báo cáo khảo sát thực trạng quản lý sản xuất gạo cở cu ba

29 449 0
báo cáo khảo sát thực trạng quản lý sản xuất gạo cở cu ba

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phaàn th öù 1 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP PGS. TS VŨ TRỌNG KHẢI I. Giai đoạn trước đổi mới (Từ 1954 đến 1980). 1. Bối cảnh kinh tế-xã hội trong và ngoài nước. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, từ năm 1954 đến năm 1975, miền Bắc Việt Nam trở thành hậu phương lớn cho chiến trường miền Nam trong suốt thời kỳ từ năm 1954 đến 1975. Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ nhiều mặt của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, chủ yếu là lương thực- thực phẩm và các loại phương tiện chiến tranh. Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp thời kỳ này là sản xuất ra thật nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tại chỗ và cung cấp cho chiến trường. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, hòa bình và thống nhất nước nhà đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Tuy nhiên, cũng chính giai đoạn này, các chính sách phát triển kinh tế-xã hội cũng như cơ chế quản lý kinh tế thời chiến không còn phù hợp. Bên cạnh đó, nguồn viện trợ của các nước XHCN ngày càng ít đi do bản thân Liên Xô và các nước Đông Âu cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Đến cuối những năm 70, kinh tế Việt Nam không thể cân đối được thu-chi ngân sách, không cân đối được cung-cầu lương thực, đời sống của đại bộ phận dân cư ở dưới mức nghèo đói. 2. Thực trạng cơ chế quản lý kinh tế Trong suốt 30 năm liền, Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp theo mô hình của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em: - Nhà nước quản lý và quy định giá cung cấp đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc và vật tư thú y, xăng dầu, máy móc …) và đầu ra (các loại sản phẩm, trong đó có nông sản); - Tất cả các cơ sở kinh tế đều sản xuất theo kế hoạch do nhà nước giao; - Không cho phép phát triển kinh tế tư nhân trên quy mô lớn. Chỉ cho phép các cơ sở tư nhân trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, sản xuất các mặt hàng tiêu thụ trên thị trường địa phương. Trong nông nghiệp, chỉ cho phép phát triển kinh tế phụ gia đình xã viên trên diện tích đất 5% tổng quỹ đất của hợp tác xã. Giai đoạn này ở Việt Nam lưu truyền các thuật ngữ “bán như cho, mua như cướp” và “ngăn sông, cấm chợ”. 17 3. Tổ chức sản xuất nông nghiệp. Nông lâm trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp, đều dựa trên chế độ công hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác, là hai lực lượng chính của ngành nông nghiệp: Việc sản xuất và bán nông sản theo kế hoạch nhà nước giao, được các doanh nghiệp nhà nước cung ứng vật tư, máy móc … và thu mua sản phẩm theo giá nhà nước quy định. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có hệ thống chợ nông thôn phục vụ việc trao đổi hàng hóa do kinh tế phụ của các hộ xã viên làm ra (trên đất 5% của các gia đình). Về bản chất: Mô hình kinh tế Việt Nam thời kỳ này thực chất là “Nhà nước hóa nền kinh tế, nhà nước làm kinh tế để nuôi dân chứ không phải dân làm kinh tế để đóng thuế nuôi nhà nước; cả đất nước là một doanh nghiệp duy nhất, chính quyền các cấp vừa là chủ sở hữu vừa là giám đốc điều hành hoạt động sản xuất-kinh doanh”. Các nông trường quốc doanh và hợp tác xã chỉ là đơn vị sản xuất cơ sở, hoàn toàn không có quyền tự chủ trong sản xuất-kinh doanh, không chịu trách nhiệm về lãi-lỗ, hiệu quả kinh tế. Hậu quả : Năng suất cây trồng, vật nuôi, năng suất lao động thấp, người lao động không tích cực lao động. Hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn lượng thực (gạo, bột mỳ), có năm phải nhập khẩu đến 1 triệu tấn (năm 1939 với 20 triệu dân, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,5 triệu tấn gạo). Hiệu quả kinh doanh của mỗi tổ chức kinh tế, mỗi loại nông sản không thể tính toán được; tệ quan liêu, tham nhũng, thị trường chợ đen bất hợp pháp phát triển tràn lan, không ngăn chặn được. II. Giai đoạn đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (từ năm 1981 đến nay). 1. Bối cảnh kinh tế trong, ngoài nước và đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam. 1.1. Bối cảnh trong và ngoài nước. Các nước XHCN và Liên Xô đi vào thời kỳ suy thoái nghiêm trọng rồi sụp đổ, Việt Nam không còn nguồn viện trợ và thị trường truyền thống, lại nằm trong tình trạng bị cấm vận quốc tế và chưa bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Công cuộc cải cách kinh tế đã bắt đầu ở Trung Quốc với việc xoá bỏ công xã nhân dân và khoán sản phẩm đến hộ, đem lại kết quả đáng khích lệ. Việt Nam khi bắt đầu đổi mới nằm trong tình trạng khủng hoảng. Các quan hệ thu-chi của chính phủ, xuất- nhập, cung-cầu, dự trữ ngoại hối, lương thực đều mất cân đối nghiêm trọng. Trong nông nghiệp, cuộc Cách mạng Xanh bắt đầu từ thập kỷ 1960 đã chuẩn bị sẵn các tiến bộ kỹ thuật trên nhiều vùng. Tuy nhiên, các thành quả này chưa được phát huy trong sản xuất trên quy mô rộng. Chính bối cảnh hết sức khó khăn này đã buộc Việt Nam phải đổi mới thể chế quản lý kinh tế; khẩu hiệu: “đổi mới hay là chết” thay cho “độc lập hay là chết”. Cán bộ, nhân dân nhiều nơi đã chủ động tìm kiếm và thử nghiệm các chính sách kinh tế và mô hình quản lý mới. Thành công của các yếu tố mới nảy 18 sinh đem lại cho Đảng những gợi ý quan trọng để bắt đầu một quá trình đổi mới cơ chế kinh tế toàn diện, sâu sắc. 1.2. Đặc điểm của nông nghiệp. Đến đầu những năm 1980 ngành nông nghiệp Việt Nam chiếm tới trên 75% lực lượng lao động xã hội và trên 80% dân số. Yêu cầu đổi mới ngành nông nghiệp được đặt ra hết sức bức bách. Đặc điểm chính của nông nghiệp Việt Nam có thể khái quát như sau: - Bình quân ruộng đất trên đầu người thấp, khoảng 1600 m 2 / nhân khẩu nông nghiệp, ruộng đất lại manh mún, phân tán; - Quy mô sản xuất của một đơn vị hợp tác xã và nông-lâm trường quốc doanh lớn nhưng quy mô sản xuất của một hộ gia đình nông dân lại quá nhỏ (0,8ha/hộ); - Thực tế chứng minh sản xuất nông nghiệp đa dạng theo mô hình VAC (V: vegetation; A: aquaculture; C: cage) hiệu quả hơn chuyên môn hóa, độc canh. Do vậy, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ngành nông nghiệp được xem xét theo thứ tự ưu tiên sau: 1- Doanh số, thu nhập, sản lượng thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp (để đánh giá mỗi ha nuôi được bao nhiêu người, tạo công ăn việc làm cho bao nhiêu lao động); 2- Năng suất cây trồng và vật nuôi; 3- Năng suất lao động (thu nhập/lao động, sản lượng sản xuất/lao động); 4- Thu nhập và lợi nhuận trên 1 đồng vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu. Quá trình đổi mới quản lý nông nghiệp Việt Nam có thể được chia thành hai giai đoạn: “Tiền đổi mới” và “Đổi mới”. 2. Thời kỳ “tiền đổi mới” (1981-1985). Đứng trước yêu cầu phải tự thay đổi để tồn tại và phát triển, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đã thực hiện những đổi mới quản lý mang tính đột phá bằng các chính sách cụ thể như sau: - Chỉ thị 100 của Ban bí thư trung ương Đảng về khoán sản phẩm cuối cùng cho nhóm và người lao động (thực chất là khoán cho hộ xã viên) tháng 01 năm 1981. Đây là văn bản mang tính chủ trương lớn có tác động tích cực làm thay đổi lối làm ăn tập thể kém hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp, gắn một phần quyền lợi của xã viên với kết quả sản xuất cuối cùng. - Nghị quyết 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về “Mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị kinh tế cơ sở là các doanh nghiệp nhà nước”, trong đó có các nông-lâm trường quốc doanh. Điều đó đã bước đầu tạo ra động lực khuyến khích và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động thực hiện các hoạt động sản xuất-kinh doanh, gắn quyền lợi của người lao động với hiệu quả kinh tế cuối cùng. - Nghị quyết 25 CP của Chính phủ về giao kế hoạch 3 phần, bao gồm: Kế hoạch A, Kế hoạch B và Kế hoạch C. Cơ chế quản lý mới này đã cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã được sử dụng một phần lợi nhuận (thuộc kế hoạch B và 19 C) để tái đầu tư mở rộng và cải thiện đời sống của người lao động, nhờ đó khuyến khích người lao động tăng năng suất và chất lượng công việc. Nhờ vậy, nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng bước đầu giải quyết được những khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, việc đổi mới quản lý kinh tế nói chung và quản lý nông nghiệp nói riêng chưa căn bản và toàn diện. 3. Thời kỳ đổi mới. Đây là giai đoạn tạo bước chuyển rõ rệt về cơ chế quản lý trên toàn bộ nền kinh tế và kinh tế nông nghiệp Việt nam. Mốc lịch sử quan trọng nhất là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 tháng 12 năm 1986. Tại Đại hội này, Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định con đường phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. * Nội dung đổi mới. Thương mại hóa việc cung ứng các nguồn lực đầu vào, kể cả tín dụng, ngoại tệ và bán sản phẩm, trong đó có nông sản, theo lộ trình từng bước, xóa bỏ tình trạng “mua như cướp, bán như cho” và “ngăn sông, cấm chợ”. Việc đổi mới chính sách vĩ mô đi đôi với thay đổi căn bản cơ chế quản lý đối với tất cả các loại hình tổ chức kinh tế như doanh nghiệp, hợp tác xã… với mục tiêu khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất-kinh doanh, làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Quá trình đổi mới quản lý từ năm 1986 đến nay, có thể được chia thành 2 giai đoạn, cụ thể như sau: 3.1. Giai đoạn “cởi trói” để thoát khỏi những khó khăn trước mắt (Từ 1986-1994). Đứng trước những khó khăn chồng chất của nền kinh tế, dựa trên những thành công bước đầu của việc cải tiến cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đã có những quyết định đúng đắn để tháo gỡ những nút thắt đã làm trì trệ nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. - Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam tháng 4 năm 1988 “Về đổi mới quản lý nông nghiệp” thừa nhận hộ nông dân xã viên là đơn vị sản xuất nông nghiệp tự chủ, có toàn quyền chủ động trong quản lý sản xuất. Có thể nói đây là sự thay đổi căn bản về đường lối lãnh đạo kinh tế nông nghiệp Việt Nam của Đảng, được ví như việc cởi bỏ1 nút thắt quan trọng của sợi dây trói (là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp), giải thoát cho lực lượng sản xuất. Do vậy, ngay năm sau (1989) Việt Nam sau 50 năm (kể từ 1939) lần đầu tiên đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo. - Chính phủ cho phép thương mại hóa rộng rãi hơn quan hệ mua bán vật tư, máy móc, nhiên liệu và sản phẩm nông nghiệp. Nhờ cơ chế thương mại cởi mở, các doanh nghiệp và HTX đã có thể chủ động trong việc chọn mua các loại nguồn lực đầu vào với mức giá tốt nhất, đồng thời bán được sản phẩm theo giá gần với giá trị thực nhất. Cũng do thương mại hóa đầu vào-đầu ra của sản xuất, các chủ thể kinh tế đã có thể hạch toán tương đối đầy đủ hiệu quả sản xuất-kinh doanh trên cơ sở giá cả thị trường. 20 - Luật đất đai ban hành năm 1993 đã giao quyền sử dụng ruộng đất có hạn điền và có thời hạn cho hộ nông dân và thừa nhận quyền chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Người nông dân được chủ động sản xuất trên mảnh ruộng của mình theo định hướng của nhà nước. Họ kiểm soát được toàn bộ quá trình sản xuất mang tính sinh học của cây trồng-vật nuôi và nhờ đó nâng cao được thu nhập, cải thiện cuộc sống cho bản thân và gia đình. Chỉ trong 2 năm 1990 và 1991, lần lượt các nước XHCN Đông Âu và Liên xô bị tan rã hoặc thay đổi thể chế chính trị. Điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam bị cắt hoàn toàn nguồn viện trợ từ bên ngoài và các thị trường sản phẩm xuất khẩu truyền thống (thuộc khu vực Hội đồng tương trợ kinh tế) bị mất hoặc chỉ còn một phần nhỏ, nguồn cung ứng vật tư phục vụ sản xuất cũng gần như không còn nữa. Đứng trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã kiên định chủ trương đổi mới quản lý kinh tế và thực hiện các giải pháp quyết liệt hơn: - Từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, mở cửa nền kinh tế, đón nhận đầu tư nước ngoài (Ban hành Luật đầu tư nước ngoài ban hành lần đầu năm 1989); - Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN (Ban hành Luật công ty và doanh nghiệp tư nhân năm 1993, Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995); Nhờ vậy, Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực thì từ năm 1989 đã bắt đầu có gạo xuất khẩu (năm 1989 xuất khẩu 1,4 triệu tấn và liên tục xuất khẩu gạo cho đến nay, năm 2010 xuất khẩu 6,2 triệu tấn), đời sống của mọi tầng lớp dân cư được nâng cao rõ rệt. Liên tục nhiều năm, tăng trưởng nông nghiệp đạt mức 4,3%/năm, thuỷ sản 5%/năm. Các mặt hàng thuỷ sản, cây công nghiệp, cây ăn quả cũng phát triển với quy mô ngày càng lớn. Trong lâm nghiệp, rừng tự nhiên được tăng cường bảo vệ, bắt đầu chuyển sang lâm nghiệp xã hội và khuyến khích trồng rừng. Các chủ trương và giải pháp này đã tạo nên động lực quan trọng, cho phép nông dân huy động nội lực, áp dụng tiến bộ KHKT và cơ sở vật chất sẵn có, đưa sản xuất tiến lên. Mặc dù vậy, nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng, vẫn còn những hạn chế như: - Phát triển chưa vững chắc, không bảo vệ được môi trường; - Phát triển nông nghiệp vẫn theo chiều rộng, dưa trên việc khai thác tài nguyên, sức lao động cơ bắp, giá rẻ, xuất khẩu nông sản thô; Điều kiện để “cởi trói” thành công: Lãnh đạo phải dũng cảm thừa nhận sự thật và thực sự có khát vọng đưa đất nước phát triển để đổi mới tư duy và “cởi trói” cho người dân và doanh nghiệp, hợp tác xã. 3.2. Giai đoạn xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý mới để thúc đẩy phát triển theo chiều sâu (có thể lấy mốc từ 1995 đến nay). 3.2.1. Về chính sách: Chính phủ đã ban hành nhiều 21 chính sách mới: - Năm 1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/CP về giao khoán đất nông, lâm nghiệp, vườn cây, đàn gia súc, mặt nước nuôi thủy sản cho người lao động trong các nông-lâm trường quốc doanh; - Năm 1996 Quốc hội ban hành Luật Hợp tác xã, đến năm 2003 Luật này được sửa đổi bổ sung, theo các nguyên tắc của Liên minh hợp tác xã thế giới; - Năm 2000 Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 09 đề ra các nội dung chính sách mở rộng thị trường; - Năm 2000 Luật doanh nghiệp do Quốc hội ban hành có hiệu lực, thống nhất 2 Luật: Luật doanh nghiệp nhà nước và Luật công ty, doanh nghiệp tư nhân; - Năm 2003 Quốc hội ban hành Luật đầu tư: Thống nhất Luật đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài; - Năm 2002 Thủ tưởng chính phủ ra Quyết định 80/QĐ-TTg khuyến khích tiêu thụ nông sản theo hợp đồng kinh tế. - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001 đề ra nhiệm vụ đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, thể hiện cụ thể ở Nghị quyết Trung ương 5 khóa 9; - Năm 2004 Chính phủ ban hành 2 Nghị định số 170/2004/NĐ-CP và 200/2004/NĐ-CP về đổi mới cơ chế quản lý nông trường, lâm trường quốc doanh; - Đặc biệt, năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2005/NĐ-CP về hoàn thiện các hình thức khoán trong doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, thay thế nghị định 01/CP năm 1995. Nghị định 01/CP năm 1995 và Nghị định 135/2005/NĐ-CP đã tái lập trang trại gia đình trong lòng các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước chuyển sang làm dịch vụ đầu vào-đầu ra cho các trang trại gia đình. - Người lao động trong nông- lâm trường quốc doanh được giao khoán toàn bộ việc kiểm soát quá trình sinh học của cây trồng-vật nuôi, họ chủ động đầu tư thêm tiền vốn và sức lao động để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; Lợi ích của người nhận khoán phụ thuộc trực tiếp vào kết quả, hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất nông nghiệp mang tính sinh học. - Năm 1996 Quốc hội ban hành Luật HTX: HTX trong nông nghiệp, từ chỗ tổ chức sản xuất tập thể chuyển sang làm dịch vụ phục vụ sản xuất. Không còn tình trạng “đánh trống ghi tên” trong tổ chức lao động ở các HTX nông nghiệp như trước đây. Xã viên hoàn toàn chủ động sản xuất trên mảnh ruộng thuộc quyền sử dụng của mình và mua vật tư, dịch vụ của HTX dựa trên quan hệ thị trường, tự nguyện, bình đẳng. Lợi ích của hộ xã viên trực tiếp phụ thuộc vào kết quả và hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất nông nghiệp mang tính sinh học; - Luật doanh nghiệp đã có hiệu lực từ năm 2000 thừa nhận và tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, hộ cá thể, doanh nghiệp dân doanh. Nền kinh tế dựa trên chế độ đa sở hữu với nhiều loại hình doanh nghiệp: 22 Doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng trước pháp luật và được kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm, chứ không phải luật pháp cho phép; - Chính sách mở rộng thị trường và tạo điều kiện sử dụng rộng rãi quan hệ hàng hóa-tiền tệ và tự do hóa thương mại nên đã chấm dứt tình trạng khan hiếm vật tư, máy móc, xăng dầu trên thị trường; người nông dân cũng như doanh nghiệp, hợp tác xã có nhiều lựa chọn trong việc mua các nguồn lực đầu vào phục vụ sản xuất cũng như có quyền bán sản phẩm làm ra theo mức giá thỏa thuận trên thị trường; Như vậy Việt Nam đã xây dựng và đang từng bước hoàn chỉnh cơ chế quản lý kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài. 3.2.2. Những kết quả đạt được và hạn chế: - GDP toàn ngành nông nghiệp đã giảm từ hơn 50% xuống còn trên dưới 20% vào năm 2010, nhưng giá trị sản phẩm nông nghiệp đã tăng trên 5 lần; tốc độ tăng trưởng cao, luôn giữ ở mức từ 4 đến 5%/năm trong suốt hơn hai thập kỷ qua, mặc dù toàn nền kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-1998 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008; Tỷ trọng của nông nghiệp Việt Nam trong tổng GDP 23 Tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1988-2005 - Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản luôn đạt mức tăng trưởng cao từ 15 đến 20%/năm, từ mức vài tỷ USD lên trên 12 tỷ USD năm 2010; Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tăng nhanh, năm 2004 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 48% so với năm 2001 và đến năm 2010 đạt khoảng 12 tỷ USD. Những mặt hàng có giá trị xuất khẩu như gạo, hồ tiêu, cà phê, cao su, đồ gỗ chế biến không ngừng được nâng cao chất lượng. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ và chăn nuôi, thủy sản. Công nghiệp chế biến nông lâm sản phát triển với tốc độ trung bình 12 -14%/năm, tập trung vào chế biến rau quả, chế biến gỗ. Ngành nghề nông thôn tăng trưởng bình quân 15%/năm. Hiện cả nước có khoảng gần 3000 làng nghề với khoảng 1,4 triệu cơ sở, thu hút trên 10 triệu người lao động, góp phần quan trọng giải quyết việc làm trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, nhược điểm của thời kỳ này là tăng trưởng sản xuất chủ yếu vẫn theo chiều rộng, chi phí sản xuất còn cao, hiệu quả sản xuất thấp, kém bền vững và sản xuất nông nghiệp vẫn dựa vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu sản phẩm thô. Điều kiện để thiết lập và vận hành cơ chế quản lý thúc đẩy phát triển: Lòng dũng cảm đổi mới tư duy và trí tuệ để thiết lập và vận hành cơ chế quản lý kinh 24 tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và để thực hiện lộ trình đổi mới hợp lý, không gây đổ vỡ và tránh gây “shock”. 4. Bài học chung về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. - Thừa nhận và tôn trọng các quy luật vận hành nền kinh tế hàng hóa. Có thể nói đây là sự đổi mới tư duy ở tầm vĩ mô, có tính chất quyết định tạo tiền đề cho phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Chỉ có thừa nhận và tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan mới giúp tạo động lực cho các chủ thể kinh tế thực sự quan tâm đến hiệu quả kinh doanh. Còn nếu ngược lại, không phải các quy luật khách quan ấy không tồn tại mà nó vẫn hoạt động nhưng với tính cách là sự trừng phạt của tạo hóa đối với xã hội và con người; - Tự do hóa thương mại theo lộ trình hợp lý. Nhà nước xóa bỏ “ngắn sông cấm chợ”, tạo điều kiện để việc lưu thông hàng hóa trên thị trường hoàn toàn tự do là yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp, HTX và mọi thành phần kinh tế khác lựa chọn sản phẩm sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Tự do hóa thương mại cũng là yếu tố quan trọng giúp xóa bỏ sự tồn tại của thị trường chợ đen-vấn nạn gây đau đầu các nhà quản lý dưới thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp; - Từ mở rộng đến tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp và người dân: “Kinh doanh bất cứ cái gì mà luật pháp không cấm, chứ không phải là những gì luật pháp cho phép”. Điều đó đã tạo điều kiện để mỗi chủ thể kinh tế phát huy sáng tạo, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. - Cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển. Chấp nhận cạnh tranh đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều đơn vị kinh tế làm ăn phát đạt và nhiều đơn vị khác thua lỗ, thậm chí phá sản. Có thể nói quy luật cạnh tranh là động lực chính để tất cả các chủ thể kinh tế phải tự hoàn thiện mình thông qua việc đổi mới quản lý, công nghệ để nâng cao chất lượng, hạ giá thành hàng hóa vật phẩm, dịch vụ, nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển; - Đa dạng hóa các hình thức tổ chức và cơ chế quản lý kinh tế. Đây có thể xem là giải pháp cơ bản giúp thu hút đầu tư của mọi thành phần trong xã hội để phát triển kinh tế; - Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong suốt thời kỳ bao cấp, Việt Nam đã bị tụt hậu quá xa so với thế giới. Chính vì thế, việc hội nhập trở lại là điều kiện quan trọng nhằm thu hút 2 nguồn lực quan trọng là tài chính và tiến bộ kỹ thuật cũng như quản lý từ các nước phát triển. Việc hội nhập và mở cửa nền kinh tế đã giúp Việt Nam có được vị thế mới trên trường quốc tế, mở rộng được thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa; - Nhà nước chỉ quản lý hành chính-kinh tế, không trực tiếp kinh doanh; khuôn khổ pháp luật là điều kiện tiên quyết để các loại hình doanh nghiệp vừa phát huy tự chủ, sáng tạo, kinh doanh đạt hiệu quả cao, vừa vì mục tiêu của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa: “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”. Kiên định với định hướng xã hội chủ nghĩa không có 25 nghĩa là nhà nước phải chỉ huy và can thiệp sâu vào toàn bộ nền kinh tế. Nhà nước chỉ tập trung làm tốt việc quản lý kinh tế vĩ mô, gián tiếp tác động vào các hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế bằng các chính sách kinh tế vĩ mô. Hoạt động kinh doanh thuộc chức năng của các chủ thể kinh tế. Điều này buộc doanh nghiệp và người dân tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các quyết định của mình, đồng thời bộ máy quản lý nhà nước các cấp cũng được tinh giản đáng kể so với trước; - Phát triển hài hòa kinh tế - xã hội, con người và bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ gây áp lực lớn đến môi trường sinh thái tự nhiên và xã hội. Việc nhà nước định hướng phát triển kinh tế song song với thực hiện các mục tiêu xã hội và môi trường là điều kiện quan trọng giúp cho sự phát triển bền vững. 5. Bài học đổi mới quản lý trong nông nghiệp. Việc thực hiện đổi mới quản lý nông nghiệp thành công ở Việt Nam đã tạo tiền đề cho đổi mới quản lý các ngành kinh tế khác. Từ thực tế đổi mới quản lý nông nghiệp ở Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Lựa chọn loại hình tổ chức và cơ chế quản lý sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm sản xuất mang tính sinh học. Đối tượng sản xuất là sinh vật (cây, con), cần có sự kiểm soát, chăm sóc một cách tỷ mỷ, đúng lúc và đúng cách ở từng khâu và toàn bộ quá trình sản xuất mang tính sinh học trên đồng ruộng, chuồng trại. Muốn làm được điều đó, quy mô sản xuất phải phù hợp với tầm hạn (khả năng) quản lý của người có trách nhiệm cuối cùng. Mặt khác, để kiểm soát tốt quá trình sản xuất sinh học, người lao động phải có trách nhiệm cao. Muốn vậy, thu nhập của mỗi người lao động phải hoàn toàn phụ thuộc trực tiếp vào hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất; - Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất-kinh doanh và cơ chế quản lý trong nông nghiệp. Quá trình đổi mới quản lý đã hình thành và phát triển đa dạng các loại hình tổ chức và cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Mỗi loại hình có những ưu - nhược điểm khác nhau: + Hộ nông dân hay trang trại gia đình (farm household) là lực lượng sản xuất chủ yếu. Bởi vì, các trang trại gia đình có ưu điểm sau: Quy mô phù hợp với khả năng quản lý của người chủ và những người lao động khác trong hộ gia đình; Thu nhập của nông hộ phụ thuộc trực tiếp vào năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi. Vì vậy, trang trại gia đình có thể kiểm soát chặt chẽ, chăm sóc đúng lúc, đúng cách trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất mang tính sinh học trên đồng ruộng, chuồng trại. Mặt khác, nó cũng có những nhược điểm: Quy mô nhỏ nên khó cơ giới hóa và thực hiện GAP; sản phẩm hàng hóa ít nên không có nhu cầu gắn trang trại với HTX, với doanh nghiệp chế biến nông sản. Trang trại gia đình không thể giải quyết 3 vấn đề quan trọng: Thị trường, Công nghệ và Vốn. 26 [...]... kiện thực hiện: Các giải pháp cụ thể này trong nông nghiệp chỉ có thể thực hiện được khi 3 giải pháp chung nêu trên được thực hiện tốt trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và trong toàn ngành nông nghiệp + Cơ giới hóa, tăng năng suất lao động; + Phát triển các hình thức hợp tác kiểu mới trong nông nghiệp; 28 Phaà n thöù 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở CUBA I Tiến trình khảo sát. .. hàng năm Cuba mới đảm bảo cung ứng 30 - 35% nhu cầu tiêu dùng gạo của 11 triệu người dân (năm 2008 sản xuất được 436 ngàn tấn thóc tươi (độ ẩm 20%), quy khô là 405,48 ngàn tấn thóc khô (độ ẩm 13%), tương đương 259,507 ngàn tấn gạo, đáp ứng khoảng 34,6% nhu cầu Riêng năm 2010, Cuba phải dành 1,4 tỷ USD để nhập khẩu lương thực - thực phẩm II Một số thu hoạch 1 Tình hình chung về sản xuất lúa gạo Theo... nước, năm 2010 mới sản xuất được 60 ngàn tấn gạo trên 45 ngàn ha gieo trồng, đạt năng suất 2,2 tấn lúa khô/ha hay 1,4 tấn gạo/ ha, chỉ bằng 1/3 tiềm năng Kế hoạch sản xuất lúa của Cuba năm 2011 STT Chỉ tiêu 1 Khối quốc doanh 2 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn gạo) 41.937,4 72.990,8 Khối HTX và nông dân 131.259,9 202.309,2 Tổng số 173.247,3 275.300,0 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Cuba Khối sản xuất lúa HTX và nông... đốc, các giám đốc sản xuất, kinh tế, nhân sự, hậu cần, cơ khí Tại mỗi đơn vị này chúng tôi còn làm việc với một số đơn vị trực thuộc doanh nghiệp là UEB và Granja phụ trách sản xuất lúa và cơ khí; 8) Nhóm chuyên gia Việt Nam và Cuba thảo luận về bài học kinh nghiệm đổi mới quản lý nông nghiệp Việt Nam, nội dung khuyến nghị thí điểm áp dụng chính sách mới trong sản xuất lúa gạo ở Cuba 4) Làm việc và... sẽ có các hình thức tổ chức và cơ chế quản lý khác nhau, phù hợp với những đặc thù về kinh tế, kỹ thuật của chúng) 5 Gia công sản xuất là hoạt động sản xuất ngoài danh nghiệp Doanh nghiệp có vật tư sản xuất, nhưng thiếu các phương tiện sản xuất khác và thiếu sức lao động, nên giao số vật tư đó cho người khác sản xuất Doanh nghiệp sẽ được nhận lại toàn bộ số lượng sản phẩm làm ra tương ứng với số lượng... đồng quản trị do Đại hội xã viên bầu ra gồm chủ tịch, 1 phó chủ tịch và các thành viên (từ 5-7 người) Thành viên HĐQT không hưởng lương, được thanh toán các chi phí để thực hiện chức trách của mình: Kiểm tra thực hiện kế hoạch và cơ chế quản lý sản xuất – phân phối do Đại hội xã viên phê chuẩn 4.2 Chỉ tiêu quan trọng thứ hai là giá trị sản lượng gạo (tính theo giá quốc tế) và sản lượng gạo sản xuất. .. áp dụng những chính sách vĩ mô và cơ chế quản lý thích hợp 2 Tình hình tổ chức sản xuất lúa gạo Tập đoàn cây có hạt là một tổ chức có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán cân đối thu- chi toàn ngành từ khâu cung ứng vật tư, máy móc, dịch vụ, sản xuất, thu hoạch, chế biến, cất trữ lúa và 2.1 Tập đoàn kinh tế nhà nước sản xuất cây có hạt Việc sản xuất lúa gạo theo kế hoạch nhà nước, đảm bảo 70% nhu cầu... tấn thóc khô/ha gieo trồng, Cuba có thể tự túc được 70% nhu cầu gạo của 11 triệu dân, mà chưa cần tăng thêm diện tích canh tác lúa hàng thương mại quốc doanh lại gây thêm khó khăn cho ngân sách nhà nước 3.4 Chính sách giá cả nông sản Để khuyến khích sản xuất lúa gạo, giá mua lúa gạo của cả khối dân doanh rất cao so với chi phí sản xuất Năm 2010 giá mua lúa tươi tại đơn vị sản xuất (HTX, xã viên) là 130... quản lý ở cấp vĩ mô Tình trạng quá tải trong quản lý sẽ tạo ra bộ máy hành chính vừa cồng kềnh, vừa kém hiệu quả, lại gây ra tình trạng quan liêu, cửa quyền, lãng phí và tiêu cực khác trên quy mô lớn Giá bán gạo của nhà nước cho người tiêu dùng, kể cả người sản xuất lúa gạo, rất thấp so với giá mua Giá bán gạo theo định lượng 3,5 kg/người/tháng chỉ có 0,54 pesos/1kg, bằng 8,5% giá mua gạo Giá bán gạo. .. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chậm, công nghiệp và dịch vụ còn non kém, nhất là công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp; ← - Năng lực cạnh tranh của nông sản thấp, giá thành sản xuất cao, chất lượng không ổn định và chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế; tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm khá nghiêm trọng và phổ biến; ← - Sản xuất theo hợp . học đổi mới quản lý trong nông nghiệp Việt Nam và 29 đề xuất khuyến nghị áp dụng chính sách mới trong sản xuất lúa gạo ở Cuba. II. Một số thu hoạch. 1. Tình hình chung về sản xuất lúa gạo. Theo. phần dự án sản xuất lúa nhân dân thuộc dự án hợp tác sản xuất lúa Việt Nam – Cuba giai đoạn 3: Ông Luis Aleman Mansffar và chủ nhiệm kỹ thuật dự án hợp tác sản xuất lúa Việt Nam – Cuba giai đoạn. tăng trưởng sản xuất chủ yếu vẫn theo chiều rộng, chi phí sản xuất còn cao, hiệu quả sản xuất thấp, kém bền vững và sản xuất nông nghiệp vẫn dựa vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu sản phẩm thô.

Ngày đăng: 08/04/2015, 17:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan