Pháp luật phong kiến vẫn thừa nhận sự bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ………………………………………………………………………………12 2.2.2 Nhiều quyền lợi của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến vẫn chưa được quy định thích đáng………………………………………………………14 C. KẾT LUẬN…………………………………………………………….15 1 A.LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội loài người vẫn tồn tại ba hình thức bất bình đẳng chủ yếu mà Mác và Ăng- ghen đã từng xác định, đó là bất bình đẳng về chủng tộc, giai cấp và giới. Xét riêng về bất bình đẳng giới, ở hầu hết các xã hội trên thế giới, sự phân biệt đối xử về phụ nữ ở khắp mọi nơi: trong gia đình, ngoài xã hội và ngay cả trong pháp luật, Ở Việt Nam, có thể nói, quyền bình đẳng nam nữ được thừa nhận khá sớm và ngày càng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam. Chúng ta có thể thấy quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam đã phần nào được ghi nhận ngay từ trong pháp luật thời phong kiến. Vì những lí do đó, cùng với những kiến thức đã học được từ môn Luật Bình đẳng giới, nhóm số 7 chúng em xin lựa chọn đề bài số 7 cho bài tập nhóm tháng 1 của mình: “Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam”. A.NỘI DUNG I. Lí luận chung. 1. Khái niệm quyền con người. Quyền con ngườimột phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau. Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người. Ở góc độ quốc tế, định nghĩa của văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu. Theo định nghĩa này, quyền con người là những đảm bảo pháp lí toàn cầu có tác dụng bảo 2 vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do của con người. Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người được một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được nghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lí quốc tế. Như vậy, quyền con ngườimột khái niệm rộng, bao gồm các quyền của cá nhân, tập thể, của nhóm người, cộng đồng người trong xã hội. Trong đó, với những đặc trưng về giới tính, phụ nữmột trong những người dễ bị tổn thương nhất, cần phải được quan tâm, bảo vệ một cách đặc biệt. 2. Khái quát chung về quyền lợi của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam. Là một yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc, pháp luật không chỉ chịu ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng, mà bên cạnh đó pháp luật còn chịu sự chi phối của các yếu tố tâm lí, xã hội, phong tục tập quán, truyền thống… Pháp luật Việt Nam cũng chịu sự phản ánh rõ nét của quy luật này. Bởi vậy qua mỗi thời kì phát triển của xã hội pháp luật Việt Nam đều mang những nét sắc thái riêng khi đề cập đến vấn đề bình đẳng nam nữ. Song điểm chung nó vẫn thể hiện những điểm độc đáo mang đậm nét Việt Nam. Trong chế độ phong kiến, pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo, nên địa vị của người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới. Sự bất bình đẳng được thể hiện trước tiên chính là sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình. Với quan niệm cần phải có con trai để nối dõi tông đường nên xã hội phong kiến cho rằng “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Quan điểm này chính là khởi điểm cho sự bất bình đẳng mà phụ nữ ở chế độ phong kiến phải gánh chịu. Tư tưởng đó là tư tưởng chủ đạo, căn bản của xã hội phong kiến. Nguyên tắc bất bình đẳng nam nữ đã trở thành tư tưởng chỉ đạo trong cả hai văn bản pháp luật được đánh giá là thành tựu lập pháp của Nhà 3 nước phong kiến Việt Nam là Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long. Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới thời Lê – thế kỉ XV. Đây có thể coi là thời kì hưng thịnh nhất của phong kiến Việt Nam nói chung và của nhà Lê nói riêng. Bởi vậy Bộ luật Hồng Đức cũng thể hiện nhiều điểm khá tiến bộ trong việc bảo vệ quyền phụ nữ. Còn Bộ luật Gia Long quy được ban hành sau nhưng bộ luật này không kế thừa được những điểm tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức mà về mặt nội dung dường như sao chép luật Đại Thanh. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là, mặc dù trong cả hai bộ luật này đã có những quy định tiến bộ về việc xác lập vị thế tương đối bình đẳng giữa vợ và chồng nhưng các quy phạm ghi nhận quyền phụ nữ còn tương đối ít, và đặc biệt là đều được ghi nhận trên nguyên tắc bất bình đẳng giữa namnữ trên tất cả các lĩnh vực. II. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam. 1. Nội dung những quyền của người phụ nữ được quy định trong pháp luật phong kiến. 1.1 Những quy định về quyền của người phụ nữ trong Bộ Luật Hồng Đức . “Quốc triều hình luật” hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới thời nhà Lê – một trong những bộ luật tiến bộ của thời đại và là nên tảng để xây dựng nên nhà nước phong kiến tập quyền thịnh trị triều Lê. Một trong những tiến bộ phải kể tới đó là việc bộ luật đã quy định những điều luật bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Quyền của người phụ nữ trong "Quốc triều hình luật" thể hiện rõ trong hai chương "Hộ hôn" và "Điền sản". Qua hai chương này, các nhà làm luật đã coi trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ – điều mà các bộ luật trước và sau không mấy quan tâm. Có 53/722 điều luật (7%) bàn về hôn nhân – gia đình; 30/722 điều luật (4%) bàn về việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản. Những điều luật này đã đề cập đến một số quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình và thậm chí còn trao cho người phụ nữ quyền quan trọng và rất mới mà chưa nhà nước phong kiến nào có. 4 - Quyền xin ly hôn: Theo quy định của Bộ luật Hồng Đức (BLHĐ), người vợ được xin ly hôn trong trường hợp người chồng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như người chồng không quan tâm, bỏ bê vợ trong một thời gian dài; hoặc người chồng vượt qúa quyền của mình, vô phép đối với nhạc phụ, nhạc mẫu thì không những là bất hiếu mà còn bất nghĩa đối với vợ, người vợ có quyền xin ly hôn: “Nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha, mẹ vợ, đem việc thưa quan sẽ cho ly dị…”(Điều 333 – BLHĐ). - Người phụ nữ, người vợ còn có quyền được hưởng tài sản sau khi ly hôn, đó là các trường hợp: Ly hôn không do lỗi của người vợ và hai vợ chồng không có con thì vợ, chồng mỗi ngườiquyền sở hữu số tài sản ruộng đất riêng của mình có trước thời kỳ hôn nhân và và 1/2 số tài sản ruộng đất do hai vợ, chồng tạo nên trong thời kỳ hôn nhân. Khi người chồng chết, người vợ được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất và có quyền giữ nguyên quyền sở hữu cá nhân đối với tài sản riêng của mình và 1/2 số tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. (Quyền được sở hữu tài sản riêng, quyền đồng sở hữu đối với tài sản chung của hai vợ chồng). - Trong gia đình, quyền được chia gia tài của con gái cũng ngang bằng với con trai (Điều 388); Không có con trai cũng không có nghĩa là không có người thừa tự, vì Điều 391 quy định: trong trường hợp gia đình không có con trai thì con gái cũng có quyền thừa kế hương hoả. - Trong một số trường hợp cụ thể, quyền lợi của người phụ nữ cũng được ưu tiên bảo vệ như: khi đã đính hôn nhưng người con trai chẳng may bị ác tật, phạm tội hay phá sản thì người con gái vẫnquyền khước từ trả lại đồ sính lễ, người con trai không có quyền đòi lại của; cưỡng ép phụ nữ kết hôn cũng là có tội (điều 320); đặc biệt bộ luật quy định xử rất nặng đối với tội xâm phạm thân thể tiết hạnh của người phụ nữ như kẻ nào “hiếp dâm” thì xử lưu hay chết phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường, Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị thương, Nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà người bị chết (điều 403); “gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó thuận tình thì vẫn xử 5 như tội hiếp dâm” (điều 404). Phụ nữ đang mà phạm tội thì cũng được giảm nhẹ hơn so với nam giới (điểu 429). Có thể nhận thấy rằng Bộ luật Hồng Đức được đánh giá là một trong những bộ luật có nhiều tiến bộ về người phụ nữ so với các bộ luật khác trong cùng giai đoạn. Nhìn một cách tổng thể thì người phụ nữ vẫn đứng ở thế yếu và nấp sau “cái bóng” của người nam giới. Trong nhiều điều luật thì người phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới như bộ luật vẫn thừa nhận chế độ đa thê,…Tuy nhiên, điều phải nhấn mạnh ở đâychính là những điểm sáng về quyền của người phụ nữ trong một số vấn đề của gia đình, về việc sở hữu và phân chia tài sản. Điều này cho thấy rằng ngay cả trong giai đoạn xã hội phong kiến Nho giáo vốn phát triển đến mức cực thịnh thì sự công nhận của xã hội về vị trí và vai trò đối với người phụ nữ vẫn hiển hiện lên rất rõ. Những quy định về việc bảo về quyền lợi của người phụ nữ trong Bộ luật này vẫn còn giá trị cho tới ngày nay và chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong các văn bản luật hiện hành. 1.2 Những quy định về quyền của người phụ nữ trong Bộ Luật Gia Long. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra triều Nguyễn. Bên cạnh việc tổ chức bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, triều Nguyễn quan tâm xây dựng luật pháp để bảo vệ quyền thống trị của triều đại, quản lí các mặt của đất nước. Năm 1811, vua Gia Long ra chỉ dụ cho Nguyễn Văn Thành soạn thảo một bộ luật, đến năm 1815 hoàn thành. Bộ luật có tên là Hoàng Việt luật lệ ( Luật Gia Long), gồm 398 điều, chia thành 22 quyển gồm 21 quyển chính và một quyển phụ lục. Sau đây nhóm chúng em xin trình bày những quyền lợi về hôn nhân gia đình của người phụ nữ được nhắc đến trong các chế định của luật pháp triều Nguyễn. 1.2.1. Quyền lợi của người phụ nữ trong những chế định về kết hôn Kết hôn theo pháp luật hiện đại là do hai bên nam nữ tự do quyết định về đối tượng và thời điểm kết hôn. Nhưng dưới chế độ phong kiến, kết hôn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Điều này được pháp luật triều Nguyễn quy định khá rõ 6 trong các điều 94, 96, 99, 100, 104, 108 của Luật Gia Long và cả trong Hoàng khai định luật lệ dưới thời vua Minh Mạng. Về điều kiện để kết hôn, cổ luật Việt Nam đều nhấn mạnh đến sự mạo nhận, khi nhà trai hay nhà gái có sự đánh tráo, tức là khi làm mai mối thì đưa người không tật bệnh ra nhưng lúc cưới lại thay bằng người có dị tật về làm dâu, rể. Về điều này luật Gia Long quy định “Phàm ban đầu trai gái định chuyện lấy nhau phải không bị tàn tật, bệnh hoạn, già trẻ so le…Hai nhà cần nói rõ ra để hai bên thỏa mãn sự mong cầu. Nếu không bằng lòng thì định lại”. Việc võng mạo bị pháp luật trừng trị, và ở trường hợp này luật pháp triều Nguyễn có sự ưu ái với phụ nữ, cụ thể là nhà gái mang tội võng mạo sẽ bị xử phạt nhẹ hơn nhà trai: “Nếu người xin cưới mà nhà gái mạo nhận thì chủ hôn bị phạt 80 trượng. Như nhà gái có đứa tàn tật khi coi mặt thì mạo trá chị em ra, khi cưới lại đưa con gái tật nguyền ra làm thành vợ chồng thì truy thu lễ vật trả lại cho nhà trai. Nhà trai mạo nhận thì tăng thêm một bậc, nghĩa là không phải chính người con trai ấy mà là người con trai có tật nguyền, nhưng khi coi mặt thì mạo trá anh hoặc em ra, như vậy là không đáp ứng nguyện vọng của hôn nhân, không trả lại lễ vật”. Về việc đính hôn, một khi nhà trai hay nhà gái đã có sự giao ước đính hôn thì đó là một sự chắc chắn về cả trên phương diện quan hệ thực tế hai gia đình, hai dòng họ lẫn trước pháp luật. Vì thế luật Gia Long có những quy định về sự không tôn trọng lời hứa giá thú. Ở đây, quyền lợi của người phụ nữ được quan tâm ở chỗ nhà trai hay nhà gái bội ước thì đều bị xử phạt như nhau. Như thế không có việc nhà trai có toàn quyền quyết định khi đã hứa lấy con gái người ta mà nhà gái cũng có quyền bắt tội nếu nhà trai không giữ lời hứa. Điều này trong luật Hồng Đức quy định nhà trai nếu đính ước mà không cưới thì bị phạt 80 trượng và mất đồ sính lễ, còn nhà gái nếu đem gả cho người khác rồi và đã thành hôn thì bị xử tội đồ làm khao đính cho nhà quan. Mặt khác, khi đã đính hôn rồi, người phụ nữ và nhà gái vẫn có những quyền riêng, nhà trai không được phép thúc cưới mà phải theo ngày đã định. Điều 94 Luật Gia Long quy định “tuy đã nộp đồ sính lễ rồi nhưng chưa đến ngày nghinh hôn mà nhà trai đến cưỡng bách đón dâu thì chủ hôn nhà trai bị phạt 50 7 roi”. Điều này nhằm bảo vệ phẩm giá của người phụ nữ cũng như bảo vệ sự chủ động của nhà gái trong việc chuẩn bị lễ cưới, tránh việc biến hôn nhân thành vụ đổi trác, mua bán tức thời như dân gian thường nói “gả con đâu phải bán trâu”. Đồng thời, sau khi đính hôn, pháp luật triều Nguyễn vẫn quan tâm đến thì của người con gái. Điều đó được thể hiện trong chế định về thời hiệu của sự đính hôn. Lệ 2 điều 108 Luật Gia Long quy định “trong thời hạn 5 năm kể từ sau ngày đính hôn, nếu người con gái không mắc lỗi lầm nào mà nhà trai không tổ chức lễ cưới, thì nhà gái được phép trình quan xin cấp giấy xác nhận và gả con gái cho nhà khác, mà không phải trả lại đồ sính lễ.”. Như vậy, theo quy định thời hiệu đính hôn là năm năm, quá thời hạn tối đa đó, khế ước đính hôn đó coi như là vô giá trị, không thể ràng buộc nhà gái và họ có thể lập giá thú khác. Về phía nhà trai cũng sau thời hạn này mới được quyền nghĩ đến người con gái khác. Điều này trong luật Hồng Đức không thấy có. Với quy định này, người phụ nữ được bảo đảm sau đính hôn nhà trai không thể cầm duyên của họ và cũng không thể tự tiện vứt bỏ giao ước đính hôn để lập giá thú khác. Sau khi lập giá thú, vợ chồng cùng chung sống, để đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ vì thường thì “thuyền theo lái, gái theo chồng” nên pháp luật phải đặt ra nghĩa vụ đồng cư của người chồng tức là trách nhiệm phải cùng chung sống, không được bỏ mặc vợ. Lệ 2 điều 108 Luật Gia Long quy định nghĩa vụ đồng cư của người chồng: “Nếu người chồng mất tích hoặc bỏ trốn 3 năm không về, người vợ được phép trình quan xin cải giá và không phải hoàn trả lại đồ sính lễ”. Đến thời Thiệu Trị có quy định lại như sau: “Nếu chồng vô cớ 5 tháng không đi về với vợ thì người vợ có quyền đi tố cáo với quan và người chồng sẽ bị mất vợ, nếu họ đã có con cái với nhau thì cho thời hạn đó là một năm”. Pháp luật đã tạo cho người phụ nữ một lối thoát trong trường hợp người chồng và một lí do nào đó mà bỏ rơi họ. Như vậy, quyền lợi của người phụ nữ trong những chế định về kết hôn được thể hiện ở chỗ: Người phụ nữ còn được ngang hàng với nam giới về mặt thời hạn đính hôn, về hiệu lực của đính hôn thậm chí nếu nhà trai vi phạm còn bị xử phạt nặng hơn; Nghĩa vụ đồng cư không chỉ bắt buộc với người phụ nữ mà 8 còn cả với người đàn ông, buộc họ phải có trách nhiệm quan tâm đến gia đình, một khi họ không để ý đến vợ con, người vợ có thể tái giá mà không bị một sự trừng phạt nào. 1.2.2. Quyền lợi của người phụ nữ trong những chế định về li hôn và phân chia tài sản Li hôn là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa người vợ và người chồng khi họ đang còn sống. Trong pháp luật triều Nguyễn cũng đặt ra quy định về những nguyên cớ người chồng có thể rẫy vợ, đó là khi người vợ phạm vào thất xuất (bảy trường hợp chồng có thể bỏ vợ). Tuy nhiên, nếu người vợ ở vào một trong các tình huống sau thì người chồng không được phép bỏ vợ, đó là người vợ đã để tang cha mẹ chồng được ba năm; khi lấy nhau thì nghèo hèn, về sau cùng làm ăn trở nên giàu có; khi lấy nhau còn có bà con, lúc bỏ nhau người vợ không có bà con để trở về. Như vậy, có thể thấy pháp luật cũng tính đến những trường hợp không may của người phụ nữ khi bị chồng ruồng bỏ. Bên cạnh đó, nếu người chồng có quyền được rẫy vợ khi vợ phạm vào thất xuất, thì pháp luật cũng chỉ ra những trường hợp người vợ có quyền được trình quan cho phép cải giá mà không phải nộp phạt. Theo điều 108 Luật Gia Long, người vợ có thể cải giá nếu người chồng bỏ đi ba năm, hoặc theo đạo dụ thời Minh Mệnh hay Thiệu Trị đó là sau năm tháng hoặc 1 năm nếu người vợ đã có con. Trong Hoàng triều khai định luật lệ chỉ rõ nếu người chống đã bỏ lững vợ và người vợ đi lấy chồng khác mà còn bắt lại vợ thì phải xử tội biếm. Điều 108 luật Gia Long cũng giải thích rõ: “khi người chồng bỏ nhà, người vợ không nơi nương tựa, không biết chồng sống chết thế nào mà cũng không hay kì hạn người chồng trở về. Nếu bắt người vợ phải thủ tiết, chờ đợi mãi thực là không hợp với nhân đạo”. Khi đã li hôn, luật Gia Long cũng quy định rằng nếu người mẹ sau khi li hôn tái giá hay không thì khi người mẹ chết người con (ở với cha) vẫn phải để tang một năm, nghĩa là không phải bắt đoạn tuyệt tình mẫu tử. Về việc phân chia tài sản của vợ chồng sau khi một trong hai người chết đi, Quốc triều tân luật của vua Minh Mệnh quy định: nếu người vợ chết trước thì 9 tài sản thuộc về người chồng quản lí, ngược lại nếu người chồng chết trước tài sản được giao cho người vợ quản lí, nếu người vợ có con thì khi người vợ chết giao lại tài sản đó cho con, nếu người vợ chưa có con và không cải giá thì tài sản gồm cả tài sản cha mẹ chồng cho người chồng đều thuộc về người vợ hưởng dụng, sau khi người vợ chết tài sản đó được chia đôi, một nửa thuộc về gia tộc người chồng, một nửa thuộc về gia tộc người vợ, cả hai gia tộc đều dành 1/10 tài sản đó để lập tự, còn lại gia tộc chia nhau. Ngoài ra nếu người chồng có nhiều vợ, khi người chồng chết, pháp luật vẫn có sự quan tâm nhất định với từng người vợ. Cụ thể là nếu người vợ trước có con, vợ sau không có con thì gia sản được chia làm ba phần, con người vợ trước được hưởng hai phần, vợ sau được hưởng một phần dùng để dưỡng lão suốt đời, sau khi chết được giao lại cho người con vợ trước. Nếu người vợ trước có hai con trở lên thì người vợ sau không có con được hưởng một phần như những người con khác của người vợ trước. Nếu người vợ trước có con và cùng chồng lập điền sản, người vợ sau không con và không tạo lập điền sản thì khi người chồng chết, tài sản đó được chia thành hai phần một nửa giao cho người vợ trước, phần còn lại sẽ chia cho người vợ sau một phần để dưỡng lão, khi chết phần này giao cho người vợ trước. Trong trường hợp hai vợ chồng có con nhưng một người chết trước và con cũng chết thì điền sản riêng của người vợ được chia thành ba phần, hai phần cho người chồng, một phần cho người thờ tự, nếu cha mẹ người vợ còn sống thì tài sản đó chia thành hai phần, một cho người chồng và một cho cha mẹ. Nhìn chung trong việc phân định tài sản khi một trong hai người phối ngẫu mất đi đã được pháp luật quy định một cách khá chu đáo. Trong tất cả các trường hợp bao giờ người ta cũng đảm bảo cho người phụ nữ được cấp dưỡng tuổi già và để lại nếu họ có con cái, thậm chí gia tộc bên nhà gái vẫn được hưởng gia sản của người con gái dù đã lập giá thú và nay đã chết đi. Tinh thần của những chế định về phân chia tài sản trên đây cho thấy quyền làm chủ tài sản của người phụ nữ trong gia đình ngang hàng với người đàn ông. Điều đó cũng làm nổi bật vai trò của người phụ nữ trong gia đình không kém phần quan trọng. 10 [...]... định của pháp luật phong kiến về quyền của người phụ nữ 2.1 Pháp luật phong kiến Việt Nam đã bước đầu ghi nhận và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ Bộ luật Hồng Đức có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Pháp luật ấy về cơ bản được duy trì để thi hành ở những thế kỷ sau, cho đến khi nhà Nguyễn ban hành bộ luật Gia Long thì uy tín, tinh thần những điều khoản luật Hồng Đức vẫn còn sống... về quyền nuôi con, Luật Hồng Đức quy định: Khi ly hôn, con cái thường thuộc về chồng, nhưng nếu muốn giữ con, người vợ có quyền đòi chia một nửa số con 2.2.2 Nhiều quyền lợi của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến vẫn chưa được quy định thích đáng Việc quy định về chế độ tài sản của vợ chồng nói chung và tài sản của vợ chồng nói riêng trong pháp luật phong kiến chưa rõ ràng mà mới chỉ dự liệu trong. .. bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và ngày càng có nhiều biện pháp cụ thể để xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ Những quy định về quyền lợi của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến như đã phân tích ở trên tuy còn nhiều hạn chế nhưng đã thể hiện sự bình đẳng nam nữ trong xã hội ta xuất hiện từ rất sớm Tuy nhiên cần thấy rõ trên thực tế, việc thực thi quyền lực của người phụ nữ ở nước... người vợ có thể tái giá mà không bị một sự trừng phạt nào Như vậy, so với bộ luật Hồng Đức, những quyền lợi của người phụ nữ không hề bị xóa bỏ mà còn được minh thị hơn, đầy đủ hơn Từ đó, chúng ta sẽ có cách nhìn thỏa đáng hơn với pháp luật triều Nguyễn nói riêng và với cả triều đại phong kiến này nói chung 2.2 Tuy nhiên những quy định về quyền lợi của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam. .. giữa nam giới và phụ nữ, người chồng và người vợ trong gia đình Trong gia đình, người đàn ông có quá nhiều quyền còn người phụ nữ lại gánh trên vai quá nhiều nghĩa vụ o Người cha, người chồng có quyền quyết định cao nhất đối với những công việc quan trọng trong gia đình 13 o Luật công nhận quyền có nhiều vợ của người đàn ông, trong khi đó lại xử phạt nặng nếu người phụ nữ không chung thủy với chồng o Người. .. cho người phụ nữ Họ đấu tranh cho người phụ nữ Và cho đến bây giờ, dưới thời đại Hồ Chí Minh, người phụ nữ đã bình đẳng với nam giới, không còn sự "trọng nam khinh nữ" nữa, quyền lợi của người phụ nữ đã được công nhận và bảo vệ như nam giới, thì chúng ta mới thấy được những quyền lợi của người phụ nữ xưa vẫn còn quá ít ỏi, họ còn bị gò bó, ràng buộc, chi phối bởi biết bao nhiêu nguyên tắc đạo đức phong. .. công bằng, ngang hàng của 12 người phụ nữ so với người nam giới Điều đó thể hiện cụ thể trong những chế định về kết hôn, li hôn hay phân chia tài sản Vì vậy mà quyền lợi của người phụ nữ được bảo vệ và nâng cao hơn, các quy định này không chỉ tạo ra sự ngang hàng về mặt quyền lợi của người phụ nữ với người nam giới mà có những quy định còn thể hiện rõ sự bênh vực người phụ nữ như: trong trường hợp “võng... triều Nguyễn vì thế là nền pháp luật hoàn bị dưới thời phong kiếnViệt Nam Từ những quy định trong phần trên chúng ta thấy rằng những quy định về quyền của người phụ nữ trong bộ luật Gia Long có nhiều tiến bộ, đầy đủ và rõ ràng hơn so với bộ luật Hồng Đức Những quy định thể hiện trong bộ luật cho thấy rõ ràng rằng những tư tưởng chỉ thiên về người nam giới, bênh vực người nam giới đã bị bãi bỏ và thay... chế 2.2.1 Pháp luật phong kiến vẫn thừa nhận sự bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ Tư tưởng của pháp luật phong kiếm vẫn chưa thể thoát khỏi hệ thống tư tưởng Nho giáo khi ghi nhận chế độ hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng, gia tộc phụ quyền Các điều khoản trong bộ luật đều đề cao vai trò lớn hơn và quyền quyết định cao nhất là của người đàn ông, người cha, người con... so với phạm nhân nam Bên cạnh những tiến bộ kể trên của Bộ luật Hồng Đức về quyền của người phụ nữ, ta cũng phải kể đến những điểm tích cực của Luật Gia Long trong vấn đề này Có thể thấy, triều Nguyễn được thiết lập vào đầu thế kỉ XIX, là triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta Do đó, triều Nguyễn có điều kiện tiếp thu nền lập pháp của các triều đại trước Pháp luật dưới triều Nguyễn . II. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam ….3 1. Nội dung những quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam ………………………………………………………………………….3. phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam. 1. Nội dung những quyền của người phụ nữ được quy định trong pháp luật phong kiến. 1.1 Những quy định về quyền

Ngày đăng: 03/04/2013, 15:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan