Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự

11 4.8K 16
Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự

LỜI MỞ ĐẦU Pháp luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ quyền lựa chọn Tòa án của đương sự không chỉ có ý nghĩa bảo đảm tối đa quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự mà còn tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án. Mục đích cuối cùng mà những quy định này hướng tới chính là sự chính xác, công bằng, tính khoa học hợp lý trong suốt cả quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Việc tìm hiểu về “Thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ quyền lựa chọn Tòa án của đương sự” một cách toàn diện, cụ thể là điều rất cần thiết, giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này. NỘI DUNG I. Thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ. 1. Một số vấn đề khái quát về thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ. 1.1. Khái niệm. Có thể hiểu thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổquyền của một Tòa án cụ thể, trong việc xem xét giải quyết các vụ việc dân sự quyền hạn ra các quyết định khi lần đầu tiên giải quyết các vụ việc đó, được xác định dựa trên cơ sở nơi cư trú, nơi có trụ sở của một trong các bên đương sự, nơi có bất động sản hoặc nơi phát sinh sự kiện hoặc các dấu hiệu khác mà pháp luật quy định. 1.2. Đặc điểm về thẩm quyền thẩm dân sự Tòa án theo lãnh thổ. Thứ nhất, thẩm quyền thẩm dân sự theo lãnh thổthẩm quyền của Tòa án lần đầu tiên xem xét giải quyết các vụ việc dân sự căn cứ vào các dấu hiệu về nơi cư trú, nơi có trụ sở của một trong các bên đương sự, nơi có bất động sản hoặc nơi phát sinh sự kiện hoặc các dấu hiệu khác mà pháp luật có quy định. Đây là dấu hiệu giúp phân biệt thẩm quyền thẩm dân sự theo lãnh thổ với thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo loại việc. Thứ hai, thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là loại thẩm quyền có tính cụ thể, theo đó có thể xác định một Tòa án cụ thể có quyền xem xét giải quyết vụ việc dân sự quyền hạn ra các quyết định khi giải quyết các vụ việc đó. Đặc điểm này cho thấy tính cụ thể hay tính cá biệt hóa của thẩm quyền thẩm dân sự theo lãnh thổ so với thẩm quyền dân sự theo loại việc theo cấp Tòa án. Thứ ba, thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định dựa trên thẩm quyền của Tòa án theo loại việc thẩm quyền thẩm dân sự theo cấp Tòa án. Xét trong quá trình xác định thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án thì thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là hệ quả không thể thiếu của việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo loại việc thẩm quyền thẩm dân sự theo cấp Tòa án. Nói một cách khác, thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là kết thúc của quá trình xác định thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án. 1.3. Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền thẩm của Tòa án theo lãnh thổ. Đối với đương sự, các quy định về thẩm quyền thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ là cơ sở pháp lý để nguyên đơn chủ động trong việc xác định được Toà án mà mình có thể gửi đơn kiện 1 hoặc lựa chọn Toà án thuận lợi nhất cho mình trong việc tham gia tố tụng. Ngoài ra, các quy định về thẩm quyền thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ sẽ giúp đương sự nhanh chóng thực hiện được quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, tránh được việc gửi đơn kiện ra Toà án không có thẩm quyền gây mất thời gian chi phí không đáng có. Như vậy, các quy định về thẩm quyền thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ là một bảo đảm cho việc thực hiện quyền tiếp cận công lý của công dân. Đối với Toà án, các quy định về thẩm quyền thẩm dân sự theo lãnh thổ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác định một vụ việc cụ thể có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không, tránh được việc áp dụng không thống nhất trong thực tiễn gây kéo dài thời gian giải quyết do vụ việc phải chuyển đi chuyển lại giữa các toà án, thậm chí bản án, quyết định bị huỷ để xét xử lại do vi phạm về thẩm quyền. Đồng thời, các quy định về thẩm quyền thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ còn là cơ sở để giải quyết trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền thẩm dân sự giữa các Toà án cùng cấp với nhau. Ngoài ra, các quy tắc về phân định thẩm quyền theo lãnh thổ được nhà lập pháp xây dựng là cơ sở pháp lý để tránh việc đương sự lạm dụng quyền khởi kiện để cùng một lúc khởi kiện vụ việc ở nhiều Toà án khác nhau gây ra tình trạng có nhiều Toà án cùng giải quyết về một vụ việc ra những phán quyết trái ngược nhau, gây mất niềm tin vào cơ quan bảo vệ pháp luật khó khăn trong công tác thi hành án dân sự sau này. 2. Thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổsự phân định thẩm quyền thẩm vụ việc dân sự giữa các tòa án cùng cấp với nhau. Về nguyên tắc, việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn; bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của đương sự; tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng, tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện thẩm quyền giữa các tòa án cùng cấp. Ngoài ra, việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ còn phải đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự. Trong một số trường hợp pháp luật quy định cho nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn một trong các tòa án có điều kiện giải quyết vụ việc mà không phụ thuộc vào ý chí của bị đơn, người bị yêu cầu giải quyết việc dân sự. Theo quy định tại điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự(BLTTDS) thì thẩm quyền xét xử thẩm của Tòa án được xác định theo các trường hợp cụ thể sau: 1.1. Đối với vụ án dân sự: - Thẩm quyền xét xử thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ được xác định là thuộc về Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức trong các lĩnh vực tranh chấp về dân sự được quy định tại điều 25 BLTTDS, hôn nhân gia đình quy định tại điều 27 BLTTDS, kinh doanh thương mại quy định tại điều 29 BLTTDS, lao động quy định tại điều 31 BLTTDS. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị buộc phải tham gia tố tụng. Về mặt tâm lý bị đơn thường không muốn tham gia tố tụng thường nêu ra những khó khăn để không đến tòa án. Việc quy định tòa ánthẩm quyền giải quyết là tòa án 2 nơi cư trú, làm việc của bị đơn sẽ tạo điều kiện để bị đơn tham gia tố tụng. Mặt khác, tòa án này cũng có khả năng điều tra nắm được các vấn đề của vụ án, trên cơ sở đó có đường lối giải quyết phù hợp. - Thẩm quyền xét xử thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ được xác định là thuộc về Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức sau khi các đương sự đã tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu gửi lên Tòa án. Áp dụng đối với những tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29, 31 của BLTTDS. Quy định này thể hiện quyền tự định đoạt của bị đơn nếu như bị đơn đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn về việc giải quyết vụ kiện tại Tòa án nhân dân nơi mà nguyên đơn đang cư trú. - Thẩm quyền xét xử thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nơi có bất động sản khi giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Bởi lẽ, bất động sản là một loại tài sản gắn liền với đất không thể dịch chuyển được thông thường các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản sẽ do cơ quan nhà đất hoặc chính quyền địa phương nơi có bất động sản đó lưu giữ. Do vậy, Tòa án nơi có bất động sản sẽ là Tòa án có điều kiện tốt nhất để tiến hành xác minh, xem xét tại chỗ tình trạng của bất động sản thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản. Đối với các tranh chấp về bất động sản, các đương sự không có quyền thỏa thuận về việc yêu cầu tòa án nơi không có bất động sản giải quyết. 1.2. Đối với việc dân sự: Căn cứ vào dấu hiệu về nơi cư trú của đương sự đồng thời đảm bảo trong việc giải quyết chính xác vụ án thuận lợi cho người bị yêu cầu trong việc tham gia tố tụng, nhà lập pháp đã thiết lập quy tắc để xác định thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ tại Khoản 2 Điều 35 BLTTDS. Theo đó, thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định trên cơ sở Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của người bị yêu cầu. Việc quy định thẩm quyềnthẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổTòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của người bị yêu cầu là phù hợp với cơ sở lý luận về xác định thẩm quyền theo lãnh thổ, tạo thuận lợi không chỉ cho Tòa án giải quyết các vụ việc mà cho cả đương sự khi tham gia tố tụng. Trước đây ba pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế lao động chưa có quy định riêng về thủ tục giải quyết các việc dân sự không có tranh chấp nên vấn đề thẩm quyền dân sự theo lãnh thổ đối với việc dân sự không được đặt ra. BLTTDS liệt kê tương đối chi tiết các trường hợp mà Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của người bị yêu cầu có thẩm quyền giải quyết: - Khi có yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế hành vi dân sự thì thẩm quyền xét xử thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nơi người bị yêu cầu mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc. Quy định này đảm bảo cho Tòa án có điều kiện thuận lợi để xác minh đúng tình trạng của người bị yêu cầu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người bị yêu cầu tham gia tố tụng. - Khi có yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người đã mất tích hoặc đã chết thì thẩm quyền xét xử thẩm dân sự của Tòa án sẽ thuộc về Tòa án nơi cư trú cuối cùng của người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc đã chết. Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoăc là đã chết sẽ là Tòa án tốt nhất có 3 thể xác minh nhữngt hông tin cần thiết chính xác về tình trạng vắng mặt của đương sự từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn. - Khi có yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã mất tích hoặc đã chết, thẩm quyền xét xử thẩm dân sự sẽ thuộc về Tòa án đã ra quyết định trên. Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết là Tòa án quản lý hồ vụ việc, đã từng xác minh quyết định không đúng đắn về tình trạng của đương sự. Do vậy, Tòa án này có điều kiện tốt nhất để khắc phục sai lầm. Nếu căn cứ vào nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết thì Tòa ánthẩm quyềnTòa án nơi cư trú của đương sự nhưng nếu căn cứ vào sự kiện Tòa án tuyên bố một người là mất tích hoặc là đã chết thì có thể coi đây là trường hợp xác định thẩm quyền của Tòa án căn cứ vào nơi phát sinh sự kiện. - Khi có yêu cầu công nhận cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài, thẩm quyền xét xử sơ thẩm dân sự theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú làm việc (đối với người thi hành án là cá nhân) hoặc nơi người thi hành án là trụ sở (đối với người thi hành án là cơ quan, tổ chức) hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài. - Khi có yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam, thẩm quyền xét xử thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn là cơ quan, tổ chức.Việc ra quyết định không công nhận một bản án quyết định dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại sẽ dẫn đến không có quá trình thi hành bản án quyết định đó. Do vậy, không đòi hỏi Tòa ánthẩm quyềnTòa án nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của người phải thi hành bản án, quyết định đó mà Tòa ánthẩm quyền được xác định là Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của người gửi đơn. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu. - Khi có yêu cầu công nhận cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài, thẩm quyền xét xử thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nơi người thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người thi hành là cá nhân hoặc nơi người thi hành có trụ sở, nếu người thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. Tòa án nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận cho thi hành tại VIệt Nam quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc quyết định của Trọng tài nước ngoài xuất phát từ yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án sau này. - Khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, thẩm quyền xét xử thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện. Quy định này dựa trê cơ sở dấu hiệu về nơi phát sinh sự kiện đồng thời Tòa án này cũng là Tòa án có điều kiện tốt nhất để xác minh vụ việc thuận lợi cho cơ quan thi hành án trong việc thi hành quyết định của Tòa án. - Khi có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi li hôn, thì thẩm quyền xét xử thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. 4 - Khi có yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, thẩm quyền xét xử thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc. - Khi có yêu cầu hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn, thẩm quyền xét xử thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ được xác định là Tòa nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc. - Khi có yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi, thẩm quyền xét xử thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoăc con nuôi cư trú, làm việc. - Khi có các yêu cầu liên quan đến việc trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp, thẩm quyền xét xử thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Như vậy, do xuất phát từ tính đa dạng của các việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án, nhà lập pháp đã có những quy định riêng về việc xác định thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Các quy định này đều nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản là đảm bảo điều kiện tốt nhất cho Tòa án giải quyết chính xác vụ việc thuận lợi cho đương sự trong việc tham gia tố tụng. II. Quyền lựa chọn Tòa án của đương sự . Đương sự trong tố tụng dân sự là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác có quyền, lợi ích tranh chấp hoặc cần phải xác định tham gia vào quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình Để tạo thuận lợi cho đương sự trong việc tham gia tố tụng, các nhà lập pháp đã quy định cho đương sự được lựa chọn một trong số các Tòa ánthẩm quyền để giải quyết yêu cầu của mình. Song cũng để đảm bảo cho việc tham gia tố tụng của các đương sự việc tiến hành tố tụng của các cơ quan, người có thẩm quyền diễn ra trong một trật tự nhất định, các nhà làm luật đã quy định cụ thể các trường hợp mà đương sựquyền lựa chon Tòa án. Tại điều 36 BLTTDS Nghị quyết 01/2005/NĐ-HĐTP đã có những quy định hướng dẫn chi tiết về các trường hợp mà đương sự có thể lựa chon Tòa án. Cụ thể như sau: 1. Đối với các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. - Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2005/NĐ-HĐTP thì trong trường hợp này nguyên đơn chỉ có quyền lựa chọn Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết khi không biết nơi cư trú, làm việc; trụ sở của bị đơn. Về nguyên tắc, nguyên đơn đi kiện phải xác định nơi bị đơn đang cư trú, làm việc ở đâu thì Tòa án mới có cơ sở để thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, nếu nguyên đơn chứng minh được bị đơn cố tình giấu địa chỉ hoặc thay đổi địa chỉ liên tục, không ở một nơi nhất định thì nguyên đơn có quyền vận dụng quy định tại điểm a khoản 1 điều 36 BLTTDS để lựa chọn Tòa ánthẩm quyền giải quyết. 5 - Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết. Việc quy định như vậy là dựa trên nguyên tắc: hoạt động của chi nhánh pháp nhân được coi là hoạt động của chính pháp nhân đó. Do vậy, để đảm bảo cho đương sự trong việc tham gia tố tụng, nhà lập pháp cho phép nguyên đơn được lựa chọn một trong hai tòa án để yêu cầu giải quyết. - Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án tranh chấp về cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết. Đây là quy định mới so với pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự 1989 quy định trường hợp bị đơn không cư trú ở Việt Nam thì nguyên đơn chỉ có thể yêu cầu Tòa án nơi có tài sản hoặc cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết, quy định này đã gây ra sự khó khăn cho nguyên đơn trong việc tham gia tố tụng. Đối với các tranh chấp về cấp dưỡng thì quy định trên là hoàn toàn hợp lý vì dựa trên thực tế, những người tranh chấp về vấn đề cấp dưỡng thưỡng do xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, điều kiện sức khỏe…cho nên, quy định này của pháp luật đã đảm bảo cho họ thực hiện việc tham gia tố tụng của mình một cách thuận lợi nhất, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật. - Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết. - Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết. - Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết. - Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết. Nhà lập pháp cũng đã có dự liệu đối với các vụ án có nhiều bị đơn hoặc có nhiều bất động sản tranh chấp: - Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết. - Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. Nghị quyết 01/2005/NĐ-HĐTP đã có hướng dẫn cụ thể: “Trong trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được quyền lựa chọn nhiều Tòa ánthẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, thì khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án phải giải thích cho họ biết là chỉ có một trong các Tòa án được điều luật quy định mới có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự để họ lựa chọn. Tòa án do họ lựa chọn yêu cầu người khởi kiện, người yêu cầu phải cam kết trong đơn kiện không khởi kiện hoặc trong đơn yêu cầu không yêu cầu tại các Tòa án khác,”. Còn nếu như người khởi kiện đã nộp đơn kiện ở nhiều Tòa án khác nhau, người yêu cầu đã nộp đơn yêu cầu ở nhiều Tòa án khác nhau thì Nghị 6 định cũng có hướng dẫn trong trường hợp này là “…Tòa án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự. Các Tòa án khác, nếu chưa thụ lý thì căn cứ vào điểm e khoản 1 điều 168 của BLTTDS trả lại đơn kiện, đơn yêu cầu; nếu đã thụ lý thì căn cứ vào điểm e khoản 1 điều 168 khoản 2 điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, xóa tên vụ việc dân sự đó trong sổ thụ lý trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự. Nếu đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, Tòa án căn cứ vào khoản 3 điều 193 của BLTTDS trả lại tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp.” 2. Đối với các yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình. - Đối với các yêu cầu về dân sự thuộc một trong các trường hợp: yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản của người đó; yêu cầu tuyên bố mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; yêu cầu tuyên bố một người đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết (Điều 26 BLTTDS). Đối với các trường hợp này, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết. - Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 28 của BLTTDS thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết. - Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết. Các quy định trên về quyền của nguyên đơn, người yêu cầu trong việc lựa chọn Tòa án giải quyết các yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự thực hiện quyền tố tụng của họ nhưng cũng nhằm đảm bảo thuận lợi cho Tòa án trong việc giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ việc, thuận lợi cho Cơ quan hi hành án trong việc thi hành án sau này. III. Thực tiễn thực hiện quy định về thẩm quyền thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ quyền lựa chọn Tòa án của đương sự. 1. Những vướng mắc, tồn tại. -Vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền của Toà án theo nơi có bất động sản tranh chấp. Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 35 BLTTDS thì "Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản". Như vậy, vấn đề đặt ra là cần phải làm rõ là như thế nào là "tranh chấp về bất động sản". Hiện nay, trong những văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS chưa có quy định nào hướng dẫn về vấm đề này dẫn tới các Toà án rất khó khăn, lúng túng trong việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp về bất động sản. Trong thực tiễn áp dụng đã nảy sinh những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, tất cả những tranh chấp có liên quan đến bất động sản đều phải thuộc thẩm quyền của Toà án nơi có bất động sản đó. Ý kiến khác lại cho rằng chỉ có những tranh chấp mà đối tượng tranh chấp là bất động sản đó là tranh chấp chính mới thuộc thẩm quyền của Toà án nơi có bất động sản giải quyết 7 -Vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp về quan hệ tài sản, bao gồm có động sản bất động sản Thực tiễn các tòa án rất lúng túng khi xác định thẩm quyền giải quyết trong các trường hợp đương sự có tranh chấp về tài sản nhưng tài sản tranh chấp lại bao gồm cả động sản bất động sản. Trong thực tiễn, đối với những trường hợp các tranh chấp thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất cũng có những ý kiến khác nhau trong việc xác đinh thẩm quyền của Tòa án. Có ý kiến cho rằng thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất không phải là tranh chấp về bất động sản bởi vì đối với các tranh chấp này thì trước hết phải xác định xem ai là người có quyền thừa kế rồi mới chia, trong số các đương sự thì có đương sự chỉ yêu cầu hưởng giá trị chứ không yêu cầu chia hiện vật. Cũng có ý kiến khác cho rằng tranh chấp thừa kế thì có di sản có thể gồm có bất động sản động sản cho nên không thể áp dụng nguyên tắc xác đinh thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản. Hiện nay, tạm thời vấn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành trên nguyên tắc ưu tiên thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi có bất động sản. Tuy nhiên, theo xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay thì việc nghiên cứu sửa đổi để pháp luật của chúng ta không quá khác biệt so với thế giới là cần thiết. Nguyên tắc ưu tiên thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi có bất động sản có thể được áp dụng cho các tranh chấp về quan hệ tài sản khác, nếu đối tượng của vụ tranh chấp bao gồm cả bất động sản động sản. - Các quy định về quyền lựa chọn Tòa án theo quy định của của BLTTDS chưa thực sự hợp lý Pháp luật TTDS của đa số các nước đều cho phép các bên có quyền thỏa thuận Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự. Hiện nay, BLTTDS 2004 chỉ hạn chế quyền của đương sự trong việc thỏa thuận về Tòa ánthẩm quyền giải quyết trong phạm vi các tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của nguyên đơn mà chưa quy định mở rộng quyền thỏa thuận quyền thảo thuận này đối với các Tòa án khác như Tòa án nơi các bên thực hiện hợp đồng, nơi 1 bên có chi nhánh hoặc nơi có tài sản….Ngoài ra, pháp luật hiện hành không có những quy định về giá trị pháp lý của thỏa thuận giữa các đương sự về việc lựa chọn Tòa án đã dẫn tới những bất cập trong thực tiễn áp dụng. Thực tiễn giải quyết tranh chấp nảy sinh trường hợp khi ký kết hợp đồng các bên đã thỏa thuận lựa chọn Tòa án thích hợp để giải quyết tranh chấp nhưng khi tranh chấp xảy ra, bên khởi kiện lại nộp đơn yêu cầu Tòa án của địa phương khác giải quyết. Trong khi đó, thỏa thuận lựa chọn Tòa án có giá trị bắt buộc đối với các bên hay không thì BLTTDS cũng chưa có quy định cụ thể. -Quy định về quyền lựa chọn Tòa án mâu thuẫn với nguyên tắc xác định thẩm quyền tài phán trong Tư pháp quốc tế So với Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự 1989 thì BLTTDS 2004 bổ sung thâm một căn cứ để nguyên đơn lựa chọn cho Tòa ánthẩm quyền giải quyết tranh cháp dân sự là “nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam… thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết”(điểm c khoản 2 điều 36 BLTTDS). Quy định này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng thực hiện được quyền khởi kiện đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng nhiều trường hợp sẽ mâu thuận với các nguyên tắc xác định thẩm quyền tài phán trong tư pháp quốc tế. 8 2. Nguyên nhân của những vướng mắc, tồn tại trong việc thực hiện quy định về thẩm quyền thẩm của Toà án theo lãnh thổ quyền lựa chọn Tòa án của đương sự. Thứ nhất, chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trước đây vốn là sự phản ánh của nền kinh tế kế hoạch hoá với sự bao cấp của Nhà nước. BLTTDS mới vốn được xây dựng trên cơ sở nền tảng của ba pháp lệnh trước đó về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, lao động kinh doanh thương mại. Do vậy, nhiều quy định của Bộ luật này chưa phản ánh kịp thời sự thay đổi của đời sống xã hội. Thứ hai, kỹ thuật lập pháp của chúng ta cũng còn hạn chế, chưa tiếp thu được kinh nghiệm của các nước có kỹ thuật lập pháp phát triển như Nga, Pháp, Trung Quốc, khả năng khái quát để xây dựng các quy định mang tính nguyên tắc trong việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ chưa cao dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ. Do vậy, việc áp dụng pháp luật để xác định thẩm quyền thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ trên thực tế là không thống nhất. 3. Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ quyền lựa chọn Tòa án của đương sự. -Về thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản: Cần có sự điều chỉnh tại điểm c khoản 1 điều 35 BLTTDS theo tinh thấn những tranh chấp bất động sản chỉ có Tòa án nơi có bất động sản giải quyết. Điều luật này nên sửa đổi như sau: “Đối với những tranh chấp bất động sản, Tòa án duy nhất có thẩm quyềnTòa án nơi có bất động sản” Cần có quy định giải thích thuật ngữ như thế nào là tranh chấp bất động sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản theo hướng là tranh chấp mà đối tượng của tranh chấp là bất động sản đó là tranh chấp chính nếu vụ án có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp. Đối tượng của vụ tranh chấp là bất động sản được hiểu là tranh chấp quyền sở hữu như kiện đòi nhà ở bị chiếm giữ bất hợp pháp; tranh chấp vật kiến trúc khác trên đất; kiện đòi nhà, đất cho thuê, mượn; tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng; yêu cầu chia thừa kế nhà, quyền sử dụng đất . Ngoài ra, có thể mở rộng việc áp dụng đối với tranh chấp các quyền gắn liền với bất động sản như tranh chấp quyền được tiếp tục thuê, tranh chấp về bất động sản liền kề . Đối tượng của vụ tranh chấp sẽ được xác định thông qua đơn khởi kiện của nguyên đơn. Tranh chấp đòi tiền liên quan đến các giao dịch về bất động sản như tiền mua bán, tiền thuê còn thiếu . thì đương sự phải khởi kiện tại Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở chứ không thể khởi kiện yêu cầu Toà án nơi có bất động sản giải quyết.Như vậy, tranh chấp về bất động sản thuộc thầm quyền giải quyết của Toà án nơi có bất động sản là tranh chấp mà đối tượng của tranh chấp là bất động sản đó là tranh chấp chính nếu vụ án có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp. Theo khái niệm này thì một tranh chấp bất động sản thuộc thẩm quyền của Toà án nơi có bất động sản khi thoả mãn cả hai yêu cầu: Đối tượng tranh chấp là bất động sản là tranh chấp chính cần giải quyết. 9 -Về quyền thỏa thuận của đương sự trong việc lựa chon Tòa án giải quyết tranh chấp: Cần mở rộng quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp, theo dó các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi thực hiện hợp đồng nơi một bên có chi nhánh hoặc nơi có tài sản đang tranh chấp giải quyết vụ án khi có tranh chấp phát sinh thì nguyên đơn chỉ có thể khởi kiện đến Tòa án theo thỏa thuận. Như vậy, điểm b khoản 1 điều 35 BLTTDS 2004 có thể sửa đổi lại như sau: các bên trong quan hệ dân sựquyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức; nơi thực hiện hợp đồng; nơi một bên có chi nhánh hoặc nơi có tài sản đang tranh chấp giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động theo quy định tại các điều 25, 27, 29 31 của Bộ luật này. Khi có tranh chấp xảy ra, nguyên đơn chỉ được phép khởi kiện tại Tòa án đã thỏa thuận đó. -Về quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp: Theo pháp luật hiện hành thì đối với các vụ án có nhiều bất động sản tranh chấp thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết (điểm 1 khoản 1 điều 36 BLTTDS). Tuy nhiên, quy định này cò chung chung có thể dẫn tới việc lựa chọn Tòa án có thể có lợi cho nguyên đơn nhưng gây bất lợi cho bị đơn tham gia tố tụng. Do vậy, nhà lập pháp nên có quy định cụ thể hơn về vấn đề này theo hướng đương sựquyền lựa chọn Tòa án nơi có bất động sản có giá trị lớn nhất, nơi thuận tiện nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự hoặc nơi mở thừa kế. C. KẾT LUẬN BLTTDS được ban hành đã có những quy định toàn diện, cụ thể về thẩm quyềnthẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ. Các quy định này đã khắc phục được những hạn chế, thiếu xót của ba pháp lệnh về thủ tục giải quyết vụ án dân sự, kinh tế, lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng để bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của mình đồng thời tạo điều kiện cho Tòa án trong việc giải quyết nhanh chóng chính xác vụ việc dân sự. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. 2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. 10 [...]...3 Nghị quyết 01/2005/NĐ-HĐTP ngày 31/3/2005 của HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “ Những quy định chung” của BLTTDS 4 Thẩm quyền thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 – Nguyễn Kim Thịnh – Luận văn Thạc sỹ Luật học, 2010 11 . biệt thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo lãnh thổ với thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo loại việc. Thứ hai, thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ. của thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo lãnh thổ so với thẩm quyền dân sự theo loại việc và theo cấp Tòa án. Thứ ba, thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo

Ngày đăng: 03/04/2013, 15:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan