Đánh giá vai trò của công tác khuyến nông trong quá trình phát triển mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn xã chiếng bằng, quỳnh nhai, sơn la giai đoạn 2011 2013

73 776 1
Đánh giá vai trò của công tác khuyến nông trong quá trình phát triển mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn xã chiếng bằng, quỳnh nhai, sơn la giai đoạn 2011  2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 I HC THI NGUYấN TRNG I HC NễNG LM NGễ TH THOA Tờn ti: Đánh giá vai trò của công tác khuyến nông trong quá trình phát triển mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La giai đoạn 2011- 2013 KhóA LUậN tốt nghiệp ĐạI HọC H o to : Chớnh quy Chuyờn ngnh : Khuyn nụng Lp : K42 - Khuyn Nụng Khoa : KT - PTNT Khoỏ hc : 2010 - 2014 Ging viờn hng dn : ThS. Bựi Th Minh H Thỏi Nguyờn, nm 2014 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Cơ quan, Đơn vị, Nhà trường, các thầy, cô giáo cùng bạn bè và người thân. Đến nay, tôi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & PTNT Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là Cô giáo ThS. Bùi Thị Minh Hà người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các bác, các cô, các chú, các anh và các chị đang công tác tại UBND xã Chiềng Bằng đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc hướng dẫn, cung cấp các thông tin, tài liệu và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài của mình trong thời gian qua. Trong quá trình thực tập, bản thân tôi đã cố gắng hết sức nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy, cô giáo, của bạn bè và người thân để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Ngô Thị Thoa 3 DANH MUC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Chiềng Bằng qua 3 năm (2011 - 2013) 25 Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động xã Chiềng Bằng qua 3 năm (2011 - 2013) 28 Bảng 4.3. Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng năm 2013 31 Bảng 4.4. Số lượng, năng suất và sản lượng cá lồng của xã Chiềng Bằng qua 3 năm (2011 - 2013) 34 Bảng 4.5. Cơ cấu loài cá nuôi tại xã Chiềng Bằng năm 2013 35 Bảng 4.6. Kết quả thông tin tuyên truyền khuyến nông về mô hình sản xuất cá lồng qua 3 năm (2011 - 2013) 38 Bảng 4.7. Mức độ theo dõi của hộ nuôi về công tác thông tin, tuyên truyền tại xã Chiềng Bằng 39 Bảng 4.8. Kết quả đào tạo, tập huấn về mô hình cá lồng qua 3 năm (2011 - 2013) 40 Bảng 4.9. Đánh giá công tác đào tạo tập huấn trên địa bàn xã Chiềng Bằng 41 Bảng 4.10. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn cá lồng tại xã qua 3 năm (2011 - 2013) 43 Bảng 4.11. Đánh giá của nông dân về hiệu quả mô hình trình diễn về cá lồng 44 Bảng 4.12. Đánh giá của người dân về công tác đi tham quan trên địa bàn xã Chiềng Bằng 46 Bảng 4.13. Số lượng lồng chia theo loại qua ba năm (2011 - 2013) 47 Bảng 4.14. Quy mô lồng nuôi tại xã Chiềng Bằng qua ba năm (2011 - 2013) 48 Bảng 4.15. Yếu tố giúp hộ nuôi nâng cao thu nhập và mức sống của hộ so với thời kỳ trước khi sản xuất cá lồng 49 Bảng 4.16. Cơ cấu thành viên HTX thủy sản Chiềng Bằng 51 Bảng 4.17. Đánh giá mức độ cung cấp thông tin giá cả của CTKN và kênh tiêu thụ sản phẩm cá lồng trên địa bàn xã 52 4 DANH MỤC VIẾT TẮT Bộ NN & PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BQ : Bình quân CBKN : Cán bộ khuyến nông CC : Cơ cấu CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa DT : Diện tích DTTN : Diện tích tự nhiên ĐVT : Đơn vị tính ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long HTX : Hợp tác xã KHKT : Khoa học kỹ thuật KNQG : Khuyến nông Quốc gia KT - XH : Kinh tế - Xã hội ND - CP : Nghị định - Chính phủ NTM : Nông thôn mới PTNT : Phát triển Nông thôn PRA : Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân SL : Số lượng TBKT : Tiến bộ kỹ thuật TĐC : Tái định cư TW : Trung ương UBND : Ủy Ban Nhân Dân 5 MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở lý luận 3 2.1.1. Khái niệm về khuyến nông 3 2.1.2. Vai trò, nội dung của công tác khuyến nông 5 2.1.3. Khái niệm về mô hình cá lồng 9 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 10 2.2.1. Sự hình thành và phát triển của khuyến nông Việt Nam 10 2.2.2. Kết quả hoạt động công tác khuyến nông trong phát triển ngành thủy sản 12 2.3. Vài nét về nghề nuôi cá lồng 15 2.3.1. Sự ra đời và phát triển của nghề nuôi cá lồng 15 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 20 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 20 3.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 20 3.3.1. Nội dung nghiên cứu 20 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 20 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 22 6 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27 4.1.3. Tình hình phát triển kinh tế 30 4.2. Tình hình sản xuất mô hình cá lồng trên địa bàn xã Chiềng Bằng 33 4.2.1. Năng suất, sản lượng và số lượng lồng nuôi 33 4.2.2. Loài cá nuôi 35 4.3. Vai trò của công tác Khuyến Nông trong quá trình phát triển mô hình cá lồng tại xã Chiềng Bằng 37 4.3.1. Thông tin, tuyên truyền 37 4.3.2. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật 40 4.3.3. Xây dựng mô hình trình diễn 43 4.3.4. Công tác đi tham quan 45 4.4. Tác động của công tác khuyến nông trong phát triển sản xuất cá lồng tại xã Chiềng Bằng 47 4.4.1. Tác động của khuyến nông tới phát triển quy mô sản xuất cá lồng 47 4.4.2. Tác động của khuyến nông đến sự phát triển kinh tế hộ 49 4.4.3. Tác động của khuyến nông tới hình thức tổ chức sản xuất 50 4.4.4. Tác động của khuyến nông tới tiêu thụ sản phẩm 52 4.5. Đánh giá tình hình công tác khuyến nông trong quá trình phát triển mô hình cá lồng tại xã Chiềng Bằng 54 4.5.1. Đánh giá kết quả đạt được 54 4.5.2. Những tồn tại 54 4.5.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại 55 4.6. Định hướng và giải pháp công tác khuyến nông trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất mô hình cá lồng tại xã Chiềng Bằng 55 4.6.1. Định hướng 55 4.6.2. Giải pháp 56 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 5.1. Kết luận 60 5.2. Kiến nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chiềng Bằng là xã thuộc điểm tái định cư thủy điện Sơn La. Sau khi hồ thủy điện Sơn La tích nước, gần một nửa diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi của người dân xã Chiềng Bằng ngập dưới lòng hồ. Trước khó khăn đó, xã đã tập trung chỉ đạo người dân thuộc 16 bản phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ sản xuất nông nghiệp thuần nông sang phát triển nuôi trồng, khai thác tiềm năng mặt hồ đặc biệt là phát triển nuôi cá lồng, cá bè. Với mục tiêu ứng dụng tiến bộ KHKT, quy mô sản xuất, chăn nuôi chuyên canh, vào sản xuất mô hình nuôi cá lồng, từng bước xây dựng hệ thống cơ sở sơ chế, bảo quản tại chỗ kết hợp khai thác, đánh bắt thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La tại xã Chiềng Bằng, sau đó tiếp tục nhân rộng ra toàn vùng lòng hồ, nhằm chuyển đổi sản xuất sau khi đồng bào dân tộc tái định cư tại cơ sở mới, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc trên chính lòng hồ của mình, ổn định đời sống, cung cấp thực phẩm cho thị trấn huyện Quỳnh Nhai và các vùng lân cận. Chính vì thế mô hình nuôi cá lồng có ý nghĩa rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh chính trị trật tự xã hội. Do vậy, nó đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn của xã. Trong những năm gần đây người dân trong xã đã thấy được những ưu điểm của mô hình, vì vậy mà cơ cấu và diện tích mô hình của xã tăng lên nhanh chóng từ quy mô 20 lồng năm 2010 lên 49 lồng năm 2013. Có kết quả như vậy phải kể đến hệ thống khuyến nông xã kết hợp với trạm khuyến nông huyện đã có những hoạt động cụ thể giúp đồng bào TĐC phát triển sản xuất, mở các lớp tập huấn chuyển giao KHKT và dạy nghề cho hội nông dân vùng ven hồ phát triển nghề thủy sản. Tuy nhiên, diện tích nuôi thuỷ sản trong xã đến nay vẫn còn ít so với tiềm năng của địa phương, mới phần nào giải quyết được những vấn đề khó khăn của đồng bào TĐC trong xã. Vậy công tác khuyến nông trong phát triển sản xuất mô hình của xã như thế nào? Vị trí, vai trò của nó? Đây là vấn đề cấp 2 thiết đặt ra cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn. Cần phải xem xét cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được, cái gì mạnh, cái gì yếu từ đó có những giải pháp để phát huy các thế mạnh và hạn chế những mặt yếu, thúc đẩy nghề nuôi cá lồng tại xã Chiềng Bằng phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá vai trò của công tác khuyến nông trong quá trình phát triển mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La giai đoạn 2011- 2013". 1.2. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở đánh giá vai trò của công tác khuyến nông trong quá trình phát triển mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn xã Chiềng Bằng. Từ đó đề ra giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất mô hình cá lồng, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của xã. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp sinh viên củng cố lại kiến thức lý thuyết đã được học trên lớp. - Giúp sinh viên có phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học, tiếp thu thực tế để thấy rõ được những việc mà một cán bộ khuyến nông phải làm. - Bổ sung thêm kiến thức về các hoạt động khuyến nông cho sinh viên. - Bổ sung thêm tài liệu cho khoa, trường, cán bộ khuyến nông và các cơ quan trong ngành. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho cán bộ khuyến nông, cơ quan trong ngành có thêm căn cứ để lựa chọn phương hướng hoạt động phù hợp nhất nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông góp phần thúc đẩy phát triển mô hình cá lồng tại xã. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về khuyến nông 2.1.1.1. Nguồn gốc của thuật ngữ khuyến nông Thuật ngữ “Extension” có nguồn gốc ở Anh. Năm 1866 ở một số trường Đại học như Cambridge và Oxford đã sử dụng thuật ngữ “Extension” - có nghĩa là “Mở rộng - triển khai”, nhằm mục tiêu mở rộng giáo dục đến với người dân, do vậy “Extension” được hiểu với nghĩa là triển khai, mở rộng, phổ biến, phổ cập, làm lan truyền. Nếu ghép với từ “Agriculture” thành “Agriculture Extension” có nghĩa là “mở rộng nông nghiệp - triển khai nông nghiệp” và dịch là “khuyến nông” hiện nay đôi khi chỉ nói “Extension” người ta cũng hiểu là khuyến nông. 2.1.1.2. Khái niệm khuyến nông Khuyến nông là một hệ thống các biện pháp giáo dục nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới. Khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau và phục vụ nhiều mục đích có qui mô khác nhau. Vì vậy khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa được một cách chính xác, nó thay đổi tùy theo lợi ích nó mang lại. Tùy vào từng nhà khoa học và từng thời điểm nó có khái niệm khác nhau: Theo nghĩa cấu tạo của từ ngữ Hán - Việt thì: “Khuyến nông là những hoạt động nhằm khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh, thuỷ sản ở nông thôn” [2]. Ở Việt Nam, khuyến nông được hiểu là một hệ thống các biện pháp giáo dục không chính thức cho nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng và phát triển Nông thôn mới. Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc đã đúc kết và trên cơ sở hoạt động khuyến nông của Việt Nam ta có thể định nghĩa 4 khuyến nông như sau: “Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có đủ khả năng để giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới”. Còn theo định nghĩa của Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm Quốc gia thì: “Khuyến nông là một quá trình, một dịch vụ thông tin nhằm truyền bá những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, những thông tin về thị trường giá cả, rèn luyện tay nghề cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết vấn đề của sản xuất, đời sống, của bản thân họ và cộng đồng, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống và phát triển Nông nghiệp Nông thôn”[2]. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu Khuyến nông theo hai nghĩa: Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối tượng của nó là người nông dân. Tiến trình này đem đến cho người nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ. Theo nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn. Như vậy khuyến nông là cách giáo dục không chính thức ngoài học đường cho nông dân, là cách đào tạo người lớn tuổi. Khuyến nông là quá trình vận động quảng bá, khuyến cáo cho nông dân theo các nguyên tắc tự nguyện, chứ không áp đặt. Đây là một quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của nông dân. Nói cách khác, khuyến nông là những tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh của người nông dân, giúp họ sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Tiến trình sản xuất bao gồm các yếu tố kiến thức và kỹ năng, những khuyến cáo kỹ thuật, tổ chức của nông dân, động cơ và lòng tin. Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần đến với họ, giúp đỡ họ và khuyến khích họ tham gia các chương trình khuyến nông. Nhưng điều quan trọng hơn cả là cần phải thuyết phục và động [...]... nhiên - kinh tế - xã hội tại xã Chiềng Bằng - Tình hình sản xuất mô hình cá lồng trên địa bàn xã Chiềng Bằng - Vai trò của công tác khuyến nông trong quá trình phát triển mô hình cá lồng tại xã Chiềng Bằng - Tác động của công tác khuyến nông trong phát triển sản xuất cá lồng tại xã Chiềng Bằng - Đánh giá tình hình công tác khuyến nông trong quá trình phát triển mô hình cá lồng tại xã Chiềng Bằng - Định... Hợp tác quốc tế về khuyến nông 2.1.3 Khái niệm về mô hình cá lồng 2.1.3.1 Khái niệm Nuôi lồng là hình thức nuôi các loài thủy sản trong các lồng làm bằng lưới có kích cỡ rất khác nhau từ dưới 10 m3 /lồng đến hơn 1.000 m3 /lồng (trường hợp là nuôi lồng biển) Tuy nhiên, nuôi lồng cũng có thể chỉ hình thức nuôi trong lồng làm bằng gỗ, tre/nứa, kích thước thường nhỏ Nuôi cá lồng là một hình thức nuôi cá tiên... đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng Nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực Quốc gia, ổn định Kinh tế - Xã hội, bảo vệ môi trường - Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia khuyến nông 2.1.2 Vai trò, nội dung của công tác khuyến nông 2.1.2.1 Vai trò của công tác khuyến nông Khuyến nông có vai trò là cầu nối Cầu nối nông dân... thập từ các hộ sản xuất cá lồng trên địa bàn xã Chiềng Bằng Để thu thập được số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng phiếu điều tra được lập sẵn từ đó biết được tình hình sản xuất cá lồng của địa phương, vai trò của sản xuất cá lồng đối với phát triển kinh tế của hộ, ảnh hưởng của công tác khuyến nông đối với mô hình sản xuất cá lồng - Sử dụng các công cụ chủ yếu của PRA: phỏng vấn bán... lồng ở xã Chiềng Bằng - huyện Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về vai trò của công tác khuyến nông trong quá trình phát triển sản xuất cá lồng tại xã Chiềng Bằng - Quỳnh Nhai - Sơn La 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Chiềng Bằng - huyện Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La 3.2.2 Thời gian nghiên cứu... giải pháp công tác khuyến nông trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất mô hình cá lồng tại xã Chiềng Bằng 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.3.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp - Số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn từ UBND xã bao gồm: số liệu về điều kiện tự nhiên, các báo cáo về tình hình phát triển KT - XH của 21 UBND xã Chiềng Bằng, báo cáo kết quả công tác khuyến nông, Đề án xây dựng NTM của xã Chiềng... Về sau, người ta đã nuôi cá ngay những vị trí này, những lồng cá bằng gỗ dần dần đã hình thành và ngày càng cải tiến hơn Ngư dân Thái Lan cũng đã nuôi cá lồng bè khoảng 50 năm nay, Indonesia phát triển nuôi cá lồng bè từ năm 1945 Ở Nhật, cá chép nuôi trong lồng từ năm 1953, bang Alabana là nơi nuôi cá lồng đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1964 Những nước châu Âu có nghề nuôi cá lồng phát triển như: Đức, Anh,... hàng hoá với các vùng lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của xã Xã có vị trí giáp ranh như sau: - Phía Bắc giáp xã Chiềng Ơn - Phía Đông giáp xã Mường Sại, Nậm Ét - Phía Nam giáp xã Chiềng Khoang - Phía Tây giáp xã Mường Giàng huyện Quỳnh Nhai, xã Phỏng Lái huyện Thuận Châu 4.1.1.2 Đặc điểm địa hình Địa hình của xã bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá, núi đất, các khe suối... tích nuôi trồng thủy sản lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản Nuôi cá lồng là một nghề truyền 18 thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La Nguồn lợi thủy sản tự nhiên của tỉnh Sơn La rất phong phú và đa dạng, có nhiều loài cá bản địa có giá trị cao về khoa học và kinh tế Tỉnh Sơn La đã sản xuất mô hình cá lồng từ năm 1976, cao điểm nhất là năm 1993 Sơn La có 800 lồng. .. sống của chính mình Nội dung của hoạt động khuyến nông phải khoa học, kịp thời và thích ứng với điều kiện sản xuất của người nông dân 2.1.1.3 Mục tiêu khuyến nông Mục tiêu của khuyến nông là làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận thức của nông dân trước những khó khăn trong cuộc sống Khuyến nông không chỉ nhằm mục tiêu phát triển kinh tế mà còn hướng tới sự phát triển toàn diện của bản thân người nông . Tờn ti: Đánh giá vai trò của công tác khuyến nông trong quá trình phát triển mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La giai đoạn 2011- 2013 KhóA. sở đánh giá vai trò của công tác khuyến nông trong quá trình phát triển mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn xã Chiềng Bằng. Từ đó đề ra giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất mô hình cá. công tác khuyến nông trong quá trình phát triển mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La giai đoạn 2011- 2013& quot;. 1.2. Mục tiêu của đề tài Trên cơ

Ngày đăng: 08/04/2015, 10:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan